Mô tả công việc:
Nghiên cứu và xác định nhu cầu của người dùng: thực hiện nghiên cứu thị trường, khảo sát người dùng và phân tích dữ liệu để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và các vấn đề khó khăn của người dùng.
Thiết kế sản phẩm: Thiết kế các bản vẽ bao gồm Userflow, Wireframe, Prototype và Design Language System (hệ thống ngôn ngữ thiết kế) của sản phẩm
Phối hợp làm việc với các lập trình viên và các bên liên quan khác để phát triển sản phẩm.
Kiểm tra sản phẩm với người dùng để xác định vấn đề của người dùng và cải thiện tính năng sản phẩm.
Cải tiến thiết kế sản phẩm dựa trên phản hồi của người dùng và dữ liệu, thông tin từ các bên liên quan cung cấp.Độ tuổi từ 1990 - 1999.
Trình độ: Tốt nghiệp ĐH, CĐ chuyên ngành thiết kế.
Kinh nghiệm:
Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm về Product Design
Có kinh nghiệm về UI/UX designer hoặc Product Designer cho các công ty vận hành sản phẩm là điểm cộng
Yêu cầu khác:
Có portfolio các sản phẩm đã làm.
Thành thạo sử dụng công cụ thiết kế Figma, Adobe XD, Photoshop.
Yêu thích công nghệ, giáo dục.
Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
Có laptop cá nhân.Mức lương: Thoả thuận theo năng lực
Ghi nhận kịp thời:
Thưởng kỳ.
Thưởng nóng: thưởng nóng đột xuất, thưởng dự án.
Tăng lương
Điều chỉnh thu nhập 6 tháng/lần, 1 năm/ 2 lần.
Cơ chế phụ cấp, phúc lợi:
Phụ cấp ăn trưa: 25.000 VNĐ/ngày; phụ cấp khấu hao thiết bị; phụ cấp gửi xe.
Đóng bảo hiểm đầy đủ theo cơ chế cấp bậc ngay sau khi kết thúc thử việc.
Quà tặng/tiền mặt dành riêng cho nhân sự (áp dụng cho cả thử việc, CTV/TTS) mỗi dịp sự kiện đặc biệt (lễ tết, sinh nhật, kết hôn, sinh con).
Tham gia hơn 20 sự kiện hàng năm tại công ty: ngày lễ, sinh nhật công ty, sinh nhật từng quý, du lịch định kỳ.
Khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
Hỗ trợ tiền mặt 2 triệu/năm/nhân viên khi tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.
Môi trường làm việc và cơ hội phát triển:
Làm việc hướng mục tiêu, được chủ động đề xuất các ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Tham gia các dự án đào tạo nhằm phát triển kỹ năng chuyên môn.
Tham gia các dự án triển khai và áp dụng các giải pháp công nghệ mới nhất vào chương trình đào tạo trực tuyến.
Tham gia các dự án nâng cấp/cải tiến các công cụ và quy trình làm việc để nâng cao hiệu quả năng suất của bộ phận.
Onschool đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện trong giáo dục.Xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau trong đó phải kể đến thị trường Edtech. Đón đầu xu hướng đó, OnSchool đã được lập nên bởi một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ giáo dục và Chuyển đổi số trong Giáo dục. Với sứ mệnh đồng hành cùng các nhà trường và doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trước một tương lai khôn lường nhiều thiên tai dịch bệnh, OnSchool tiên phong cung cấp một giải pháp chuyển đổi số trọn gói, toàn diện nhất. Chúng tôi cam kết luôn cùng đối tác đi đến tận cùng chất lượng và phát huy tối đa hiệu quả, từ đó góp phần ứng dụng công nghệ giáo dục, lan toả tri thức của đối tác đến đông đảo người học, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Review ONSCHOOL
Dev có cơ hội phát triển, môi trường làm việc ok
Môi trường vui vẻ, văn hóa công ty tốt. Gọi điện nhiều, áp lực công việc lớn
Môi trường làm việc rõ ràng, công việc áp lực vì số của MKT về nhiều
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Quản lý kỹ thuật sản phẩm là gì?
Quản lý kỹ thuật sản phẩm (Technical Product Manager) là người quyết định các tính năng của một chương trình phần mềm, trực tiếp làm việc với lập trình viên, UI UX Designer để xây dựng và phát triển các tính năng đó. Đây là vị trí rất quan trọng với một công ty, nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm phải đảm bảo đưa ra chiến lược phát triển phù hợp, tạo ưu thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Mô tả công việc của Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Công việc của Quản lý kỹ thuật sản phẩm chiếm một vị trí quan trọng trong bất kỳ công ty nào, tác động nhiều đến ưu thế cạnh tranh của công ty. Với trọng trách đảm bảo đưa ra chiến lược phát triển phù hợp cho công ty, một Quản lý kỹ thuật sản phẩm sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.
Nghiên cứu thị trường
Đây là một vai trò rất quan trọng của Technical Product Manager. Các nhà quản lý sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, đồng thời cập nhật xu hướng công nghệ mới nhất để tìm ra hướng đi tiềm năng cho nhóm phát triển nói riêng và cả doanh nghiệp nói chung.Bên cạnh đó, các nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm cũng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Từ đó, các quản lý sẽ tìm ra con đường phù hợp để phát triển các sản phẩm phần mềm tốt hơn.
Phát hiện và xử lý rủi ro
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn xây dựng, phát triển các chương trình phần mềm và gây ra những mối đe dọa đáng kể với chất lượng sản phẩm cuối cùng. Điều này có thể khiến tiến độ công việc bị chậm trễ, ngân sách tồn đọng, khách hàng khiếu nại…
Thế nên, các nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm phải đưa ra kế hoạch dự phòng cho các trường hợp rủi ro thường gặp và cách xử lý hiệu quả. Kế hoạch dự phòng này có thể được tùy chỉnh và sửa đổi tùy theo mỗi chương trình phần mềm.
Xây dựng và quản lý lộ trình phát triển cho sản phẩm công nghệ
Tạo lộ trình sản phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm. Nó có thể được hiểu như một bản kế hoạch chi tiết về những gì cần phải có của một chương trình phần mềm và cách để thực hiện thành công. Dựa vào yêu cầu từ phía khách hàng, Technical Product Manager sẽ phân công chi tiết nhiệm vụ của từng nhóm, từng cá nhân, thời gian thực hiện và mục tiêu cần đạt được.
Quản lý kỹ thuật sản phẩm có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
351 - 585 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Tìm hiểu cách trở thành Quản lý kỹ thuật sản phẩm, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý kỹ thuật sản phẩm?
Yêu cầu tuyển dụng Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng Technical Product Manager, các ứng viên phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản.
Để trở thành Quản lý kỹ thuật sản phẩm, bạn cần những điều sau:
- Nền tảng về phát triển phần mềm, kỹ thuật hoặc lĩnh vực kỹ thuật khác.
- Hiểu biết về quá trình phát triển sản phẩm .
- Kiến thức về phương pháp phát triển sản phẩm và phần mềm.
- Có kinh nghiệm ở vai trò lãnh đạo hoặc quản lý.
- Bằng cử nhân về kỹ thuật, khoa học máy tính , công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực liên quan.
- Có ít nhất hai năm kinh nghiệm ở vị trí kỹ thuật.
- Ưu tiên có ít nhất một năm kinh nghiệm ở vai trò cấp cao hoặc lãnh đạo.
- Khả năng cân bằng việc phát triển sản phẩm và trách nhiệm thiết kế cụ thể.
Yêu cầu về kỹ năng
Để có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, bên cạnh những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn thì cũng đòi hỏi một Senior Technical Product Manager những những kỹ năng quan trọng như:
- Kỹ năng nghiên cứu để phân tích xu hướng thị trường, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tương tác giữa người dùng và sản phẩm.
- Kiến thức về cách thiết kế và thực hiện lộ trình sản phẩm.
- Kiến thức chuyên môn về các tính năng và thành phần sản phẩm của công ty.
- Làm quen với các công cụ và kỹ thuật phát triển phần mềm phổ biến.
- Có kinh nghiệm thử nghiệm beta và thu thập phản hồi của người dùng.
Ngoài các kỹ năng trên, một số kỹ năng quan trọng khác mà Technical Product Manager cần phát triển là:
- Cởi mở với phản hồi để thông báo các quyết định về sản phẩm cùng với các khuyến nghị của khách hàng .
- Cách tiếp cận chu đáo để thiết kế các sản phẩm có đạo đức và dễ tiếp cận .
- Kỹ năng giao tiếp tốt để chia sẻ mục tiêu sản phẩm và mục tiêu thiết kế với nhân viên sản phẩm và kỹ thuật.
- Phương pháp tiếp cận đa ngành để đáp ứng nhu cầu về tiếp thị, bán hàng, đảm bảo chất lượng và các lĩnh vực khác.
- Kỹ năng quản lý thời gian xuất sắc để yêu cầu các nhóm chịu trách nhiệm đáp ứng thời hạn sản phẩm.
Lộ trình thăng tiến của Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
1 - 3 năm |
Nhân viên kỹ thuật sản phẩm |
7.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm |
Chuyên viên kỹ thuật sản phẩm |
10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm |
Quản lý kỹ thuật sản phẩm |
15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
7 - 10 năm |
Trưởng phòng kỹ thuật |
20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
10 - 12 năm |
Giám đốc kỹ thuật |
25.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương bình quân của Quản lý kỹ thuật sản phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Quản lý kinh doanh: 14 - 20 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ: 15 - 22 triệu đồng/tháng
1. Nhân viên kỹ thuật sản phẩm
Mức lương: 7 - 15 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên kỹ thuật sản phẩm là người có trách nhiệm thực hiện quy trình nghiên cứu - phát triển - thiết kế - nâng cao sản phẩm. Một trong những công việc vô cùng quan trọng đối với ngành sản xuất sẽ sản xuất và thử nghiệm sản phẩm mới.
2. Chuyên viên kỹ thuật sản phẩm
Mức lương: 10 - 20 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Chuyên viên kỹ thuật sản phẩm là người có trình độ chuyên môn cao về kỹ thuật sản phẩm và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật. Họ thường đảm nhiệm việc nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước, để nắm vững và hiểu thật kỹ về các sản phẩm hiện tại của công ty, chịu trách nhiệm biên tập các tài liệu sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước gửi khách hàng và nhà phân phối.
>> Đánh giá: Các Chuyên viên thường phải thích nghi với công nghệ tiên tiến và áp dụng chúng vào việc phát triển sản phẩm. Điều này mang lại sự thú vị và cơ hội học hỏi liên tục trong môi trường công nghiệp luôn biến đổi. Ứng dụng những công nghệ này, họ có thể tạo ra các sản phẩm có tác động xã hội tích cực. Chuyên viên kỹ thuật sản phẩm có thể tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường thông qua việc phát triển các sản phẩm bền vững và có lợi ích xã hội.
3. Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Mức lương: 15 - 25 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Quản lý kỹ thuật sản phẩm (Technical Product Manager) là người quyết định các tính năng của một chương trình phần mềm, trực tiếp làm việc với lập trình viên, UI UX Designer để xây dựng và phát triển các tính năng đó. Đây là vị trí rất quan trọng với một công ty, nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm phải đảm bảo đưa ra chiến lược phát triển phù hợp, tạo ưu thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
4. Trưởng phòng kỹ thuật
Mức lương: 20 - 30 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 10 năm
Trưởng phòng kỹ thuật là người đứng đầu phòng kỹ thuật trong một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính về các hoạt động kỹ thuật của công ty. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống kỹ thuật, góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Cũng giống như hầu hết các trưởng phòng khác, đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. So với công việc kinh doanh, sản xuất,... thì Trưởng phòng kỹ thuật có đặc thù riêng biệt hơn, có chức năng phối hợp với các phòng ban khác nhằm theo dõi, rà soát, kiểm tra số lượng, chất lượng vật tư trong xuất nhập.
5. Giám đốc kỹ thuật
Mức lương: 25 - 50 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 10 - 12 năm
Giám đốc Kỹ thuật là một vị trí quản lý cao cấp trong một tổ chức hoặc công ty, đặc biệt là trong các công ty công nghệ, công ty phần mềm, hay các ngành liên quan đến kỹ thuật và công nghệ. Vị trí này có trách nhiệm quản lý và định hình chiến lược kỹ thuật của tổ chức, đảm bảo rằng các dự án kỹ thuật được triển khai một cách hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý kinh doanh tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý kỹ thuật sản phẩm mới cập nhật
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng kỹ thuật mới cập nhật
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên kỹ thuật sản phẩm mới cập nhật
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc kỹ thuật tuyển dụng