Mô tả công việc
- Phối hợp với các phòng ban Chất lượng, Dịch vụ Khách hàng, Kế hoạch sản xuất và các phòng ban khác để giám sát dây chuyền máy pha màu (MC/MCI);
- Tiến hành kiểm đếm hàng ngày và nộp báo cáo kiểm kê cho Giám sát kho Thành phẩm;
- Thực hiện và thực hành các quy định an toàn, quy trình vận hành và hướng dẫn theo tiêu chuẩn HSE và quy định của địa phương;
- Triển khai và duy trì hệ thống 5S & ODM (Bảo trì Tự quản) tại kho Thành phẩm;
- Thực hiện chương trình bảo trì dự phòng để đảm bảo thiết bị luôn sẵn sàng, đáng tin cậy và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động do hỏng hóc;
- Chịu trách nhiệm quản lý khu vực máy pha màu bằng cách theo dõi và giám sát để đảm bảo rằng khu vực làm việc được sắp xếp tốt, sạch sẽ và gọn gàng;
- Thực hiện luân chuyển hàng thành phẩm bằng cách cập nhật hàng ngày để đảm bảo hàng tồn kho được cập nhật, chính xác và tuân theo Quy định Quản lý hàng tồn kho.
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp THPT;
- Có chứng chỉ lái xe nâng;
- Biết sử dụng máy tính và một số phần mềm cơ bản( Word, Excel);
- Sẵn sàng làm việc ngoài giờ/ tăng ca khi cấp trên yêu cầu.
Quyền lợi được hưởng
- Phụ cấp năng suất, phụ cấp đi lại, bồi dưỡng bằng hiện vật, v.v...;
- Tham gia đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN;
- Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn cho nhân viên và gia đình;
- Phiếu mua hàng các dịp lễ tết;
- Cơm trưa hoặc tối;
- 15 ngày phép/ năm;
- Chính sách ghi nhận, khen thưởng (hàng tháng/ quý/ năm);
- Tham quan du lịch hàng năm;
- Môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp.
Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, sở hữu bởi Tập đoàn Jotun A/S của Na Uy (www.jotun.com/ap) – một trong những nhà sản xuất sơn, chất phủ và sơn tĩnh điện hàng đầu trên thế giới với 74 công ty và 39 nhà máy trên toàn cầu. Bên cạnh đó, Jotun còn có các đại lý, chi nhánh văn phòng và nhà phân phối trên 80 quốc gia. Trong năm 2011, tổng doanh số của Jotun đạt 14.742 triệu NOK và hiện có 8.500 nhân viên đang làm việc. Tập đoàn Jotun được chia làm 4 lĩnh vực kinh doanh và trụ sở chính tại Sandefjod, Na Uy.
Review Sơn Jotun Việt Nam
Chế độ đãi ngộ cho nhân viên rất tốt, môi trường làm việc hiện đại (indeed)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên kho là gì?
Nhân viên kho là người làm việc ở bộ phận kho hàng, thực hiện các công việc quản lý, thống kê số lượng, bảo quản và xử lý hàng tồn kho. Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà số lượng Nhân viên kho được tuyển dụng sẽ khác nhau. Thông thường đối với những kho nhỏ thì Nhân viên kho cũng là thủ kho. Bên cạnh đó những công việc như Điều phối vận tải và kho bãi, Giám sát kho,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Nhân viên kho
Nhân viên kho là người đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc quản lý và vận hành kho hàng của một tổ chức hay doanh nghiệp. Công việc của Nhân viên kho bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau để đảm bảo rằng hàng hóa được quản lý, lưu trữ và giao nhận một cách hiệu quả. Dưới đây là một số nhiệm vụ chính của Nhân viên kho:
Quản lý hàng hóa tồn kho
Nhân viên kho cũng phải thường xuyên theo dõi và đối chiếu số lượng hàng hóa trong kho so với thực tế. Từ đó lập báo cáo về tình trạng hàng hóa lên cấp quản lý. Cập nhật số lượng hàng tồn kho và đối chiếu, đảm bảo rằng số hàng trong kho luôn duy trì ở mức tối thiểu cũng như tiến hành xác định, kiểm tra và thống kê các mặt hàng cần thanh lý gấp hoặc gần hết hạn. Sau đó lập danh sách chuyển đến phòng kinh doanh để có các biện pháp xử lý kịp thời. Nếu phát hiện sự chênh lệch giữa hàng thực tế trong kho và trên giấy tờ, nhân viên kho báo cáo ngay đến cấp quản lý để được xử lý kịp thời.
Sắp xếp và quản lý hàng hóa trong kho
Phân chia và sắp xếp các mặt hàng theo các tiêu chí nhất định để dễ dàng tìm kiếm cũng là công việc của Nhân viên kho. Họ có nhiệm vụ sắp xếp các mặt hàng trong kho một cách khoa học để đảm bảo không bị tình trạng nấm hoặc ẩm mốc. Phụ trách quản lý hàng trong kho bằng cách kiểm tra hàng ngày, nhằm đảm bảo được số lượng, chất lượng hàng theo quy định. Luôn giữ kho trong tình trạng sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
Kiểm kê số lượng hàng hóa trong kho
Sau khi đối chiếu các hóa đơn và chứng từ xuất nhập kho, nhân viên kho sẽ tiến hành kiểm kê số lượng hàng hóa có trùng khớp với thông tin trên hóa đơn hay không. Nếu có sự chênh lệch, nhân viên kho báo ngay đến cấp quản lý để được xử lý. Nếu không có sự chênh lệch, họ sẽ kiểm tra xem hạn sử dụng còn dài hay không để xử lý.
Nhân viên kho có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
87 - 114 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên kho
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên kho, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên kho?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên kho
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Để trở thành một Nhân viên kho không nhất định phải có bằng đại học, chỉ cần có tốt nghiệp THPT trở lên. Tuy nhiên, nếu ứng viên có bằng đại học về lĩnh vực logistic, chuỗi cung ứng,... sẽ là một ưu thế.
- Kiến thức chuyên môn: Tuy không đòi hỏi cao về bằng cấp, nhưng Nhân viên kho phải có kiến thức chuyên môn vững vàng. Họ phải có kiểu biết về quy trình quản lý kho, bao gồm việc kiểm soát hàng tồn kho, theo dõi nhập xuất hàng hóa, và các quy tắc vận hành kho hàng cơ bản. Cũng như những kiến thức về loại hình hàng hóa, kiểm soát chất lượng và an toàn của hagf hóa, biết sử dụng các công vụ và phần mềm quản lý kho....
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng tổ chức: Nhân viên kho cần có khả năng sắp xếp, phân loại và sắp đặt hàng hóa sao cho hợp lý và tiện lợi để tiếp cận và lưu trữ. Mặc dù công việc sắp xếp và quản lý hàng hóa không quá khó khăn, nhưng để làm việc hiệu quả thì chắc chắn bạn cần phải học hỏi rất nhiều.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Điều này đặc biệt quan trọng để xử lý việc đóng gói, vận chuyển và đảm bảo hàng hóa đến đúng địa điểm và thời gian. Ngoài ra, công việc của Nhân viên kho cũng rất nhiều nên nếu không có kỹ năng quản lý thời gian, bạn rất dễ bị chồng chéo công việc dẫn đến hiệu suất không cao.
- Kỹ năng giao tiếp cơ bản: Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với bất kỳ nghề nghiệp hay vị trí nào. Nhân viên kho tuy không cần phải tiếp xúc với quá nhiều người, nhưng họ vẫn có có kỹ năng giao tiếp cơ bản để có thể dễ dàng trong việc trao đổi thông tin với các đồng nghiệp, cấp trên hoặc bộ phận khác trong tổ chức.
- Khả năng vận hành các thiết bị như xe nâng hoặc cẩu trục cơ bản (nếu cần): Đây không phải là kỹ năng bắt buộc nhưng nếu có thì sẽ tốt hơn đối với một Nhân viên kho. Tuỳ vào công việc cụ thể, Nhân viên kho có thể được yêu cầu kiến thức về việc vận hành các thiết bị như xe nâng để phục vụ cho công tác sắp xếp hàng hóa.
Các yêu cầu khác
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, uy tín.
- Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp tốt trong nhóm.
- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc thay đổi.
- Có tinh thần học hỏi, cầu tiến.
Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên kho
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 2 năm | Nhân viên kho | 6.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Điều phối vận tải và kho bãi | 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Giám sát kho | 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Trưởng kho | 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên kho và các ngành liên quan:
- Nhân viên Quản lý chất lượng: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên Kiểm soát chất lượng: 10.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
1. Nhân viên kho
Mức lương: 6.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 2 năm kinh nghiệm
Nhân viên kho là người chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản trong việc lưu trữ, sắp xếp, và vận chuyển hàng hóa trong kho. Nhiệm vụ của một nhân viên kho khá nhiều nên bạn phải có kiến thức vững vàng về quy trình kho cũng như khả năng ứng biến linh hoạt với các tình huống có thể xảy ra.
>> Đánh giá: Đây là một công việc khá nặng nhọc đòi hỏi Nhân viên kho phải là người có sức khỏe, nhanh nhẹn và linh hoạt trong mọi tình huống. Tuy nhiên mức lương cho vị trí này lại không quá cao, chủ yếu tập trung tuyển dụng ở các nhà máy và khu công nghiệp lớn. Việc làm Nhân viên kho không yêu cầu quá cao về năng lực chuyên môn nên khá phù hợp với nhiều ứng viên.
2. Điều phối vận tải và kho bãi
Mức lương: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Sau khi đã tích lũy được kinh nghiệm vững vàng cùng với việc bạn là một người có khả năng điều phối, quản lý, bạn sẽ được cân nhắc lên vị trí Điều phối vận tải và kho bãi. Vị trí này yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc trong kho lớn hơn và có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp hơn liên quan đến quản lý kho.
>> Đánh giá: Việc làm Điều phối vận tải và kho bãi sẽ có mức lương hậu hĩnh hơn so với Nhân viên kho, song, cường độ công việc cũng sẽ cao và nhiều hơn, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian. Nếu làm tốt ở vị trí này, bạn sẽ dễ dàng được cân nhắc lên các vị trí cao hơn nữa.
3. Giám sát kho
Mức lương: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Giám sát kho là người có trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động hàng ngày trong kho và đảm bảo rằng tất cả các hoạt động diễn ra một cách hiệu quả và an toàn. Đặc biệt, đối với vị trí này, bạn còn phải quản lý, điều hành cả nhóm nhân viên trong kho.
>> Đánh giá: Việc làm Giám sát kho không chỉ yêu cầu về năng lực chuyên môn mà còn yêu cầu kỹ năng lãnh đạo khi liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự. Tuy nhiên, mức lương cho vị trí này khá cao nên dù công việc có nhiều thì tính cạnh tranh vẫn rất lớn.
4. Trưởng kho
Mức lương: 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Trưởng kho là vị trí cao nhất mà một Nhân viên kho có thể hướng đến. Họ sẽ chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc quản lý toàn bộ hệ thống kho, bao gồm việc phát triển chiến lược quản lý kho, đảm bảo tuân thủ các quy tắc và quy định liên quan đến kho, và định hình các quy trình và chính sách mới.
>> Đánh giá: Trưởng kho là người chịu trách nhiệm của cả một kho hàng nên có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Song đi kèm với nó là mức lương khá cao nên nó trở thành vị trí mà bất cứ Nhân viên kho nào cũng muốn đạt được, mức độ cạnh tranh khá cao. Để được cất nhắc lên vị trí này, bạn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân.
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng kho đang tuyển dụng
5 bước giúp Nhân viên kho thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn
Nhân viên kho không yêu cầu quá nhiều về bằng cấp nhưng nếu muốn thăng tiến lên các vị trí quản lý, điều hành thì trình độ học vấn là điều kiện vô cùng quan trọng. Việc có bằng cấp cao hơn sẽ giúp bạn có kiến thức chuyên môn sâu rộng và kỹ năng mềm tốt hơn, từ đó có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Ngoài việc học liên thông lên đại học, cao học thì tham gia các khóa học đào tạo về quản lý kho hàng, logistics, sử dụng phần mềm quản lý kho, v.v. cũng là cách giúp nâng cao trình độ học vấn.
Tích lũy kinh nghiệm làm việc
Cố gắng làm việc chăm chỉ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đây là yếu tố quan trọng để Nhân viên được đánh giá cao và có cơ hội thăng tiến trong công việc. Chủ động tìm kiếm cơ hội học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, tham gia các dự án mới, thử thách bản thân với những công việc khó khăn hơn để nâng cao năng lực và kinh nghiệm làm việc.
Nâng cao kỹ năng chuyên môn
Học cách sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý kho, việc biết sử dụng thành thạo các phần mềm này sẽ giúp Nhân viên kho có lợi thế hơn trong công việc và có cơ hội nhận được mức lương cao hơn. Học ngoại ngữ sẽ giúp bạn có cơ hội làm việc với các đối tác nước ngoài và nhận được mức lương cao hơn.
Nâng cao kỹ năng mềm
Ngoài việc nâng cao kỹ năng chuyên môn, Nhân viên kho cũng đừng quên chú trọng phát triển các kỹ năng khác như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, v.v. Những kỹ năng này sẽ giúp bạn nâng cao giá trị bản thân, từ đó, sẽ được ưu ái cất nhắc lên các vị trí quản lý, điều hành cao hơn.
Làm việc hiệu quả và có trách nhiệm
Luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là minh chứng rõ nét nhất để chứng minh năng lực của Nhân viên kho. Tuân thủ nội quy, quy định của công ty sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp, từ đó có cơ hội nhận được mức lương cao hơn. Hãy luôn chủ động, sáng tạo trong công việc để lãnh đạo có thể thấy được khả năng của bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên Quản lý chất lượng hiện nay
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên Kiểm soát chất lượng đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Tuyển dụng Nhân viên Quản lý đơn hàng mới nhất