Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Xe đưa đón
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
1. Phối hợp các Phòng ban xây dựng, soát xét, cải tiến hệ thống các quy trình, hướng dẫn công việc, ...liên quan đến các hoạt động quản lý:
- Tham gia tư vấn, hỗ trợ các phòng ban, bộ phận soạn thảo, hiệu chỉnh, soát xét, cải tiến các quy trình, quy định, hướng dẫn công việc…khi có phát sinh yêu cầu từ các PB/BP hoặc cấp trên trực tiếp.
- Giải đáp và hướng dẫn PB/BP áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 (HTQLCL theo ISO 9001) và Hệ thống quản lý môi trường theo Iso 14001 (HTQLMT theo ISO14001) bao gồm: áp dụng các quy trình, quy định, quy chế, hướng dẫn công việc, biểu mẫu,… phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 & ISO14001 hoặc theo tiêu chuản khác mà công ty đang áp dụng.
2. Đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 và hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 (Kiểm soát sự tuân thủ đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn ISO Công ty đang áp dụng).
- Thực hiện đánh giá sự tuân thủ, đánh giá nội bộ theo kế hoạch.
- Lập yêu cầu khắc phục khi có phát sinh sự không phù hợp.
- Theo dõi và kiểm tra việc khắc phục của các PB/BP.
- Báo cáo tình trạng khắc phục sau đánh giá của các PB/BP.
3. Đánh giá hệ thống quản lý khác (ví dụ BSC - KPIs, ....).
- Kiểm tra tính phù hợp về kết quả nhập KPI của các PB/BP theo sự phân công của cấp trên hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc khi có yêu cầu từ cấp trên.
- Báo cáo kết quả kiểm tra KPI của các PB/BP sau khi đánh giá đến cấp quản lý trực tiếp.
4. Đào tạo nhận thức ISO hoặc chương trình khác liên quan đến chuyên môn theo yêu cầu của cấp trên.
- Cập nhật những bổ sung thay đổi của giáo trình đào tạo liên quan.
- Thực hiện đào tạo nhận thức cho CNV mới theo lịch trình của Phòng ban liên quan dưới sự phân công của cấp quản lý trực tiếp.
- Báo cáo đến cấp quản lý trực tiếp khi phát sinh các vấn đề không giải quyết được trong quá trình đào tạo.
5. Ban hành tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý của Cty
a) Tài liệu hệ thống:
- Cập nhật những thay đổi của các tài liệu hệ thống quản lý (Quy trình, quy định, hướng dẫn …. )
- Ban hành các tài liệu (Quy trình, quy định, hướng dẫn, nội quy ….)
- Upload nội dung chỉnh sửa hoặc soạn mới của các quy trình, quy định, hướng dẫn của các PB/BP lên phần mềm kiểm soát tài liệu và cập nhật các danh mục tài liệu trên ổ đĩa chung và ổ đĩa BP.
- Thu hồi những tài liệu đã lỗi thời.
b) Tài liệu kỹ thuật:
- Kiểm tra và ban hành hồ sơ mẫu đạt, bản vẽ kỹ thuật, quy định logo.
- Cập nhật danh mục theo dõi hồ sơ mẫu đạt, bản vẽ kỹ thuật, quy định Logo.
- Lưu trữ và truy xuất hồ sơ mẫu đạt, bản vẽ kỹ thuật, quy định logo khi có phát sinh yêu cầu từ các PB/BP.
- Theo dõi thu hồi các bản vẽ và hồ sơ (tham khảo, chính thức) đã hết hiệu lực.
- Cung cấp hồ sơ mẫu đạt, bản vẽ kỹ thuật, quy định logo cho các PB/BP khi có yêu cầu.
6. Tham gia vào việc tiếp các đoàn đánh giá bên ngoài khi thực hiện các cuộc đánh giá tại công ty: Tham gia tiếp và cung cấp hồ sơ liên quan hệ thống 9001 & 14001 hoặc các hệ thống quản lý khác có liên quan theo yêu cầu của đoàn đánh giá (BSCI, Khách hàng, các tổ chức chứng nhận trực thuộc cơ quan có thẩm quyền….)
7. Tham gia vào các buổi đánh giá NCC liên quan quan đến hệ thống quản lý chất lượng..
8. Thực hiện các công việc liên quan đến hành chính của phòng và các công việc khác theo sự phân công của Trưởng nhóm QA/ TBP QA (nếu có)
Yêu Cầu Công Việc
Yêu cầu về bằng cấp/chứng chỉ:
- Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành: Hóa, Môi Trường, Công nghệ thực phẩm hoặc các chuyên ngành có liên quan.
- Trình độ ngoại ngữ: Ưu tiên đọc, hiểu tài liệu chuyên ngành liên quan các tiêu chuẩn về quản lý hệ thống chất lượng.
- Có chứng chỉ về đánh giá viên nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, ISO 14001.
Yêu cầu về kinh nghiệm, kiến thức:
- Ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực: Xây dựng và vận hành hệ thống iso 9001 và 14001 hoặc vị trí tương đương.
Yêu cầu khác về kỹ năng, khả năng:
- Tính chủ động trong công việc cao, năng động, nhanh nhẹn.
- Có khả năng làm việc độc lập/làm việc nhóm.
- Nhạy bén và linh động trong công việc.
- Kỹ năng giao tiếp; năng lực xây dựng, quản lý và đào tạo đội nhóm.
- Kỹ năng lập kế hoạch, thuyết trình trước đám đông.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng trình bày văn bản.
* TGLV: 07h30-16h30. Xe đưa rước từ HCM (Ngã 4 Thủ Đức, Hàng Xanh, Gò Vấp, Tân Bình, Quận 3)
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: 28 - 35
- Lương: 14 Tr - 16 Tr VND
Năm 1996, thương hiệu Gốm sứ Minh Long được thành lập bắt đầu với việc sản xuất đồ gốm mỹ nghệ xuất khẩu nước ngoài, đặc biệt là Pháp, đến năm 1997, công ty đầu tư sản xuất bộ đồ ăn bằng sứ cao cấp với thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất theo công nghệ hiện đại chủ yếu của Đức và Nhật
Chính sách bảo hiểm
- Thưởng BHXH, Thưởng Lễ / Tết.
- THưởng hiệu quả công việc
Các hoạt động ngoại khóa
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, thân thiện
- Team building
- Thể thao
- Trò chơi
Lịch sử thành lập
- Năm 1996, Minh Long được cấp giấy phép xuất khẩu, cho phép xuất khẩu đồ gốm mỹ nghệ đi các quốc gia khác.
- Trong vòng 5 năm, Minh Long hoạt động chủ yếu xuất khẩu đồ gốm mỹ nghệ sang các nước Châu Âu, đặc biệt là nước Pháp cho đến năm 1998, khi Minh Long chuyển đổi hướng kinh doanh và tập trung vào thị trường nội địa.
Mission
Trong quá trình phát triển, với bàn tay tài hoa của chính ông Lý Ngọc Minh, công ty đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Bình Dương nói riêng và đất nước, con người Việt Nam nói chung. Chính quyền địa phương mong muốn công ty tiếp tục phát triển không ngừng, tạo thêm nhiều lao động việc làm cho địa phương, giữ vững và phát triển rực rỡ ngành nghề gốm sứ truyền thống của tỉnh
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân Viên ISO là gì?
ISO là Tổ Chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế – International Organization for Standardization – đơn vị thành lập nên chứng chỉ ISO.
Nhân viên ISO là người nắm và hiểu rõ tiêu chuẩn ISO của hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của Công ty cũng như tình hình thực hiện quy trình chất lượng tại các đơn vị, từ đó xây dựng nên bộ quy chuẩn cho sản phẩm, tương ứng với ngành hàng của công ty, doanh nghiệp sản xuất mà họ đang làm việc.
Mô tả công việc Nhân viên ISO
Môi trường làm việc của nhân viên ISO thường làm việc tại văn phòng hoặc xưởng, nhà máy sản xuất, v.v. Tuỳ theo ngành hàng kinh doanh và những tiêu chuẩn ISO doanh nghiệp áp dụng mà nhân viên ISO triển khai các công việc liên quan. Tham khảo một số công việc cụ thể bạn sẽ làm như:
Thiết lập và triển khai hệ thống ISO
Xây dựng và thiết lập tài liệu ISO, từ đó tạo ra các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm trong các giai đoạn nguyên vật liệu, sản xuất và nghiệm thu. Đảm bảo rằng các tiêu chuẩn này được áp dụng và thực hiện đúng trong suốt quy trình sản xuất.
Giám sát và đánh giá chất lượng sản phẩm
Theo dõi và giám sát quy trình sản xuất tại nhà máy để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thực hiện các báo cáo kiểm định chất lượng, phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình đánh giá sản phẩm, và điều chỉnh quy trình khi cần thiết.
Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
Hỗ trợ các phòng ban chỉnh sửa tài liệu ISO và đảm bảo tiến độ công việc đáp ứng yêu cầu chất lượng. Duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, quy trình và quy chế chất lượng để phù hợp với thực tế của nhà máy/doanh nghiệp. Thực hiện các báo cáo đánh giá quá trình quản lý chất lượng định kỳ (tuần, tháng, năm) theo yêu cầu của quản lý và ban giám đốc.
Nhân Viên ISO có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên ISO
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên ISO, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên ISO?
Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên ISO
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Yêu cầu về trình độ học vấn: Ứng viên được yêu cầu là tốt nghiệp các chuyên ngành kỹ thuật, thống kê, hoặc kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc trung cấp.
-
Chứng chỉ/Chứng nhận chuyên môn: Các ứng viên cần có chứng chỉ liên quan như Microsoft Certified Systems Engineer (MCSE), chứng chỉ Microsoft Certified System Administrator (MCS), chứng chỉ Cisco Certified Network Associate (CCNA).
-
Kỹ năng ngôn ngữ: Khi ứng tuyển trở thành nhân viên ISO cần thành thạo tiếng Anh cơ bản, đủ để đọc hiểu tài liệu và giao tiếp cơ bản trong môi trường công việc.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: là một trong những kỹ năng quan trọng không chỉ trong công việc mà ở nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Để thành công, nhân viên ISO nên có kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng giao tiếp sẽ bao gồm các kỹ năng nhỏ hơn. Ví dụ như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thuyết trình, giải trình,…
- Kỹ năng tổ chức công việc, thời gian: là một kỹ năng vô cùng cần thiết ở bất kỳ lĩnh vực, công việc nào, bạn cũng cần quản lý thời gian, công việc hợp lý. Đối với vị trí nhân viên ISO cũng không ngoại lệ. Điều này sẽ giúp bạn điều phối được công việc, thời gian giữa làm việc, nghỉ ngơi được hiệu quả, giảm bớt căng thẳng và kiên trì hơn trong công việc.
- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: là một kỹ năng mà bạn sẽ cần rèn luyện để có thể kiểm soát, quản lý được những nhân sự thực hiện sản xuất sản phẩm. Một người ISO thành công sẽ cần có năng lực điều phối, phân phối thực tập sinh, công nhân, nhân sự của họ. Từ đó giúp quá trình sản xuất sản phẩm được hiệu quả, thành phẩm đảm bảo được chất lượng phù hợp với quy chuẩn.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong quá trình sản xuất sẽ luôn có những sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Do đó, với vai trò là người giám sát, ISO của dây chuyền sản xuất, sản phẩm, bạn sẽ cần có khả năng xử lý tình huống linh hoạt. Bên cạnh đó, bạn cần cố gắng đưa ra những biện pháp xử lý để giúp giảm được thiệt hại xuống mức tối thiểu nhất có thể.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu: Một nhân viên ISO thông thường sẽ phải thu thập, phân tích các số liệu, dữ liệu thường xuyên. Do đó, bạn sẽ cần rèn luyện về khả năng thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu chính xác, linh hoạt.
- Kỹ năng giám sát, kiểm soát: Là một nhân viên ISO, bạn sẽ cần thường xuyên kiểm soát, giám sát các bộ phận khác. Đây cũng sẽ là một kỹ năng cần thiết nếu bạn phân vân về kỹ năng để thành công của ISO là gì. Nếu kỹ năng kiểm soát, giám sát không tốt, nó có thể gây ra sự ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn.
Lộ trình thăng tiến Nhân viên ISO
Vị trí |
Số năm kinh nghiệm |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
khoảng 3 triệu - 5 triệu đồng/tháng |
|
Từ 1 - 3 năm |
khoảng 8 triệu - 12 triệu đồng/tháng |
|
Chuyên viên ISO |
Từ 3 - 5 năm |
khoảng 12 triệu - 18 triệu đồng/tháng |
Trưởng phòng ISO |
Từ 5 - 8 năm |
khoảng 18 triệu - 30 triệu đồng/tháng trở lên |
Giám đốc ISO |
Trên 8 năm |
khoảng 30 triệu - 50 triệu đồng/tháng trở lên |
Mức lương bình quân của Nhân viên ISO có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Nhân viên tiếp thị: 7 - 10 triệu/tháng
- Nhân viên tổng vụ: 8 - 12 triệu/tháng
- Nhân viên thu cước: 8 - 15 triệu/tháng
1. Thực tập sinh ISO
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh ISO thường được đào tạo và hướng dẫn để làm quen với các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo ISO. Công việc của thực tập sinh bao gồm hỗ trợ các hoạt động kiểm định chất lượng, thu thập dữ liệu, phối hợp với các bộ phận khác để triển khai các quy trình, và tham gia vào việc soạn thảo tài liệu hướng dẫn và báo cáo.
>> Đánh giá: Thực tập sinh ISO sẽ không được giao các công việc chuyên môn vì đó là bí mật kinh doanh và uy tín của tổ chức. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một thực tập sinh đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng bởi ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.
2. Nhân viên ISO
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 1 - 3 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Nhân viên ISO. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Công việc của Nhân viên ISO đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên ISO cần có kiến thức vững về các tiêu chuẩn ISO, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, cũng như khả năng lãnh đạo nhóm và tư duy chiến lược. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
3. Chuyên viên ISO
Mức lương: 12 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Chuyên viên ISO, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Chuyên viên ISO chịu trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý và phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo ISO. Công việc bao gồm thực hiện đánh giá và cải tiến liên tục các quy trình, phối hợp với các bộ phận khác để triển khai và duy trì hệ thống chất lượng, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và yêu cầu của khách hàng. Chuyên viên cũng thường tham gia vào việc chuẩn bị và chỉ đạo các hoạt động đào tạo liên quan đến ISO, và có trách nhiệm cao trong việc giám sát và báo cáo tình trạng thực hiện ISO cho ban giám đốc.
>> Đánh giá: Công việc của Chuyên viên ISO đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Chuyên viên ISO là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, theo dõi và giám sát quy trình sản xuất, báo cáo kiểm định chất lượng, phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình đánh giá sản phẩm. Mục tiêu của vị trí này là bồi dưỡng nhân lực trẻ; theo dõi, giám sát việc kiểm định chất lượng của sản phẩm,đảm bảo tuân tủ các quy định pháp luật và yêu cầu khách hàng.
4. Trưởng phòng ISO
Mức lương: 18 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Trưởng phòng ISO là người lãnh đạo cao cấp trong bộ phận quản lý chất lượng. Công việc của họ bao gồm thiết lập chiến lược và kế hoạch tổng thể cho hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo rằng các quy trình và tiêu chuẩn ISO được triển khai hiệu quả và liên tục cải tiến.
>> Đánh giá: Trưởng phòng cũng có trách nhiệm trong việc đào tạo, phát triển nhân viên, xây dựng năng lực cho bộ phận ISO, và đại diện cho bộ phận trong các cuộc đối thoại với khách hàng và cơ quan chứng nhận. Họ cần có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, quản lý chiến lược và giải quyết vấn đề, cùng với sự hiểu biết sâu rộng về các quy định và yêu cầu ISO.
5. Giám đốc ISO
Mức lương: 30 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 8 năm trở lên
Giám đốc ISO là người đứng đầu toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng trong công ty. Công việc của họ bao gồm thiết lập và định hướng chiến lược dài hạn cho quản lý chất lượng theo ISO, đảm bảo rằng các quy trình và tiêu chuẩn được thực hiện toàn diện và đạt hiệu quả cao nhất. Giám đốc cũng có trách nhiệm trong việc quản lý nguồn lực, lãnh đạo và phát triển nhân viên, xây dựng mối quan hệ với khách hàng quan trọng và các đối tác chiến lược, đồng thời đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các tiêu chuẩn quốc tế.
>> Đánh giá: Họ cần có kinh nghiệm rộng lớn, khả năng lãnh đạo chiến lược, và sự hiểu biết sâu rộng về các tiêu chuẩn ISO và ngành công nghiệp mà công ty hoạt động. Mức lương của vị trí cấp cao này nằm trong khoảng từ 30 triệu - 50 triệu đồng/tháng trở lên.
5 bước giúp Nhân viên ISO thăng tiến nhanh trong trong công việc
Trau dồi kiến thức chuyên môn
Nhân viên ISO là người đảm nhận công việc kiểm định, vì vậy cần hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ đang kinh doanh. Cùng với đó, nhân viên ISO có thể tham gia các khóa học, hội thảo đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực liên quan để cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng chuyên môn.
Đạt năng suất công việc cao
Năng suất công việc thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số (KPI) mà nhân viên ISO cần đạt được. Cùng với đó, nhân viên ISO cũng có thể chủ động đưa ra các ý tưởng mới nhằm cải tiến quy trình làm việc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc.
Phát kiển các kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ giúp bạn ký kết được nhiều hợp đồng hơn và đạt được doanh số cao.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ
Khi nhân viên ISO có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Các mối quan hệ nhiêu lúc sẽ là chìa khóa cứu cánh cho các chỉ tiêu doanh số.
Đảm nhận thêm các công việc
Nhân viên ISO có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên ISO đang tuyển dụng
Việc làm Thực tập sinh ISO cho người mới