Mô tả công việc
Lập hóa đơn đi đường cho các cửa hàng tỉnh
Post TO- SO sau khi đội chia hàng thực hiện xong
Thực hiện nhập kho các đơn hàng từ NCC, từ các cửa hàng chuyển về
Cùng nhân viên xử lý hàng xác minh hàng thiếu nếu có
Thực hiện tạo TO- SO trên hệ thống khi có yêu cầu
Bàn giao chứng từ nhập kho, hóa đơn giao hàng của NCC về phòng kế toán
Thực hiện mọi công việc liên quan đến số liệu hệ thống nhập kho như nhập hàng đầu vào, xuất đầu ra, làm báo cáo xuất- nhập- tồn kho (TO, SO....). Báo cáo cho quản lý trực tiếp
Bàn giao các đơn chia hàng cho trưởng nhóm của từng ngành hàng
Cùng trưởng nhóm xác minh hàng thừa thiếu khi CH báo về
Thời gian làm việc : 8h- 17h Từ T2- T7 hàng tuần
Địa chỉ : Km 9 Đại lộ Thăng Long, Xã An Khánh, Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội
Yêu cầu công việc
Sử dụng thành thạo Excel
Có khả năng làm độc lập, chịu được áp lực cao
Tốt nghiệp Trung cấp trở lên, ưu tiên các bạn học Kế Toán
Không yêu cầu kinh nghiệm
Quyền lợi
Mua hàng công ty với mức giá ưu đãi cho CBNV
Tham gia BHXH, BHYT đầy đủ theo quy định của Nhà Nước
Lương tháng thứ 13, thưởng hiệu quả làm việc
Cơ hội thăng tiến lên vị trí Trưởng nhóm....
Được tham gia các khóa học nhằm nâng cao trình độ, tay nghề của CBNV
Thu nhập : 8.000.000- 10.000.000 VNĐ ( thỏa thuận khi phỏng vấn )
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-10-18 23:15:03
Được thành lập vào năm 2006, Hệ thống cửa hàng Mẹ & Bé Bibo Mart thuộc quyền quản lý của Công ty cổ phần Bibo Mart, chuyên cung cấp các sản phẩm vô cùng đa dạng đáp ứng tất cả các nhu cầu cho Mẹ và Bé trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Các sản phẩm của các thương hiệu uy tín trên thế giới như: Combi, Chicco, Fisher-price, Farlin, Hipp, DrBrown...đều được kiểm tra và chứng nhận an toàn cho sức khỏe của Mẹ & Bé. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Bibo Mart là Hệ thống cửa hàng Mẹ & Bé uy tín nhất tại Việt Nam hiện nay với hơn 140 cửa hàng tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Bibo Mart đang tiếp tục không ngừng mở rộng Hệ thống.
Chính sách bảo hiểm
- Hợp đồng đầy đủ (được hưởng đầy đủ các chính sách về Bảo hiểm, có ngày Nghỉ lễ, Nghỉ phép, Nghỉ mát theo quy định)
Các hoạt động ngoại khóa
- Tham gia đầy đủ các hoạt động đào tạo, teambuilding, nghỉ hè trong công ty
Lịch sử thành lập
- Ngày hoạt động: 16/10/2017
Mission
Từ tình yêu đó, chúng tôi mang Sứ mệnh: “TẬN TÂM CHĂM SÓC CHO MẸ VÀ BÉ” để cùng với các bà mẹ chăm sóc, ươm mầm cho các chồi non phát triển.
Với mục tiêu trở thành Hệ thống cửa hàng Mẹ & Bé Số 1 tại Việt Nam
Review Bibo Mart
Hệ thống công việc ko rõ ràng (RV)
HR không chuyên nghiệp (RV)
Quy trình làm việc lằng nhằng, ban bệ không rõ ràng (RV)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kế toán kho là gì?
Kế toán kho (Warehouse Accountant) là vị trí nghiệp vụ quan trọng của bộ phận kế toán trong mỗi công ty. Kế toán kho sẽ thường làm việc trong các kho hàng thay vì văn phòng công ty, chịu trách nhiệm theo dõi các quá trình xuất hàng và nhập hàng tại kho, kiểm soát và thống kê các hàng tồn kho. Công việc của kế toán kho cũng liên quan đến việc quản lý các giấy tờ, thủ tục, chứng từ và các số liệu hàng hóa nhằm hạn chế các rủi ro và tránh gây tổn hại cho công ty. Bên cạnh đó những công việc như Kế toán dịch vụ, Kế toán thuế, Kế toán nội bộ, Kế toán công,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Kế toán kho
Công việc của kế toán kho có phần khác biệt so với các vị trí khác trong bộ phận kế toán. Để bạn tránh nhầm lẫn và xảy ra các sai sót, 1900.com.vn đã tổng hợp bản mô tả công việc kế toán kho phía dưới giúp bạn tham khảo và hình dung rõ hơn:
Thực hiện kiểm soát và theo dõi hàng hoá
Công việc của kế toán kho sẽ là kiểm kê và xác nhận số lượng hàng và giao nhận hoá đơn. Đồng thời cập nhật tình hình hàng hoá mỗi khi xuất hàng từ kho và nhập hàng từ các đơn vị phân phối. Đây được xem như là nhiệm vụ cơ bản và được thực hiện hàng ngày của một kế toán kho.
Lập phiếu xuất - nhập kho
Kế toán kho cũng sẽ là người phụ trách lập biên bản kiểm kê, chứng từ và nhập các số liệu hàng hoá, lưu trữ các hóa đơn, giấy tờ liên quan đến việc xuất - nhập kho và chuyển cho các bộ phận liên quan để sao lưu, để cung cấp khi cần đối chứng.
Hạch toán doanh thu và kê khai thuế cho doanh nghiệp
Trong quá trình xuất nhập khẩu, công việc kế toán kho còn là hạch toán doanh thu, giá vốn hàng hoá, công nợ và vật tư theo quy định. Bên cạnh đó, kế toán kho cũng cần kê khai thuế đầu vào, đầu ra của hàng hóa nguyên vật liệu, đảm bảo đóng thuế đúng như mức quy định của Nhà nước.
Lập các báo cáo hàng tồn kho
Kế toán kho cũng sẽ là người lập các báo cáo tồn kho và nhập xuất tồn. Đếm số lượng hàng tồn thực tế trong kho để so sánh và đối chiếu với dữ liệu được cập nhật trên hệ thống quản lý hàng. Khi so sánh, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào của số lượng hàng, họ sẽ phải lập tức báo cáo với quản lý để giải quyết.
Kế toán kho có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kế toán kho
Tìm hiểu cách trở thành Kế toán kho, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kế toán kho?
Yêu cầu tuyển dụng của Kế toán kho
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, Kế toán kho còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ kiểm toán nội bộ, chứng chỉ về thuế giá trị gia tăng, chứng chỉ về thuế thu nhập doanh nghiệp...
- Kiến thức chuyên môn: Kế toán kho phải có kiến thức chuyên môn về nguyên tắc kế toán, quy trình kế toán, báo cáo tài chính, thuế, luật kế toán và các quy định về kế toán.... để có thể hoàn thành các công việc của phòng kế toán, không để bỏ sót thông tin.
- Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Điều này cũng vô cùng quan trọng để giúp Kế toán có thể đảm bảo các công tác khai và báo thuế...
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng làm việc dưới áp lực: nghề kế toán rất áp lực và mọi sai sót đều có thể dẫn tới hậu quả và thiệt hại to lớn cho bản thân bạn và công ty, thậm chí bạn có thể vướng vào vòng lao lý nếu xảy ra sai lầm nghiêm trọng. Vì thế hãy đảm bảo có một “tinh thần thép” khi hành nghề kế toán.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Kế toán kho phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm kế toán như FAST, 3TSoft hoặc MISA,...
- Kỹ năng quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp: Đây là kỹ năng quan trọng đối với Kế toán kho, để thực hiện xử lý, thu thập thông tin dữ liệu, sổ sách kế toán,... trong quá trình làm việc, tránh xảy ra những sai sót không đáng có.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Điều này sẽ giúp công việc sổ sách, giấy tờ, tài chính được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tránh tình trạng tồn đọng công việc gây trễ lương, đóng thuế muộn,...
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán từ 1 năm trở lên
- Có các chứng chỉ hành nghề kế toán
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Kế toán kho
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh kế toán | 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Kế toán kho | 8.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng kế toán | 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 7 năm | Kế toán trưởng | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kế toán kho và các ngành liên quan:
- Kế toán dịch vụ: 10.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
- Kế toán công: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Kế toán thanh toán: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
Lộ trình thăng tiến của Kế toán kho có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này:
1. Thực tập sinh kế toán
Mức lương: 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh kế toán thường là bước đầu tiên cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong lĩnh vực kế toán. Thực tập sinh sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và học hỏi từ những chuyên gia kế toán giàu kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh kế toán là vị trí chủ yếu dành cho sinh viên năm cuối của các trường đại học với chuyên ngành kế toán. Với vị trí này, họ chủ yếu hỗ trợ các công tác liên quan đến kế toán dưới sự hướng dẫn của các nhân viên kế toán có thâm niên hơn, chứ chưa được trực tiếp tự mình xử lý các công việc. Mục tiêu chính của thực tập sinh vẫn là học hỏi nên mức lương sẽ không cao.
2. Kế toán kho
Mức lương: 7.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp với vị trí Kế toán kho. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
>> Đánh giá: Kế toán kho có thể sẽ là mảng đầu tiên mà các bạn đảm nhận khi vào công ty. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc gắn liền với bộ phận quản lý kho dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm kế toán kho có tỉ lệ cạnh tranh khá cao vì nguồn nhân lực dồi dào.
3. Phó phòng kế toán
Mức lương: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Phó phòng kế toán, Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 7 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
>> Đánh giá: Là một kế toán có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng kế toán. Cơ hội Việc làm Phó phòng kế toán có mức lương cũng sẽ cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
4. Kế toán trưởng
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.
>> Đánh giá: Kế toán trưởng là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Việc làm Kế toán trưởng có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Kế toán kho thăng tiến nhanh trong công việc
Có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn vững vàng
Từ bản mô tả công việc kế toán kho có thể thấy, nhân viên kế toán kho thường xuyên phải lập các báo cáo chứng từ, hạch toán doanh nghiệp và kê khai thuế. Do đó, công việc này đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn cao và có một nền tảng kiến thức vững nhất định để dễ dàng thích nghi và đem lại hiệu quả cao khi làm việc. Một khi đã có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, bạn cũng sẽ dễ được cất nhắc hơn.
Tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực
Không chỉ riêng nhân viên kế toán kho, mà đối với tất cả các vị trí trong bộ phận kế toán đều cần sự tỉ mỉ và cẩn thận vì phải tiếp xúc cùng lúc nhiều các hoá đơn, chứng từ hay báo cáo. Mỗi quá trình theo dõi và lập giấy tờ đều cần tính chính xác cao bởi một sai số nhỏ cũng ảnh hưởng đến rất nhiều số liệu khác. Ngoài ra, trung thực là một yếu tố cần thiết cho nhân viên kế toán kho vì công việc này liên quan trực tiếp tới doanh thu doanh nghiệp và để tạo sự tin tưởng cho cấp trên. Một khi đã tạo được lòng tin với lãnh đạo, con đường thăng tiến của bạn cũng sẽ rộng mở hơn.
Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và các phần mềm kế toán
Là một kế toán kho giỏi, việc sử dụng thành thạo kỹ năng tin học và các phần mềm kế toán là một yêu cầu bắt buộc đối với công việc của kế toán kho, giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và các công việc đạt hiệu quả cao hơn, trôi chảy hơn. Một số các phần mềm mà kế toán kho cần trau dồi và học hỏi như: excel microsoft, phần mềm chuyên cho kế toán, v.v.
Kỹ năng làm việc với số liệu
Bất cứ việc làm nào của kế toán kho cũng liên quan đến các con số và báo cáo chúng. Vì thế, bạn cần làm quen với các số liệu chi tiết, có khả năng phân tích và tổng hợp số liệu tốt để đưa ra các hướng giải quyết vấn đề phù hợp.
Hiểu biết về các loại hàng hoá
Kế toán kho là người trực tiếp kiểm kê số lượng và các loại hàng hoá, vì vậy nhân viên kế toán kho cần có kiến thức về các loại hàng khác nhau. Hàng hoá có thể khác nhau về mẫu mã, chất liệu, độ bền hoặc giá thành chênh lệch. Hiểu biết nhất định về các loại hàng sẽ giúp kế toán kho dễ dàng kiểm kê và theo dõi trong quá trình làm việc. Ngoài ra, điều đó còn giúp bạn có khả năng tự tin bộc lộ năng lực chuyên môn của cá nhân, góp phần dễ dàng hơn cho việc thăng tiến.
Xem thêm: