Mô tả công việc
• Chuẩn bị hàng hóa đầy đủ cho bếp theo lịch.
To prepare sufficient goods for Kitchen upon schedules.
• Trực tiếp nấu ăn theo chuyên môn của mình.
To directly cook upon personal professional skills.
• Chịu trách nhiệm trước Bếp trưởng, Bếp phó về chất lượng món ăn trong Bếp .
To be responsible to Executive Chef, Executive Sous Chef for quality of dishes in Kitchen.
• Chịu trách nhiệm trước Bếp trưởng, Bếp phó về thực đơn và định lượng món ăn cho từng loại tiệc (theo đúng đề xuất ban đầu với Bếp trưởng, Bếp phó).
To be responsible to Executive Chef, Executive Sous Chef for menu and quantitative of dishes for specific types of functions (as initially agreed with Executive Chef, Executive Sous Chef).
• Kiểm tra việc thực hiện Nội quy Lao động của từng nhân viên (giờ giấc, trang phục, năng suất lao động…), Chịu trách nhiệm về đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên khu vực bếp tiệc. Đánh giá, giám sát các hoạt động của nhân viên.
To check the staff’s compliance of Labor Regulations (punctuality, outfits, working capacity…) To be responsible for vocational training and coaching for staff in banquet kitchen. To evaluate, supervise all activities of staff.
• Bảo đảm tốt tình hình vệ sinh trong khu vực bếp , bảo quản hàng hóa đã xuất hoặc sử dụng trong ngày.
To ensure the goods in hygienic condition in Kitchen, to preserve goods exported or used within a day.
• Báo cáo ngay cho Bếp trưởng, Bếp phó và đề nghị biện pháp giảm chi phí trong bếp khi thấy cần thiết.
To immediately report to Executive Chef, Executive Sous Chef and suggest solution for cost reduction in Kitchen if necessary.
• Bảo quản tốt dụng cụ, sử dụng hợp lý tài sản do bếp quản lý.
To preserve utensils, use properties of Kitchen appropriately.
• Sắp xếp lịch làm việc nhân viên hợp lý.
To plan working schedules for staff reasonably.
• Tham vấn cho Bếp trưởng, Bếp phó về vấn đề tuyển nhân viên bếp.
To consult Executive Chef, Executive Sous Chef in recruiting employees for Kitchen.
• Báo cáo trực tiếp và kịp thời với Bếp trưởng, Bếp phó những sự cố bất thường xảy ra trong ca làm việc như: máy móc hư hỏng, thực phẩm hư hỏng, thay đổi thực đơn, số lượng khách… để được chỉ đạo giải quyết.
To directly and timely report to Executive Chef, Executive Sous Chef the unusual incidents happening within the working shift such as: broken machinery, spoilt food, changes in menu and number of guests… to be conducted for solutions.
• Đề xuất thêm các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
To recommend new products to fulfill customers’ needs.
• Thực hiện tốt chính sách bảo vệ môi trường của khách sạn (phân loại rác, tiết kiệm tài nguyên …).
To perform environmental policies of the Hotel (classifying trash, conserving resources…)
• Trong trường hợp có sự thay đổi đột xuất về số lượng khách, là người đầu tiên liên hệ với Trưởng ca phục vụ.
In case of unexpected changes in number of guests, be the first one to inform waiter Captain.
• Luôn sẵn sàng chuẩn bị dư ra từ 6-10% phần ăn cho khách hàng phụ trội.
To prepare a spare portion of 6-10% in case of extra guests.
• Chịu trách nhiệm tất cả các điều kiện phục vụ trong suốt buổi tiệc.
To be responsible for all service condition during the events.
• Thông báo ngay cho Trưởng ca phục vụ nếu phát hiện hành vi không tốt trong đội ngũ phục vụ.
To immediately inform waiter Captain when finding out any unpleasant behavior in waiter team.
• Tổng kết ngay số phần ăn đã phục vụ sau khi kết thúc sự kiện.
To immediately summarize the number of portions served after the event.
• Đảm bảo thực phẩm được trả lại đúng bộ phận sau khi được xử lý, bếp phải sạch sẽ sẳn sàng cho sự kiện phục vụ tiếp theo.
To ensure foods are returned to appropriate departments after being handled, Kitchen must always be clean and ready for the next events.
• Lưu sổ sách tất cả nguyên liệu thực phẩm đã sử dụng cho sự kiện để tiện việc quản lý.
To do filing of all materials used for the events for better management.
• Lưu mẫu thực phẩm theo quy định.
To save samples of food as prescribed.
Quyền lợi được hưởng
- Được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội theo luật lao động việt Nam.
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
- Thu nhập hấp dẫn
Yêu cầu công việc
Diploma or degree in Kitchen profession.
• Nhiều năm kinh nghiệm trong các khách sạn, nhà hàng.
Significant experience in hotels, restaurants.
• Có kinh nghiệm quản lý đội ngũ nhân viên.
Experience in staff management.
• Có kiến thức và kinh nghiệm áp dụng tiêu chuẩn Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP).
Knowledge and experience in implementing HACCP standards.
Yêu cầu hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tiếp: 179 Thùy Vân, Phường 8, TP Vũng Tàu
Phone: 0986 957 719
VIAS HOTEL VŨNG TÀU tọa lạc Bãi Thùy Vân, là một trong những địa điểm đẹp ở Vũng Tàu và được đánh giá là bãi biển thơ mộng nhất thành phố Vũng Tàu đầy nắng gió. Khách sạn VIAS HOTEL VŨNG TÀU mong muốn là nơi chào đón Quý Khách trong nước và Quốc tế về với thành phố biển Vũng Tàu.
Với chất lượng đạt chuẩn Quốc tế 5 sao. Khách Sạn Vias không chỉ đáp ứng hoàn hảo nhu cầu nghỉ dưỡng của Quý Khách mà còn mang đến những giây phút thư giãn giải trí tuyệt vời và để lại dư vị ấn tượng trong văn hóa ẩm thực nơi đây. Khách sạn là sự kết hợp hài hòa của phong cách mang màu sắc sang trọng, hiện đại bao gồm các tiện ích: Lobby Lounge, Business Lounge, Garden Restaurant, Sky Garden, Sky Bar, Infinity pool.
Khách Sạn VIAS Vũng Tàu được thiết kế bao gồm 17 lầu và 154 phòng các loại với nội thất hiện đại va sang trọng. Đa phần số lượng phòng nghỉ của Khách sạn đều có không gian nhìn ra bên ngoài để có thể ngắm khung cảnh non nước hữu tình đầy thơ mộng và không toàn toàn cảnh đẹp của Thành phố biển Vũng Tàu khi màn đêm buông xuống với những ánh đèn được thắp sáng khắp thành phố. Hơn thế nữa, Khách Sạn Vias còn thể hiện thiết kế độc đáo và đẳng cấp riêng biệt với phòng Presidental Suite (333m2) và Vice President Suite (116m2).
VIAS STEAK hứa hẹn sẽ níu chân thực khách bởi không gian đậm chất hiện đại nhưng tinh tế. Ẩm thực ở đây khiến các thực khách khó tính nhất cũng phải trầm trồ vị sự hòa hòa, đơn giản nhưng tinh tế, sang trọng – đặc trưng nổi bật của ẩm thực Âu – Mỹ, đặc biệt là món “VIAS STEAK”.
VIAS HOTEL VUNG TAU không chỉ là điểm dừng chân tin cậy cho kỳ nghỉ của du khách khi đến với Thành Phố Biển Vũng Tàu mà còn là địa điểm lựa chọn cho các buổi gặp gỡ, giao lưu, hội họp lý tưởng với các đối tác tại khu vực lầu 1 (Business Lounge). Dừng chân tại lầu 2, khu vực Phòng Hội Nghị có sức chứa 500 khách và có hệ thống âm thanh và thiết bị hỗ trợ hiện đai chắc chắn sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho sự kiện của Quý khách.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Đầu bếp là gì?
Đầu bếp, thường được gọi là "người chế biến thực phẩm" hoặc "đầu bếp chuyên nghiệp," là người chịu trách nhiệm cho việc chuẩn bị và nấu các món ăn trong một nhà hàng hoặc nơi cung cấp dịch vụ ẩm thực. Vị trí này đòi hỏi kiến thức sâu về các kỹ thuật nấu nướng, khả năng sáng tạo trong việc tạo ra các món ăn ngon và hấp dẫn, cũng như khả năng quản lý thời gian và tài nguyên để đảm bảo rằng món ăn được phục vụ đúng thời điểm và chất lượng tốt nhất. Đầu bếp thường là trái tim của một nhà hàng, và sự tài năng của họ có thể quyết định sự thành công và uy tín của nơi đó trong ngành ẩm thực. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên dịch vụ F&B, Chuyên gia dinh dưỡng,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Đầu bếp
Đầu bếp (Chef) là người đứng đầu trong bếp của một nhà hàng, khách sạn, hoặc cơ sở ẩm thực khác. Công việc của Đầu bếp là quản lý và điều hành mọi khía cạnh của hoạt động bếp để đảm bảo rằng các món ăn được chuẩn bị và phục vụ với chất lượng tốt nhất. Dưới đây là mô tả chi tiết về công việc của một Đầu bếp:
Kiểm tra, chuẩn bị nguyên liệu, xử lý nguyên liệu tồn
Đầu bếp sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệmkiểm tra lại thực phẩm và nguyên liệu còn tồn đọng của ca làm việc trước cũng như sau khi kết ca. Công việc này còn giúp họ phối hợp với các đầu bếp khác tính toán số lượng nguồn hàng nguyên liệu cần nhập cho ca làm việc của mình, đồng thời kiểm tra cẩn thận chất lượng đầu vào của nguyên liệu nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trực tiếp chế biến các món ăn theo thực đơn
Các đầu bếp sẽ tiếp nhận thông tin order món của khách hàng từ bộ phận phục vụ. Sau khi đã nhận được order, bộ phận bếp tiến hàng sắp xếp và phân chia nhiệm vụ cho từng nhân viên. Đầu bếp sẽ là người trực tiếp chế biến món ăn, đặc biệt là ác món ăn chính vì họ sẽ đảm bảo được các định lượng trong thành phần, gia vị, công thức chế biến riêng. Quan trọng hơn cả, người làm nghề đầu bếp sẽ phải sát sao kỹ việc đảm bảo tất cả các món ăn được chế biến ra đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chấp hành nghiêm túc nội quy về an toàn lao động trong quá trình chế biến món ăn.
Quản lý toàn bộ khu bếp theo sự phân công của cấp trên
Trong một số trường hợp, đầu bếp sẽ phải xử lý toàn bộ các vấn đề diễn ra trong khu vực bếp và thuộc vào nhiệm vụ bếp như phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên, quản lý nhân viên trong quá trình làm việc, báo cáo tiến độ công việc cho cấp trên ở cuối ca làm việc. Ngoài ra, bếp trưởng còn có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ các đồ dùng, thiết bị trong gian bếp để đảm bảo các hoạt động được tiến hành thuận lợi.
Thực hiện các công việc cuối ca
Cuối mỗi ca làm việc, đầu bếp có trách nhiệm bảo quản số nguyên liệu còn lại trong ca làm việc của mình, bàn giao lại cho ca tiếp theo và thực hiện các công tác đóng ca như kiểm tra lại các thiết bị máy móc, điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh.
Đầu bếp có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 179 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Đầu bếp
Tìm hiểu cách trở thành Đầu bếp, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Đầu bếp?
Yêu cầu tuyển dụng của Đầu bếp
Yêu cầu tuyển dụng cho vị trí Đầu bếp thường được xác định dựa trên hai tiêu chí quan trọng: Kiến thức chuyên môn và Kỹ năng cơ bản. Dưới đây là một mô tả chi tiết về hai tiêu chí này:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Kiến thức về nấu ăn: Đầu bếp cần phải có kiến thức về cách nấu ăn, bao gồm hiểu biết về các phương pháp nấu, xử lý thực phẩm, chế biến món ăn, và biết cách kết hợp các thành phần để tạo ra các món ăn ngon.
- Hiểu biết về thực phẩm: Đầu bếp cần phải có kiến thức về loại thực phẩm, nguồn gốc, chất lượng và cách bảo quản chúng. Họ cần biết cách lựa chọn các nguyên liệu tươi ngon và phù hợp cho mỗi món ăn.
- Kiến thức về văn hóa ẩm thực: Đối với nhà hàng hoặc nhà bếp chuyên về ẩm thực đặc biệt, kiến thức về văn hóa ẩm thực của các quốc gia hoặc khu vực cụ thể có thể là một yêu cầu bổ sung.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng nấu ăn: Một trong những kỹ năng quan trọng và được yêu cầu đầu tiên chính là kỹ năng nấu ăn. Đầu bếp cần phải có kỹ năng nấu ăn cao cấp, bao gồm việc kiểm soát nhiệt độ, thời gian nấu, và sự kết hợp hương vị. Có như vậy thì họ mới có thể tạo ra các món ăn ngon phục vụ cho thực khách.
- Kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực: Nhà bếp thường là môi trường có áp lực cao với thời gian giới hạn. Đầu bếp cần phải có khả năng làm việc hiệu quả dưới áp lực để đảm bảo các món ăn được phục vụ đúng thời gian.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Để có thể xử lý nhiều món ăn cùng một lúc và đảm bảo chúng đều hoàn thành đúng lúc, Đầu bếp cần phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Trong nhà bếp, làm việc nhóm là quan trọng. Đầu bếp cần phải có khả năng làm việc cùng đồng nghiệp, đặc biệt là trong các nhà hàng và khách sạn lớn.
Các yêu cầu khác
- Tinh thần học hỏi, cầu tiến và chịu khó.
- Tính kỷ luật, trung thực và có trách nhiệm với công việc.
- Nhiệt tình, năng động và sáng tạo.
- Sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động và thay đổi nhanh.
Lộ trình nghề nghiệp của Đầu bếp
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
1 - 4 năm | Phụ bếp | 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Đầu bếp | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Tổ trưởng chế biến | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Đầu bếp và các ngành liên quan:
- Chuyên gia dinh dưỡng: 15.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
- Thợ làm bánh: 12.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Bếp/Ẩm thực
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Trong giai đoạn này, thực tập sinh Ẩm thực sẽ học hỏi và phát triển kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực ẩm thực. Họ sẽ tham gia vào các hoạt động chuẩn bị thực phẩm, hỗ trợ các đầu bếp chính và học cách thực hiện các công việc cơ bản trong bếp.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Ẩm thực mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong lĩnh vực ẩm thực. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Ẩm thực đang tuyển dụng
2. Phụ bếp
Mức lương: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm kinh nghiệm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Phụ bếp sau khi đã tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc chuẩn bị và nấu ăn, có thể dẫn dắt một nhóm nhỏ và tham gia vào việc quản lý hoạt động hàng ngày trong bếp.
>> Đánh giá: Tuy mức lương không cao nhưng công việc Phụ bếp mang lại nhiều cơ hội phát triển. Đi kèm với đó cũng là rất nhiều những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
>> Xem thêm: Việc làm Phụ bếp mới nhất
3. Đầu bếp
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Với sự kinh nghiệm và kỹ năng tích lũy được, một phụ bếp có thể tiến lên vị trí đầu bếp chính hoặc đầu bếp trưởng. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm chịu trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý hoạt động của bếp, đảm bảo chất lượng và hiệu suất, đồng thời có thể tham gia vào việc phát triển thực đơn và đào tạo nhân viên mới.
>> Đánh giá: Đầu bếp chính không chỉ yêu cầu về năng lực chuyên môn mà còn yêu cầu kỹ năng lãnh đạo khi liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự. Tuy nhiên, mức lương cho vị trí này khá hấp dẫn nên dù công việc có nhiều thì tính cạnh tranh vẫn rất lớn.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Đầu bếp hiện nay
4. Tổ trưởng chế biến
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, một đầu bếp có thể tiến lên vị trí tổ trưởng tổ chế biến. Ở vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng hoặc bếp, bao gồm quản lý nhân viên, quản lý chi phí và lợi nhuận, và đảm bảo chất lượng dịch vụ và món ăn.
>> Đánh giá: Tổ trưởng tổ chế biến là người chịu trách nhiệm của cả một đội ngũ đầu bếp nên có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Song đi kèm với nó là mức lương khá cao nên nó trở thành vị trí mà bất cứ Đầu bếp nào cũng muốn đạt được, mức độ cạnh tranh khá cao. Để được cất nhắc lên vị trí này, bạn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Tổ trưởng chế biến mới nhất
5 bước giúp Đầu bếp thăng tiến nhanh trong công việc
Học cách lắng nghe
Dù bạn đang làm vị trí nào trong khu vực bếp bao gồm cả Đầu bếp cũng cần phải lắng nghe lẫn nhau. Vì làm việc trong bất cứ nhà hàng, khách sạn nào đầu bếp đều làm việc với cả một tập thể. Nghe phân công để làm đúng công việc, nghe góp ý để thay đổi tích cực, nhận lời khen làm động lực vươn lên, nghe cả những tâm sự của đồng nghiệp để thấu hiểu hơn.
Bồi dưỡng thêm kiến thức ẩm thực
Xu hướng cũng như nhu cầu ẩm thực của con người thay đổi liên tục, vì vậy để trở thành một đầu bếp giỏi, việc liên tục tìm tòi, khám phá những điều mới lạ và cập nhật thị hiếu là điều không thể thiếu. Nền tảng kiến thức vững vàng cùng sự sáng tạo và niềm đam mê chính là bàn đạp để vươn tới đỉnh cao của nghề đầu bếp.
Kiểm soát nhiệt độ món ăn tốt
Quá trình nấu ăn gắn liền với nhiệt độ. Quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm hỏng một món ăn ngon. Chính vì vậy, người đầu bếp nhất định phải học cách kiểm soát nhiệt độ. Không chỉ kiểm soát nhiệt độ nấu ăn, người đầu bếp còn cần học cách kiểm soát “nhiệt độ cơ thể”, tránh cảm xúc nóng vội khi đối mặt với những căng thẳng xung quanh.
Sáng tạo và phát triển món ăn
Muốn làm một đầu bếp chuyên nghiệp cần có khả năng sáng tạo và phát triển các món ăn mới. Họ nên nắm vững các xu hướng ẩm thực. Và đầu bếp nên tìm cách áp dụng những ý tưởng vào thực đơn của mình. Việc tạo ra những món ăn độc đáo và đầy sáng tạo sẽ giúp nhà hàng thu hút khách hàng. Từ đó nhà hàng tạo ra sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh.
Làm việc hiệu quả và có trách nhiệm
Luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là minh chứng rõ nét nhất để chứng minh năng lực của Đầu bếp. Tuân thủ nội quy, quy định của nhà hàng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp, từ đó có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hãy luôn chủ động, sáng tạo trong công việc để lãnh đạo có thể thấy được khả năng của bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên dịch vụ F&B đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên gia dinh dưỡng mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Thợ làm bánh đang tuyển dụng hiện nay