Mô tả công việc
- Đại diện cho Bộ phận Kế toán làm việc với các Phòng ban khác trong Tập đoàn để xử lý các việc chung
- Lập và kiểm soát Ngân sách của Các Công ty trong Tập đoàn
- Làm việc với cơ quan Thuế và phụ trách các vấn đề về thuế, quyết toán thuế của các Công ty trong Tập đoàn
- Quản lý, điều hành công việc của các Kế toán trưởng, Kế toán viên trong Tập đoàn
- Tư vấn và đưa ý kiến các vấn đề về thuế và tài chính kế toán trong các giao dịch M&A và cấu trúc vốn của Tập đoàn và các Công ty trong Tập đoàn
- Tổ chức, quản lý và điều hành bộ máy Kế toán của Tập đoàn
- Chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với Kiểm toán về các báo cáo tài chính kiểm toán (riêng & hợp nhất) của của tất cả các Công ty thành viên
- Thực hiện đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kiểm toán, kế toán và quyết toán của tất cả các Công ty thành viên
- Phối hợp thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Quản lý trực tiếp
- Tham mưu, tư vấn Ban Lãnh đạo trong các chiến lược tổng quan của Tập đoàn
Yêu cầu công việc
Học vấn:
- Tốt nghiệp Đại học hoặc sau Đại học chuyên ngành Kinh tế, Kế toán tài chính
- Tiếng Anh: IELTS 5.5 hoặc B1 (bậc ba khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam).
- Có các bằng cấp chuyên môn trong ngành: ACCA, CPA
Kinh nghiệm:
- Có kinh nghiệm làm việc trong Big4, tối thiểu đã đến cấp Manager, và có kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp
- Có kinh nghiệm quản lý đa tầng
- Có kinh nghiệm 10 năm trở lên
- Có kinh nghiệm làm việc trong các Tập đoàn lớn đa ngành trong và ngoài nước
Kỹ năng chuyên môn:
Nắm và hiểu rõ quy định pháp luật về nguyên tắc- chuẩn mực tài chính kế toán, tài chính, kế toán quản trị, nghiệp vụ hạch toán kế toán, kiểm toán, luật và quy định về thuế, quy trình kiểm soát
Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng tổ chức tốt và làm việc khoa học, hiệu quả
- Kỹ năng giải quyết vấn đề dưới áp lực cao
- Kỹ năng thuyết trình và đào tạo
- Kỹ năng thương thảo tốt
Phẩm chất khác:
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong Công ty đa ngành và/ hoặc Xây dựng, Bất động sản, có kinh nghiệm về M&A
Quyền lợi
Chế độ bảo hiểm, Phụ cấp, Đồng phục, Chế độ thưởng, Chăm sóc sức khỏe, Tăng lương, Nghỉ phép năm
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-10-27 23:50:03
Với tầm nhìn chiến lược dài hạn, CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BIM phát triển hạ tầng du lịch và đầu tư bất động sản theo định hướng toàn cầu, song hành với các đối tác hàng đầu thế giới nhằm đưa đến Việt Nam và các thị trường lân cận những thương hiệu nghỉ dưỡng và giải trí đẳng cấp quốc tế. Đồng thời, trong các lĩnh vực Năng Lượng Tái Tạo, Nông Nghiệp Thực Phẩm, BIM Group bắt tay với những đối tác danh tiếng, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, từ đó tạo ra những dự án năng lượng tầm cỡ khu vực, những sản phẩm sạch chất lượng cao, cải thiện môi trường sống. Khẳng định mục tiêu chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, BIM Group phát triển chuỗi câu lạc bộ thể thao cao cấp trên khắp cả nước với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, từ đó tạo nên một cộng đồng tinh hoa cùng chia sẻ giá trị sống ưu tú, lành mạnh và khỏe mạnh.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN, BH Sức khỏe, BH 24/7
Các hoạt động ngoại khóa
- Tổ chức các hoạt động tập thể : Các giải thi đấu thể thao, hoạt động văn nghệ...
- Nghỉ mát, du lịch hàng năm hoạt động văn nghệ...
Lịch sử thành lập
- Năm 1994, Thành lập BIM Group
- Năm 1997, Khách sạn Halong Plaza đi vào hoạt động
- Năm 2001, Khu nuôi tôm Minh Thành đi vào hoạt động
- Năm 2003, Khánh thành đường bao biển Hùng Thắng (đường Hoàng Quốc Việt)
- Năm 2004, Khu nuôi tôm Đồng Hòa đi vào hoạt động
- Năm 2005, Trung tâm đầu tư và Phát triển nguồn giống tại đảo Phú Quốc đi vào hoạt động
- Năm 2007, Nhà máy chế biến thủy sản Tắc Cậu đi vào hoạt động
- Năm 2008, Khai trương khu căn hộ cho thuê Fraser Suites và Trung tâm thương mại Syrena tại Hà Nội. Khu nuôi hàu Vân Đồn đi vào hoạt động
- Năm 2009, Trở thành cổ đông chi phối của CTCP Muối Ninh Thuận - NISACO. Khu đồng muối Quán Thẻ đi vào hoạt động. Hệ thống trung tâm Giáo trí TiniWorld đi vào hoạt động
- Năm 2010, Hệ thống CLB Sức khỏe Elite Fitness đi vào hoạt động. Khai trương chuỗi nhà hàng Zpizza
- Năm 2011, Du thuyền Syrena đi vào hoạt động
- Năm 2013, Khai trương Tổ hợp Thương mại & Giải trí Halong Marine Plaza. Khai trương Chung cư Green Bay Towers. Mua lại Công ty Đồ chơi Phương Nga
- Năm 2014, Hoàn thiện nhà liền kề San Hô (Coral Bay Halong). Hoàn thiện dự án dựng Chung cư Ánh Dương (Sunrise Apartments Halong)
- Năm 2015, Ra mắt dự án Royal Lotus Halong Resort & Villas. Phát triển cộng đồng dân cư khép kín đầu tiên tại Hạ Long - Green Bay Village. Ký hợp tác với IHG để phát triển 2 dự án InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort và hạng mục khách sạn - căn hộ dịch vụ dưới thương hiệu Holiday Inn Hotel & Suites tại Viêng Chăn - Lào
- Năm 2016, Khai trương dự án Little Vietnam. Khởi công chung cư Green Bay Premium. Ra mắt dự án Biệt thự Ngọc trai (Pearl Villas). Phát triển khu phức hợp du lịch Phu Quoc Marina. Ra mắt InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort. Ra mắt dự án Phu Quoc WaterFront
- Năm 2017, Ra mắt dự án Citadines Marina Halong do The Ascott Limited quản lý & vận hành. Ra mắt chung cư Green Bay Garden. Công bố phát triển dự án Aeon Mall Hà Đông. Khởi công dự án Regent Phu Quoc. Giới thiệu Sailing Club Phu Quoc. Khai trương khách sạn Crown Plaza Vientiane thuộc tổ hợp TTTM & Văn phòng cho thuê cao cấp Royal Square - Lào
- Năm 2018, Tái cấu trúc tập đoàn, thành lập thương hiệu BIM Land và BIM Energy. Khởi công dự án cụm nhà máy điện mặt trời BIM 1-2-3 có công suất lên tới hơn 300mw, lớn nhất Đông Nam Á. Ký kết hợp tác dự án Park Hyatt Phu Quoc và Grand Bay Halong. Ra mắt dự án Halong Marina Square; Phu Quoc Marina Square & Sailing Club Villas Phu Quoc. Ra mắt Quảng trường biển Phu Quoc Marina. Tổ hợp vui chơi giải trí Sailing Club Phu Quoc đi vào hoạt động. InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort đi vào hoạt động
- Năm 2019, Ra mắt Quảng trường biển Halong Marina. Ra mắt dự án Palm Garden Shop Villas Phu Quoc. Ra mắt Grand Bay Ha Long Residences. BIM Group ký kết thỏa thuận với Samsung C&T, phát triển dự án công viên nước Phu Quoc Marina. BIM Land và Tập đoàn Hyatt ký kết hợp tác triển khai Park Hyatt Phu Quoc. Khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời BIM tại Ninh Thuận
- Năm 2020 - 2021, Ra mắt biệt thự mẫu dự án Park Hyatt Phu Quoc. Ra mắt dự án nghỉ dưỡng cao cấp InterContinental Residences Halong Bay. Ra mắt các dự án Aqua City Ha Long, Park Hyatt Phu Quoc. Ra mắt dự án Sailing Club Signature Resort Ha Long Bay. Ra mắt dự án Horizon Bay. Hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào hoạt động Regent Phu Quoc và Citadines Marina Halong. Khánh thành Nhà máy Điện Gió BIM công suất 88MW tại Ninh Thuận
Mission
Lấy Tri thức và Trí tuệ làm nền tảng, sứ mệnh của BIM Group là kiến tạo những tổ hợp kinh tế và công trình theo tiêu chuẩn khắt khe của các đối tác quốc tế, phát triển sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, tốt cho môi trường sống, góp phần nâng tầm giá trị sống cho cộng đồng.
Review TẬP ĐOÀN BIM
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, chính sách kém, áp lực công việc cao (ID)
Môi trường làm việc thoải mái và năng động, cấp quản lý biết lắng nghe, chuyên nghiệp (ID)
Môi trường thuận lợi, áp lực công việc không cao, công ty cung cấp bữa ăn sáng và trưa (ID)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Phó Phòng Tài Chính là gì?
Phó phòng tài chính là người giúp việc cho Lead Finance chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Trưởng phòng phân công. Phó phòng tài chính thường có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ít nhất 3 năm. Ngoài ra còn có các công việc liên quan đến tài chính mà bạn có tham khảo như Phó phòng Kế toán, Phó phòng kinh doanh,...
Mô tả công việc của Phó phòng tài chính
Tùy vào môi trường làm việc khác nhau của mỗi doanh nghiệp mà công việc của sẽ khác nhau. Nhiệm vụ chính và cơ bản của hầu hết các Phó phòng tài chính:
Quản lý và giám sát
Phó phòng tài chính thường được giao trách nhiệm giám sát các hoạt động tài chính hàng ngày của công ty bao gồm kiểm soát ngân sách, quản lý chi phí và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý về tài chính. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của họ còn là quản lý và kiểm tra các công việc cũng như tiến độ của cấp dưới.
Báo cáo tài chính
Phó phòng tài chính thường chịu trách nhiệm tổng hợp thông tin và chuẩn bị báo cáo tài chính định kỳ. Các báo cáo này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình hình tài chính hiện tại của công ty đến các bên liên quan như giám đốc điều hành, ban lãnh đạo, cổ đông và cơ quan quản lý.
Quản lý rủi ro tài chính
Phó phòng tài chính đánh giá và quản lý rủi ro tài chính cho công ty bao gồm quản lý các khoản vay nợ, quản lý tiền mặt và đầu tư, đưa ra các chiến lược bảo vệ chống lại những biến động không mong muốn trên thị trường tài chính.
Hỗ trợ quản lý chi phí và ngân sách
Phó phòng tài chính thường tham gia vào quá trình lập kế hoạch ngân sách và đánh giá các mục đầu tư của công ty. Họ có thể đưa ra đề xuất về việc cắt giảm chi phí không cần thiết hoặc tối ưu hóa chi phí trong các hoạt động kinh doanh.
Phối hợp với các bộ phận khác
Phó phòng tài chính thường kết nối và làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty như kế toán, ngân hàng, kiểm toán và các bộ phận khác để đảm bảo thông tin tài chính chính xác và các quy trình hành chính được tuân thủ đúng quy định.
Phó Phòng Tài Chính có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
325 - 390 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Phó Phòng Tài Chính
Tìm hiểu cách trở thành Phó Phòng Tài Chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Phó Phòng Tài Chính?
Yêu cầu tuyển dụng của Phó phòng tài chính
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành liên quan. Hoặc có bằng Th.S, TS càng tốt. Ngoài ra, Phó phòng tài chính còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ CFA, CFP, FRM,...
- Kiến thức chuyên môn: Phó phòng tài chính phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Phó phòng tài chính là một công việc đặc thù với nhiệm vụ gặp gỡ với khách hàng và trao đổi cùng lãnh đạo thường xuyên cũng như làm việc với các phòng ban khác. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn và trình bày báo cáo cho lãnh đạo.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá: Công việc của Phó phòng tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Chính vì thế kỹ năng phân tích và đánh giá là vô cùng quan trọng, giúp họ nhạy bén hơn trước sự thay đổi của những con số và tình hình chung của thị trường tài chính.
- Khả năng dự đoán xu hướng thị trường: Công việc của một Phó phòng tài chính là đưa ra những lời khuyên, định hướng tốt nhất về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức. Vì thế, họ cần là một người “nhìn xa trông rộng”, nắm bắt được những xu hướng thay đổi trong thị trường tài chính ở hiện tại và tương lai.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Phó phòng tài chính phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ khách hàng, lãnh đạo của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhất.
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính từ 1 năm trở lên
- Có khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm phục vụ cho lĩnh vực tài chính
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Phó phòng tài chính
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh tài chính | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên tài chính | 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng tài chính | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
7 - 8 năm | Trưởng phòng tài chính | 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Giám đốc tài chính | 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Phó phòng tài chính và các ngành liên quan:
- Phó phòng kinh doanh: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
- Phó phòng nhân sự: 15.000.000 - 22.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh tài chính
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Đây là vị trí khởi đầu cho các sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người mới bước vào lĩnh vực tài chính. Thực tập sinh tài chính thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các công việc tài chính cơ bản và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm trong công ty.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh tài chính dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
2. Nhân viên tài chính
Mức lương: 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Nhân viên tài chính làm những công việc chính như phân bổ, dự toán ngân sách, phân tích tình hình tài chính, làm việc với phòng ban như IT, Sales, Marketing… Tại vị trí này, bạn cần có kinh nghiệm liên quan đến mảng tài chính/kế toán hoặc phân tích tài chính trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, kế toán là một điểm cộng.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cơ bản đầu tiên sau khi một thực tập sinh được chuyển lên chính thức nên mức lương tuy cao hơn thực tập sinh nhưng cũng sẽ không quá cao. Tuy nhiên nhân lực cho vị trí này cũng khá đông nên mức độ cạnh tranh cũng khá cao. Đặc biệt là đối với những ai muốn lên vị trí cao hơn như trưởng phòng, giám đốc... thì phải đạt được những thành tích nhất định. Cơ hội việc làm Nhân viên tài chính với cơ hội thăng tiến rộng mở.
3. Phó phòng tài chính
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Công việc chính của Phó phòng tài chính là phân tích hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngoại giao và đàm phán các tổ chức trong và ngoại địa phương và đề xuất cách thực hiện dự án. Bạn cần có hơn 5 năm kinh nghiệm, thành thạo các kỹ năng phân tích tổng hợp số liệu và làm việc với đối tác và ít nhất còn phải có thêm khả năng quản lý nhân sự ở mức độ cơ bản.
>> Đánh giá: Là một Nhân viên tài chính có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng tài chính. Việc làm Phó phòng tài chính với mức lương khá cao nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
4. Trưởng phòng tài chính
Mức lương: 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 8 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng tài chính là người quản lý team, phân tích tích xu hướng tài chính, tính toán ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh tiềm năng và đề xuất các phương án tăng lợi nhuận và giá trị công ty. Bạn cần có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thành tạo kỹ năng phân tích tình hình và xây dựng mô hình tài chính.
>> Đánh giá: Trưởng phòng tài chính là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Cơ hội việc làm Trưởng phòng tài chính với mức lương hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng.
5. Giám đốc tài chính
Mức lương: 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Giám đốc tài chính là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị.
>> Đánh giá: Việc làm Giám đốc tài chính không phải là vị trí mà ai cũng có thể ngồi được. Vì ngoài khả năng chuyên môn bạn còn cần phải có năng lực điều hành và kỹ năng đàm phán cùng khách hàng, làm việc với Hội đồng quản trị của công ty. Mức lương rất cao đi kèm với đó cũng là nhiều vai trò và trách nhiệm.
5 bước giúp Phó phòng tài chính thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Phó phòng tài chính, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên những nhân viên có bằng Đại học trở lên hoặc thậm chí là bằng Thạc sĩ là một lợi thế lớn. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới xây dựng được chiến lược phân tích tài chính và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Phó phòng tài chính.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Tại sao nói kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công của bất kỳ nghề nghiệp nào? Bởi, đặc thù công việc của phòng tài chính là phải làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện với rất nhiều phòng ban cũng như ban lãnh đạo. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc.
Phó phòng tài chính nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của lãnh đạo, đối tác. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực tài chính và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Phó phòng tài chính.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của Phó phòng tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu tài chính để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của lãnh đạo, đối tác. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe còn giúp Phó phòng tài chính nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.
Kỹ năng lãnh đạo
Khác với các vị trí khác như Nhân viên tài chính, Trợ lý tài chính, Thực tập sinh tài chính,... thì vị trí Phó phòng tài chính đã được xem là vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp nhỏ hơn. Vì vậy, bạn cần phải trau dồi và rèn luyện khả năng lãnh đạo và điều phối nhân lực của mình. Đây cũng được xem là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn nữa.
Xem thêm:
Việc làm Phó phòng kinh doanh đang tuyển dụng