Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (tên gọi tắt là FPT Telecom) hiện là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông và Internet hàng đầu khu vực. Thành lập ngày 31/01/1997, khởi nguồn từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”, sản phẩm được coi là đặt nền móng cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam.
Với sứ mệnh tiên phong mang Internet, mang kết nối đến với người dân Việt Nam cùng mong muốn lớn lao mỗi gia đình Việt Nam đều sử dụng ít nhất một dịch vụ của Công ty, FPT Telecom đang nỗ lực thực thi Chiến lược “Mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng” trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa cốt lõi “Lấy khách hàng làm trọng tâm” và nền tảng sức mạnh công nghệ FPT, từ đó tiên phong trở thành Nhà cung cấp dịch vụ số có trải nghiệm khách hàng vượt trội, tốt nhất tại Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- BHXH, Y tế, Thất Nghiệp, công đoàn đầy đủ theo Luật Lao động quy định
- Gói bảo hiểm FPT Care để khám chữa bệnh miễn phí.
Các hoạt động ngoại khóa
- Giải chạy bộ
- Câu lạc bộ
- Giải thi đấu thể thao
- Chương trình kết nối “Bạn muốn hẹn hò nơi công sở”
- Teambuilding
- Du lịch
- Hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao hấp dẫn: tân binh, teambuilding, thi trạng, hội làng, đá bóng, cầu lông, bơi lội, bóng bàn, bi-a…
Lịch sử thành lập
- Ngày 31/01/1997, trung tâm FPT Internet (FPTOnline Exchange - FOX - tiền thân của FPT Telecom) được thành lập tại Hà Nội với sản phẩm mang trí tuệ Việt Nam.
- Năm 2001, Ra mắt báo điện tử đầu tiên tại Việt NamVnExpress.net.
- Năm 2002, Trở thành nhà cung cấp kết nối Internet IXP(Internet Exchange Provider).
- Năm 2005, Chuyển đổi thành Công ty cổ phần Viễn Thông FPT (FPT Telecom)
- Năm 2007, Trở thành thành viên chính thức của liên minh AAG.
- Năm 2008, Trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang băng rộng (FTTH) đầu tiên tại Việt Nam và chính thức có đường kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kong
- Năm 2009, Đạt mốc doanh thu 100 triệu USD.
- Năm 2012, Hoàn thiện tuyến trục Bắc Nam với tổng chiều dài 4.000 km.
- Năm 2013, Ra mắt dịch vụ Truyền hình IPTV với thương hiệu Truyền hình FPT.
- Năm 2014, Có mặt tại Myanmar. Là một trong những đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi IPv6.
- Năm 2016, Khai trương Trung tâm dữ liệu chuẩn Uptime TIER III lớn nhất miền Nam. Được cấp phép triển khai thử nghiệm mạng 4G tại Việt Nam.
- Năm 2017, Chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán UPCOM. Ra mắt gói dịch vụ Internet tốc độ nhanh nhất Việt Nam SOC – 1Gbps.
- Năm 2018, Hoàn thiện việc quang hóa hạ tầng trên phạm vi toàn quốc. Ra mắt Box truyền hình 4K, Voice remote.
- Năm 2019, Ra mắt hàng loạt các sản phẩm dịch vụ nổi bật: FPT Camera, iHome, HBO GO, Foxy…
- Năm 2020, Ra mắt nhiều sản phẩm lớn: Foxpay, F.safe, F.work, F.Drive, bộ giải mã FPT TV 4K FX6 của Truyền hình FPT, cùng nhiều giải pháp hỗ trợ mùa dịch Covid 19.
- Năm 2021, Hợp nhất FPT Play và Truyền hình FPT thành Truyền hình FPT Play. Ra mắt sản phẩm FPTPlay Box S, ra mắt giải pháp Camera SME cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Năm 2022, Ra mắt gói Lux tích hợp công nghệ Wifi 6 và Bộ giải mã đầu tiên tại thị trường Việt Nam tích hợp hai công nghệ IPTV và OTTlà Box FPT Play 2022. Khai trương 2Data Center: Fornix HN02 và Fornix HCM01 với công suất 800 rack
Mission
- Ngay từ khi thành lập, Internet FPT đã định hướng tới chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, “kết nối con người”, đưa ra nhiều chương trình hấp dẫn, mục tiêu là để khách hàng được truy cập internet nhanh nhất, dễ dàng nhất.
Review FPT Telecom
Leader cũng hỗ trợ nhiều, phù hợp với Fresher. Nên thêm các phúc lợi cho nhân viên
Chính sách, môi trường làm việc ổn, thiếu lộ trình phát triển cụ thể
Môi trường làm việc thoải mái, có kpi, có thưởng kinh doanh mỗi năm
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Middle Business Analyst là gì?
Middle Business Analyst là một BA ở mức trung bình, có khoảng 3-5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Họ đã có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phân tích kinh doanh, tương tác với khách hàng và đưa ra các giải pháp phù hợp cho các yêu cầu của khách hàng. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Business Analyst, Business Intelligence Analyst...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Middle Business Analyst
Tương tác, làm việc theo yêu cầu của khách hàng
Thực tế, không phải khách hàng nào cũng biết mình muốn gì. Do đó, Middle Business Analyst sẽ cần phải làm việc trực tiếp với khách hàng để khơi gợi và khai thác nhu cầu tiềm ẩn của họ. Khi đã xác định được nhu cầu của khách hàng, Business Analyst sẽ trực tiếp phân tích vấn đề và đề xuất những giải pháp phù hợp.
Chuyển giao thông tin cho nội bộ team
Sau khi đã phân tích nhu cầu của khách hàng và hoạch định được các phương án, Middle Business Analyst sẽ bắt đầu làm việc với những nhóm phát triển dự án như Product Manager, IT Develop, QC,... Từ đó, đội ngũ này tiến hành làm việc để triển khai các giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Quản lý những thay đổi theo yêu cầu của khách hàng
Bản chất của việc kinh doanh là luôn thay đổi. Chính vì vậy, có những yêu cầu về vận hành kinh doanh cần được MBA liên tục cập nhật và đổi mới. Trong đó, BA cần phân tích và dự đoán được những thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống. Dựa theo cơ sở đó, MBA có thể đề xuất những phương án khả thi và cập nhật chính xác những thay đổi của hệ thống qua từng thời kỳ.
Middle Business Analyst có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
260 - 325 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Middle Business Analyst
Tìm hiểu cách trở thành Middle Business Analyst, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Middle Business Analyst?
Yêu cầu tuyển dụng của Middle Business Analyst
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Middle Business Analyst cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin: Một Middle Business Analyst thường được yêu cầu có bằng Cử nhân (hoặc cao hơn) trong các ngành như Khoa học Máy tính, Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Phần mềm, hoặc các ngành học liên quan. Bằng cấp này đảm bảo rằng ứng viên đã được trang bị các kiến thức nền tảng về lập trình, cấu trúc dữ liệu, thuật toán, và các khía cạnh cơ bản của phát triển phần mềm.
-
Kiến thức về các phương pháp và kỹ thuật phân tích dữ liệu: Middle Business Analyst cần hiểu về các phương pháp và kỹ thuật phân tích dữ liệu như data mining, phân tích đa biến, dự đoán và mô hình hóa. Kiến thức này giúp họ áp dụng các phương pháp phân tích phù hợp để tìm ra thông tin giá trị từ dữ liệu.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng quản lý dự án: Bên cạnh việc đề xuất các giải pháp cho hoạt động kinh doanh, Business Analyst còn tham gia quản lý trực tiếp các dự án tạo ra các giải pháp đó. Trong đó, các công việc như lập kế hoạch dự án, điều phối nhân viên, dự báo ngân sách, đảm bảo tiến độ dự án,... đều cần BA sử dụng đến kỹ năng quản lý dự án. Vì vậy, BA cần chú trọng phát triển kỹ năng này để có thể điều hành được công việc thuận lợi nhất.
-
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Business Analyst đàm phán ở mọi giai đoạn của dự án. Ở giai đoạn đầu của một dự án, kỹ năng đàm phán được sử dụng để quyết định những gì quan trọng cần đưa vào tầm nhìn của dự án. Khi dự án tiến triển, kỹ năng đàm phán đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định thiết kế chức năng đáp ứng các yêu cầu. Kỹ năng đàm phán cũng được sử dụng để đưa ra các quyết định kỹ thuật.
-
Kỹ năng phân tích: Tư duy phân tích và phản biện là một trong những kỹ năng cốt lõi mà một chuyên gia phân tích kinh doanh cần phải có. Cụ thể, BA phải có khả năng phân tích và truyền đạt lại các yêu cầu của khách hàng một cách rõ ràng. Một đầu óc phân tích tốt sẽ giúp BA đạt được các mục tiêu đã nêu ngay cả trong những điều kiện khó khăn như nguồn lực bị giới hạn hoặc các yếu tố thay đổi bất ngờ khác.
Yêu cầu khác
-
Nhạy bén trong kinh doanh: Để trở thành một MBA giỏi, bạn cần kiến thức kinh doanh và sự hiểu biết chiến thuật của doanh nghiệp để triển khai chiến lược cần thiết. Với sự nhạy bén trong kinh doanh, bạn sẽ dễ dàng nắm được kiến thức về bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào mà mình muốn.
Lộ trình thăng tiến của Middle Business Analyst
Lộ trình thăng tiến của Middle Business Analyst có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
0 – 1 năm |
5.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng |
|
1 – 3 năm |
Business Analyst |
10.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng |
3 - 6 năm |
22.00.000 - 27.000.000 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Middle Business Analyst và các ngành liên quan
-
Business Intelligence Analyst: 12.00.000 - 20.000.000 triệu/tháng
-
Data Analyst: 15.00.000 - 20.000.000 triệu/tháng
1. Thực tập sinh Business Analyst
Mức lương: 0 – 1 năm
Kinh nghiệm làm việc: 5.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng
Thực tập sinh Business Analyst sẽ hỗ trợ trong việc thu thập và phân tích dữ liệu, tạo báo cáo cơ bản và chuẩn bị tài liệu yêu cầu. Bạn cũng sẽ tham gia vào các cuộc họp dự án và học hỏi từ các chuyên gia về quy trình phân tích kinh doanh. Công việc chính của bạn là hỗ trợ và hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong khuôn khổ dự án. Đây là cơ hội để bạn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong ngành.
>> Đánh giá: Vị trí này cung cấp nền tảng vững chắc cho những người mới vào nghề và là bước khởi đầu quan trọng trong sự nghiệp phân tích kinh doanh.
2. Business Analyst
Mức lương: 10.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 – 3 năm
Ở vị trí Business Analyst, bạn sẽ đảm nhận việc phân tích dữ liệu, xây dựng tài liệu yêu cầu và làm việc với các bên liên quan để đảm bảo các yêu cầu được đáp ứng. Bạn sẽ thực hiện các phân tích sâu hơn để cung cấp thông tin quan trọng cho các quyết định kinh doanh. Công việc của bạn bao gồm việc quản lý các yêu cầu dự án và hỗ trợ trong việc kiểm thử và triển khai giải pháp. Bạn sẽ có trách nhiệm nhiều hơn trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả của dự án.
>> Đánh giá: Vị trí này là bước tiến quan trọng trong sự nghiệp của bạn với nhiều trách nhiệm hơn và cơ hội để phát triển kỹ năng phân tích. Mức lương và cơ hội thăng tiến cũng tốt hơn so với vị trí thực tập sinh.
3. Middle Business Analyst
Mức lương: 22.000.000 – 27.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 – 6 năm
Middle Business Analyst là một BA ở mức trung bình, có khoảng 3-5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Họ đã có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phân tích kinh doanh, tương tác với khách hàng và đưa ra các giải pháp phù hợp cho các yêu cầu của khách hàng
>> Đánh giá: Vị trí này yêu cầu nhiều kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo, đồng thời có trách nhiệm cao trong việc quản lý dự án và đội ngũ. Mức lương tại vị trí này rất hấp dẫn và phản ánh trách nhiệm và kinh nghiệm của bạn. Tích lũy thêm kinh nghiệm trong ngành và trong vai trò của một Business Analyst. Khi bạn có thêm kinh nghiệm, bạn sẽ trở nên giá trị hơn đối với các công ty và dự án lớn hơn.
>> Xem thêm: Việc làm Middle Business Analyst cao
>> Xem thêm: Việc làm Data Analyst mới cập nhật
>> Xem thêm: Tuyển dụng Business Intelligence Analyst mới nhất