Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Hướng dẫn số 02-HD/TU ngày 04/10/2021 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về việc điều động, tiếp nhận và thuyên chuyển công tác đối với công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Công văn số 3954/UBND-NCPC ngày 22 tháng 6 năm 2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc chấn chỉnh trong công tác điều động, tiếp nhận và thuyên chuyển công tác đối với công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ biên chế được giao năm 2024 tại Quyết định số 2372/QĐ-UBND ngày 15/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn và nhu cầu sử dụng biên chế công chức năm 2024;
Căn cứ Thông báo số 36-TB/ĐU ngày 29/03/2024 của Đảng ủy Sở về kết luận cuộc họp Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài chính Bắc Kạn, Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn thông báo về việc tiếp nhận công chức như sau:
1. Chỉ tiêu tiếp nhận: 03 chỉ tiêu
2. Vị trí việc làm và nhiệm vụ thực hiện
a) Vị trí việc làm: Chuyên viên về quản lý tài chính, ngân sách
b) Nhiệm vụ thực hiện:
– Tham mưu xây dựng dự thảo Nghị quyết, Quyết định, và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực quản lý ngân sách; Tổng hợp các chính sách an sinh xã hội, chính sách tiền lương và các chính sách khác trên địa bàn; tổng hợp các báo cáo tài chính – ngân sách theo quy định; cung cấp số liệu, tổng hợp các báo cáo theo yêu cầu của kiểm toán nhà nước và báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của kiểm toán nhà nước; Phối hợp xây dựng các cơ chế, chính sách về quản lý tài chính – ngân sách, phối hợp xây dựng dự toán ngân sách nhà nước; Thẩm định và tổng hợp lập báo cáo quyết toán ngân sách địa phương; Kiểm tra việc chấp hành dự toán ngân sách của các huyện, thành phố; Theo dõi quản lý các khoản ngân sách tạm ứng, cho vay và thu nợ các khoản ứng, cho vay từ ngân sách; Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý tài chính ngân sách cho các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
– Tham mưu xây dựng dự thảo Nghị quyết, Quyết định, và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực quản lý tài chính Hành chính sự nghiệp; Hướng dẫn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh xây dựng dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước; Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
– Tham mưu xây dựng dự thảo Nghị quyết, Quyết định, và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực quản lý Tài chính Đầu tư; theo dõi, quản lý các nguồn vốn đầu tư; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan tài chính các huyện, thành phố, các chủ đầu tư thực hiện việc xây dựng dự toán, quyết toán vốn đầu tư; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư phát triển; xây dựng cơ chế chính sách, chế độ về tài chính đầu tư; Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công thuộc ngân sách do UBND tỉnh quản lý.
3. Đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện
3.1. Đối tượng tiếp nhận
Tiếp nhận công chức hiện đang công tác tại các cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể trong tỉnh và ngoài tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
3.2. Tiêu chuẩn và điều kiện tiếp nhận
a) Tiêu chuẩn chung
– Về phẩm chất chính trị: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, mẫu mực, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cao. Không vi phạm những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm. Không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
– Về năng lực: Phải có tư duy độc lập, sáng tạo; am hiểu về đường lối chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước để tham mưu các văn bản mang tính chiến lược của lĩnh vực được giao phụ trách; có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản, năng lực công tác nổi trội, có triển vọng phát triển, đáp ứng ngay vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận theo quy định và phát huy năng lực, sở trường trong môi trường công tác mới, tư duy tổng hợp nhanh, chính xác; xây dựng các văn bản theo hình thức văn phong hành chính bảo đảm tính logic, hiệu quả và có khả năng xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch năm, giai đoạn thuộc lĩnh vực phụ trách.
– Về độ tuổi: Từ 35 tuổi trở xuống.
– Về kinh nghiệm công tác: Có kinh nghiệm công tác 03 năm trở lên.
b) Tiêu chuẩn cụ thể về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có trình độ chuyên môn đại học trở lên; Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng, Kế toán, Kế toán – Kiểm toán, Kinh tế.
Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 01/6/2021 của Bộ Nội vụ quy định mã số tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.
4. Thành phần, số lượng hồ sơ đề nghị tiếp nhận
4.1. Thành phần hồ sơ
– Đơn xin thuyên chuyển công tác của công chức.
– Văn bản đồng ý cho thuyên chuyển công tác (hoặc cho đi liên hệ công tác)
của cơ quan có thẩm quyền nơi công chức đang công tác;
– Sơ yếu lý lịch công chức theo Mẫu 2C-BNV/2008 ban hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (có dán ảnh và được xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi cá nhân hiện đang công tác; có giá trị trong thời hạn 06 tháng).
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp (có giá trị trong thời hạn 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin thuyên chuyển công tác).
– Bản sao các giấy tờ sau: Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức; nâng bậc lương hiện hưởng của cấp có thẩm quyền; phiếu đánh giá, phân loại công chức trong 03 (ba) năm liên tục gần nhất; các văn bằng, chứng chỉ về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; các giấy tờ ưu tiên (nếu có).
4.2. Số lượng hồ sơ: 02 bộ
5. Thời hạn, địa điểm nhận hồ sơ
Thời hạn nhận hồ sơ: Từ ngày 15/4/2024 đến 17 giờ 00 phút ngày 30/4/2024 (trong giờ hành chính, trường hợp gửi qua đường bưu chính thì tính theo dấu công văn đến của Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn chậm nhất ngày 30/4/2024).
6. Địa điểm nhận hồ sơ: Văn phòng Sở Tài chính, Tổ 4, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Số điện thoại liên hệ: 02093.810.365
Thông báo được gửi đến các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, niêm yết công khai tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn, thông báo công khai trên Báo Bắc Kạn, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Sở Tài chính./.
Nguồn tin: sotaichinh.backan.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của Cần Thơ. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trưởng phòng tài chính là gì?
Trưởng phòng tài chính (Lead Finance) là người đứng đầu bộ phận tài chính của doanh nghiệp; và chịu toàn bộ trách nhiệm các vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp đó. Vị trí này sẽ hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc tài chính trong quá trình duyệt báo cáo tài chính. Hay đưa ra quyết định liên quan đến chiến lược, kế hoạch tài chính lâu dài của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có các công việc liên quan đến tài chính mà bạn có tham khảo như Trưởng phòng kinh doanh, Chuyên viên tư vấn tài chính,...
Mô tả công việc của Trưởng phòng tài chính
Tùy vào môi trường làm việc khác nhau của mỗi doanh nghiệp mà công việc của Trưởng phòng tài chính sẽ khác nhau. Nhiệm vụ chính và cơ bản của hầu hết các Trưởng phòng tài chính:
Lập kế hoạch và quản lý ngân sách
Trưởng phòng tài chính là người phụ trách lập kế hoạch ngân sách cho doanh nghiệp, bao gồm dự báo doanh thu và chi phí, phân bổ nguồn lực tài chính cho các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, và theo dõi việc thực hiện ngân sách. Trưởng phòng tài chính chịu trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến tài chính, bao gồm luật thuế, luật kế toán, và luật chứng khoán.
Quản lý dòng tiền
Trưởng phòng tài chính chịu trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn tiền mặt để hoạt động, bao gồm thu tiền từ khách hàng, thanh toán cho nhà cung cấp, và quản lý các khoản vay. Ngoài ra, nhiệm cụ của họ là còn định hướng sự phát triển của dòng tiền, từ đó đưa ra những dự đoán xu hướng trong tương lai gần.
Báo cáo và phân tích tài chính
Trưởng phòng tài chính chịu trách nhiệm phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm đánh giá hiệu quả hoạt động, xác định rủi ro tài chính, và đưa ra các đề xuất cải thiện. Qua đó, lập các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Quản lý nhân sự
Trưởng phòng tài chính cũng là người quản lý nhân viên trong bộ phận tài chính, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, và đánh giá hiệu quả công việc. Các công việc, sổ sách, giấy tờ,... phải nhận được sự thông qua của Trưởng phòng tài chính mới được trình lên các cấp lãnh đạo cao hơn.
Trưởng phòng tài chính có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
455 - 689 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trưởng phòng tài chính
Tìm hiểu cách trở thành Trưởng phòng tài chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng phòng tài chính?
Yêu cầu tuyển dụng của Trưởng phòng tài chính
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành liên quan. Hoặc có bằng Th.S, TS càng tốt. Ngoài ra, Trưởng phòng tài chính còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ CFA, CFP, FRM,...
- Kiến thức chuyên môn: Trưởng phòng tài chính phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Trưởng phòng tài chính là một công việc đặc thù với nhiệm vụ gặp gỡ với khách hàng và trao đổi cùng lãnh đạo thường xuyên cũng như làm việc với các phòng ban khác. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn và trình bày báo cáo cho lãnh đạo.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá: Công việc của Trưởng phòng tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Chính vì thế kỹ năng phân tích và đánh giá là vô cùng quan trọng, giúp họ nhạy bén hơn trước sự thay đổi của những con số và tình hình chung của thị trường tài chính.
- Khả năng dự đoán xu hướng thị trường: Công việc của một Trưởng phòng tài chính là đưa ra những lời khuyên, định hướng tốt nhất về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức. Vì thế, họ cần là một người “nhìn xa trông rộng”, nắm bắt được những xu hướng thay đổi trong thị trường tài chính ở hiện tại và tương lai.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Trưởng phòng tài chính phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ khách hàng, lãnh đạo của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhất.
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính từ 7 năm trở lên
- Có khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm phục vụ cho lĩnh vực tài chính
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Trưởng phòng tài chính
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh tài chính | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên tài chính | 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng tài chính | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
7 - 8 năm | Trưởng phòng tài chính | 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Giám đốc tài chính | 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Trưởng phòng tài chính và các ngành liên quan:
- Trưởng phòng kinh doanh: 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
- Trưởng phòng kế hoạch: 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh tài chính
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Đây là vị trí khởi đầu cho các sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người mới bước vào lĩnh vực tài chính. Thực tập sinh tài chính thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các công việc tài chính cơ bản và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm trong công ty.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh tài chính dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
2. Nhân viên tài chính
Mức lương: 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Nhân viên tài chính làm những công việc chính như phân bổ, dự toán ngân sách, phân tích tình hình tài chính, làm việc với phòng ban như IT, Sales, Marketing… Tại vị trí này, bạn cần có kinh nghiệm liên quan đến mảng tài chính/kế toán hoặc phân tích tài chính trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, kế toán là một điểm cộng.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cơ bản đầu tiên sau khi một thực tập sinh được chuyển lên chính thức nên mức lương tuy cao hơn thực tập sinh nhưng cũng sẽ không quá cao. Tuy nhiên nhân lực cho vị trí này cũng khá đông nên mức độ cạnh tranh cũng khá cao. Đặc biệt là đối với những ai muốn lên vị trí cao hơn như trưởng phòng, giám đốc... thì phải đạt được những thành tích nhất định. Cơ hội việc làm Nhân viên tài chính với cơ hội thăng tiến rộng mở.
3. Phó phòng tài chính
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Công việc chính của Phó phòng tài chính là phân tích hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngoại giao và đàm phán các tổ chức trong và ngoại địa phương và đề xuất cách thực hiện dự án. Bạn cần có hơn 5 năm kinh nghiệm, thành thạo các kỹ năng phân tích tổng hợp số liệu và làm việc với đối tác và ít nhất còn phải có thêm khả năng quản lý nhân sự ở mức độ cơ bản.
>> Đánh giá: Là một Nhân viên tài chính có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng tài chính. Việc làm Phó phòng tài chính với mức lương khá cao nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
4. Trưởng phòng tài chính
Mức lương: 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 8 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng tài chính là người quản lý team, phân tích tích xu hướng tài chính, tính toán ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh tiềm năng và đề xuất các phương án tăng lợi nhuận và giá trị công ty. Bạn cần có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thành tạo kỹ năng phân tích tình hình và xây dựng mô hình tài chính.
>> Đánh giá: Trưởng phòng tài chính là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Cơ hội việc làm Trưởng phòng tài chính với mức lương hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng.
5. Giám đốc tài chính
Mức lương: 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Giám đốc tài chính là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị.
>> Đánh giá: Việc làm Giám đốc tài chính không phải là vị trí mà ai cũng có thể ngồi được. Vì ngoài khả năng chuyên môn bạn còn cần phải có năng lực điều hành và kỹ năng đàm phán cùng khách hàng, làm việc với Hội đồng quản trị của công ty. Mức lương rất cao đi kèm với đó cũng là nhiều vai trò và trách nhiệm.
5 bước giúp Trưởng phòng tài chính thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Trưởng phòng tài chính, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên những nhân viên có bằng Đại học trở lên hoặc thậm chí là bằng Thạc sĩ là một lợi thế lớn. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới xây dựng được chiến lược phân tích tài chính và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Trưởng phòng tài chính.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Tại sao nói kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công của bất kỳ nghề nghiệp nào? Bởi, đặc thù công việc của phòng tài chính là phải làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện với rất nhiều phòng ban cũng như ban lãnh đạo. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc.
Trưởng phòng tài chính nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của lãnh đạo, đối tác. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực tài chính và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Trưởng phòng tài chính.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của Trưởng phòng tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu tài chính để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của lãnh đạo, đối tác. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe còn giúp Trưởng phòng tài chính nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.
Kỹ năng lãnh đạo
Khác với các vị trí khác như Nhân viên tài chính, Trợ lý tài chính, Thực tập sinh tài chính,... thì vị trí Trưởng phòng tài chính đã được xem là vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp nhỏ hơn. Vì vậy, bạn cần phải trau dồi và rèn luyện khả năng lãnh đạo và điều phối nhân lực của mình. Đây cũng được xem là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn nữa.
Xem thêm: