Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
Mô tả Công việc
- Thực hiện quản lý và giám sát các giới hạn an toàn, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và quy định về khẩu vị rủi ro của ngân hàng
- Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của NHNN, yêu cầu quản trị của MB ( HĐQT, UBQTRR, BĐH) về thực trạng rủi ro, đề xuất chương trình hành động phù hợp
- Xây dựng công cụ tính toán tài sản có rủi ro (RWA) phù hợp quy định pháp luật, yêu cầu quản trị, phân bổ vốn của MB.
Yêu Cầu Công Việc
- Cử nhân chuyên ngành tài chính ngân hàng, toán kinh tế, kinh tế lượng, quản trị rủi ro
- TOEIC 450 trở lên hoặc chứng chỉ tương đương
- Tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng, quản trị rủi ro, kiểm toán, kiểm soát nội bộ
- Tối thiểu 01 năm xây dựng các báo cáo quản trị tự động, xây dựng/kiểm định các mô hình đo lường rủi ro
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB Bank là ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. MB Bank được thành lập vào ngày 04 tháng 11 năm 1994, với số vốn điều lệ ban đầu lúc mới thành lập chỉ 20 tỷ đồng cùng với 25 cán bộ nhân viên.
Trải qua gần 25 năm xây dựng và trưởng thành, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, trở thành một tập đoàn tài chính đa năng với ngân hàng mẹ MB tại Việt Nam & nước ngoài (Lào, Campuchia) và các công ty thành viên (trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, tài chính tiêu dùng, quản lý quỹ, quản lý tài sản, bảo hiểm nhân thọ). Với các mặt hoạt động kinh doanh hiệu quả, MB đã khẳng định được thương hiệu, uy tín trong ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam. MB có các hoạt động dịch vụ và sản phẩm đa dạng trên nền tảng quản trị rủi ro vượt trội, hạ tầng CNTT hiện đại, phát triển mạnh mẽ mở rộng hoạt động trên các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống của một NHTM. Sau hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay MB được đánh giá là một định chế tài chính vững vàng, tin cậy, phát triển an toàn bền vững, có uy tín cao.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm nhóm cho nhân viên MB Bank
- Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch
- Team Building
- Thể dục thể thao
Lịch sử thành lập
- Vào ngày 04 tháng 11 năm 1994, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) chính thức khai trương với 25 cán bộ nhân viên và vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.
- Năm 2000, MB thành lập Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân Đội MBS) và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBAMC).
- Năm 2003, MB triển khai cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực
- Năm 2004, trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.
- MB tiếp tục đạt những bước phát triển quan trọng như ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và tập đoàn viễn thông quân đội Viettel về việc thanh toán cước viễn thông của Viettel, đạt thỏa thuận hợp tác với Citibank, thành lập công ty quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán Hà Nội HFM (nay là Công ty CP Quản lý quỹ Đầu tư Ngân hàng Quân Đội MB Capital), triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin CoreT24 của tập đoàn Temenos (Thụy Sĩ).
- Năm 2008, MB tái cơ cấu tổ chức và tập đoàn viễn thông quân đội Viettel chính thức trở thành cổ đông chiến lược.
- Năm 2009, MB ra mắt Trung tâm Dịch vụ Khách hàng 247
- Nawm 2010, khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài tại Lào
- Ngày 1/11/2011, MB thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX), khai trương chi nhánh thứ hai tại nước ngoài tại Campuchia trong cùng năm.
- Năm 2019, MB nâng cấp thành công hệ thống CoreT24 từ R5 lên R10 và ra mắt logo và bộ nhận diện thương hiệu mới.
- Năm 2020, MB được vinh danh là "Ngân hàng Tiêu biểu Việt Nam"
- Năm 2021, nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á"
Mission
Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng
Review MB Bank
Ko toxic, chế độ lương thưởng private, ko quá can lộ lộ như big4
MB chỉ kinh khủng nếu bạn làm vendor cho MB thôi, thường người MB chỉ chơi với người MB, chứ họ ko thích chia sẻ kiến thức hoặc trao đổi với bên thứ 3 (FB)
DN chuyển đổi số, tập trung mảng CNTT, Dữ liệu nên có nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn, ML/AI
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Chuyên viên quản trị rủi ro là gì?
Chuyên viên Quản trị rủi ro là một vị trí thuộc bộ phận tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan, là người phân tích các hồ sơ, rà soát, đánh giá và đề xuất các yêu cầu tín dụng, đề xuất các khoản đầu tư cho khách hàng; lập báo cáo thẩm định các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đề xuất các biện pháp và trình cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó những công việc như Chuyên viên pháp chế, Chuyên viên phân tích nghiệp vụ,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Chuyên viên Quản trị rủi ro
Hiện nay, tùy vào từng doanh nghiệp mà công việc của Chuyên viên Quản trị rủi ro sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung họ sẽ vẫn chịu trách nhiệm cho các đầu việc như sau:
Nhận dạng, đánh giá và đo lường rủi ro
Nhiệm vụ đầu tiên mà các chuyên viên quản lý rủi ro cần phải làm đó chính là phải nhận dạng, đánh giá và đo lường được những trường hợp rủi ro từ đó dựa vào cơ sở ấy để có thể xây dựng nên các chính sách, những tiêu chí yêu cầu và biện pháp để có thể điều khiển và quản lý được những rủi ro có thể phát sinh ra trong quá trình con người và máy móc làm việc ở tương lai.
Theo dõi quá trình thực hiện chính sách
Sau khi đã thành lập nên các chính sách thì chuyên viên quản lý rủi ro cũng phải là người có thể đảm bảo rằng những chính sách ấy được đem ra thực hiện đúng và quy củ. Nhiệm vụ tiếp theo của những chuyên viên chắc chắn phải là nghiệp vụ chuyên môn vì họ là người kiểm soát các rủi ro và còn đề phòng, phòng tránh được những sự cố rủi ro cho doanh nghiệp tài chính - ngân hàng.
Phối hợp với các phòng ban khác
Chuyên viên Quản trị rủi ro còn cần trao đổi thông tin và hợp tác với những phòng ban có liên quan nhằm mục tiêu có thể kiểm soát tốt tình hình có thể đưa ra sự hỗ trợ tư vấn những định hướng giảm thiểu mức độ rủi ro. Khi những trường hợp rủi ro vì những lý khách quan đã xảy ra thì chuyên viên quản lý rủi ro cũng phải đề ra được phương pháp để có thể xử lý dứt khoát nó, có thể nhờ tới sự giúp đỡ của các bên phòng ban khác để nhờ hỗ trợ lập nên kế hoạch.
Lập báo cáo định kỳ và tham gia đào tạo chuyên sâu
Chuyên viên Quản trị rủi ro cũng cần phải làm những báo cáo tuần và báo cáo tháng để cập nhật quyt trình và tiến độ làm việc lên cho cấp trên, bên cạnh đó cũng phải tham gia những khóa đào tạo và các lớp huấn luyện để có thể nâng cao nghiệp vụ bản thân trong mảng quản lý rủi ro.
Chuyên viên quản trị rủi ro có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên viên quản trị rủi ro
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên quản trị rủi ro, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên quản trị rủi ro?
Yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên Quản trị rủi ro
Đối với vị trí này, các nhà tuyển dụng thường đặt ra yêu cầu, tiêu chí khá khắt khe. Cụ thể, bạn sẽ cần đảm bảo:
Yêu cầu về bằng cấp và trình độ chuyên môn
- Bằng cấp: Chuyên viên Quản trị rủi ro phải tốt nghiệp đại học trở lên, ưu tiên các ngành liên quan như tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh. Đặc biệt đối với nhiều doanh nghiệp, họ còn yêu cầu ứng viên ứng tuyển vị trí này phải có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm làm việc trong vị trí tương đương hoặc có kiến thức về quản trị rủi ro.
- Kiến thức chuyên môn: Chuyên viên Quản trị rủi ro phải nắm vững kiến thức về khung quản trị rủi ro và các yếu tố quản trị rủi ro. Họ cũng phải là những người có kiến thức về kinh tế học vi mô và vĩ mô, kế toán, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp cũng như nhạy bén với các con số và xu hướng thay đổi của thị trường.
Yêu cầu về kỹ năng
- Có khả năng đọc và hiểu được các báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là một trong những tài liệu quan trọng, là bộ mặt và là sự đánh giá, tổng kết người hoạt động của một đơn vị công ty, doanh nghiệp nào đó, vậy nên với một người quản trị rủi ro cần phải biết cách đọc, hiểu và phân tích được những thông tin quan trọng được đề cập trong đó, nhìn thấu được ý nghĩa của những con số từ đó đưa ra được những nhận xét đúng đắn, mang tính thực tế cao. Sau đó có cách nhìn về hiệu quả của hoạt động tài chính của công ty, đơn vị mà bạn hợp tác hiện đang như thế nào, biết họ cần gì và có thể đưa ra các chiến lược tốt để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
- Kỹ năng thu thập và tổng hợp thông tin: Khi được giao một dự án nào đó, chúng ta nên quan tâm đến những thông tin quan trọng của công ty đó bao gồm những hoạt động của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ …đến nhân viên hay những đánh giá của khách hàng của báo chí hay các tổ chức đang chuẩn bị hợp tác. Từ những thông tin trên, bạn sẽ có cho mình bộ tài liệu hỗ trợ tốt nhất để làm nên một chiến lược tài chính thuyết phục được khách hàng một cách dễ dàng hơn.
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng đối với Chuyên viên Quản trị rủi ro. Bạn có thể được yêu cầu giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm. Giao tiếp hiệu quả có thể giúp bạn truyền đạt thông tin rõ ràng và trả lời các câu hỏi. Bạn cũng có thể sử dụng giao tiếp để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và khách hàng.
- Tư duy phê phán: Quản trị rủi ro bao gồm việc phân tích các tình huống và đưa ra quyết định sáng suốt. Khả năng suy nghĩ chín chắn có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho công ty của mình. Ví dụ: nếu bạn nhận thấy sự thay đổi trên thị trường, bạn có thể phân tích tình hình và xác định xem đó có phải là rủi ro cho công ty của bạn hay không. Sau đó, bạn có thể thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro và ngăn nó ảnh hưởng đến công ty của bạn.
- Giải quyết vấn đề: Quản trị rủi ro liên quan đến việc xác định các vấn đề tiềm ẩn và tìm giải pháp cho chúng. Bạn có thể sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề của mình để xác định rủi ro, phát triển các chiến lược để giảm thiểu chung và đánh giá sự thành công của các chiến lược giảm thiểu của mình. Bạn cũng có thể sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chiến lược quản lý rủi ro của mình.
- Kỹ năng tổ chức: Tổ chức là một kỹ năng khác có thể giúp bạn thành công ở vị trí cộng tác viên quản trị rủi ro. Bạn có thể chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, hồ sơ và các tài liệu quan trọng khác. Có kỹ năng tổ chức tốt có thể giúp bạn theo dõi những thông tin quan trọng và hoàn thành công việc đúng hạn.
- Định hướng chi tiết: Quản trị rủi ro liên quan đến khả năng định hướng chi tiết. Bạn có thể chú ý đến từng chi tiết để đảm bảo tuân thủ quy định của công ty, hoàn thành tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết cũng như theo dõi và báo cáo chính xác về rủi ro. Định hướng chi tiết cũng có thể giúp bạn xác định rủi ro và giải pháp tiềm năng hiệu quả hơn.
- Kỹ năng lập báo cáo, thuyết trình: Kỹ năng lập báo cáo không chỉ dựa vào mỗi kỹ năng viết nội dung mà nó còn được thể hiện qua kỹ năng thuyết trình, bạn phải biết cách biến kế hoạch của mình thành một xâu chuỗi logic từ đó thuyết phục được sếp của mình, sau đó là khách hàng bằng những lập luận có căn cứ và đủ bằng chứng chứng minh.
Các yêu cầu khác
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức Giỏi
- Là người có khả năng phân tích, chịu áp lực công việc cao
- Là người vững chuyên môn tài chính, luôn tìm ra phương án tốt nhất để đảm bảo lợi ích của cả khách hàng lẫn doanh nghiệp
- Là người trung thực, quyết đoán
Lộ trình nghề nghiệp của Chuyên viên Quản trị rủi ro
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 6 tháng | Cộng tác viên Quản trị rủi ro | 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Quản trị rủi ro | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 5 năm | Chuyên viên Quản trị rủi ro | 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Trên 7 năm | Giám đốc quản trị rủi ro | 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Chuyên viên Quản trị rủi ro và các ngành liên quan:
- Chuyên viên phát triển sản phẩm: 12.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
- Chuyên viên tư vấn tài chính: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
1. Cộng tác viên Quản trị rủi ro
Mức lương: 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 6 tháng
Trong vai trò này, bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia khác và tham gia vào các dự án quản trị rủi ro. Bạn sẽ tiếp tục phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro và phát triển các biện pháp kiểm soát rủi ro. Trong giai đoạn này, bạn sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và mở rộng kiến thức của mình về quản trị rủi ro.
>> Đánh giá: Việc làm Cộng tác viên Quản trị rủi ro là dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
2. Thực tập sinh Quản trị rủi ro
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Vị trí Thực tập sinh Quản trị rủi ro dành cho người mới bắt đầu hoặc sinh viên thực tập. Trong giai đoạn này, bạn sẽ được học hỏi và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro trong môi trường thực tế. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ các Chuyên viên quản trị rủi ro trong việc phân tích dữ liệu, chuẩn bị tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ khác.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Quản trị rủi ro là việc làm mà nhiều sinh viên năm cuối khối ngành tài chính lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận quản trị rủi ro trong việc nghiên cứu thị trường, xác định rủi ro và xây dựng chiến lược xử lý. Mục tiêu chính của thực tập sinh là học hỏi, trải nghiệm thực tế và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.
3. Chuyên viên Quản trị rủi ro
Mức lương: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm kinh nghiệm
Sau khi đã có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, năng lực và kỹ năng, bạn sẽ được thăng chức lên Chuyên viên quản trị rủi ro, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, đề xuất giải pháp, theo dõi và đánh giá hiệu quả.
>> Đánh giá: Công việc Chuyên viên Quản trị rủi ro đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, Chuyên viên Quản trị rủi ro cần có năng lực phân tích, đánh giá rủi ro, khả năng giải quyết vấn đề, đàm phán tốt và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
4. Giám đốc Quản trị rủi ro
Mức lương: 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm
Vị trí cao nhất mà một Chuyên viên quản trị rủi ro có thể đạt được là Giám đốc quản trị rủi ro, là người có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động quản trị rủi ro trong một tổ chức, để có được vị trí này, bạn cần xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức chuyên môn, kỹ năng cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo hơn.
>> Đánh giá: Vị trí Giám đốc Quản trị rủi ro đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hành và phát triển các hoạt động tài chính của công ty. Giám đốc Quản trị rủi ro lại chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tài chính và định hướng dài hạn cho công ty. Vị trí đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, phân tích, và chiến lược xuất sắc, cùng với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao. Việc làm Giám đốc Quản trị rủi ro có mức lương hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Chuyên viên Quản trị rủi ro thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn
Tốt nghiệp Đại học là yêu cầu cơ bản cho vị trí Chuyên viên Quản trị rủi ro. Tuy nhiên, để tăng khả năng cạnh tranh và thăng tiến, bạn nên cân nhắc theo học chương trình Cao học hoặc Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị rủi ro, Tài chính, hoặc các ngành liên quan khác. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về quản trị rủi ro, đánh giá rủi ro, hoặc các công cụ hỗ trợ quản trị rủi ro cũng là cách hiệu quả để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn cũng như lấy các chứng chỉ chứng chỉ uy tín trong lĩnh vực quản trị rủi ro như FRM (Financial Risk Manager) hoặc PRM (Professional Risk Manager) có thể giúp bạn khẳng định năng lực và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Tích lũy kinh nghiệm làm việc
Cố gắng tìm kiếm cơ hội làm việc trong các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia hoặc các tổ chức tài chính uy tín để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp Chuyên viên Quản trị rủi ro tiếp xúc với nhiều dự án lớn, học hỏi từ những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và có cơ hội thăng tiến nhanh hơn. Bạn cũng có thể cố gắng tích lũy kinh nghiệm làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến quản trị rủi ro, chẳng hạn như quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thị trường, quản trị rủi ro hoạt động,..
Tham gia các dự án quan trọng
Tích cực tham gia vào các dự án quan trọng của công ty là cách tốt nhất để Chuyên viên Quản trị rủi ro chứng minh năng lực và đóng góp của bản thân đối với lãnh đạo công ty. Hoàn thành tốt các dự án quan trọng sẽ giúp bạn ghi điểm với cấp trên. Từ đó cũng mở ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn cho Chuyên viên Quản trị rủi ro.
Nâng cao kỹ năng mềm
Các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,... là vô cùng quan trọng. Chuyên viên Quản trị rủi ro cần có kỹ năng giao tiếp tốt để trình bày kết quả phân tích và đánh giá rủi ro, cũng như để thảo luận về các vấn đề quản lý rủi ro với các bên liên quan. Còn kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn thuyết phục cấp trên và các bên liên quan thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp. Việc phải làm việc nhóm thường xuyên cũng là nguyên nhân Chuyên viên Quản trị rủi ro nên có kỹ năng này.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên Phát triển sản phẩm đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Chuyên viên Hoạch định tài chính hiện nay
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Chuyên viên đầu tư với mức lương hấp dẫn