204 việc làm
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
15 - 25 triệu
Long An
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN PMAC
Demand/ Supply Planning Executive - Hết hạn
CÔNG TY CỔ PHẦN PMAC
4.0
9 - 15 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Tuyển dụng Công chức Tuyên Quang năm 2024
BQL dự án ĐTXD các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận viên chức
Công chức Tuyên Quang
69 việc làm 2 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 10/10/2024
Hạn nộp hồ sơ: 10/10/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 2
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Số 150, đường Xuân Hòa 2, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang thông báo Kế hoạch tiếp nhận vào làm viên chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 6 tháng cuối năm 2024, cụ thể như sau:

1. Số lượng chỉ tiêu tiếp nhận: 02 chỉ tiêu.

2. Vị trí việc làm cần tiếp nhận:

– Phó Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính (tiếp nhận để bổ nhiệm).

– Kế toán viên.

3. Thời gian: Từ ngày 07/10/2024 đến hết ngày 11/10/2024 (trong giờ hành chính).

4. Địa điểm nhận hồ sơ: Phòng Hành chính – Tổng hợp, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang (Địa chỉ: Số 150, đường Xuân Hòa 2, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang).

Thông tin chi tiết được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang, Trang Thông tin điện tử Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang và niêm yết tại Trụ sở làm việc của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang.

Nguồn tin: baotuyenquang.com.vn

Khu vực
Báo cáo

Tuyển dụng Công chức Tuyên Quang năm 2024
Công chức Tuyên Quang Xem trang công ty
Quy mô:
__
Địa điểm:
Tuyên

Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay -  1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của Tuyên Quang. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.

Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn

Công việc của Trưởng Phòng Kế Hoạch là gì?

Trưởng phòng kế hoạch (Planning Manager)  là người đứng đầu phòng kế hoạch, có trách nhiệm nghiên cứu các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty để từ đó lên kế hoạch chiến lược phù hợp để thực hiện các mục tiêu đó. Họ cũng cần nghiên cứu thị trường và phân tích các xu hướng mới trong ngành nghề kinh doanh. Lên kế hoạch và thực hiện chúng là những nhiệm vụ tối quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó gắn liền với chiến lược kinh doanh và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Bởi vậy, vai trò của Trưởng phòng Kế hoạch đối với công ty là vô cùng to lớn. 

Công việc chính của các trưởng phòng kế hoạch

Trưởng phòng kế hoạch thường hoạt động chính tại các công ty, cơ quan, doanh nghiệp trong giờ làm việc hành chính theo lịch làm việc được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những trưởng phòng kế hoạch làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp khác nhau, thời gian làm việc cũng khác nhau. Tùy vào môi trường làm việc cụ thể mà trách nhiệm cụ thể của một trưởng phòng kế hoạch sẽ khác nhau. 

Là người quản lý, đứng đầu bộ phận phòng ban nên Trưởng phòng kế hoạch phải bao gồm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ chuyên môn đến quản lý nhân viên, các sự việc phát sinh, thực hiện báo cáo với cấp trên, làm việc với khách hàng. Cụ thể bao gồm:

Quản lý và lập kế hoạch sản xuất

Trưởng phòng Kế hoạch chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm cho công ty, đảm bảo các chỉ tiêu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Quản lý và theo dõi việc thực hiện các dự án để đạt được mục tiêu đề ra.

Đánh giá thị trường và tham mưu chiến lược

Phân tích tình hình thị trường, đánh giá sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty, và dự báo các xu hướng sắp tới. Đóng vai trò cố vấn cho ban giám đốc về chiến lược kế hoạch, lựa chọn khách hàng, và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Quản lý nội bộ và phối hợp phòng ban

Phân bổ công việc cho nhân viên cấp dưới, kiểm tra, đôn đốc các bộ phận đảm bảo tiến độ công việc. Phối hợp với các phòng ban để thực hiện tốt mục tiêu và kế hoạch. Ngoài ra, Trưởng phòng Kế hoạch còn xử lý khiếu nại của khách hàng và đào tạo phát triển nhân viên.

Báo cáo và quản lý ngân sách

Chuẩn bị các báo cáo về tiến độ sản xuất, hoạt động của công ty và đưa ra các khuyến nghị cải tiến. Tham gia quản lý ngân sách, theo dõi chi tiêu, đồng thời báo cáo định kỳ cho ban giám đốc về tình hình thực hiện kế hoạch.

Trưởng Phòng Kế Hoạch có mức lương bao nhiêu?

260 - 390 triệu /năm
Tổng lương
240 - 360 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
20 - 30 triệu
/năm

Lương bổ sung

260 - 390 triệu

/năm
260 M
390 M
104 M 910 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trưởng Phòng Kế Hoạch

Tìm hiểu cách trở thành Trưởng Phòng Kế Hoạch, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nhân viên kế hoạch
130 - 195 triệu/năm
Trưởng Phòng Kế Hoạch
260 - 390 triệu/năm
Trưởng Phòng Kế Hoạch

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
6%
2 - 4
47%
5 - 7
33%
8+
14%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng Phòng Kế Hoạch?

Yêu cầu của tuyển dụng đối với trưởng phòng kế hoạch

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn:

  • Yêu cầu trình độ học vấn: Muốn trở thành nhân viên phòng kế hoạch, ứng viên cần phải có bằng cấp về các lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế, thương mại, ngoại thương… hoặc những ngành liên quan. Tốt nghiệp Đại học chính quy trở lên hoặc tương đương đối với các chuyên ngành: Kinh tế, Kỹ thuật, Quản trị.
  • Yêu cầu chuyên môn: Khi tuyển dụng vị trí trưởng phòng, các công ty thường yêu cầu kiến thức chuyên môn như khả năng phân tích dữ liệu và lập kế hoạch chiến lược, cùng với kiến thức vững về quản lý dự án và kỹ năng sử dụng các công cụ phân tích và báo cáo. Ứng viên cần có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch và theo dõi tiến độ dự án, cũng như khả năng làm việc hiệu quả với các bộ phận khác trong tổ chức.

Yêu cầu kỹ năng

  • Kỹ năng tổ chức: Trưởng phòng kế hoạch phải hoạch định tất cả những nhiệm vụ liên quan quan đến kế hoạch đặt ra như đầu mũ công việc, thời gian hoàn thành, chi phí, nhận sự… Do vậy, kỹ năng tổ chức tốt sẽ giúp Nhân viên kế hoạch có thể phân công và quản lý công việc một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Phòng kế hoạch có thể cùng lúc phải thực hiện nhiều dự án khác nhau với khối lượng công việc lớn. Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp Trưởng phòng kế hoạch hoạch định những nhiệm vụ ưu tiên, bám sát được kế hoạch đặt ra và tránh bỏ sót công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt: Trưởng phòng kế hoạch phải thường xuyên trình bày kế hoạch dự án trước lãnh đạo và nhân viên nhiều phòng, ban khác. Vì vậy, kỹ năng thuyết trình sẽ là nền tảng để trưởng phòng kế hoạch trình bày công việc một cách dễ hiểu, sáng tạo. Đồng thời, giao tiếp tốt sẽ giúp họ có thể dễ dàng trao đổi về công việc và kết nối thành viên để hoàn thành dự án kịp thời.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Việc sử dụng thành thạo các phần mềm hệ thống quản lý nhân sự, quản lý chi phí, nguyên vật liệu… sẽ giúp họ lên kế hoạch và quản lý công việc một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng giải quyết tình huống: Trong quá trình thực hiện kế hoạch chắc chắn sẽ có những sự cố phát sinh, do vậy kỹ năng giải quyết tình huống sẽ giúp ứng viên có sự nhạy bén và bản lĩnh để thay đổi hoặc điều chỉnh phương án thực hiện kế hoạch một cách kịp thời.
  • Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm, ứng dụng cơ bản trong tin học văn phòng: Đã là một trưởng kế hoạch hay nói đúng hơn thì là một nhân viên hoạt động trong văn phòng thì việc nắm chắc các kĩ năng tin học văn phòng và sử dụng thành thạo máy tính là điều cần có; bởi trong quá trình quản lý dự án các bản kế hoạch thì chắc chắn việc sử dụng đến máy tính và phần mềm, ứng dụng tin học là ở mức độ thường xuyên.

Các yêu cầu khác

  • Kinh nghiệm

Hiểu biết về công việc của nhân viên kế hoạch là nền tảng quan trọng để đảm bảo hoạt động chính xác và hiệu quả. Để trở thành trưởng phòng kế hoạch, bạn cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý kế hoạch sản xuất, điều này giúp bạn tránh khó khăn và sai phạm trong việc quản lý dự án và phát triển kế hoạch doanh nghiệp.

  • Về thái độ

Thái độ làm việc là yếu tố quan trọng trong thị trường lao động, không chỉ với Nhân viên kế hoạch. Cần có tính kỷ luật, trung thực, chăm chỉ, chịu được áp lực, và khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm với tinh thần trách nhiệm cao.

Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng kế hoạch

Số năm kinh nghiệm  Vị trí công việc  Mức lương 

0 - 1 năm

Thực tập sinh kế hoạch 2.000.000 - 5.000.000 đồng/ tháng

1 - 3 năm 

Nhân viên kế hoạch  8.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng 
3 - 5 năm  Chuyên viên kế hoạch  10.000.000 - 30.000.000 đồng/ tháng 
5 -7 năm  Trưởng phòng kế hoạch 15.000.000 - 45.000.000 đồng/ tháng 
Trên 7 năm Giám đốc kế hoạch  20.000.000 - 60.000.000 đồng/ tháng 

Mức lương bình quân của Trưởng phòng kế hoạch có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Nếu định hướng của bạn sẽ trở thành một trưởng phòng kế hoạch tương lai, bạn phải cần nắm vững các kiến thức Branding, vậy bạn phải nắm vững những gì? Trở thành một chuyên gia trong tất cả các kiến thức thì khá khó nhưng mình đã tổng hợp một số kiến thức mà các bạn cần biết và nâng cao như sau:

1. Thực tập sinh kế hoạch

Mức lương: 2 - 5 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm

Thực tập sinh kế hoạch là giai đoạn bắt đầu của sự nghiệp. Thực tập sinh kế hoạch hỗ trợ trong việc lập và triển khai kế hoạch dự án, theo dõi tiến độ và phân tích dữ liệu. Vị trí này yêu cầu kỹ năng tổ chức, phân tích và làm việc nhóm, đồng thời cần tinh thần trách nhiệm cao và khả năng học hỏi nhanh.

>> Đánh giá: Vị trí thực tập sinh kế hoạch mang lại cơ hội thực hành kỹ năng lập kế hoạch, phân tích và quản lý dự án trong môi trường thực tế. Thực tập sinh có thể tích lũy kinh nghiệm quý giá, mở rộng mạng lưới kết nối nghề nghiệp và nâng cao khả năng làm việc nhóm.

2. Nhân viên kế hoạch

Mức lương: 8 - 20 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm

Nhân viên kế hoạch sẽ thực hiện các báo cáo, thống kê tổng hợp tiến độ sản xuất, tình trạng vận hành của dự án cho các bậc quản lý. Chi tiết công việc sẽ gồm: Lập báo cáo chi tiết về các sự cố đã xảy ra liên quan trực tiếp đến kế hoạch dự án. Tham gia xây dựng, đề xuất các cách khắc phục vấn đề phát sinh.

>> Đánh giá: Vị trí nhân viên kế hoạch yêu cầu khả năng phát triển kỹ năng quản lý dự án, phân tích dữ liệu và ra quyết định chiến lược. Công việc này cũng cung cấp cơ hội làm việc với các bộ phận khác và học hỏi từ những chuyên gia trong lĩnh vực, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp lâu dài.

3. Chuyên viên kế hoạch

Mức lương: 10 - 30 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm

Chuyên viên kế hoạch - Planning Specialist – là người đảm nhận nhiệm vụ đề xuất, xây dựng trình tự triển khai các bước trong một dự án, trong đó hội đủ mọi yếu tố giúp cho các bước được hoàn thành đúng kế hoạch, đạt tiêu chuẩn chuẩn và tiết kiệm nguồn lực nhất. 

>> Đánh giá: Chuyên viên kế hoạch yêu cầu kỹ năng phân tích và tổ chức mạnh mẽ, cùng khả năng lập kế hoạch chi tiết và quản lý dự án hiệu quả. Vị trí này cần sự nhạy bén trong việc dự đoán xu hướng và khả năng làm việc độc lập cũng như phối hợp với các bộ phận khác.

4. Trưởng phòng kế hoạch

Mức lương: 15 - 45 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm

Trưởng phòng kế hoạch là người có trách nhiệm nghiên cứu các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp, từ đó lến kế hoạch chiến lược phù hợp để thực hiện các mục tiêu đó. Họ cũng chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường và phân tích các xu hướng mới trong ngành nghề kinh doanh.

>> Đánh giá: Trưởng phòng kế hoạch cần có khả năng lãnh đạo, lập chiến lược và quản lý dự án hiệu quả. Vị trí này yêu cầu kinh nghiệm trong quản lý đội ngũ, kỹ năng phân tích dữ liệu, và khả năng đưa ra quyết định chiến lược trong môi trường áp lực cao.

5. Giám đốc kế hoạch

Mức lương: 20 - 60 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm

Giám đốc kế hoạch tiếng anh là Director of Planning Coordination (DPC) còn được gọi là giám đốc điều phối kế hoạch. Công việc chính của các giám đốc kế hoạch là giám sát các hoạt động chính của phòng kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu được giao.

>> Đánh giá: Giám đốc kế hoạch cần có khả năng lãnh đạo xuất sắc, kỹ năng phân tích chiến lược và kinh nghiệm trong việc phát triển và triển khai các kế hoạch dài hạn. Vị trí này yêu cầu tư duy chiến lược, quản lý đội nhóm hiệu quả và khả năng ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Lưu ý rằng thời gian kinh nghiệm chỉ là một tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Bên cạnh đó, việc thăng tiến trong nghề còn phụ thuộc vào khả năng cá nhân, kỹ năng lãnh đạo và thành tích làm việc.

5 bước giúp Trưởng phòng kế hoạch thăng tiến nhanh trong công việc

Xây dựng kỹ năng chuyên môn vững vàng

Nhân viên kế hoạch nên tập trung vào việc phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu, lập kế hoạch chiến lược và quản lý dự án. Việc cập nhật kiến thức mới và xu hướng trong ngành sẽ giúp họ đáp ứng yêu cầu công việc hiệu quả hơn và mở rộng cơ hội thăng tiến.

Phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý

Để thăng tiến nhanh, nhân viên kế hoạch cần phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội nhóm và giao tiếp hiệu quả. Tham gia các khóa đào tạo hoặc chứng chỉ quản lý sẽ giúp nâng cao khả năng dẫn dắt và quản lý dự án.

Thiết lập mối quan hệ mạng lưới (Networking)

Xây dựng và duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp với các đồng nghiệp, đối tác và khách hàng có thể tạo ra cơ hội mới và hỗ trợ trong quá trình thăng tiến. Tham gia các sự kiện ngành và hội thảo cũng là cách tốt để mở rộng mạng lưới.

Chủ động đưa ra sáng kiến và giải pháp

Nhân viên kế hoạch nên chủ động đề xuất các sáng kiến cải tiến quy trình làm việc và giải pháp cho các vấn đề phát sinh. Sự chủ động và sáng tạo trong công việc không chỉ thể hiện khả năng làm việc độc lập mà còn cho thấy giá trị đóng góp của họ đối với tổ chức.

Tìm kiếm phản hồi và đánh giá hiệu suất

Liên tục yêu cầu phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp về hiệu suất công việc để xác định các điểm cần cải thiện. Việc thường xuyên tự đánh giá và nhận xét từ người khác sẽ giúp nhân viên kế hoạch nhận diện được những điểm mạnh và yếu của mình, từ đó điều chỉnh và nâng cao hiệu quả công việc.

Đọc thêm:

Việc làm nhân viên kế hoạch mới cập nhật 

Việc làm trưởng phòng kế hoạch

Việc làm nhân viên kế hoạch sản xuất đang tuyển dụng

Việc làm nhân viên kế hoạch & phân tích tài chính 

Tìm việc theo nghề nghiệp