Trong bối cảnh dữ liệu ngày càng trở thành tài sản quan trọng của các tổ chức, hai ngành Quản trị dữ liệu và Quản lý dữ liệu đang nhận được nhiều sự quan tâm. Mặc dù có sự liên kết chặt chẽ, mỗi ngành lại có những đặc thù riêng về mục tiêu, vai trò và cách thức thực hiện. Dưới đây là sự khác biệt giữa hai ngành này để giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng.
Quản Trị Kênh Phân Phối Phim
One-Value Vietnam Co., Ltd.
Information Technology Staff
MURATA MANUFACTURING
IT SALES
Phần mềm MOR
Nhân viên IT
Công ty TNHH Logistics Sinovitrans
IT Manager Upto 2000$
CO-WELL ASIA
★
CHUYÊN VIÊN IT
Bảo Hiểm Fubonlife Việt Nam
IT Recruiter
Công ty Phần mềm Kaopiz
★
IT Strategist cho công ty mới thành lập
JOB HOUSE
Senior IT Magento Developer
MỸ PHẨM ÂU CHÂU (ACFC)
★
Đăng 27 ngày trước
Chuyên viên IT
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đèo Cả
★
IT Staff
Panasonic Vietnam Co., Ltd.
★
IT Project Manager
HRchannels Group
★
Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai tuyển dụng nhân viên
Công chức Gia Lai
IT Procurement Manager/ IT Purchasing Manager/IT Category Manager
ĐẠI HỌC RMIT VIỆT NAM
★
Đăng 30+ ngày trước
IT Officer
- Hết hạn
Melia Vinpearl in Central
★
Chuyên Viên IT
- Hết hạn
Café Katinat
[BỆNH VIỆN ĐH PHENIKAA] NHÂN VIÊN CNTT (HỖ TRỢ PHẦN MỀM)
- Hết hạn
ĐẠI HỌC PHENIKAA
★
Specialist - IT Support
- Hết hạn
Talentnet
★
IT Developer
- Hết hạn
GUNZETAL
Nhân viên IT (ERP system)
- Hết hạn
TKG TeaKwang Vina
★
Nhân viên IT
- Hết hạn
CÔNG TY TNHH MABUCHI MOTOR VIỆT NAM
★
Nhân Viên IT - Quản trị
- Hết hạn
Giza Việt Nam
Nhân viên IT- Quản trị hệ thống
- Hết hạn
Victa Trading CORPORATION
IT Officer - Nhân viên IT
- Hết hạn
LA VELA SAIGON HOTEL
Nhân viên IT
- Hết hạn
Công Ty Cổ Phần Zenbooks
Nhân Viên IT
- Hết hạn
Cobi Group
Nhân Viên IT - Hệ Thống Mạng, Gò Vấp
- Hết hạn
KNIGHT LOGISTICS
Đăng 30+ ngày trước
CHUYÊN VIÊN IT (GẤP)
- Hết hạn
DAEYEONG VINA
Trưởng ban IT (Lương 20tr - 30tr)/26 ngày
- Hết hạn
Tập Đoàn Khách Sạn A25
★
Chuyên Viên IT Phần Mềm
- Hết hạn
May Thêu Giày An Phước
Chuyên Viên IT (Tiếng Trung, Sản Xuất)
- Hết hạn
HRchannels Group
★
IT Support
- Hết hạn
Tập Đoàn Dầu khí An Pha
Trưởng nhóm IT (Giải pháp phần mềm)
- Hết hạn
May Thêu Giày An Phước
Trưởng Nhóm IT/IT Leader
- Hết hạn
Barett Smart Factory
Chuyên viên IT
- Hết hạn
IGC Group - TTC Edu
Giám sát IT (Chuyên hệ thống ERP)/ ERP Supervisor
- Hết hạn
CIRQL MANUFACTURING VIETNAM
Chuyên viên Quản lý Sự Cố IT
- Hết hạn
FE Credit
★
Chuyên viên IT Network
- Hết hạn
Tập Đoàn Danko
[Hung Yen] IT Staff
- Hết hạn
Panasonic Vietnam Co., Ltd.
★
Nhân Viên IT
- Hết hạn
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Gia Định
Kỹ thuật IT
- Hết hạn
Tập Đoàn Khách Sạn A25
★
IT Engineer SAP Basis SysAdmin
- Hết hạn
TeamWork Corporate
★
Nhân viên IT
- Hết hạn
ACS Solutions
IT admin - banking industry
- Hết hạn
JAC Recruitment Vietnam
★
Quản Trị Kênh Phân Phối Phim
One-Value Vietnam Co., Ltd.
93 việc làm
1 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương:
32 - 45 triệu
Chức vụ:
Nhân viên
Ngày đăng tuyển:
05/12/2024
Hạn nộp hồ sơ:
31/01/2025
Hình thức:
Toàn thời gian
Kinh nghiệm:
Trên 2 năm
Số lượng:
1
Giới tính:
Đang cập nhật
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hồ Chí Minh
Mô tả công việc
GIỚI THIỆU
Công ty khách hàng của chúng tôi là 1 Công ty con của 1 Tập đoàn lớn nổi tiếng tại Nhật, vừa mới thành lập tại Việt Nam trong lĩnh vực mở rạp chiếu phim phức hợp (cinema complex), sản xuất và phân phối phim. Hiện tại, chúng tôi đang tuyển dụng vị trí Quản trị kênh phân phối phim.
ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC
Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Làm việc tại công ty liên doanh dự kiến sẽ được thành lập vào tháng 1/2025
VAI TRÒ
Quản trị kênh phân phối phim sẽ chịu trách nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các bộ phim được phát hành và phân phối đến đúng đối tượng khán giả qua các kênh phù hợp.
NHIỆM VỤ
Theo dõi, giám sát, và đánh giá tiến trình phân phối phim đến các rạp, thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo các rạp đạt được hiệu quả tối đa từ các bộ phim được phát hành.
Giao tiếp và hỗ trợ các rạp chiếu phim cũng như các đối tác bên ngoài liên quan đến việc phân phối và trình chiếu phim.
Cập nhật trạng thái phân phối và chuẩn bị các báo cáo cho các phòng ban liên quan về hiệu suất chiếu phim, doanh thu, và các chỉ số hiệu suất chính (KPI) khác.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ vững chắc với các Quản lý Rạp chiếu phim và bộ phận Lập kế hoạch chương trình (Programming) của các rạp và chuỗi rạp chiếu phim để đàm phán các điều khoản đặt chiếu, bao gồm bảng giá, số suất chiếu, và các điều kiện liên quan khác.
Đóng vai trò là đầu mối liên lạc chính giữa công ty và các rạp chiếu phim, giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình phát hành phim tại các rạp.
Thực hiện các yêu cầu khác từ cấp trên.
Yêu cầu công việc
Trình độ học vấn
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh, marketing, truyền thông, hoặc các ngành liên quan.
Kinh nghiệm
Có kinh nghiệm làm việc với các đối tác như rạp chiếu phim, nền tảng OTT, hoặc các nhà phân phối.
Ít nhất 2- 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phân phối phim, truyền thông, giải trí, hoặc ngành công nghiệp liên quan.
Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý dự án hiệu quả.
Kỹ năng đàm phán và xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác.
Hiểu biết về thị trường điện ảnh, hành vi khán giả và các xu hướng trong ngành công nghiệp giải trí.
Thành thạo các công cụ báo cáo, phân tích dữ liệu liên quan đến doanh thu và hiệu suất chiếu phim.
Kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục xuất sắc.
Tinh thần trách nhiệm cao
Khả năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống nhanh chóng.
Yêu cầu khác
Sẵn sàng làm việc ngoài giờ hoặc di chuyển khi cần thiết để gặp đối tác hoặc theo dõi các sự kiện ra mắt phim.
Tiếng Anh giao tiếp cơ bản. Ưu tiên ứng viên biết thêm tiếng Nhật
Ưu tiên
Hiểu biết về luật bản quyền và các quy định liên quan đến phát hành phim.
Ứng viên có mạng lưới quan hệ trong ngành điện ảnh hoặc truyền thông.
Quyền lợi
Được tham gia các chương trình đào tạo phát triển năng lực và kĩ năng chuyên môn;
Chế độ nghỉ phép theo quy định nhà nước.
Chế độ khám sức khỏe và du lịch thường niên theo quy định của Công ty;
Chế độ thưởng các dịp Lễ, Tết dương lịch, Tết âm lịch; chế độ thưởng theo đánh giá cá nhân và tình hình kinh doanh của Công ty;
Thu nhập cạnh tranh và được tham gia đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định;
Phúc lợi: Ốm đau, kết hôn, hiếu hỉ, ngày lễ, ngày sinh nhật, vv theo quy định của Công ty;
Môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, có sự thăng tiến, đánh giá và xét tăng lương, thưởng hàng năm;
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-12-05 02:35:02
Khu vực
One-Value Vietnam Co., Ltd.
Xem trang công ty
Quy mô:
25 - 100 nhân viên
Địa điểm:
ONE-VALUE là công ty tư vấn chiến lược kinh doanh, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn gia nhập thị trường cho doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam; xúc tiến thương mại - đầu tư M&A; giới thiệu nhân sự giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản. ONE-VALUE có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản và văn phòng tại Cầu Giấy, Hà Nội.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Việc làm Quản trị dữ liệu
(89 việc làm)
Quản trị dữ liệu tại Hà Nội (11 việc làm)
Quản trị dữ liệu tại Hồ Chí Minh (12 việc làm)
Việc làm Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh
(36 việc làm)
Việc làm Trưởng phòng Phân Tích Dữ Liệu
(76 việc làm)
Việc làm SQL Developer
(7 việc làm)
Việc làm Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu
(18 việc làm)
Việc làm System Administrator
(85 việc làm)
Việc làm Chuyên viên Quản trị hệ thống CNTT
(63 việc làm)
Việc làm Data Engineer
(69 việc làm)
Việc làm Chuyên viên quản trị rủi ro
(75 việc làm)
Việc làm Nhân viên Quản trị Ứng dụng
(82 việc làm)
Việc làm Data Analyst
(102 việc làm)
Việc làm chuyên viên dữ liệu
Công việc của Quản trị dữ liệu là gì?
1. Quản trị dữ liệu là gì?
Quản trị dữ liệu hay còn gọi là Database Administrator (DBA) là một chuyên gia chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của họ là đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy. Điều này bao gồm việc thiết lập cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất, sao lưu dữ liệu định kỳ, và đảm bảo rằng dữ liệu được bảo vệ khỏi các rủi ro bảo mật. Bên cạnh đó, những vị trí như Chuyên viên quản trị rủi ro, System Admin cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
2. Học quản trị dữ liệu ở đâu? Thời gian học trong bao lâu?
Ngành Quản trị dữ liệu đang trở thành một lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm trong thời đại số hóa. Đây là ngành học trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý, tổ chức, và tối ưu hóa dữ liệu – một tài sản quan trọng của mọi tổ chức. Với nhu cầu nhân lực ngày càng cao, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã và đang đầu tư phát triển các chương trình đào tạo chuyên sâu về ngành này. Dưới đây là danh sách một số trường đại học hàng đầu tại Việt Nam đào tạo ngành Quản trị dữ liệu, cùng với điểm chuẩn và khối thi:
Trường đào tạo | Ngành | Điểm chuẩn | Khối thi |
Đại học Kinh tế quốc dân |
Khoa học dữ liệu
|
26.97 |
A00; A01; D07; D01 |
Đại học Khoa học Tự nhiên |
Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu
|
34.7 - 35 |
A00; A01; D07; D08 |
Đại học Kinh tế TP HCM | Khoa học dữ liệu | 26.3 | A00; A01; D07; D01 |
Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội | Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu | 26.25 | Tất cả |
Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG TP.HCM | Khoa học dữ liệu | 27.5 | Tất cả |
Đại học Kinh tế Luật - ĐHQG TP.HCM |
Toán Kinh tế (Chuyên ngành Phân tích dữ liệu) | 26.4 | A00; A01; D07; D01 |
Ngành Quản trị dữ liệu thường được đào tạo theo chương trình cử nhân kéo dài 4 năm tại các trường đại học. Trong thời gian này, sinh viên sẽ được học các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về cách xây dựng hệ thống dữ liệu, phân tích và khai thác dữ liệu hiệu quả, cũng như thiết lập các chính sách, quy trình nhằm quản trị và đảm bảo chất lượng dữ liệu. Chương trình không chỉ tập trung vào lý thuyết mà còn kết hợp thực hành, giúp sinh viên làm quen với các công cụ, phần mềm và phương pháp quản trị dữ liệu hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong kỷ nguyên số hóa
3. Phân biệt quản trị dữ liệu và quản lý dữ liệu
Tiêu chí | Quản trị dữ liệu | Quản lí dữ liệu |
Định nghĩa | Là quá trình thiết lập chính sách, tiêu chuẩn, quy trình để đảm bảo dữ liệu được sử dụng và quản lý đúng cách trong tổ chức. | Là quá trình triển khai, vận hành các công cụ, hệ thống, và quy trình để xử lý và duy trì dữ liệu trong tổ chức. |
Mục tiêu | Đảm bảo tính chính xác, toàn vẹn, và tuân thủ của dữ liệu với các quy định nội bộ và pháp luật. | Đảm bảo dữ liệu có sẵn, được bảo vệ và hỗ trợ các hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả. |
Phạm vi | Tập trung vào chiến lược, chính sách, và quy định liên quan đến dữ liệu. | Tập trung vào các hoạt động thực tế như lưu trữ, xử lý, bảo mật và truy xuất dữ liệu. |
Vai trò chính | - Thiết lập tiêu chuẩn và chính sách. - Đảm bảo tuân thủ pháp lý. - Đưa ra hướng dẫn chiến lược. |
- Thực thi lưu trữ, xử lý, và vận hành dữ liệu. - Cung cấp dữ liệu sẵn sàng cho các bộ phận. |
Người thực hiện | Ban quản trị dữ liệu, quản lý cấp cao, chuyên gia pháp lý về dữ liệu. | Nhân viên IT, nhà phân tích dữ liệu, quản trị cơ sở dữ liệu. |
Tính chiến lược và vận hành | Mang tính chiến lược, tập trung vào dài hạn. | Mang tính vận hành, tập trung vào hoạt động hàng ngày. |
Công cụ hỗ trợ | Chính sách, quy trình, quy định, và framework (ví dụ: DAMA-DMBOK, ISO 8000). | Phần mềm quản lý dữ liệu như hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS), ETL tools, và hệ thống lưu trữ. |
Tương tác | Quản trị dữ liệu cung cấp hướng dẫn và khung chính sách cho quản lý dữ liệu. | Quản lý dữ liệu thực hiện các quy trình và chính sách do quản trị dữ liệu đặt ra. |
Quản trị dữ liệu và Quản lý dữ liệu là hai ngành có vai trò bổ trợ nhau trong việc đảm bảo hiệu quả sử dụng dữ liệu. Quản trị dữ liệu tập trung vào việc xây dựng chiến lược, chính sách và tiêu chuẩn dài hạn, thường do các nhà quản lý cấp cao thực hiện. Trong khi đó, Quản lý dữ liệu thiên về thực thi và vận hành các hệ thống, công cụ xử lý và bảo mật dữ liệu hàng ngày, do các chuyên viên kỹ thuật đảm nhận. Cả hai ngành phối hợp để đảm bảo dữ liệu được sử dụng đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất.
4. Tại sao cần quản trị dữ liệu
Quản trị dữ liệu là yếu tố quan trọng trong kỷ nguyên số, khi dữ liệu đóng vai trò cốt lõi trong hoạt động của các tổ chức. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao quản trị dữ liệu là cần thiết:
Đảm bảo tính chính xác và nhất quán
Quản trị dữ liệu giúp tổ chức xây dựng các quy trình và tiêu chuẩn để duy trì sự chính xác và nhất quán của dữ liệu. Dữ liệu chính xác là nền tảng để thực hiện các phân tích và dự báo đáng tin cậy. Nếu dữ liệu không đồng nhất, các kết quả thu được có thể gây nhầm lẫn và dẫn đến những quyết định sai lầm. Nhờ quản trị dữ liệu, tổ chức có thể tối ưu hóa cách thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu để đảm bảo tính minh bạch.
Tuân thủ pháp lý và bảo mật
Trong bối cảnh nhiều quốc gia đưa ra các quy định nghiêm ngặt về quyền riêng tư dữ liệu như GDPR, quản trị dữ liệu là yếu tố thiết yếu. Nó giúp tổ chức xây dựng các chính sách tuân thủ pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý và tổn thất tài chính. Bên cạnh đó, quản trị dữ liệu đảm bảo an toàn thông tin, ngăn chặn các mối đe dọa an ninh mạng và xâm phạm dữ liệu. Điều này không chỉ bảo vệ uy tín của tổ chức mà còn tăng cường niềm tin của khách hàng.
Hỗ trợ ra quyết định
Dữ liệu chính xác và được tổ chức tốt là chìa khóa để đưa ra các quyết định chiến lược và kịp thời. Quản trị dữ liệu cung cấp cho các nhà quản lý một bức tranh toàn diện và cập nhật về hoạt động của tổ chức. Điều này cho phép họ dự báo các xu hướng, nhận diện cơ hội và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả. Việc ra quyết định dựa trên dữ liệu cũng giúp tổ chức linh hoạt hơn trong việc thích ứng với thay đổi của thị trường.
Tăng hiệu quả vận hành
Quản trị dữ liệu giúp tối ưu hóa việc tổ chức, lưu trữ và truy cập dữ liệu, làm giảm thời gian tìm kiếm và xử lý thông tin. Khi dữ liệu được quản lý tốt, các phòng ban có thể dễ dàng chia sẻ và sử dụng thông tin mà không gặp trở ngại. Điều này cải thiện năng suất làm việc và giảm thiểu các chi phí không cần thiết liên quan đến dữ liệu bị phân tán hoặc trùng lặp. Kết quả là tổ chức vận hành hiệu quả hơn, tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu cốt lõi.
Thúc đẩy đổi mới và giá trị kinh doanh
Quản trị dữ liệu không chỉ đảm bảo tính ổn định mà còn tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đổi mới. Dữ liệu được quản lý tốt giúp tổ chức dễ dàng phân tích, phát hiện xu hướng mới và phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, nó mở ra cơ hội xây dựng các mô hình kinh doanh mới dựa trên dữ liệu. Nhờ đó, tổ chức không chỉ duy trì lợi thế cạnh tranh mà còn gia tăng giá trị kinh doanh một cách bền vững.
5. Thách thức lớn nhất trong quản trị dữ liệu là gì?
6. Có những mô hình điều hành quản trị dữ liệu nào trong tổ chức
>> Xem thêm:
Việc làm Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh lương cao
Quản trị dữ liệu có mức lương bao nhiêu?
174 - 287 triệu /năm
Tổng lương
161 - 265 triệu
+
/năm
Lương cơ bản
13 - 22 triệu
/năm
Lương bổ sung
174 - 287 triệu
/năm
174 M
287 M
65 M
598 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Lộ trình sự nghiệp Quản trị dữ liệu
Tìm hiểu cách trở thành Quản trị dữ liệu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu
65 - 104 triệu/năm
Quản trị dữ liệu
174 - 287 triệu/năm
Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh
65 - 91 triệu/năm
Trưởng phòng Phân Tích Dữ Liệu
156-234 triệu/năm
Quản trị dữ liệu
Số năm kinh nghiệm
0 - 1
4%
2 - 4
60%
5 - 7
26%
8+
10%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản trị dữ liệu?
Mô tả công việc của vị trí Quản trị dữ liệu
Thiết lập và duy trì cơ sở dữ liệu
DBA thường tham gia vào việc thiết lập cơ sở dữ liệu từ đầu bằng cách lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) phù hợp với nhu cầu của tổ chức. Sau đó, họ phải duy trì cơ sở dữ liệu này bằng cách thêm, sửa đổi và xóa dữ liệu cũng như cấu hình cơ sở dữ liệu để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.
Bảo mật dữ liệu
DBA phải đảm bảo rằng dữ liệu của tổ chức được bảo vệ an toàn khỏi truy cập trái phép. Họ thực hiện việc cấu hình quyền truy cập, mã hóa dữ liệu, và thực hiện các biện pháp bảo mật khác để ngăn chặn các mối đe dọa tiềm ẩn.
Sao lưu và phục hồi dữ liệu
Bởi quản trị các thông tin có liên quan đến vấn đề quyền truy cập người dùng hệ thống cơ sở dữ liệu đó và đảm bảo được tính bảo mật một cách tiết đối đối với hệ thống cơ sở dữ liệu.Để có thể đảm bảo được tính an toàn cho hệ thống cơ sở dữ liệu vừa mới thực hiện như trên thì việc sao chép và lưu giữ lại thông tin của hệ thống cơ sở dữ liệu là điều vô cùng cần thiết để phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Tối ưu hóa hiệu suất
DBA thường thực hiện tối ưu hóa cơ sở dữ liệu để đảm bảo rằng các truy vấn dữ liệu chạy nhanh và không gây tắc nghẽn. Đảm bảo trong quá trình thực hiện các công việc quản trị cơ sở dữ liệu trên các cơ sở dữ liệu được hoạt động một cách hiệu quả và đạt hiệu suất cao. Điều này bao gồm cấu hình hệ thống, chỉ mục dữ liệu, và tối ưu hóa truy vấn SQL.
Yêu cầu tuyển dụng của Quản trị dữ liệu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản trị dữ liệu cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp và chuyên ngành: Để trở thành một Quản trị dữ liệu, bạn cần tốt nghiệp chuyên ngành như khoa học máy tính, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông,.. tại các trường đào tạo, cao đẳng, đại học trở lên. Có nền tảng kiến thức và nắm chắc các công việc có liên quan đến hệ thống mạng trong việc quản trị cơ sở dữ liệu.
-
Chứng chỉ và bằng cấp: Các chứng chỉ chuyên nghiệp như Oracle Certified Professional (OCP), Microsoft Certified: Azure Intern Database Administrator.
-
Hiểu biết về hiệu suất: Có kiến thức về tối ưu hóa hiệu suất cơ sở dữ liệu, sửa lỗi và giám sát hoạt động để đảm bảo dự án hoạt động một cách hiệu quả.
-
Sao lưu và khôi phục dữ liệu: Có khả năng thực hiện sao lưu định kỳ và khôi phục dữ liệu trong trường hợp sự cố.
-
Hiểu biết về cơ sở dữ liệu phân tán: Nếu cần thiết, kiến thức về cơ sở dữ liệu phân tán và những thách thức liên quan đến nó.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng phân tích dữ liệu không chỉ là về việc hiểu và xử lý dữ liệu, mà còn liên quan đến khả năng biểu diễn và truyền đạt thông tin từ dữ liệu một cách hiệu quả và hấp dẫn, đặc biệt khi đối tượng là những người không có kiến thức sâu về dữ liệu. Việc viết báo cáo, thuyết trình và giải thích kết quả phân tích một cách rõ ràng, mạch lạc và hấp dẫn là một yếu tố quyết định cho sự thành công trong việc truyền đạt ý nghĩa từ dữ liệu.
-
Kỹ năng đánh giá và kiểm tra: Một trong những kỹ năng Quản trị dữ liệu cần có là kỹ năng đánh giá và kiểm tra. Một chuyên gia Quản trị dữ liệu đáng tin cậy không chỉ tập trung vào việc tạo ra kết quả phân tích, mà còn đặt sự chú trọng đến việc đánh giá và kiểm tra tính chính xác của chúng. Sự kỹ lưỡng và khả năng đối chiếu giữa dữ liệu gốc và kết quả phân tích là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình này.
-
Kỹ năng phản biện và thuyết phục tốt: Trong môi trường chuyên nghiệp, kỹ năng phân tích dữ liệu không chỉ liên quan đến việc xử lý dữ liệu mà còn đòi hỏi khả năng phản biện và thuyết phục người khác về những phân tích và kết quả mà bạn đưa ra. Việc đặt câu hỏi mạch lạc, phân tích sâu và trình bày lý do tại sao những thông tin đó có ý nghĩa và ảnh hưởng đối với tổ chức giúp thúc đẩy sự hiểu biết và quyết định.
Yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm: Ưu tiên những người có kinh nghiệm từ năm 1 trở nên. Biết sử dụng toán học, các công cụ thống kê và các kỹ thuật hỗ trợ bởi máy tính cho mục đích dự báo, phân tích và hiển thị dữ liệu. Có kiến thức cơ bản về xếp hàng, làm mịn, kinh tế lượng, phân tích cụm và các phương pháp phân tích thống kê khác.
Lộ trình thăng tiến của Quản trị dữ liệu
Lộ trình thăng tiến của Quản trị dữ liệu có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Intern Database Administrator (Thực tập sinh quản trị cơ sở dữ liệu) là một vị trí thực tập trong lĩnh vực quản trị cơ sở dữ liệu. Người làm công việc này thường là sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong ngành công nghệ thông tin hoặc hệ thống thông tin và đang tìm hiểu về quản trị cơ sở dữ liệu.
>> Đánh giá: Trong lĩnh vực khoa học dữ liệu,Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu là một trong những vị trí được đánh giá tương đối phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng. Theo đó, vai trò Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu đó là hỗ trợ thực hiện các phân tích, đánh giá dữ liệu quan trọng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Là công việc thu hút rất nhiều ứng viên trẻ mới ra trường bởi mức lương hấp dẫn và lộ trình phát triển rộng mở.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh DBA lương cao
2. Quản trị dữ liệu
Mức lương: 7 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Quản trị dữ liệu chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của họ là đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy. Điều này bao gồm việc thiết lập cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất, sao lưu dữ liệu định kỳ, và đảm bảo rằng dữ liệu được bảo vệ khỏi các rủi ro bảo mật.
>> Đánh giá: Để trở thành một quản trị cơ sở dữ liệu bạn phải đáp ứng được các yêu cầu rất khắt khe về mặt kiến thức như việc sử dụng và kiến thức sử dụng về phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu như Oracle và các phần mềm quản trị khác, kiến thức về phần mềm để có thể hoàn thành công việc thật tốt.
>> Xem thêm: Việc làm Quản trị dữ liệu lương cao
3. Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh
Mức lương: 10 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh là những chuyên viên có khả năng chuyển đổi hình ảnh sang dạng kỹ thuật số và thực hiện các thao tác cần thiết để nhận được một số kết quả nhất định. Công việc của những nhân viên này là rất quan trọng trong việc tạo ra những hình ảnh đẹp và chất lượng cao cho công việc thiết kế, marketing, quảng cáo hay hoạt hình
>> Đánh giá: Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và chỉnh sửa những hình ảnh tuyệt vời. Với sự am hiểu sâu sắc về phần mềm Photoshop và kỹ năng xử lý dữ liệu, họ có khả năng tạo ra những hình ảnh đẹp và ấn tượng. Công việc này không chỉ mang lại niềm vui trên công việc mà còn là cơ hội để phát triển tài năng sáng tạo của bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh đang tuyển dụng
4. Trưởng phòng phân tích dữ liệu
Mức lương: 20 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Trưởng phòng phân tích dữ liệu là công việc tập trung vào việc thu thập, khai thác và xử lý bộ dữ liệu để đưa ra quan sát, nhận định, báo cáo về một vấn đề cụ thể. Mục đích của một báo cáo phân tích dữ liệu là để giúp lãnh đạo nắm được tình hình thực tế và để tham mưu đưa ra quyết định đúng đắn.
>> Đánh giá: Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành phân tích dữ liệu đang ngày càng tăng, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng phân tích tốt. Sự thiếu hụt về nhân lực trong ngành này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà là hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dù Trưởng phòng phân tích dữ liệu là một trong những ngành khát nhân lực nhất hiện nay nhưng hiện tại vẫn còn trống rất nhiều vị trí đo kỹ năng chưa đủ đáp ứng. Đây chính là cơ hội cho bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng phân tích dữ liệu đang tuyển dụng
5 bước giúp Quản trị dữ liệu thăng tiến nhanh trong trong công việc
Học thêm kiến thức và kỹ năng
Đảm bảo bạn luôn cập nhật kiến thức về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) phổ biến như Oracle, MySQL, SQL Server, PostgreSQL, MongoDB và các công nghệ liên quan. Nắm vững ngôn ngữ truy vấn SQL và các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu. Thi các chứng chỉ chuyên nghiệp như Oracle Certified Professional (OCP), Microsoft Certified: Azure Database Administrator hoặc AWS Certified Database - Specialty có thể giúp bạn thể hiện năng lực của mình và tạo dựng danh tiếng trong ngành.
Tư duy phân tích dữ liệu
Kỹ năng tư duy phân tích dữ liệu là khả năng suy luận logic và hiểu rõ sâu sắc về dữ liệu. Bạn cần biết cách đặt câu hỏi phù hợp, đặt giả thuyết và tìm kiếm thông tin ẩn sau dữ liệu để đưa ra những kết luận ý nghĩa. Định hình cho bạn cách tư duy trong việc xác định mô hình phân tích, đặt giả thuyết và điều tra dữ liệu để tìm ra những thông tin ẩn sau số liệu. Khả năng này giúp bạn hiểu rõ hơn về dữ liệu và đưa ra những quyết định có cơ sở.
Hiểu về ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay
Việc nắm vững ít nhất một ngôn ngữ lập trình không chỉ giúp bạn tạo ra các ứng dụng tùy chỉnh để xử lý dữ liệu mà còn giúp bạn hiểu cách dữ liệu được tổ chức và lưu trữ trong môi trường kỹ thuật. Python thường được ưa chuộng trong lĩnh vực này do cú pháp dễ đọc và cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ.
Thành thạo Excel và ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu
Sử dụng thành thạo Microsoft Excel là một trong những kỹ năng cần thiết để có thể quản trị dữ liệu một cách hiệu quả. Excel là chương trình bảng tính được hàng triệu người trên thế giới sử dụng để lưu trữ, chia sẻ thông tin, thực hiện các phép toán, thống kê cũng như tạo báo cáo, biểu đồ trực quan. Đối với các Quản trị dữ liệu thì đây là công cụ không thể thiếu trong quá trình làm việc.
Yêu thích làm việc với con số và máy tính
Quản trị dữ liệu là người làm việc trực tiếp với dữ liệu, thường xuyên phải tiếp xúc với con số khô khan nên đòi hỏi bạn cũng cần có một chút niềm đam mê để gắn bó với nghề.Đặc biệt phải luôn đặt tính bảo mật của dữ liệu lên làm đầu. Bởi toàn bộ dữ liệu thu thập được đều có tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp nên yêu cầu tính bảo mật rất cao.
Đọc thêm:
Tìm việc theo nghề nghiệp
Tìm việc theo địa điểm