1. Thiết kế sản phẩm mới.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp Kết nối, tích hợp, lập trình ứng dụng IOT và phần mềm ứng dụng cho các sản phẩm và thiết bị điều khiển THÔNG GIÓ, CHO ĂN, THOÁT PHÂN, CHẾ BIẾN, QUẢN LÝ...
- Thiết kế và lập trình chi tiết Các phần mềm tích hợp, điều khiển, quản lý.
- Định mức và đưa lên hệ thống SAP.
- Yêu cầu sản xuất mẫu nếu có.
- Phối hợp Maketing xây dựng tài liệu cho sản phẩm.
2. Cải tiến sản phẩm đã có.
- Ghi nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban, từ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm.
- Đưa ra nguyên nhân, phương án cải tiến cho sản phẩm.
- Xây dựng lại định mức và đưa lên hệ thống SAP.
3. Báo giá.
- Phối hợp phòng kinh doanh để báo giá khi có dự án mới.
- Liên hệ khách hàng để lấy các thông tin chuyên sâu khác.
- Tìm đối tác cùng phối hợp để xây dựng hệ thống hoàn thiện.
4. Phối hợp nhóm
- Phối hợp với nhân sự liên quan để lập kế hoạch và sắp xếp công việc.
- Hướng dẫn và hỗ trợ công việc các nhóm sản phẩm liên quan.
Kết nối với các nhóm phẩm và các phòng ban liên quan để hoàn chỉnh sản phẩmYêu Cầu Công Việc
1. Trình độ học vấn/chuyên môn:
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT hoặc tương đương.
- Trình độ vi tính: Thành thạo phần mềm AutoCADs, MS Office, ngôn ngữ lập trình.
- Trình độ ngoại ngữ: đọc hiểu tài liệu tiếng anh chuyên ngành.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng giải quyết linh họat các vấn đề liên quan kỹ thuật bằng nhiều giải pháp thiết kế.
- Có kỹ năng nhìn nhận phân tích vấn đề tốt, tính sáng tạo cao.
- Có kỹ năng tổ chức, sắp xếp thời gian làm việc.
- Có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt (nghe, nói, viết).
- Có kỹ năng tốt làm việc nhóm, xây dựng quan hệ làm việc tập thể.
3. Kinh nghiệm:
- Có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm về thiết kế lập trình PLC...
- Hiều và làm việc được trên các ngôn ngự lập trình Java, C++, php, Asp, ASP.Net, Visual Basic.Net...
4. Phẩm chất cá nhân:
- Ngăn nắp, có tổ chức
- Có thái độ cầu tiến, không ngại va chạm, tính thực tiển cao.Chế độ bảo hiểm
Du Lịch
Chế độ thưởng
Chăm sóc sức khỏe
Đào tạo
Tăng lương
Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long, tiền thân là Công ty Tân Long Vân, được thành lập năm 2000 tại Hà Nội, Việt Nam. Trải qua hơn 16 năm hoạt động, Tân Long ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, đón đầu các xu hướng của thị trường và trở thành một trong những tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề có uy tín nhất của Việt Nam.
Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Từ năm 2015, Tân Long tự hào là một trong những nhà nhập khẩu và phân phối nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hàng đầu cho thị trường Việt Nam với nhiều mặt hàng đa dạng: ngô, khô đậu tương, lúa mì, DDGS. Tân Long là đối tác lớn của các đơn vị như: Cargill, C.P. Group, Sojitz, De Heus, Green Feed, EH, CHS, Kingsbury, Glencore, ECTP, v.v.
Gạo
Dù là một thương hiệu mới trong làng gạo Việt Nam, Tân Long đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín với các đối tác và trở thành một trong những nhà xuất khẩu gạo Japonica hàng đầu Việt Nam. Dòng gạo hạt dài cũng là một thế mạnh của Tân Long. Năm 2017, Tân Long xuất sang thị trường Philippines lượng hơn 50,000 tấn. Tổng doanh thu mặt hàng gạo hàng năm đạt 50-70 triệu đô la Mỹ. Các thị trường xuất khẩu gạo lớn của Tân Long bao gồm Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico. Hướng đến nâng cao chất lượng sản phẩm và giúp nâng cao đời sống của người nông dân Việt Nam, Tân Long kết hợp với các hợp tác xã để xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn và thành công trong việc duy trì suốt các năm qua.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ bảo hiểm : BHYT, BHXH, BHTN
- Hưởng quyền lợi bảo hiểm 24/7
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Team building theo quý
- Các hoạt động vui chơi, giải trí, ca hát thường xuyên
- Thể thao: Đá bóng, bóng chuyền,..
Lịch sử thành lập
- Công ty được thành lập năm 2006
Mission
Sứ mệnh của Tân Long đối với khách hàng là cung cấp các mặt hàng đa dạng với giá cả cạnh tranh và chất lượng quốc tế. Công ty có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ nhu cầu và đảm bảo sức khỏe của người sử dụng. Bên cạnh đó, Tân Long hướng đến cải thiện chất lượng cuộc sống làm việc của đội ngũ nhân viên, những người trực tiếp tạo ra giá trị cho công ty. Quan trọng hơn cả, Tân Long luôn cân đối giữa lợi ích của công ty và lợi ích của xã hội, tích cực đóng góp và xây dựng các hoạt động vì cộng đồng, vì một Việt Nam tươi đẹp hơn.
Review Tân Long Group
Ở Tân Long các bạn có nhiều thứ để làm, đa dạng các trường hợp để nâng cao chuyên môn! Lương ở Tân Long cũng khá cạnh tranh so với thị trường nhưng môi trường cực kì toxic
Những bạn trẻ tụi mình vào có nhiều hội để làm việc, sáng tạo, xây dựng mới, biến những cái chưa có thành sẽ có và đã có. Nhưng các quản lý hầu như ko chuyên ngành, chủ yếu làm lâu năm, trái ngành
Chiến lược, tầm nhìn thay đổi liên tục, làm cho các nhân viên, quản lý cấp trung...có khi không hiểu và ko theo kịp được sự thay đổi.
Công việc của Kỹ sư PLC là gì?
Kỹ sư PLC là một công việc chuyên về lĩnh vực tự động hóa và điều khiển trong các hệ thống công nghiệp và sản xuất. PLC là viết tắt của "Programmable Logic Controller," là một thiết bị điện tử được sử dụng để kiểm soát và giám sát các quy trình sản xuất và máy móc trong các nhà máy và xưởng sản xuất. Bên cạnh đó, những vị trí như Kỹ sư tự động hóa, Kỹ sư phát triển phần mềm ERP cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Kỹ sư PLC
Cài đặt, kiểm tra phần mềm
Kỹ sư PLC cần cài đặt phần cứng và phần mềm của PLC và đảm bảo rằng hệ thống hoạt động đúng cách. Họ thường phải thực hiện các thử nghiệm và kiểm tra để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống.
Bảo trì và sửa chữa
Khi hệ thống gặp sự cố hoặc cần bảo trì định kỳ, Kỹ sư PLC phải thực hiện các công việc sửa chữa và bảo trì. Họ cần xác định và khắc phục các lỗi trong chương trình PLC và thay thế các linh kiện bị hỏng nếu cần.
Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật
Kỹ sư PLC thường phải tư vấn cho khách hàng hoặc đồng nghiệp về các vấn đề liên quan đến hệ thống điều khiển tự động và cách sử dụng PLC. Họ cũng có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong trường hợp có sự cố hoặc vấn đề kỹ thuật khác.
Nghiên cứu và phát triển
Các Kỹ sư PLC có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển để cải thiện công nghệ điều khiển tự động và PLC, đồng thời nắm vững các xu hướng mới trong ngành công nghiệp. Kỹ sư PLC đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tự động hóa và điều khiển hiệu quả trong các môi trường công nghiệp, giúp tối ưu hóa sản xuất và đảm bảo an toàn và tin cậy của hệ thống.
Kỹ sư PLC có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
114 - 181 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư PLC
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư PLC, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư PLC?
Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư PLC
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Kỹ sư PLC cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Tốt nghiệp chuyên ngành Cơ điện tử, Tự động hóa, Điều khiển tự động hóa. Công việc của Kỹ sư PLC có tính đặc thù cao và đòi hỏi người thực hiện phải có các kiến thức chuyên môn nhất định.
-
Kiến thức về PLC: Đòi hỏi kiến thức về các dòng PLC cụ thể như Siemens, Allen-Bradley, Mitsubishi, Omron, Schneider Electric, và nhiều hệ thống khác. Kỹ sư cần biết cách cài đặt, cấu hình và vận hành các PLC này.
-
Hiểu biết về điện và điện tử: Để làm việc với PLC, kiến thức về điện và điện tử là quan trọng. Kỹ sư cần biết về điện áp, dòng điện, mạch điện, và các thiết bị điện tử.
-
Hiểu biết về nguyên tắc hoạt động của các thiết bị công nghiệp: Kỹ sư PLC cần hiểu về cảm biến, servo motor, biến tần, relay, và các thiết bị công nghiệp khác để có thể tích hợp chúng vào hệ thống điều khiển.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng kỹ thuật hệ thống: Các kỹ năng dành riêng cho công việc cần thiết để trở thành một Kỹ sư PLC thành công sẽ có một chút khác biệt tùy theo ngành mà bạn quan tâm. Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, bạn nên có kiến thức vững chắc về kỹ thuật máy tính và phát triển phần mềm nói chung. hầu hết các Kỹ sư PLC đều làm việc với hệ thống máy tính.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình vận hành, phát triển hay cải thiện hệ thống đều có thể phát sinh các sự cố bất ngờ. Khi đó, Kỹ sư PLC phải nhanh chóng nắm bắt được vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
-
Tính cẩn thận, tỉ mỉ: Các công việc trong ngành CNTT đều đòi hỏi mức độ cẩn thận, tỉ mỉ và chú ý đến từng chi tiết rất cao. Chỉ với một sai lầm nhỏ nhất cũng có thể khiến sản phẩm hoặc dự án của bạn bị lỗi hoặc mất khá nhiều thời gian để sửa chữa. Vì vậy, để làm tốt công việc của một nhà kỹ sư FLC thì bạn cần phải rèn luyện thói quen tỉ mỉ và cẩn thận trong mọi việc.
Yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm làm việc
Vị trí Kỹ sư PLC có yêu cầu rất cao về kinh nghiệm chuyên môn. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi ứng viên cho vị trí này phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trở nên ở vị trí tương đương hoặc 3 năm kinh nghiệm tại các vị trí có liên quan đến hệ thống. Ngoài ra, bạn cũng cần tích lũy cho mình các kinh nghiệm cần thiết về cấu hình, hệ điều hành Linux, Unix, khả năng xử lý các vấn đề về hệ thống, thiết lập phần mềm tự động hoá và sử dụng công nghệ ảo.
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư PLC
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư PLC có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Thực tập sinh PLC
Mức lương: 4 - 6 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Thực tập sinh PLC là một công việc liên quan đến lĩnh vực tự động hóa và điều khiển trong ngành công nghiệp. Tham gia vào chương trình thực tập hoặc đào tạo có mục tiêu học hỏi và phát triển kỹ năng liên quan đến việc lập trình, cấu hình, và bảo trì các PLC.
>> Đánh giá: Hiện nay, ngành kỹ thuật tự động hóa có nhu cầu tuyển dụng rất cao. Các doanh nghiệp đưa ra những mức đãi ngộ hấp dẫn để thu hút nhân tài, phát triển đội ngũ nhân lực mạnh cho công ty. Điều này tạo ra cho các Thực tập sinh PLC cơ hội việc làm và nghề nghiệp dễ dàng hơn.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh PLC cho sinh viên mới ra trường
2. Kỹ sư PLC
Mức lương: 9 - 17 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Kỹ sư PLC là một công việc chuyên về lĩnh vực tự động hóa và điều khiển trong các hệ thống công nghiệp và sản xuất. PLC là viết tắt của "Programmable Logic Controller," là một thiết bị điện tử được sử dụng để kiểm soát và giám sát các quy trình sản xuất và máy móc trong các nhà máy và xưởng sản xuất.
>> Đánh giá: Làm việc với tư cách là một kỹ sư FLC đòi hỏi nhiều kỹ năng để hiểu những gì cần xảy ra trong một quy trình, tạo ra một hệ thống để làm cho quy trình đó khả thi, triển khai hệ thống và xem xét nó trong khi theo dõi và giải quyết vấn đề trong suốt quá trình. Tùy thuộc vào ngành, đây là một số kỹ năng kỹ thuật và nơi làm việc hàng đầu cần có của một kỹ sư FLC thành công.
>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư PLC mới nhất
5 bước giúp Kỹ sư PLC thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn
Đầu tiên, hãy nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn của mình trong lĩnh vực PLC. Tham gia các khóa học chứng chỉ liên quan đến PLC, như khóa học của các nhà sản xuất PLC nổi tiếng (Siemens, Allen-Bradley, Mitsubishi, Omron, etc.).
Tìm hiểu và áp dụng công nghệ mới
Theo dõi và tìm hiểu về các xu hướng và công nghệ mới trong lĩnh vực FLC. Nếu cơ hội tăng thu nhập tại vị trí Kỹ sư PLC hiện không khả thi, hãy xem xét việc chuyển đổi sang các vị trí liên quan như chuyên gia tự động hóa, chuyên viên SCADA, hoặc quản lý dự án tự động hóa.
Phát triển kỹ năng quản lý dự án
Kỹ sư PLC thường tham gia vào các dự án phức tạp và đa ngành. Việc phát triển kỹ năng quản lý dự án sẽ giúp bạn có khả năng lãnh đạo và điều hành các dự án FLC một cách hiệu quả, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Kỹ năng quản lý dự án cũng có thể tạo điểm cộng trong việc thương lượng mức lương cao hơn.
Xây dựng mạng lưới và quan hệ công việc
Kết nối và xây dựng mạng lưới với những người trong ngành IoT có thể giúp bạn tìm kiếm cơ hội công việc mới và mở rộng kinh doanh cá nhân. Thông qua các sự kiện, hội thảo và cộng đồng trực tuyến, hãy tìm cách gặp gỡ và giao lưu với các chuyên gia và nhà quản lý trong lĩnh vực FLC. Quan hệ công việc tốt cũng có thể giúp bạn tìm được các dự án thú vị và cơ hội tăng thu nhập.
Theo đuổi các chứng chỉ và đào tạo
Các chứng chỉ và đào tạo sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiếp cận với những cơ hội thăng tiến trong ngành công nghệ thông tin. Các chứng chỉ và đào tạo phổ biến bao gồm chứng chỉ Microsoft, Cisco, CompTIA, VMware và nhiều chứng chỉ khác.
Đọc thêm: