Mô tả công việc
- Cấu hình và hỗ trợ các hệ thống trên nền tảng cloud (private, public);
- Thiết lập các policy cho các hệ thống cloud;
- Giám sát hiệu năng hệ thống và quản lý tài nguyên;
- Phối hợp các đơn vị liên quan thiết lập kết nối giữa các hệ thống, dịch vụ cloud;
- Phối hợp các đơn vị liên quan thu thập log, phân tích và xử lý các sự cố hệ thống;
- Phối hợp các đơn vị để cập nhật, bảo trì và nâng cấp hệ thống;
- Xây dựng báo cáo tình trạng hoạt động của hạ tầng hệ thống;
- Tham gia triển khai các dự án công nghệ;
- Thực hiện sao lưu và phục hồi dữ liệu theo định kỳ, đảm bảo khả năng phục hồi dữ liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời của ứng dụng;
- Phối hợp cài đặt, cấu hình và kiểm thử giải pháp nâng cao tính sẵn sàng, liên tục của hệ thống;
- Rà soát và đề xuất điều chỉnh, thay đổi các chính sách, quy trình, quy định về vận hành hệ thống trên nền tảng cloud.
Yêu cầu công việc
Đào tạo: Từ Cao đẳng trở lên, được đào tạo chính quy chuyên ngành Công nghệ thông tin hoặc Điện tử Viễn thông của các trường Cao đẳng/Đại học.
Trình độ chuyên môn:- Có kiến thức về microservice, container (Docker, Kubernetes) và điện toán đám mây (Azure, GCP, AWS);
- Có kinh nghiệm vận hành, quản lý dịch vụ hạ tầng trên nền tảng cloud;
- Có kinh nghiệm làm việc với các dịch vụ cloud của GCP, AWS, Azure;
- Có khả năng xây dựng script phục vụ tự động hóa công việc (cơ bản);
- Có kiến thức về Infrastructure as Code như Terraform hoặc tương đương;
- Có kiến thức về SQL và NoSQL như SQL, MySQL, Amazon DynamoDB là một lợi thế;
- Có kinh nghiệm cài đặt, cấu hình và triển khai, kiểm thử các giải pháp nâng cao tính sẵn sàng, liên tục của ứng dụng HA (high-availability), DR (disaster recovery), LB (load balancing)… là một lợi thế.
Kinh nghiệm: Tối thiểu 05 năm kinh nghiệm quản trị hệ thống, tối thiểu 02 năm kinh nghiệm vận hành hạ tầng trên nền tảng cloud.- Ưu tiên ứng viên có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn về cloud (Azure, AWS, GCP).
- Tiếng Anh: có khả năng đọc hiểu tốt và dịch các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành; có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Quyền lợi được hưởng
Lương và phúc lợi hấp dẫn:
- Mức lương cạnh tranh, phản ánh trực tiếp kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên (chi tiết sẽ được thảo luận trong buổi phỏng vấn)
- 13 ngày nghỉ phép linh hoạt, bao gồm ngày sinh nhật và các dịp quan trọng khác
- Bảo hiểm đầy đủ theo luật lao động, cùng với ABBANK CARE - chương trình phúc lợi bổ sung đặc biệt dành cho ABBankers
- Lãi suất vay ưu đãi - Quyền lợi đặc biệt dành cho nhân viên ABBANK
Cơ hội phát triển nghề nghiệp hấp dẫn:
- Gia nhập các dự án chuyển đổi quy mô lớn, cộng tác cùng các chuyên gia hàng đầu để áp dụng công nghệ mới nhất trong ngành ngân hàng
- Lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng, được tạo điều kiện cho cả sự phát triển kỹ thuật và quản lý
- Hỗ trợ đào tạo và chứng chỉ trong lĩnh vực IT, ngân hàng/tài chính
Môi trường làm việc năng động:
- Mô hình làm việc linh hoạt, trẻ trung, khuyến khích đổi mới và sáng tạo
- Văn phòng được trang bị hiện đại, kèm theo các thiết bị tiên tiến nhất dành cho nhân viên
- Tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa (team building, hội thảo, và các sự kiện văn nghệ), tạo điều kiện cho nhân viên gắn kết và phát triển
Được thành lập từ năm 1993, cho đến nay Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã và đang đóng góp cho thị trường tài chính Việt Nam một thương hiệu Ngân hàng bán lẻ thân thiện, uy tín và hiệu quả.
Cùng với sự phát triển uy tín thương hiệu, chất lượng môi trường làm việc tại ABBANK cũng liên tục được các tổ chức uy tín trong và ngoài nước đánh giá cao những năm gần đây: Năm 2021, ABBANK lọt vào danh sách 25 Thương hiệu Tài chính dẫn đầu tại Việt Nam theo công bố của Tạp chí Tài chính Forbes Việt Nam với giá trị thương hiệu ước đạt 39,4 triệu USD; ABBANK là 1 trong 10 ngân hàng ngoài quốc doanh có Chỉ số thương hiệu tốt nhất và Top 13 Ngân hàng có chỉ số thương hiệu tốt nhất (Theo báo cáo xếp hạng của Mibrand năm 2021); ABBANK cũng được tạp chí HR Asia chứng nhận là một trong những Nơi làm việc tốt nhất Châu Á kể từ năm 2020.
Ở cột mốc 30 năm thành lập, ABBANK sở hữu một nền tảng công nghệ thông tin hiện đại; đội ngũ nhân sự tâm huyết và am hiểu nghiệp vụ, cùng với đó là hệ thống sản phẩm dịch vụ giải pháp tài chính tiện ích, hiệu quả và linh hoạt với mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc nhằm phục vụ phương châm “Khách hàng là trọng tâm”.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng chế độ Bảo hiểm theo luật lao động
- Chương trình ABBANK CARE (chế độ đãi ngộ, phúc lợi bổ sung dành cho toàn thể cán bộ nhân viên ABBANK).
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Các chương trình hội thao văn nghệ
Lịch sử thành lập
- Năm 1993, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) được thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB
- Năm 2004, Nâng cấp thành ngân hàng quy mô đô thị có vốn điều lệ 70,04 tỷ đồng
- Năm 2005, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK
- Năm 2006, ABBANK đã phát hành công trái phiếu của EVN cùng với ngân hàng Deutsche Bank và quỹ đầu tư Vinacapital
- Năm 2007, ABBANK ký hợp đồng liên kết chiến lược với Agribank; trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET; tăng vốn điều lệ lên 2300 tỷ đồng
- Năm 2008, ABBANK phát triển và trưởng thành, đã có sự bứt phá mạnh mẽ về lượng từ năm 2008 đến nay. Cùng thời điểm đó, ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Maybank – Ngân hàng lớn nhất Malaysia; ABBANK được trao giải "Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2007" do Wachoviabank – một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng
Mission
Với sứ mệnh cung cấp các giải pháp tài chính thân thiện, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu khách hàng, tôn chỉ hoạt động của ABBANK chính là:
- Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt.
- Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông.
- Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của ngân hàng.
- Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài.
Review ABBANK
Môi trường làm việc tốt, học tập được nhiều kinh nghiệm
Môi trường làm việc ổn, lương không cao
Chế độ lương thấp, thiếu chuyên nghiệp
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của System Administrator là gì?
System Admin (System Administrator) là người chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống máy tính và mạng trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của System Admin bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau, như cài đặt, cấu hình, và bảo trì các máy tính, máy chủ, phần mềm, và hệ thống mạng để đảm bảo chúng hoạt động ổn định và an toàn.
Mô tả công việc của System Admin
Quản lý hệ thống máy chủ
System Administrator chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và duy trì các máy chủ của tổ chức. Điều này bao gồm việc cài đặt và cấu hình phần cứng và phần mềm trên các máy chủ, đảm bảo rằng chúng hoạt động một cách ổn định và an toàn. Họ phải thực hiện các biện pháp bảo mật để ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài, cũng như theo dõi hiệu suất của máy chủ để phát hiện sớm các vấn đề có thể gây ra gián đoạn dịch vụ.
Giám sát và bảo trì mạng
Một phần quan trọng khác trong công việc của System Administrator là giám sát và bảo trì mạng. Họ phải liên tục theo dõi hiệu suất của mạng, bao gồm các thiết bị mạng để đảm bảo rằng không có sự cố làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. Quản trị viên hệ thống cần thiết lập các cảnh báo tự động để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn và thực hiện các biện pháp bảo trì dự phòng, như cập nhật firmware hoặc thay thế phần cứng cũ, nhằm đảm bảo mạng luôn hoạt động mượt mà và an toàn.
Quản lý và hỗ trợ người dùng cuối
System Administrator là người đầu tiên mà người dùng cuối sẽ liên hệ khi gặp phải các vấn đề kỹ thuật. Họ cần có khả năng giao tiếp tốt để giải thích các vấn đề phức tạp bằng ngôn ngữ dễ hiểu cho người dùng không có nền tảng công nghệ. Ngoài việc khắc phục sự cố phần cứng và phần mềm, họ còn có trách nhiệm hướng dẫn người dùng về cách sử dụng hệ thống một cách hiệu quả và tuân thủ các chính sách bảo mật. Hỗ trợ này có thể bao gồm cả việc cài đặt phần mềm, giải quyết các vấn đề kết nối mạng, và cung cấp đào tạo về các công nghệ mới được triển khai trong tổ chức.
Bảo mật hệ thống
An ninh mạng là một phần quan trọng trong trách nhiệm của System Administrator. Họ phải thiết lập và duy trì các biện pháp bảo mật như tường lửa, hệ thống chống virus, và các công cụ phát hiện xâm nhập để bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa tiềm tàng. Ngoài ra, quản trị viên hệ thống cần thực hiện các bản vá bảo mật kịp thời và đảm bảo rằng hệ thống luôn tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật mới nhất. Họ cũng cần thường xuyên kiểm tra và đánh giá hệ thống để phát hiện các lỗ hổng bảo mật và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro.
System Administrator có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
172 - 256 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp System Administrator
Tìm hiểu cách trở thành System Administrator, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một System Administrator?
Yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí System Admin
Vị trí Quản trị hệ thống (System Admin) yêu cầu kiến thức chuyên môn và kỹ năng rộng rãi để quản lý và duy trì hệ thống máy tính và mạng của một tổ chức. Dưới đây là danh sách các yêu cầu cơ bản:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cử nhân: Ứng viên cần có bằng cử nhân trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, kỹ thuật máy tính, hoặc các ngành học tương đương. Đây là yêu cầu cơ bản để đảm bảo ứng viên có nền tảng kiến thức vững chắc về các nguyên lý và khái niệm kỹ thuật cần thiết cho việc quản trị hệ thống. Bằng cấp này không chỉ phản ánh khả năng học thuật của ứng viên mà còn cho thấy họ đã trải qua một quá trình đào tạo chính thức về các chủ đề liên quan, từ lập trình, mạng máy tính, đến quản lý hệ thống.
- Kiến thức chuyên môn về quản trị hệ thống: Ứng viên phải có kiến thức chuyên sâu về quản trị hệ thống, bao gồm các kỹ năng cài đặt, cấu hình, và bảo trì hệ thống. Điều này đòi hỏi họ phải hiểu rõ cách các hệ thống máy chủ hoạt động, từ việc triển khai các dịch vụ cơ bản đến việc quản lý tài nguyên hệ thống một cách hiệu quả. Kiến thức này là nền tảng để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và có khả năng đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: System Administrator cần có khả năng phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra các giải pháp hiệu quả. Kỹ năng này bao gồm việc xác định nguyên nhân gốc rễ của sự cố, đánh giá các tùy chọn khả thi, và thực hiện các biện pháp khắc phục một cách nhanh chóng và chính xác. Khả năng này không chỉ giúp giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn ngăn ngừa các sự cố tương tự trong tương lai. Điều này đòi hỏi tư duy logic, khả năng phân tích thông tin kỹ thuật, và sự kiên nhẫn trong việc giải quyết các tình huống khó khăn.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Một System Administrator thường phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, từ bảo trì hệ thống, xử lý sự cố, đến hỗ trợ người dùng. Kỹ năng quản lý thời gian giúp họ ưu tiên các công việc một cách hợp lý, đảm bảo mọi nhiệm vụ được hoàn thành đúng hạn mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Quản lý thời gian hiệu quả còn giúp giảm thiểu căng thẳng và tăng cường hiệu suất làm việc, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp khi phải xử lý nhiều sự cố đồng thời.
- Khả năng làm việc dưới áp lực: Trong vai trò của mình, System Administrator thường phải đối mặt với các tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như hệ thống bị sập hoặc bị tấn công, đòi hỏi phải có khả năng làm việc dưới áp lực cao. Khả năng này bao gồm việc giữ bình tĩnh, tập trung vào giải quyết vấn đề, và không để căng thẳng ảnh hưởng đến quyết định của mình. Làm việc dưới áp lực đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự tự tin và khả năng xử lý tình huống một cách hiệu quả để đảm bảo hệ thống nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.
- Kỹ năng giao tiếp: Mặc dù là một công việc kỹ thuật, System Administrator cần có kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc hiệu quả với các đồng nghiệp và người dùng. Điều này bao gồm khả năng giải thích các vấn đề kỹ thuật một cách dễ hiểu cho những người không có chuyên môn, cũng như viết báo cáo và tài liệu một cách rõ ràng và chính xác. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp tạo ra môi trường làm việc hợp tác, giải quyết vấn đề nhanh chóng, và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan.
Các yêu cầu khác
Kỹ năng làm việc linh hoạt: Trong nhiều trường hợp, System Administrator cần sẵn sàng làm việc ngoài giờ hoặc theo ca để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định. Khả năng làm việc linh hoạt này bao gồm việc chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết các sự cố bất ngờ, tham gia vào các dự án triển khai hệ thống ngoài giờ hành chính, và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của công việc bất kỳ lúc nào.
Lộ trình thăng tiến của System Admin
1. Thực tập sinh System Admin
Mức lương: 3 - 5 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh System Admin là vị trí dành cho những sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp có đam mê với lĩnh vực quản trị hệ thống và mạng. Họ sẽ hỗ trợ các quản trị viên hệ thống trong việc cài đặt, cấu hình và bảo trì hệ thống máy chủ, thiết bị mạng, và các ứng dụng hệ thống. Vị trí này cung cấp cơ hội học hỏi thực tế, phát triển kỹ năng quản trị hệ thống và làm quen với các công nghệ hiện đại trong môi trường chuyên nghiệp.
>> Đánh giá: Vị trí Thực tập sinh System Admin rất thích hợp cho các sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, hoặc các ngành liên quan. Đây là cơ hội tuyệt vời cho những ai muốn bắt đầu sự nghiệp trong quản trị hệ thống và mạng, đồng thời mong muốn phát triển kỹ năng thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
2. System Administrator
Mức lương: 15 - 20 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm
System Administrator là vị trí quan trọng trong việc duy trì và quản lý hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các hệ thống máy chủ, mạng, và dịch vụ ứng dụng hoạt động ổn định và an toàn. Công việc của System Administrator bao gồm cài đặt, cấu hình, nâng cấp và giám sát các hệ thống, cũng như xử lý các sự cố phát sinh.
>> Đánh giá: Đây là vai trò dành cho những ai có kiến thức chuyên sâu về hệ điều hành, mạng máy tính, bảo mật và các công nghệ quản lý hệ thống tiên tiến. System Administrator cần có kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề nhanh chóng, và khả năng làm việc độc lập cũng như phối hợp tốt với các nhóm khác trong tổ chức. Vị trí này yêu cầu ứng viên phải có tính kỷ luật, sự cẩn trọng trong công việc, và khả năng chịu áp lực cao để đảm bảo rằng hệ thống công nghệ thông tin của tổ chức hoạt động liên tục, an toàn và hiệu quả.
>> Xem thêm:
Việc làm Cloud Engineer đang tuyển dụng
Việc làm System Engineer đang tuyển dụng
Việc làm DevOps Engineer đang tuyển dụng