Ứng viên có nguyện vọng vui lòng tải về mẫu Phiếu dự tuyển và đính kèm vào mục CV/Sơ yếu lý lịch khi nộp hồ sơ.
Thời hạn nộp hồ sơ: đến hết ngày 23/10/2024.
Mô tả công việc
- Nghiên cứu giải pháp Ngân hàng số dành cho Khách hàng tổ chức
- Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm dịch vụ, giải pháp trên kênh số cho Khách hàng tổ chức (bao gồm Khách hàng Doanh nghiệp và Định chế tài chính).
- Xây dựng chính sách, quy trình, quy định nội bộ, văn bản hướng dẫn cho các sản phẩm dịch vụ, giải pháp trên kênh số dành cho KHTC.
- Phối hợp với đơn vị liên quan trong việc thiết kế các sản phẩm cấu trúc, sản phẩm đa kênh cho KHTC.
- Đánh giá hiệu quả triển khai sản phẩm dịch vụ thuộc phạm vi quản lý so với mục tiêu đề ra, nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh để đề xuất các giải pháp cải tiến/điều chỉnh sản phẩm dịch vụ cho phù hợp (nếu cần thiết).
- Quản lý và phát triển kênh số, mở rộng hoạt động kinh doanh trên các kênh số; phát triển/điều chỉnh/nâng cấp/tích hợp/cải tiến tính năng và giao diện trải nghiệm dịch vụ ngân hàng số theo phân công:
- Quản lý các kênh giao diện dành cho Khách hàng sử dụng (Front-end) phục vụ KHTC.
- Theo dõi biến động về doanh số, Khách hàng sử dụng trên kênh được giao phụ trách, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của kênh được giao phụ trách.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan để thúc đẩy việc bán kèm, bán chéo các sản phẩm dịch vụ, giải pháp trên kênh số cho các đối tượng khách hàng khác (khách hàng SME, thể nhân) một cách kịp thời, theo quy định.
- Quản lý các yêu cầu thay đổi (URD) đối với kênh được giao phụ trách, phối hợp với các bộ phận có liên quan nghiệm thu URD sau khi bộ phận công nghệ hoàn thành xây dựng và phối hợp triển khai tới Khách hàng
- Thực hiện các báo cáo về kênh được giao phụ trách theo yêu cầu.
- Đề xuất các dự án, các thủ tục nâng cấp hệ thống liên quan kênh số phục vụ KHBB, khách hàng TCTD (không bao gồm sản phẩm, dịch vụ vốn).
- Trình độ:
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học loại Khá trở lên, chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng hoặc chuyên ngành liên quan phù hợp với vị trí tuyển dụng tại các trường đào tạo sau:
- Các trường Đại học công lập trong nước: Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Tài chính Marketing, Đại học Ngân hàng TP.HCM, Đại học Ngoại Thương TP.HCM, Đại học Kinh tế Luật TP.
- Các trường Đại học ngoài công lập bao gồm: Đại học dân lập Thăng Long (tại Hà Nội)
- Đại học FPT (tại Hà Nội)
- Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng (tại TP Hồ Chí Minh)
- Đại học Hoa Sen (tại TP Hồ Chí Minh)
- Đại học dân lập Văn Lang (tại TP Hồ Chí Minh), Đại học RMIT (tại Hà Nội và TP.HCM).
- Các Trường Đại học nước ngoài có uy tín (kể cả các trường đang đào tạo tại Việt Nam).
- Loại hình đào tạo: Đào tạo hệ chính quy tập trung dài hạn (không bao gồm đào tạo liên thông, văn bằng 2, tại chức, hoặc vừa học vừa làm; đào tạo Thạc sỹ chỉ là tiêu chí xem xét ưu tiên).
- Trình độ ngoại ngữ:
- Tiếng Anh B1 trở lên (Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc tương đương. Đối với các ứng viên tốt nghiệp tại Trường đại học nước ngoài, không yêu cầu cung cấp chứng chỉ Tiếng Anh B1 trở lên hoặc tương đương.
- Sử dụng thành thạo ngoại ngữ và có khả năng nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh liên quan đến công việc phụ trách, tổng hợp, soạn thảo văn bản, và giao tiếp tốt với đối tác nước ngoài.
- Trình độ tin học: Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản (hoặc tương đương) trở lên.
- Kiến thức:
- Yêu cầu chung:
- Có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng.
- Am hiểu các sản phẩm, dịch vụ, và quy trình ngân hàng thương mại và ngân hàng nói chung.
- Có kiến thức và kỹ năng về nghiên cứu và phát triển các giải pháp số, các tính năng trên kênh số
- Có khả năng xây dựng, thiết kế giải pháp số bao gồm việc xây dựng chính sách, quy trình, quy định nội bộ, văn bản hướng dẫn, mô hình vận hành và lập kế hoạch triển khai, đánh giá hiệu quả triển khai các giải pháp số dành cho KHTC.
- Có khả năng quản lý vòng đời sản phẩm, đề xuất các chiến lược phù hợp với các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm.
- Có khả năng phân tích các vấn đề của sản phẩm hiện tại, đề xuất các luồng quy trình mới để cải tiến quy trình, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và đề xuất các sản phẩm/tính năng mới phù hợp nhu cầu thị trường.
- Có khả năng lên ý tưởng, lập kế hoạch và triển khai thiết kế, cải tiến các hành trình trải nghiệm của khách hàng để tăng sự tương tác và gắn kết của người dùng với sản phẩm và/hoặc dịch vụ trong không gian số.
- Kinh nghiệm: Tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số
- Kỹ năng
- Lập kế hoạch và quản lý thời gian;
- Giao tiếp và trình bày tốt;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng tin học văn phòng (word, excel, powerpoint, visio);
- Làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Khả năng
- Tư duy logic;
- Đánh giá, phân tích và ra quyết định.
- Phẩm chất cá nhân
- Tuân thủ kỷ luật;
- Tinh thần trách nhiệm;
- Trung thực;
- Năng động, sáng tạo, chịu được áp lực công việc cao.
- Độ tuổi: Không quá 35 tuổi tại thời điểm đăng ký tuyển dụng.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam).
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Các hoạt động cộng đồng
Lịch sử thành lập
- Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.
- Tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank
- Năm 1990, Đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, từ đây Vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại
- Năm 1993, Vietcombank đã chính thức tham gia sâu rộng hơn vào thị trường tiền tệ thế giới, gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT
- Năm 1995, trở thành thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á
- Năm 1996, gia nhập tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là Mastercard và Visa card; Sáng lập Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng; Tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống khí đốt Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, Thủy điện Yaly…
- Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
- Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức hoàn tất chuyển đổi và hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, minh bạch hóa thông tin, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước
- Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank
- Ngày 01/04/2013, Vietcombank chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới
- Ngày 01/12/2016 Ban hành Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2020. Năm 2016, Vietcombank đã lấy lại vị trí số 1 về lợi nhuận.
- Ngày 19/10/2018 Khai trương hoạt động Vietcombank tại Lào
- Ngày 28/11/2018 Trở thành ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chính thức trao quyết định số 2315/QĐ NHNN chấp thuận áp dụng Basel II theo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm trước 1 năm so với thời hạn quy định.
- Ngày 1/11/2019 Ra mắt văn phòng đại diện tại Mỹ.
- Ngày 12/11/2019 Ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty bảo hiểm FWD có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm ký kết.
- Năm 2019 Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có lợi nhuận đạt mốc 1 tỷ USD.
- Ngày 27/01/2020 Go-live thành công hệ thống ngân hàng lõi Core banking.
- Năm 2020 - nay Vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19, Vietcombank khẳng định vững chắc vị trí số 1 Việt Nam trên nhiều phương diện, thuộc danh sách 100 Ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất toàn cầu theo Reuters.
Mission
Vietcombank tuyên bố sứ mệnh: “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng.”
Review Vietcombank
Mức lương cao, môi trường làm việc thân thiện, công việc không áp lực (RV)
Môi trường làm việc tốt, mức lương cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt (UB)
Môi trường làm việc năng động, các chế độ Bảo Hiểm đầy đủ (ID)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân Viên Tư Vấn Giải Pháp là gì?
Nhân viên tư vấn giải pháp (Solution Consultant) là người có kiến thức kỹ thuật, chuyên môn sâu để giúp doanh nghiệp (thường là khách hàng doanh nghiệp) khắc phục những sự cố hoặc ngăn chặn những nguy cơ có thể xảy ra, từ đó tăng doanh số bán hàng, kết nối tốt hơn với cơ sở khách hàng. ên cạnh đó những công việc như Nhân viên tư vấn bán hàng, Nhân viên tư vấn tuyển sinh, Nhân viên tư vấn bảo hiểm, Nhân viên tư vấn khóa học,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Nhân viên tư vấn giải pháp
Mục tiêu của nhân viên tư vấn giải pháp là giúp khách hàng tìm ra được những giải pháp giải quyết vấn đề tốt nhất, hoặc ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra. Cụ thể các công việc của một nhân viên tư vấn giải pháp bao gồm:
Tư vấn giải pháp
Là một nhân viên tư vấn giải pháp, tất nhiên công việc chính sẽ là tư vấn về giải pháp cho những vấn đề mà khách hàng đặt ra. Nhân viên tư vấn giải pháp cần có kiến thức vững vàng về các nguy cơ trong kinh doanh, tài chính,... để có thể tư vấn cho khách một cách hiệu quả nhất. Nhiệm vụ chính là đưa ra được nguyên nhân, đề xuất giải pháp và dự đoán rủi ro cho những vấn đề của khách hàng.
Giải quyết khiếu nại của khách hàng
Chắc chắn trong quá trình tư vấn giải pháp thì đều không thể tránh khỏi những khiếu nại từ khách hàng. Với những trường hợp này thì nhân viên tư vấn cần nắm được các quy định như bồi thường, khuyến mại,... để có thể trả lời khách hàng khi được yêu cầu. Một điểm chú ý nữa chính là nhân viên tư vấn giải pháp cần xem xét lỗi là do phía mình hay khách hàng để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Tìm kiếm nguồn khách hàng mới
Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng (qua data có sẵn, khách hàng trực tiếp...) để chào bán dịch vụ (KH Doanh Nghiệp), lưu thông tin khách hàng lên hệ thống,... cũng là một trong những nhiệm vụ của nhân viên tư vấn giải pháp. Họ cũng phụ trách việc xây dựng các hoạt động marketing đảm bảo doanh số, chất lượng trải nghiệm khách hàng.
Nhân Viên Tư Vấn Giải Pháp có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên Tư Vấn Giải Pháp
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên Tư Vấn Giải Pháp, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Tư Vấn Giải Pháp?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên tư vấn giải pháp
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Marketing, Kinh doanh, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử, Sales,... hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, có kinh nghiệm tư vấn khách hàng là một lợi thế.
- Kiến thức chuyên môn: Nhân viên tư vấn giải pháp phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp mà mình đang làm việc. Họ cũng phải là những người hiểu rõ về lĩnh vực mà mình cần phải cung cấp giải pháp.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ nhân viên tư vấn nào, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong quá trình trao đổi, hỗ trợ khách hàng, giao dịch viên cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho khách hàng sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về dịch vụ.
- Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một nhân viên tư vấn giải pháp ưu tú sẽ rất giỏi trong việc quan sát khách hàng, từ nét mặt, cử chỉ, trang phục, người nhân viên có thể đoán được sở thích, nhu cầu của khách. Từ đó, nhân viên tư vấn sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp, gia tăng khả năng khách lựa chọn sử dụng dịch vụ.
- Khả năng nắm bắt xu hướng thị trường: Công việc của một Nhân viên tư vấn giải pháp chính là đưa ra được những định hướng hữu ích, hợp thời cho khách hàng, doanh nghiệp. Vì vậy, biết nắm bắt xu hướng thị trường chính là chìa khóa giúp họ đánh vào tâm lý chạy theo "trào lưu" của khách hàng.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Nhân viên tư vấn giải pháp phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ khách hàng của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất.
Các yêu cầu khác
- Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm giao dịch viên hoặc trong lĩnh vực liên quan
- Khả năng sử dụng các sản phẩm Microsoft Office
- Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên tư vấn giải pháp
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh tư vấn | 3.000.000 - 5.000.000/tháng |
1 - 3 năm | Nhân viên tư vấn giải pháp | 12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Trưởng phòng tư vấn | 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
5 - 10 năm | Giám đốc tư vấn | 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên tư vấn giải pháp và các ngành liên quan:
- Nhân viên tư vấn giải pháp: 12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên tư vấn du học: 12.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh tư vấn
Mức lương: 3.000.000 - 5.000.000/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh tư vấn là vị trí dành cho sinh viên năm 3 năm 4 hoặc mới ra trường. Đây là bước đầu tiên để trở thành một Nhân viên tư vấn chính thức. Thực tập sinh tư vấn có nhiệm vụ hỗ trợ khách hàng hiểu rõ về các sản phẩm, giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin chi tiết về quyền lợi và điều khoản của các sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh tư vấn mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong ngành tư vấn. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
2. Nhân viên tư vấn giải pháp
Mức lương: 12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm kinh nghiệm
Với tư cách là nhân viên tư vấn giải pháp, họ làm việc trực tiếp với khách hàng, phát triển giải pháp và bắt đầu tác động đến chiến lược kinh doanh. Vị trí này đòi hỏi khả năng phân tích sâu về môi trường kinh doanh, đề xuất các giải pháp tối ưu, tư vấn về chiến lược và quản lý dự án, cũng như xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác.
>> Đánh giá: Công việc Nhân viên tư vấn giải pháp mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Trưởng phòng tư vấn
Mức lương: 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng tư vấn là người quản lý phòng tư vấn, có nhiệm vụ điều hành, tổ chức, kiểm tra, xây dựng chính sách tư vấn, giới thiệu các chương trình phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty. Trưởng phòng tư vấn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, gắn liền với chương trình hành động sản xuất, kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra họ còn tham mưu cho lãnh đạo Công ty và trực tiếp chỉ đạo phòng tư vấn về các mặt hoạt động, tư vấn khách hàng.
>> Đánh giá: Trưởng phòng tư vấn mang lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng và chịu áp lực lớn. Công việc chính của trưởng phòng tư vấn là quản lý và giám sát, đào tạo và hỗ trợ nhân viên tư vấn để họ đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Đánh giá hiệu suất làm việc và đưa ra phản hồi định kỳ. Cơ hội việc làm Trưởng phòng tư vấn với mức lương hấp dẫn.
4. Giám đốc tư vấn
Mức lương: 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 10 năm kinh nghiệm
Giám đốc tư vấn là một vị trí quan trọng trong một công ty hoặc tổ chức. Giám đốc tư vấn có trách nhiệm cung cấp sự tư vấn chuyên môn và hỗ trợ cho khách hàng hoặc đối tác của công ty. Họ thường có kiến thức sâu về lĩnh vực hoạt động của công ty và có khả năng áp dụng kiến thức đó để giúp khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
>> Đánh giá: Công việc Giám đốc tư vấn là một vị trí lãnh đạo cao cấp trong ngành bảo hiểm hoặc các lĩnh vực tư vấn tài chính khác, với trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động tư vấn của công ty và đảm bảo các mục tiêu chiến lược được thực hiện. Với trách nhiệm chính là định hướng và phát triển chiến lược tư vấn phù hợp với mục tiêu dài hạn của công ty. Đưa ra các kế hoạch hành động chi tiết để thực hiện chiến lược này.
5 bước giúp Nhân viên tư vấn giải pháp thăng tiến nhanh trong công việc
Phát triển kỹ năng chuyên môn
Liên tục cập nhật và nâng cao kỹ năng chuyên môn thông qua các khóa đào tạo về quản lý, kỹ năng tư vấn và nắm bắt tâm lý khách hàng. Tham gia các cuộc thi để đạt được những chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực liên quan giúp tăng giá trị bản thân và mở ra cơ hội thăng tiến với mức lương cao hơn.
Thực hiện và đạt các chỉ tiêu kinh doanh
Đặt mục tiêu và làm việc chăm chỉ để đạt được hoặc vượt qua các chỉ tiêu kinh doanh được đặt ra. Hiệu suất cao sẽ giúp Nhân viên tư vấn giải pháp dễ dàng được tăng lương thưởng. Thường xuyên suy nghĩ và ứng dụng các phương pháp mới giúp phát triển các chiến lược quảng bá dịch vụ hiệu quả, giúp đội ngũ tư vấn đạt được mục tiêu doanh số.
Nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo
Cho cấp trên thấy được kỹ năng lãnh đạo của bản thân là một cách giúp Nhân viên tư vấn giải pháp được ưu ái hơn khi cất nhắc các vị trí quản lý, điều hành. Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, khách hàng, đồng nghiệp,... và đứng ra giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng là cách để thể hiện năng lực cá nhân với những người xung quanh.
Tăng cường mạng lưới quan hệ
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, mở rộng và duy trì mối quan hệ với khách hàng giúp tăng doanh số và tạo cơ hội kinh doanh mới. Tham gia các hội thảo, sự kiện ngành nghề để mở rộng mạng lưới quan hệ và cập nhật xu hướng mới nhất trong ngành cũng là cách để tăng tốc độ thăng tiến của Nhân viên tư vấn giải pháp.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện, tư vấn với rất nhiều người trong một ngày. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ người khác và tư vấn thông tin cho khách hàng. Nhân viên tư vấn nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của khách hàng. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Nhân viên tư vấn giải pháp.