Mô tả công việc
- Xây dựng, triển khai, giám sát hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2015, 14001:2015 & 45001:201
- Hướng dẫn việc áp dụng các tài liệu ISO soạn thảo.
- Theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện/áp dụng các vấn đề về chất lượng, an toàn, môi trường của các đơn vị mà hệ thống tài liệu đã ban hành.
- Báo cáo, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, khắc phục các điểm không phù hợp phát sinh.
- Hỗ trợ các phòng ban, dây chuyền sản xuất xây dựng mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu “Chất lượng – Môi trường – An toàn sức khoẻ nghề nghiệp”.
- Cập nhật thay đổi đánh giá các khía cạnh môi trường và rủi ro an toàn, sức khỏe.
- Thực hiện đánh giá nội bộ theo kế hoạch.
- Tổ chức cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn ISO đang áp dụng.
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chuyên ngành môi trường, an toàn lao động, quản trị chất lượng, hoặc người có kinh nghiệm và kiến thức phù hợp.
- Hiểu biết về Hệ thống quản lý: chất lượng ISO 9001:2015, Môi trường 14001:2015, An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp 45001:2018.
- Kỹ năng giao tiếp, trình bày tốt.
- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm.
- Kỹ năng soạn thảo văn bản và ứng dụng thành thạo vi tính văn phòng
Quyền lợi được hưởng
- Lương cạnh tranh.
- Phụ cấp cơm 25.000đ/suất
- Tham gia đầy đủ BHXH, BHTN theo quy định.
- Chi tiết công việc trao đổi cụ thể khi phỏng vấn.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Tôn - Thép - Ống Kẽm - Ống Nhựa với quy mô 9 Công ty con/Nhà máy, 536 Chi nhánh/Cửa hàng trải dài trên cả nước và là nhà xuất khẩu Tôn - Thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Tập đoàn Hoa Sen được thành lập ngày 08/08/2001, trải qua 19 năm hình thành và phát triển, Chúng tôi luôn tự hào về nền văn hóa Doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của bản thân mỗi CBCNV và chia sẻ lợi ích, trách nhiệm với cộng đồng trên nền tảng “Trung thực - Cộng đồng - Phát triển”
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định
- Được hưởng BH tai nạn 24h
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch
- Teambuilding
- Hội thi hát
- Cuộc thi “Nhà lãnh đạo tương lai”
- Hội thao
Lịch sử thành lập
- Ngày 08/8/2001, Công ty Cổ phần Hoa Sen, tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, được thành lập với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng, bao gồm 22 nhân viên và 3 chi nhánh phân phối – bán lẻ trực thuộc.
- Năm 2002 – 2003, tăng số lượng chi nhánh lên 34, tập trung chủ yếu tại các khu vực: Miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Ngày 08/8/2004, khánh thành trụ sở Tập đoàn Hoa Sen tại số 09 Đại lộ Thống nhất, KCN Sóng Thần 2, Phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Đồng thời, đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mạ màu I, công suất thiết kế 45.000 tấn/năm.
- Năm 2005, số lượng chi nhánh tăng lên 56, đồng thời đưa vào hoạt động các dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm I, dây chuyền mạ màu II và dây chuyền mạ công nghệ NOF.
- Tháng 11/2006, thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen với số vốn điều lệ 320 tỷ đồng.
- Tháng 12/2007, Công ty Cổ phần Hoa Sen đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và tiến hành nhận sáp nhập 3 công ty, gồm Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Vật liệu Hoa Sen, Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Hoa Sen.
- Ngày 5/12/2008, cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM với mã chứng khoán HSG.
- Năm 2009, vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ 570 tỷ đồng lên 1.008 tỷ đồng.
- Năm 2010, hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ và nâng tổng số chi nhánh tăng lên 106.
- Năm 2012, công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới.
- Tháng 3/2013, đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mỏng (công nghệ NOF) với công suất thiết kế 120.000 tấn/năm thuộc giai đoạn 2 dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ.
- Ngày 8/01/2014, đưa vào hoạt động các dây chuyền thuộc giai đoạn 2 dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, nâng tổng công suất thiết kế các dây chuyền hiện tại của Tập đoàn lên gần 1 triệu tấn cán nguội và 1.2 triệu tấn tôn mạ mỗi năm.
- Năm 2015, tổng số chi nhánh tăng lên 190 và vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ 1.008 tỷ đồng lên 1.310 tỷ đồng.
- Năm 2016, được vinh danh “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2016”, khẳng định khả năng quản trị xuất sắc, minh bạch, chiến lược rõ ràng và tầm nhìn tốt của Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen cùng nỗ lực của toàn thể CBCNV Hoa Sen trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đón nhận huân chương Lao động Hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
- Năm 2017, Tập đoàn lần thứ hai vinh dự nhận được giải thưởng “Công ty được quản lý tốt nhất Châu Á” do tạp chí tài chính Euromoney bình chọn. Cũng trong năm 2017, hệ thống ERP được triển khai, đánh dấu bước tiến lớn của Tập đoàn trong việc nâng cao hiệu quả quản trị. Cuối năm 2017, Tập đoàn được vinh danh trong Top 3 – Mid Cap Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tốt nhất 2017 (IR Awards 2017).
- Năm 2018, vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ 3.500 tỷ đồng lên 3.850 tỷ đồng, đồng thời chính thức triển khai tái cấu trúc HTPP trên toàn quốc theo mô hình Chi nhánh Tỉnh.
- Năm 2019, Tập đoàn hoàn thành công tác tái cấu trúc HTPP theo mô hình Chi nhánh Tỉnh. Cuối năm 2019, Tập đoàn được vinh danh trong top 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2019.
- Năm 2020, tiếp tục đạt Thương hiệu Quốc gia cho cả 3 nhóm sản phẩm: Tôn Hoa Sen, Ống nhựa Hoa Sen, Ống thép Hoa Sen (lần thứ 5 liên tiếp), khẳng định vị thế và uy tín của Hoa Sen – thương hiệu dẫn đầu trên thương trường.
- Tháng 03/2021, tiếp tục thiết lập kỷ lục xuất khẩu mới với sản lượng 121.000 tấn, doanh thu xuất khẩu vượt mốc 100 triệu USD/tháng. Tập đoàn Hoa Sen đang dẫn đầu và chiếm gần 1/2 sản lượng xuất khẩu tôn mạ toàn ngành với kênh xuất khẩu rộng khắp đến hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Ngày 25/4/2021, sản phẩm Tôn Hoa Sen và Ống thép Hoa Sen vinh dự nhận Giải thưởng Vàng Chất lượng Quốc gia 2019-2020. Đây là giải thưởng cao nhất về chất lượng sản phẩm hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ trao tặng nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Ngày 23/04/2022, được vinh danh Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm 2022 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đánh giá dựa trên các tiêu chí như Năng lực tài chính, uy tín truyền thông, đánh giá của các bên liên quan trong giai đoạn 2021-2022.
- Ngày 19/5/2022, cửa hàng thứ 100 của Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng & Nội thất Hoa Sen Home chính thức được khai trương, đánh dấu hành trình phát triển không ngừng nghỉ trong suốt hơn 1 năm của Hệ thống Hoa Sen Home.
- Ngày 08/09/2022, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam duy nhất được tôn vinh “Doanh nghiệp nộp thuế lớn, tuân thủ tốt pháp luật về hải quan” do Tổng cục Hải quan phối hợp cùng Tạp chí Hải quan tổ chức bình chọn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
- Ngày 17/9/2022, cửa hàng thứ 110 của Hệ thống Siêu thị vật liệu xây dựng & Nội thất Hoa Sen Home chính thức khai trương, đánh dấu cột mốc phát triển vượt bậc của chuỗi Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen Home trên toàn quốc, vươn lên một trong những hệ thống phân phối vật liệu xây dựng hàng đầu tại Việt Nam.
Mission
Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ gắn liền với thương hiệu Hoa Sen, đảm bảo chất lượng quốc tế, giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng, thân thiện môi trường, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội.
Review TẬP ĐOÀN HOA SEN
Chế độ tốt nếu doanh thu tốt, luật lệ rõ ràng
Khởi đầu ổn cho sinh viên mới, phúc lợi hơn startup, thua công ty lớn
Mình thấy công ty đã chỉnh chu hơn và môi trường tốt hơn, các review bên dưới mình chưa thấy, chế độ thử việc full lương và tặng bạn tiền giữ xe á. (rv)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân Viên ISO là gì?
ISO là Tổ Chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế – International Organization for Standardization – đơn vị thành lập nên chứng chỉ ISO.
Nhân viên ISO là người nắm và hiểu rõ tiêu chuẩn ISO của hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của Công ty cũng như tình hình thực hiện quy trình chất lượng tại các đơn vị, từ đó xây dựng nên bộ quy chuẩn cho sản phẩm, tương ứng với ngành hàng của công ty, doanh nghiệp sản xuất mà họ đang làm việc.
Mô tả công việc Nhân viên ISO
Môi trường làm việc của nhân viên ISO thường làm việc tại văn phòng hoặc xưởng, nhà máy sản xuất, v.v. Tuỳ theo ngành hàng kinh doanh và những tiêu chuẩn ISO doanh nghiệp áp dụng mà nhân viên ISO triển khai các công việc liên quan. Tham khảo một số công việc cụ thể bạn sẽ làm như:
Thiết lập và triển khai hệ thống ISO
Xây dựng và thiết lập tài liệu ISO, từ đó tạo ra các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm trong các giai đoạn nguyên vật liệu, sản xuất và nghiệm thu. Đảm bảo rằng các tiêu chuẩn này được áp dụng và thực hiện đúng trong suốt quy trình sản xuất.
Giám sát và đánh giá chất lượng sản phẩm
Theo dõi và giám sát quy trình sản xuất tại nhà máy để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thực hiện các báo cáo kiểm định chất lượng, phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình đánh giá sản phẩm, và điều chỉnh quy trình khi cần thiết.
Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
Hỗ trợ các phòng ban chỉnh sửa tài liệu ISO và đảm bảo tiến độ công việc đáp ứng yêu cầu chất lượng. Duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, quy trình và quy chế chất lượng để phù hợp với thực tế của nhà máy/doanh nghiệp. Thực hiện các báo cáo đánh giá quá trình quản lý chất lượng định kỳ (tuần, tháng, năm) theo yêu cầu của quản lý và ban giám đốc.
Nhân Viên ISO có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên ISO
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên ISO, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên ISO?
Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên ISO
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Yêu cầu về trình độ học vấn: Ứng viên được yêu cầu là tốt nghiệp các chuyên ngành kỹ thuật, thống kê, hoặc kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc trung cấp.
-
Chứng chỉ/Chứng nhận chuyên môn: Các ứng viên cần có chứng chỉ liên quan như Microsoft Certified Systems Engineer (MCSE), chứng chỉ Microsoft Certified System Administrator (MCS), chứng chỉ Cisco Certified Network Associate (CCNA).
-
Kỹ năng ngôn ngữ: Khi ứng tuyển trở thành nhân viên ISO cần thành thạo tiếng Anh cơ bản, đủ để đọc hiểu tài liệu và giao tiếp cơ bản trong môi trường công việc.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: là một trong những kỹ năng quan trọng không chỉ trong công việc mà ở nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Để thành công, nhân viên ISO nên có kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng giao tiếp sẽ bao gồm các kỹ năng nhỏ hơn. Ví dụ như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thuyết trình, giải trình,…
- Kỹ năng tổ chức công việc, thời gian: là một kỹ năng vô cùng cần thiết ở bất kỳ lĩnh vực, công việc nào, bạn cũng cần quản lý thời gian, công việc hợp lý. Đối với vị trí nhân viên ISO cũng không ngoại lệ. Điều này sẽ giúp bạn điều phối được công việc, thời gian giữa làm việc, nghỉ ngơi được hiệu quả, giảm bớt căng thẳng và kiên trì hơn trong công việc.
- Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: là một kỹ năng mà bạn sẽ cần rèn luyện để có thể kiểm soát, quản lý được những nhân sự thực hiện sản xuất sản phẩm. Một người ISO thành công sẽ cần có năng lực điều phối, phân phối thực tập sinh, công nhân, nhân sự của họ. Từ đó giúp quá trình sản xuất sản phẩm được hiệu quả, thành phẩm đảm bảo được chất lượng phù hợp với quy chuẩn.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong quá trình sản xuất sẽ luôn có những sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Do đó, với vai trò là người giám sát, ISO của dây chuyền sản xuất, sản phẩm, bạn sẽ cần có khả năng xử lý tình huống linh hoạt. Bên cạnh đó, bạn cần cố gắng đưa ra những biện pháp xử lý để giúp giảm được thiệt hại xuống mức tối thiểu nhất có thể.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu: Một nhân viên ISO thông thường sẽ phải thu thập, phân tích các số liệu, dữ liệu thường xuyên. Do đó, bạn sẽ cần rèn luyện về khả năng thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu chính xác, linh hoạt.
- Kỹ năng giám sát, kiểm soát: Là một nhân viên ISO, bạn sẽ cần thường xuyên kiểm soát, giám sát các bộ phận khác. Đây cũng sẽ là một kỹ năng cần thiết nếu bạn phân vân về kỹ năng để thành công của ISO là gì. Nếu kỹ năng kiểm soát, giám sát không tốt, nó có thể gây ra sự ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn.
Lộ trình thăng tiến Nhân viên ISO
Vị trí |
Số năm kinh nghiệm |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
khoảng 3 triệu - 5 triệu đồng/tháng |
|
Từ 1 - 3 năm |
khoảng 8 triệu - 12 triệu đồng/tháng |
|
Chuyên viên ISO |
Từ 3 - 5 năm |
khoảng 12 triệu - 18 triệu đồng/tháng |
Trưởng phòng ISO |
Từ 5 - 8 năm |
khoảng 18 triệu - 30 triệu đồng/tháng trở lên |
Giám đốc ISO |
Trên 8 năm |
khoảng 30 triệu - 50 triệu đồng/tháng trở lên |
Mức lương bình quân của Nhân viên ISO có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Nhân viên tiếp thị: 7 - 10 triệu/tháng
- Nhân viên tổng vụ: 8 - 12 triệu/tháng
- Nhân viên thu cước: 8 - 15 triệu/tháng
1. Thực tập sinh ISO
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh ISO thường được đào tạo và hướng dẫn để làm quen với các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo ISO. Công việc của thực tập sinh bao gồm hỗ trợ các hoạt động kiểm định chất lượng, thu thập dữ liệu, phối hợp với các bộ phận khác để triển khai các quy trình, và tham gia vào việc soạn thảo tài liệu hướng dẫn và báo cáo.
>> Đánh giá: Thực tập sinh ISO sẽ không được giao các công việc chuyên môn vì đó là bí mật kinh doanh và uy tín của tổ chức. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một thực tập sinh đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng bởi ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.
2. Nhân viên ISO
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 1 - 3 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Nhân viên ISO. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Công việc của Nhân viên ISO đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên ISO cần có kiến thức vững về các tiêu chuẩn ISO, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, cũng như khả năng lãnh đạo nhóm và tư duy chiến lược. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
3. Chuyên viên ISO
Mức lương: 12 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Chuyên viên ISO, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Chuyên viên ISO chịu trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý và phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo ISO. Công việc bao gồm thực hiện đánh giá và cải tiến liên tục các quy trình, phối hợp với các bộ phận khác để triển khai và duy trì hệ thống chất lượng, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và yêu cầu của khách hàng. Chuyên viên cũng thường tham gia vào việc chuẩn bị và chỉ đạo các hoạt động đào tạo liên quan đến ISO, và có trách nhiệm cao trong việc giám sát và báo cáo tình trạng thực hiện ISO cho ban giám đốc.
>> Đánh giá: Công việc của Chuyên viên ISO đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Chuyên viên ISO là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, theo dõi và giám sát quy trình sản xuất, báo cáo kiểm định chất lượng, phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình đánh giá sản phẩm. Mục tiêu của vị trí này là bồi dưỡng nhân lực trẻ; theo dõi, giám sát việc kiểm định chất lượng của sản phẩm,đảm bảo tuân tủ các quy định pháp luật và yêu cầu khách hàng.
4. Trưởng phòng ISO
Mức lương: 18 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Trưởng phòng ISO là người lãnh đạo cao cấp trong bộ phận quản lý chất lượng. Công việc của họ bao gồm thiết lập chiến lược và kế hoạch tổng thể cho hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo rằng các quy trình và tiêu chuẩn ISO được triển khai hiệu quả và liên tục cải tiến.
>> Đánh giá: Trưởng phòng cũng có trách nhiệm trong việc đào tạo, phát triển nhân viên, xây dựng năng lực cho bộ phận ISO, và đại diện cho bộ phận trong các cuộc đối thoại với khách hàng và cơ quan chứng nhận. Họ cần có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, quản lý chiến lược và giải quyết vấn đề, cùng với sự hiểu biết sâu rộng về các quy định và yêu cầu ISO.
5. Giám đốc ISO
Mức lương: 30 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 8 năm trở lên
Giám đốc ISO là người đứng đầu toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng trong công ty. Công việc của họ bao gồm thiết lập và định hướng chiến lược dài hạn cho quản lý chất lượng theo ISO, đảm bảo rằng các quy trình và tiêu chuẩn được thực hiện toàn diện và đạt hiệu quả cao nhất. Giám đốc cũng có trách nhiệm trong việc quản lý nguồn lực, lãnh đạo và phát triển nhân viên, xây dựng mối quan hệ với khách hàng quan trọng và các đối tác chiến lược, đồng thời đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các tiêu chuẩn quốc tế.
>> Đánh giá: Họ cần có kinh nghiệm rộng lớn, khả năng lãnh đạo chiến lược, và sự hiểu biết sâu rộng về các tiêu chuẩn ISO và ngành công nghiệp mà công ty hoạt động. Mức lương của vị trí cấp cao này nằm trong khoảng từ 30 triệu - 50 triệu đồng/tháng trở lên.
5 bước giúp Nhân viên ISO thăng tiến nhanh trong trong công việc
Trau dồi kiến thức chuyên môn
Nhân viên ISO là người đảm nhận công việc kiểm định, vì vậy cần hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ đang kinh doanh. Cùng với đó, nhân viên ISO có thể tham gia các khóa học, hội thảo đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực liên quan để cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng chuyên môn.
Đạt năng suất công việc cao
Năng suất công việc thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số (KPI) mà nhân viên ISO cần đạt được. Cùng với đó, nhân viên ISO cũng có thể chủ động đưa ra các ý tưởng mới nhằm cải tiến quy trình làm việc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc.
Phát kiển các kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ giúp bạn ký kết được nhiều hợp đồng hơn và đạt được doanh số cao.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ
Khi nhân viên ISO có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Các mối quan hệ nhiêu lúc sẽ là chìa khóa cứu cánh cho các chỉ tiêu doanh số.
Đảm nhận thêm các công việc
Nhân viên ISO có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên ISO đang tuyển dụng
Việc làm Thực tập sinh ISO cho người mới