1. Quản lý Nhân sự:
- Quản lý và đảm bảo COL theo định biên của nhà hàng.
- Bố trí, phân công các ca làm việc hàng tuần của cấp dưới, điều động nhân viên, theo dõi chấm công hàng ngày.
- Thực thi các quy định của Công ty về quản lý nhân sự, các chế độ, chính sách, phúc lợi cho nhân viên.
- Đánh giá định kì kết quả làm việc hiệu suất của từng nhân viên.
- Đề xuất tuyển dụng, Đào tạo và huấn luyện nhân viên mới, đảm bảo nhân sự đầy đủ cho hoạt động nhà hàng.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, điều chuyển công tác.
2. Quản lý hàng hóa/ Tài sản:
- Quản lý quy trình đặt hàng, nhận hàng, bảo quản và điều chuyển hàng hóa.
- Quản lý tốt CoS: chất lượng, số lượng hàng hoá, hàng hỏng, hàng huỷ...
- Quản lý việc sử dụng và bảo quản tất cả các máy móc, trang thiết bị và dụng cụ trong nhà hàng.
- Giải trình cho Quản lý khu vực số lượng hư hỏng, mất mát (nếu có), kiểm soát, xử lý, ký hủy các loại sản phẩm hư hỏng.
- Tổng hợp các báo cáo kiểm kê hàng hóa, công cụ dụng cụ, trang thiết bị cho Phòng Kế Toán theo định kỳ.
3. Quản lý Kinh doanh:
- Thúc đẩy order bán hàng hiệu quả.
- Chăm sóc khách hàng.
- Giải quyết sự cố và các khiếu nại của khách.
- Đảm bảo các chương trình Marketing tại nhà hàng hoạt động hiệu quả.
- Đề xuất các phương án kinh doanh giúp nhà hàng đạt hiệu quả tốt. Đề xuất phương án quảng bá, giới thiệu thương hiệu, hình ảnh nhà hàng đến khách hàng
- Quản lý tiền trong cửa hàng, đảm bảo không bị thất thoát.
- Đẩy mạnh việc thực hiện các hoạt động khuyến mãi theo kế hoạch được duyệt nhằm đạt được mục tiêu về kinh doanh.
4. Quản lý doanh thu:
- Quản lý doanh thu hàng ngày.
- Quản lý quy trình xuất, hủy hoá đơn bán hàng trong ngày.
- Thực thi nghiêm túc các quy trình bàn giao tiền, voucher mỗi ca.
- Cập nhật báo cáo chi phí hàng ngày/tuần/tháng cho Quản lý khu vực.
- Am hiểu về các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L).
5. Quản lý điều hành nhà hàng:
- Tổ chức buổi họp đầu ca để hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho nhân viên.
- Hướng dẫn kỹ năng bán hàng cho nhân viên, đề xuất và thúc đẩy các chương trình khuyến mãi.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, tuần cho các bộ phận và tổ chức thực hiện.
- Thực thi các form file, checklist nghiêm chỉnh, trung thực.
- Giải quyết các sự việc phát sinh liên quan trong ngày.
- Tham dự các cuộc họp của Phòng Điều Hành, báo cáo tình hình hoạt động và kế hoạch công việc kinh doanh của nhà hàng.
6. Quản lý Chất lượng sản phẩm:
- Tổ chức cơ chế giám sát và trực tiếp giám sát việc thực thi theo các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn của nhà hàng.
- Kiểm tra chất lượng dịch vụ, đồ ăn và thức uống mỗi ca, mỗi ngày, đề xuất cải tiến chất lượng việc bảo quản sản phẩm và chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
- Duy trì và bảo đảm chất lượng phục vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn an ninh trong nhà hàng.
7. Quản lý và giải quyết những sự cố, khiếu nại của khách hàng:
- Tổ chức việc theo dõi đánh giá sự hài lòng của khách hàng.
- Xây dựng, duy trì quan hệ với khách hàng thân quen, tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.
- Theo dõi việc đặt bàn, đặt chỗ và kiểm tra việc chuẩn bị đặt bàn (nếu có).
- Giải quyết phàn nàn, khiếu nại của khách hàng khi nhân viên không giải quyết được.
8. Phát hiện và đào tạo nhân sự kế thừa
- Phát hiện và đề xuất nhân sự cấp lãnh đạo.
- Đào tạo ít nhất 1 GS/TT.
9. Báo cáo định kỳ và các công việc phát sinh khác.
* Thời gian làm việc: 9h-21h ( nghỉ trưa 3 tiếng 11h-14h) hoặc 11h - 23h (nghĩ trưa 3 tiếng 14h-17h).-Bắt buộc có kinh nghiệm trên 3 năm ở vị trí tương đương.
-Ứng viên có trình độ Trung cấp trở lên.
-Có kiến thức chuyên sâu, chuyên môn về nghiệp vụ liên quan.
-Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh.- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Lương căn bản từ 15tr - 18tr thỏa thuận tùy theo năng lực + phụ cấp + thưởng KPI.
06 tháng đến 01 năm xét nâng bậc lương Quản lý vùng (Quản lý từ 2-5 chi nhánh).
Được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp và hiện đại.
Thưởng lễ tết; thưởng theo quý; khám sức khỏe định kỳ; du lịch nghỉ mát hàng năm.
Được hưởng đầy đủ các chế độ cho người lao động theo luật lao động Việt Nam (BHXH, BHYT, BHTN...).
Lương tháng 13, 14.
Chế độ góp vốn, chia cổ phần... cho nhân viên gắn bó lâu dài.
Đặt cho mình câu hỏi “Tại sao, chuỗi nhà hàng bán thịt đông lạnh của nước ngoài lại phát triển mạnh trên đất Việt mình như vậy?”
Từ những câu hỏi tại sao, cùng lòng tự hào dân tộc, thương hiệu Bò tơ Nhân Phát đã được các founder Việt bắt tay vào hiện thực hóa, nhằm mục tiêu đưa đặc sản Việt vươn xa hơn, khẳng định và nâng tầm giá trị ẩm thực Việt trong lòng tất cả mọi người.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ bảo hiểm : BHYT, BHXH, BHTN
- Hưởng quyền lợi bảo hiểm 24/7
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Team building theo quý
- Các hoạt động vui chơi, giải trí, ca hát thường xuyên
- Thể thao: Đá bóng, bóng chuyền,..
Lịch sử thành lập
-
Năm 2016, nhà hàng đầu tiên mang thương hiệu Bò Tơ Nhân Phát đã chính thức có mặt trên đất Sài Gòn tại 160 Đặng Nguyên Cẩn, Phường 13, Quận 6 là câu trả lời thiết thực nhất với mục tiêu đưa đặc sản Việt vươn xa hơn, khẳng định và nâng tầm giá trị ẩm thực Việt trong lòng tất cả mọi người.
Mission
Sứ mệnh mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất về chất lượng và dịch vụ; lan tỏa tinh thần tự hào thương hiệu Việt bằng cả trái tim. Bò tơ Nhân Phát đã và đang không ngừng nỗ lực hoàn thiện dịch vụ mỗi ngày. Đến với Bò tơ Nhân Phát, bạn không chỉ đơn thuần trải nghiệm một món ăn ngon mà còn là dịch vụ tử tế từ tâm của đội ngũ nhân viên nhà hàng. Không quá cầu kỳ nhưng vô cùng thoải mái và ấm cúng để họp mặt gia đình, bạn bè.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Quản Lý Nhà Hàng là gì?
Quản lý nhà hàng (hay còn gọi là Restaurant Manager) dùng để chỉ người quản lý điều hành mọi hoạt động diễn ra trong nhà hàng. Từ quản lý tài sản, quản lý nhân viên, quản lý hàng hóa. Đến quản lý tiêu chuẩn dịch vụ, quản lý bàn, tuyển chọn và đào tạo nhân viên. Đưa ra phương án giải quyết khi có khiếu nại.
Mô tả công việc Quản lý nhà hàng
Quản Lý Nhân Sự
Quản lý nhà hàng sẽ chịu trách nhiệm điều động, bố trí, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên và đôn đốc nhân viên thực hiện theo tiến độ; thực hiện chấm công hàng tháng; đánh giá định kì kết quả làm việc của nhân viên…
Người quản lý còn phải luôn theo sát nhân viên bằng cách khích lệ, tạo động lực làm việc cho nhân viên và đảm bảo phúc lợi, sức khỏe cho nhân viên.
Quản Lý Tài Chính
Người quản lý phải vừa có cái nhìn bao quát, vừa chi tiết về vấn đề tài chính của nhà hàng. Công việc này bao gồm nắm rõ báo cáo chi phí nguyên vật liệu, lợi nhuận thu được mỗi ngày; xây dựng kế hoạch để đạt chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận; ký kết hoặc hủy hợp đồng theo thẩm quyền được phân công; đồng thời đề ra giải pháp thúc đẩy doanh số…
Quản Lý Cơ Sở Vật Chất
Người quản lý phải vừa có cái nhìn bao quát, vừa chi tiết về vấn đề tài chính của nhà hàng. Công việc này bao gồm nắm rõ báo cáo chi phí nguyên vật liệu, lợi nhuận thu được mỗi ngày; xây dựng kế hoạch để đạt chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận; ký kết hoặc hủy hợp đồng theo thẩm quyền được phân công; đồng thời đề ra giải pháp thúc đẩy doanh số…
Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ
Công việc này xoay quanh giám sát để đảm bảo các hoạt động đáp ứng đúng tiêu chuẩn của nhà hàng; tính khoa học của thực đơn; đáp ứng yêu cầu khẩu vị khách hàng; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; đề xuất giải pháp cải tiến để nhà hàng tốt hơn…
Kinh Doanh Và Tiếp Thị
Đây là một hạng mục công việc khác của cấp quản lý, bao gồm chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng; triển khai sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu nhà hàng; phối hợp phòng kinh doanh xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng; tổ chức các hoạt động khuyến mãi theo kế hoạch được duyệt…
Giải Quyết Sự Cố, Khiếu Nại Từ Khách Hàng
Quản lý nhà hàng là người trực tiếp giải quyết phàn nàn của thực khách nếu nhân viên không giải quyết được; tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của thực khách và xây dựng, duy trì quan hệ với khách quen, tạo ấn tượng đẹp trong mắt thực khách…
Quản Lý Nhà Hàng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
163 - 229 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản Lý Nhà Hàng
Tìm hiểu cách trở thành Quản Lý Nhà Hàng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản Lý Nhà Hàng?
Yêu cầu tuyển dụng Quản lý nhà hàng
Yêu cầu về trình độ, bằng cấp
Cũng như các vị trí quản lý của các lĩnh vực khác, Quản lý nhà hàng yêu cầu bạn đã tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học chuyên ngành Quản trị khách sạn, Quản lý nhà hàng, Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra các ứng viên có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ trong lĩnh vực liên quan sẽ được ưu tiên hơn. Ứng viên có trình độ tiếng Anh tốt cũng sẽ có cơ hội lớn hơn trong các dự án đầu tư nước ngoài.
Yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng
- Kỹ năng quản lý, phối hợp và giao tiếp: Quản lý nhà hàng cần có kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ để có thể dẫn dắt và tạo động lực cho nhân viên, khả năng quản lý thời gian và tài nguyên hiệu quả để đảm bảo hoạt động nhà hàng diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra với khối lượng công việc đồ sộ và nhịp độ công việc nhanh, người quản lý cũng cần có khả năng ra quyết định nhanh nhạy và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Kỹ năng giao tiếp tốt để có thể tương tác hiệu quả với khách hàng, nhân viên và đối tác cũng là một yếu tố quan trọng mà quản lý nhà hàng cần sở hữu.
- Kiến thức về ngành hàng: Hiểu biết sâu về hoạt động kinh doanh nhà hàng, bao gồm quản lý nhân sự, quản lý tài chính, marketing và kinh doanh. Hiểu biết vững về các chuẩn mực về an toàn thực phẩm, vệ sinh và an toàn lao động. Những kiến thức này sẽ là yêu cầu tối thiểu nếu bạn muốn trở thành một người quản lý tốt.
- Kỹ năng quản lý nhân sự: Công việc kinh doanh nhà hàng không chỉ là công việc của một cá nhân mà yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều bộ phận khác nhau. Vì vậy người quản lý cần có khả năng hướng dẫn nhóm nhân viên đa dạng, kỹ năng tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, cũng như phát triển và thúc đẩy năng lực của nhân viên hiện tại. Để giữ chân nhân tài, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ đang thiếu khát nguồn nhân lực chất lượng cao, khả năng xây dựng một môi trường làm việc tích cực và đội nhóm hợp tác sẽ giúp ích rất nhiều cho quản lý nhà hàng.
- Kỹ năng quản lý tài chính: Hiểu biết về quản lý ngân sách và chi phí, cũng như khả năng phân tích và theo dõi các chỉ số tài chính của nhà hàng. Kỹ năng lập kế hoạch và dự báo tài chính cho các hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
Lộ trình thăng tiến Quản lý nhà hàng
Lộ trình thăng tiến của Quản lý nhà hàng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
1. Thực tập sinh Nhà hàng
Mức lương: 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, Thực tập sinh Nhà hàng bắt đầu hành trình với vị trí thực tập, nơi họ được giới thiệu và tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Doanh nghiệp thường chủ động tuyển dụng thực tập sinh để xây dựng lực lượng lao động có chất lượng cao. Nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ các bộ phận khác nhau trong nhà hàng, xử lý các vấn đề cơ bản và làm quen với quy trình làm việc hàng ngày.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Nhà hàng mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
2. Nhân viên Phục vụ Nhà hàng
Mức lương: 6.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm
Sau khi trở thành nhân viên chính thức, thực tập sinh Nhà hàng sẽ đảm nhận vị trí đầu tiên là Nhân viên Phục vụ Nhà hàng. Trong vai trò này, họ chịu trách nhiệm việc đón tiếp, tư vấn thực đơn, phục vụ món ăn, và xử lý các yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Nhân viên Phục vụ Nhà hàng phải đảm bảo rằng khách hàng có trải nghiệm ăn uống tốt nhất.
>> Đánh giá: Tuy mức lương không cao nhưng công việc Nhân viên Phục vụ Nhà hàng mang lại khá nhiều cơ hội phát triển. Đi kèm với đó cũng là rất nhiều những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Tổ trưởng Phục vụ
Mức lương: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 4 năm
Sau khoảng hơn 5 năm, thực tập sinh có thể chuyển đến vị trí Tổ trưởng Phục vụ. Vai trò này đòi hỏi khả năng quản lý toàn diện về hoạt động nhà hàng, bao gồm quản lý nhân viên, nguồn lực, và tối ưu hóa hiệu suất. Tổ trưởng Phục vụ cũng tham gia vào quyết định chiến lược của doanh nghiệp và có trách nhiệm cao về kết quả kinh doanh.
>> Đánh giá: Tổ trưởng Phục vụ là người chịu trách nhiệm của cả một đội ngũ nhân viên phục vụ nên có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Song đi kèm với nó là mức lương khá cao nên nó trở thành vị trí mà bất cứ nhân viên phục vụ nào cũng muốn đạt được, mức độ cạnh tranh khá cao. Để được cất nhắc lên vị trí này, bạn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân.
4. Trợ lý quản lý nhà hàng
Mức lương: 15.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 5 năm
Trợ lý quản lý nhà hàng chịu trách nhiệm quản lý nhân sự và đảm bảo tuân thủ quy tắc của nhà hàng, tham gia vào việc lập kế hoạch thực đơn và đảm bảo sự chính xác của thực đơn cũng như chất lượng dịch vụ khách hàng và tuân thủ tiêu chuẩn phục vụ. Họ cũng quản lý lịch làm việc để đảm bảo sự hiệu quả và đủ nhân lực, tham gia vào quản lý tài chính và duy trì tài chính của nhà hàng, xử lý sự cố và vấn đề phát sinh trong hoạt động hàng ngày, và hỗ trợ quản lý chung để đảm bảo suôn sẻ trong mọi khía cạnh của hoạt động nhà hàng. Nhìn chung, đây là vị trí quan trọng giúp bạn làm quen với nhiệm vụ của các cấp quản lý trong nhà hàng.
>> Đánh giá: Vị trí này không chỉ hỗ trợ quản lý mà còn tham gia vào nhiều khía cạnh khác nhau của nhà hàng, từ quản lý nhân sự, kiểm soát chất lượng, đến đào tạo và phát triển nhân viên. Đây là vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức, giúp người làm có cơ hội học hỏi và phát triển bản thân. Từ vị trí này, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn hoặc chuyển sang các lĩnh vực khác trong ngành F&B.
5. Giám sát nhà hàng
Mức lương: 20.000.000 - 23.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 6 năm
Giám sát nhà hàng là người quản lý và kiểm soát hoạt động hàng ngày của một nhà hàng để đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra một cách hiệu quả và tuân theo các tiêu chuẩn quy định. Họ có vai trò đảm bảo các hoạt động của nhà hàng được diễn ra một cách bình thường, trơn tru, hiệu quả nhằm mang lại cho khách hàng sự hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm tại đây. Đây là bước đệm để bạn có thể phấn đấu lên các vị trí cao nữa như quản lý nhà hàng, quản lý bộ phận…
>> Đánh giá: Với năng lực và kinh nghiệm, giám sát nhà hàng có thể tiến lên các vị trí cao hơn như quản lý nhà hàng, giám đốc điều hành. Được tiếp xúc với nhiều khía cạnh của ngành ẩm thực, từ quản lý nhân sự, vận hành bếp, đến marketing và kinh doanh.
6. Quản lý nhà hàng
Mức lương: 20.000.000 - 23.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 6 - 7 năm
Quản lý nhà hàng dùng để chỉ người quản lý điều hành mọi hoạt động diễn ra trong nhà hàng. Từ quản lý tài sản, quản lý nhân viên, quản lý hàng hóa. Đến quản lý tiêu chuẩn dịch vụ, quản lý bàn, tuyển chọn và đào tạo nhân viên, đưa ra phương án giải quyết khi có khiếu nại.
>> Đánh giá: Vị trí này đòi hỏi người đó phải đưa ra quyết định chiến lược, điều hành và giám sát mọi hoạt động của nhà hàng, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến món ăn, phục vụ khách hàng đến quản lý nhân viên và tài chính. Họ là người đại diện cho hình ảnh và thương hiệu của nhà hàng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và đối tác.
7. Giám đốc nhà hàng
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm
Giám đốc nhà hàng là người lãnh đạo cao cấp của nhà hàng, chịu trách nhiệm tổng thể về các hoạt động kinh doanh và quản lý chiến lược dài hạn của nhà hàng. Cụ thể, họ xây dựng quy trình chuẩn để quản lý nhà hàng, quản lý hành chính và nhân sự, quản lý tài chính, quản lý hệ thống marketing và quảng cáo cùng các hoạt động khác diễn ra tại nhà hàng. Cuối cùng, họ sẽ báo cáo tất cả nội dung này cho hội đồng quản trị. Tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng mà sẽ có một hay nhiều vị trí giám đốc đảm nhiệm các khu vực khác nhau.
>> Đánh giá: Vị trí Giám đốc nhà hàng là một vị trí đòi hỏi nhiều trách nhiệm và kỹ năng. Tuy nhiên, đây cũng là một vị trí mang lại nhiều cơ hội phát triển và thỏa mãn. Để thành công trong vai trò này, Giám đốc nhà hàng cần phải không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức và luôn hướng tới sự hoàn thiện.
5 bước giúp Quản lý nhà hàng thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng Cao Kỹ Năng Lãnh Đạo và Quản Lý
Đầu tư vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên của bạn. Một đội ngũ làm việc hiệu quả và hài lòng với công việc sẽ góp phần vào thành công chung của nhà hàng. Học cách xử lý xung đột và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Kỹ năng này giúp duy trì môi trường làm việc tích cực và tăng cường sự hài lòng của nhân viên.
Đảm Bảo Chất Lượng Dịch Vụ
Luôn lắng nghe và phản hồi ý kiến của khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng là chìa khóa để xây dựng danh tiếng và giữ chân khách hàng lâu dài. Đánh giá và tối ưu hóa quy trình phục vụ, từ việc đặt bàn, phục vụ đồ ăn đến thanh toán. Quy trình hiệu quả giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm thời gian.
Quản Lý Tài Chính Hiệu Quả
Theo dõi và phân tích chi phí hoạt động của nhà hàng, từ nguyên liệu đến nhân sự. Điều chỉnh ngân sách và chi phí khi cần thiết để tối ưu hóa lợi nhuận. Dự đoán doanh thu dựa trên dữ liệu lịch sử và xu hướng hiện tại. Lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn để đạt được các mục tiêu doanh thu.
Cập Nhật và Áp Dụng Công Nghệ
Áp dụng các công cụ phần mềm quản lý nhà hàng để theo dõi đơn hàng, tồn kho, và tài chính. Công nghệ giúp tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu lỗi. Sử dụng các công cụ marketing số như mạng xã hội, email marketing và ứng dụng đặt bàn trực tuyến để tăng cường sự hiện diện và tiếp cận khách hàng mới.
Xây Dựng Mối Quan Hệ và Mạng Lưới
Tham gia vào các sự kiện, hội thảo ngành nhà hàng để kết nối với các chuyên gia và đối tác tiềm năng. Mối quan hệ tốt có thể mở ra cơ hội hợp tác và học hỏi từ những người có kinh nghiệm. Luôn mở lòng tiếp nhận phản hồi từ cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng. Học hỏi từ những trải nghiệm và cải thiện bản thân để trở thành một quản lý tốt hơn.
Xem thêm:
Việc làm Quản lý cửa hàng đang tuyển dụng