53 việc làm
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 6 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 8 ngày trước
The Deutsche Gesellschaft Für Internationale Zusammenarbeit (Giz)
Programme Officer on Climate and Disaster Risk Management
Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GmbH)
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 9 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 12 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 13 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 14 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 15 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 18 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 18 ngày trước
Kasikornbank Public Company Limited
Integrated Risk Management _ Team Manager
Kasikornbank Public Company Limited
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 18 ngày trước
20 - 25 triệu
Hà Nội
Đăng 19 ngày trước
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Chuyên viên cao cấp Quản lý Rủi ro Thẻ
Ngân hàng Tiên Phong - TPBANK
3.6
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 19 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 20 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 21 ngày trước
Công ty TNHH Levinci
Risk and Underwriting Support
Công ty TNHH Levinci
2.5
800 - 1300 USD
Hồ Chí Minh
Đăng 22 ngày trước
30 - 50 triệu
Hà Nội
Đăng 28 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 29 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Trên 18 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Chuyên viên Quản lý rủi ro thị trường
Ngân hàng Nam Á - NamABank
4.0
Trên 15 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công Ty Cổ Phần Dược - Trang Thiết Bị Y Tế Bình Định (Bidiphar)
Phó phòng Quản lý rủi ro và Kiểm soát nội bộ
Dược - Trang Thiết Bị Y Tế Bình Định
Thỏa thuận
Bình Định
Đăng 30+ ngày trước
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
Chuyên gia/CVCC/CVC Mô hình Rủi ro Tín dụng
Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - VIB
3.1
10 - 30 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công ty tài chính TNHH MB Shinsei
Chuyên viên Mô hình rủi ro
Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit)
4.0
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 26 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội, Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
10 - 15 triệu
Hà Nội, Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh & 2 nơi khác
Đăng 30+ ngày trước
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Trưởng phòng nghiệp vụ - Hết hạn
Bảo hiểm VietinBank
4.3
Thỏa thuận
Bắc Ninh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM
Senior Manager/ Manager - Total Rewards
CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM
4.3
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 5 ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Ngãi
Đăng 19 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 20 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 20 ngày trước
Công ty tài chính TNHH MB Shinsei
Giám đốc Mô hình rủi ro
Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit)
4.0
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
50 - 80 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
[MH&CCQTRR]_CV phân tích định lượng - Nhóm Phân tích rủi ro tín dụng
Vietcombank 4.2★
46 đánh giá 116 việc làm 8 lượt xem
Hết hạn ứng tuyển
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 21/10/2024
Hạn nộp hồ sơ: 20/11/2024
Hình thức: FULL_TIME
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Phòng Mô hình và công cụ quản trị rủi ro, Trụ sở chính VCB cần tuyển 03 Chuyên viên Phân tích định lượng - Nhóm Phân tích rủi ro tín dụng

Ứng viên có nguyện vọng vui lòng tải về mẫu Phiếu dự tuyển và đính kèm vào mục CV/Sơ yếu lý lịch khi nộp hồ sơ.

Thời hạn nộp hồ sơ: đến hết ngày 01/11/2024

I. Mô Tả Công Việc

  • Xây dựng, phát triển, giám sát và hỗ trợ vận hành/bảo trì các mô hình định lượng phục vụ quản lý rủi ro tín dụng, nhằm tối đa hóa lợi ích và yêu cầu quản trị của Ngân hàng.
  • Thiết kế xây dựng, rà soát, giám sát hoạt động và hỗ trợ vận hành các công cụ/hệ thống tin học hóa các mô hình định lượng rủi ro tín dụng.
  • Xây dựng năng lực và quy định, quy trình về xây dựng, phát triển, giám sát, hiệu chỉnh các mô hình định lượng rủi ro tín dụng.
  • Phối hợp thực hiện các giải pháp định lượng phục vụ quản lý rủi ro tín dụng:
  • Tham gia triển khai các sáng kiến về phân tích dữ liệu, mô hình hóa và tính toán tối ưu, quản lý và phát triển các nền tảng/công cụ phân tích nâng cao phục vụ hoạt động quản lý rủi ro tại VCB.
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình triển khai tin học hóa và ứng dụng kết quả mô hình.
  • Khảo sát, quy hoạch dữ liệu và triển khai các hoạt động quản lý chất lượng dữ liệu nhằm phục vụ phân tích định lượng.
  • Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ theo kế hoạch của phòng và VCB
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan do Lãnh đạo Phòng giao.

II. Tiêu Chuẩn Tuyển Dụng

  • Trình độ:
  • Tốt nghiệp Đại học/ Thạc sỹ chuyên ngành Toán học, Toán tài chính, Toán kinh tế, Kỹ nghệ tài chính (Financial Engineering), Tài chính định lượng, Quản trị rủi ro, Phân tích kinh doanh, Khoa học dữ liệu, Kinh tế học, Kinh tế-tài chính ứng dụng, Định phí bảo hiểm, Trí tuệ nhân tạo, Khoa học máy tính hoặc các chuyên ngành có liên quan khác.
  • Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh B1 trở lên (khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu) hoặc tương đương, sử dụng tốt tiếng Anh, giao tiếp và đọc hiểu tài liệu liên quan đến công việc phụ trách.
  • Trình độ tin học: Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản (hoặc tương đương) trở lên.
  • Độ tuổi: Không quá 35 tuổi tại thời điểm đăng ký tuyển dụng.
  • Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm nghiên cứu, làm việc trực tiếp về phân tích dữ liệu, xây dựng mô hình hoặc tính toán tối ưu.
  • Kiến thức:
  • Am hiểu về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm-dịch vụ ngân hàng.
  • Am hiểu về các quy định Basel, văn bản chính sách của NHNN về quản lí rủi ro tín dụng, và kinh tế vĩ mô Việt Nam.
  • Kỹ năng:
  • Có kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập
  • Có kỹ năng tổ chức thực hiện, sắp xếp công việc
  • Có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt trước đám đông
  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp
  • Khả năng:
  • Có khả năng tư duy logic
  • Có khả năng khái quát hóa
  • Phẩm chất cá nhân:
  • Cẩn trọng, linh hoạt
  • Chịu áp lực công việc cao
  • Trung thực, kỷ luật, trách nhiệm
  • Các tiêu chí khác:
  • Sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc cao.
  • Có xác nhận lý lịch tư pháp.
  • Các tiêu chí ưu tiên:
  • Trình độ Thạc sỹ trở lên chuyên ngành Toán kinh tế, Toán tài chính, Kinh tế-Tài chính ứng dụng, hoặc các chuyên ngành có liên quan khác.
  • Có chứng chỉ chuyên môn quốc tế (FRM, PRM, CQF, CFA,…)
  • Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS trên 6.0 (hoặc tương đương).
  • Có kinh nghiệm xây dựng các mô hình rủi ro tín dụng tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
  • Có kinh nghiệm lập trình ứng dụng trên các công cụ/phần mềm tính toán, thống kê (SAS, MATLAB, R, Python,Ms-SQL,...)

LƯU Ý: Ứng viên chỉ nộp hồ sơ duy nhất 01 vị trí Chuyên viên thuộc Phòng Mô hình và công cụ quản trị rủi ro. Nếu vi phạm, hồ sơ ứng viên có thể bị loại khỏi đợt tuyển dụng.
Khu vực
Báo cáo

Quy mô:
Trên 10.000 nhân viên
Địa điểm:
Tòa nhà 11 Láng Hạ

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam).

Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Chính sách bảo hiểm

  • Bảo hiểm xã hội
  • Bảo hiểm y tế
  • Bảo hiểm thất nghiệp

Các hoạt động ngoại khóa

  • Team Building
  • Các hoạt động cộng đồng

Lịch sử thành lập

  • Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 
  • Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam.
  • Tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank
  • Năm 1990, Đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, từ đây Vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại
  • Năm 1993, Vietcombank đã chính thức tham gia sâu rộng hơn vào thị trường tiền tệ thế giới, gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT
  • Năm 1995, trở thành thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á
  • Năm 1996, gia nhập tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là Mastercard và Visa card; Sáng lập Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng; Tham gia đầu tư vào một loạt các dự án lớn trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước như đường ống khí đốt Nam Côn Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đuôi hơi Phú Mỹ, Thủy điện Yaly…
  • Năm 2007, Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
  • Ngày 2/6/2008, Vietcombank đã chính thức hoàn tất chuyển đổi và hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần
  • Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, minh bạch hóa thông tin, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước
  • Tháng 9/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank
  • Ngày 01/04/2013, Vietcombank chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới
  • Ngày 01/12/2016 Ban hành Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2020. Năm 2016, Vietcombank đã lấy lại vị trí số 1 về lợi nhuận.
  • Ngày 19/10/2018 Khai trương hoạt động Vietcombank tại Lào
  • Ngày 28/11/2018 Trở thành ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chính thức trao quyết định số 2315/QĐ NHNN chấp thuận áp dụng Basel II theo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm trước 1 năm so với thời hạn quy định.
  • Ngày 1/11/2019 Ra mắt văn phòng đại diện tại Mỹ.
  • Ngày 12/11/2019 Ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty bảo hiểm FWD có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm ký kết.
  • Năm 2019 Trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên có lợi nhuận đạt mốc 1 tỷ USD.
  • Ngày 27/01/2020 Go-live thành công hệ thống ngân hàng lõi Core banking.
  • Năm 2020 - nay Vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19, Vietcombank khẳng định vững chắc vị trí số 1 Việt Nam trên nhiều phương diện, thuộc danh sách 100 Ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất toàn cầu theo Reuters.

Mission

Vietcombank tuyên bố sứ mệnh: “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng.”


Review Vietcombank

4.2
46 review

22/10/2024
Giao dịch viên ngân hàng tại Hà Nội

Mức lương cao, môi trường làm việc thân thiện, công việc không áp lực (RV)

21/10/2024
Kiểm toán nội bộ tại Hà Nội

Môi trường làm việc tốt, mức lương cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt (UB)

12/10/2024
Giao dịch viên ngân hàng tại Hà Nội

Môi trường làm việc năng động, các chế độ Bảo Hiểm đầy đủ (ID)

Công việc của Chuyên viên quản trị rủi ro là gì?

Chuyên viên Quản trị rủi ro là một vị trí thuộc bộ phận tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan, là người phân tích các hồ sơ, rà soát, đánh giá và đề xuất các yêu cầu tín dụng, đề xuất các khoản đầu tư cho khách hàng; lập báo cáo thẩm định các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đề xuất các biện pháp và trình cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó những công việc như Chuyên viên pháp chế, Chuyên viên phân tích nghiệp vụ,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự. 

Mô tả công việc của Chuyên viên Quản trị rủi ro

Hiện nay, tùy vào từng doanh nghiệp mà công việc của Chuyên viên Quản trị rủi ro sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung họ sẽ vẫn chịu trách nhiệm cho các đầu việc như sau:

Nhận dạng, đánh giá và đo lường rủi ro

Nhiệm vụ đầu tiên mà các chuyên viên quản lý rủi ro cần phải làm đó chính là phải nhận dạng, đánh giá và đo lường được những trường hợp rủi ro từ đó dựa vào cơ sở ấy để có thể xây dựng nên các chính sách, những tiêu chí yêu cầu và biện pháp để có thể điều khiển và quản lý được những rủi ro có thể phát sinh ra trong quá trình con người và máy móc làm việc ở tương lai.

Theo dõi quá trình thực hiện chính sách

Sau khi đã thành lập nên các chính sách thì chuyên viên quản lý rủi ro cũng phải là người có thể đảm bảo rằng những chính sách ấy được đem ra thực hiện đúng và quy củ. Nhiệm vụ tiếp theo của những chuyên viên chắc chắn phải là nghiệp vụ chuyên môn vì họ là người kiểm soát các rủi ro và còn đề phòng, phòng tránh được những sự cố rủi ro cho doanh nghiệp tài chính - ngân hàng.

Phối hợp với các phòng ban khác

Chuyên viên Quản trị rủi ro còn cần trao đổi thông tin và hợp tác với những phòng ban có liên quan nhằm mục tiêu có thể kiểm soát tốt tình hình có thể đưa ra sự hỗ trợ tư vấn những định hướng giảm thiểu mức độ rủi ro. Khi những trường hợp rủi ro vì những lý khách quan đã xảy ra thì chuyên viên quản lý rủi ro cũng phải đề ra được phương pháp để có thể xử lý dứt khoát nó, có thể nhờ tới sự giúp đỡ của các bên phòng ban khác để nhờ hỗ trợ lập nên kế hoạch.

Lập báo cáo định kỳ và tham gia đào tạo chuyên sâu

Chuyên viên Quản trị rủi ro cũng cần phải làm những báo cáo tuần và báo cáo tháng để cập nhật quyt trình và tiến độ làm việc lên cho cấp trên, bên cạnh đó cũng phải tham gia những khóa đào tạo và các lớp huấn luyện để có thể nâng cao nghiệp vụ bản thân trong mảng quản lý rủi ro. 

Chuyên viên quản trị rủi ro có mức lương bao nhiêu?

130 - 195 triệu /năm
Tổng lương
120 - 180 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 15 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 195 triệu

/năm
130 M
195 M
65 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Chuyên viên quản trị rủi ro

Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên quản trị rủi ro, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Chuyên viên quản trị rủi ro

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
6%
2 - 4
59%
5 - 7
27%
8+
8%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên quản trị rủi ro?

Yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên Quản trị rủi ro 

Đối với vị trí này, các nhà tuyển dụng thường đặt ra yêu cầu, tiêu chí khá khắt khe. Cụ thể, bạn sẽ cần đảm bảo:

Yêu cầu về bằng cấp và trình độ chuyên môn

  • Bằng cấp: Chuyên viên Quản trị rủi ro phải tốt nghiệp đại học trở lên, ưu tiên các ngành liên quan như tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh. Đặc biệt đối với nhiều doanh nghiệp, họ còn yêu cầu ứng viên ứng tuyển vị trí này phải có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm làm việc trong vị trí tương đương hoặc có kiến thức về quản trị rủi ro.
  • Kiến thức chuyên môn: Chuyên viên Quản trị rủi ro phải nắm vững kiến thức về khung quản trị rủi ro và các yếu tố quản trị rủi ro. Họ cũng phải là những người có kiến thức về kinh tế học vi mô và vĩ mô, kế toán, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp cũng như nhạy bén với các con số và xu hướng thay đổi của thị trường.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Có khả năng đọc và hiểu được các báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là một trong những tài liệu quan trọng, là bộ mặt và là sự đánh giá, tổng kết người hoạt động của một đơn vị công ty, doanh nghiệp nào đó, vậy nên với một người quản trị rủi ro cần phải biết cách đọc, hiểu và phân tích được những thông tin quan trọng được đề cập trong đó, nhìn thấu được ý nghĩa của những con số từ đó đưa ra được những nhận xét đúng đắn, mang tính thực tế cao. Sau đó có cách nhìn về hiệu quả của hoạt động tài chính của công ty, đơn vị mà bạn hợp tác hiện đang như thế nào, biết họ cần gì và có thể đưa ra các chiến lược tốt để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
  • Kỹ năng thu thập và tổng hợp thông tin: Khi được giao một dự án nào đó, chúng ta nên quan tâm đến những thông tin quan trọng của công ty đó bao gồm những hoạt động của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ …đến nhân viên hay những đánh giá của khách hàng của báo chí hay các tổ chức đang chuẩn bị hợp tác. Từ những thông tin trên, bạn sẽ có cho mình bộ tài liệu hỗ trợ tốt nhất để làm nên một chiến lược tài chính thuyết phục được khách hàng một cách dễ dàng hơn.
  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng đối với Chuyên viên Quản trị rủi ro. Bạn có thể được yêu cầu giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm. Giao tiếp hiệu quả có thể giúp bạn truyền đạt thông tin rõ ràng và trả lời các câu hỏi. Bạn cũng có thể sử dụng giao tiếp để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và khách hàng.
  • Tư duy phê phán: Quản trị rủi ro bao gồm việc phân tích các tình huống và đưa ra quyết định sáng suốt. Khả năng suy nghĩ chín chắn có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho công ty của mình. Ví dụ: nếu bạn nhận thấy sự thay đổi trên thị trường, bạn có thể phân tích tình hình và xác định xem đó có phải là rủi ro cho công ty của bạn hay không. Sau đó, bạn có thể thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro và ngăn nó ảnh hưởng đến công ty của bạn.
  • Giải quyết vấn đề: Quản trị rủi ro liên quan đến việc xác định các vấn đề tiềm ẩn và tìm giải pháp cho chúng. Bạn có thể sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề của mình để xác định rủi ro, phát triển các chiến lược để giảm thiểu chung và đánh giá sự thành công của các chiến lược giảm thiểu của mình. Bạn cũng có thể sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chiến lược quản lý rủi ro của mình.
  • Kỹ năng tổ chức: Tổ chức là một kỹ năng khác có thể giúp bạn thành công ở vị trí cộng tác viên quản trị rủi ro. Bạn có thể chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, hồ sơ và các tài liệu quan trọng khác. Có kỹ năng tổ chức tốt có thể giúp bạn theo dõi những thông tin quan trọng và hoàn thành công việc đúng hạn. 
  • Định hướng chi tiết: Quản trị rủi ro liên quan đến khả năng định hướng chi tiết. Bạn có thể chú ý đến từng chi tiết để đảm bảo tuân thủ quy định của công ty, hoàn thành tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết cũng như theo dõi và báo cáo chính xác về rủi ro. Định hướng chi tiết cũng có thể giúp bạn xác định rủi ro và giải pháp tiềm năng hiệu quả hơn.
  • Kỹ năng lập báo cáo, thuyết trình: Kỹ năng lập báo cáo không chỉ dựa vào mỗi kỹ năng viết nội dung mà nó còn được thể hiện qua kỹ năng thuyết trình, bạn phải biết cách biến kế hoạch của mình thành một xâu chuỗi logic từ đó thuyết phục được sếp của mình, sau đó là khách hàng bằng những lập luận có căn cứ và đủ bằng chứng chứng minh.

Các yêu cầu khác 

  • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức Giỏi
  • Là người có khả năng phân tích, chịu áp lực công việc cao
  • Là người vững chuyên môn tài chính, luôn tìm ra phương án tốt nhất để đảm bảo lợi ích của cả khách hàng lẫn doanh nghiệp
  • Là người trung thực, quyết đoán

Lộ trình nghề nghiệp của Chuyên viên Quản trị rủi ro 

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 6 tháng Cộng tác viên Quản trị rủi ro 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng
0 - 1 năm Thực tập sinh Quản trị rủi ro 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
2 - 5 năm Chuyên viên Quản trị rủi ro 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Trên 7 năm Giám đốc quản trị rủi ro 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Chuyên viên Quản trị rủi ro và các ngành liên quan:

1. Cộng tác viên Quản trị rủi ro

Mức lương: 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 6 tháng

Trong vai trò này, bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia khác và tham gia vào các dự án quản trị rủi ro. Bạn sẽ tiếp tục phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro và phát triển các biện pháp kiểm soát rủi ro. Trong giai đoạn này, bạn sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và mở rộng kiến thức của mình về quản trị rủi ro.

>> Đánh giá: Việc làm Cộng tác viên Quản trị rủi ro là dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.

2. Thực tập sinh Quản trị rủi ro

Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Vị trí Thực tập sinh Quản trị rủi ro dành cho người mới bắt đầu hoặc sinh viên thực tập. Trong giai đoạn này, bạn sẽ được học hỏi và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro trong môi trường thực tế. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ các Chuyên viên quản trị rủi ro trong việc phân tích dữ liệu, chuẩn bị tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ khác.

>> Đánh giá: Thực tập sinh Quản trị rủi ro là việc làm mà nhiều sinh viên năm cuối khối ngành tài chính lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận quản trị rủi ro trong việc nghiên cứu thị trường, xác định rủi ro và xây dựng chiến lược xử lý. Mục tiêu chính của thực tập sinh là học hỏi, trải nghiệm thực tế và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.

3. Chuyên viên Quản trị rủi ro

Mức lương: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm kinh nghiệm

Sau khi đã có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, năng lực và kỹ năng, bạn sẽ được thăng chức lên Chuyên viên quản trị rủi ro, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, đề xuất giải pháp, theo dõi và đánh giá hiệu quả. 

>> Đánh giá: Công việc Chuyên viên Quản trị rủi ro đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, Chuyên viên Quản trị rủi ro cần có năng lực phân tích, đánh giá rủi ro, khả năng giải quyết vấn đề, đàm phán tốt và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.

4. Giám đốc Quản trị rủi ro

Mức lương: 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm

Vị trí cao nhất mà một Chuyên viên quản trị rủi ro có thể đạt được là Giám đốc quản trị rủi ro, là người có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động quản trị rủi ro trong một tổ chức, để có được vị trí này, bạn cần xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức chuyên môn, kỹ năng cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo hơn. 

>> Đánh giá: Vị trí Giám đốc Quản trị rủi ro đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hành và phát triển các hoạt động tài chính của công ty. Giám đốc Quản trị rủi ro lại chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tài chính và định hướng dài hạn cho công ty. Vị trí đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, phân tích, và chiến lược xuất sắc, cùng với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao. Việc làm Giám đốc Quản trị rủi ro có mức lương hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến rộng mở.

5 bước giúp Chuyên viên Quản trị rủi ro thăng tiến nhanh trong trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn

Tốt nghiệp Đại học là yêu cầu cơ bản cho vị trí Chuyên viên Quản trị rủi ro. Tuy nhiên, để tăng khả năng cạnh tranh và thăng tiến, bạn nên cân nhắc theo học chương trình Cao học hoặc Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị rủi ro, Tài chính, hoặc các ngành liên quan khác. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về quản trị rủi ro, đánh giá rủi ro, hoặc các công cụ hỗ trợ quản trị rủi ro cũng là cách hiệu quả để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn cũng như lấy các chứng chỉ chứng chỉ uy tín trong lĩnh vực quản trị rủi ro như FRM (Financial Risk Manager) hoặc PRM (Professional Risk Manager) có thể giúp bạn khẳng định năng lực và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Tích lũy kinh nghiệm làm việc

Cố gắng tìm kiếm cơ hội làm việc trong các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia hoặc các tổ chức tài chính uy tín để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp Chuyên viên Quản trị rủi ro tiếp xúc với nhiều dự án lớn, học hỏi từ những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và có cơ hội thăng tiến nhanh hơn. Bạn cũng có thể cố gắng tích lũy kinh nghiệm làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến quản trị rủi ro, chẳng hạn như quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thị trường, quản trị rủi ro hoạt động,..

Tham gia các dự án quan trọng

Tích cực tham gia vào các dự án quan trọng của công ty là cách tốt nhất để Chuyên viên Quản trị rủi ro chứng minh năng lực và đóng góp của bản thân đối với lãnh đạo công ty. Hoàn thành tốt các dự án quan trọng sẽ giúp bạn ghi điểm với cấp trên. Từ đó cũng mở ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn cho Chuyên viên Quản trị rủi ro

Nâng cao kỹ năng mềm

Các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,... là vô cùng quan trọng. Chuyên viên Quản trị rủi ro cần có kỹ năng giao tiếp tốt để trình bày kết quả phân tích và đánh giá rủi ro, cũng như để thảo luận về các vấn đề quản lý rủi ro với các bên liên quan. Còn kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn thuyết phục cấp trên và các bên liên quan thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp. Việc phải làm việc nhóm thường xuyên cũng là nguyên nhân Chuyên viên Quản trị rủi ro nên có kỹ năng này. 

Đạo đức nghề nghiệp 

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên Phát triển sản phẩm đang tuyển dụng

>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Chuyên viên Hoạch định tài chính hiện nay

>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Chuyên viên đầu tư với mức lương hấp dẫn