Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
- Tổ chức thực hiện và quản lý toàn bộ hoạt động của Phòng Giao dịch bao gồm công tác phát triển tín dụng, phát triển huy động, dịch vụ khách hàng
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc ĐVKD quản lý hoạt động của Phòng Giao dịch để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành công tác kinh doanh tại ĐVKD
- Thực hiện các công việc khác theo phân công của Ban lãnh đạo Ngân hàng
Yêu Cầu Công Việc
- Tốt nghiệp từ Đại học trở lên, chuyên ngành thuộc Khối Kinh tế hoặc chuyên ngành phù hợp vị trí dự tuyển;
- Tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc lĩnh vực tương đương trong ngành Tài chính Ngân hàng; Tối thiểu 02 năm kinh nghiệm quản lý liên quan đến vị trí ứng tuyển tại các Tổ chức tín dụng;
- Am hiểu nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, các loại rủi ro Ngân hàng; Có kiến thức về luật kinh tế và các ngành luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại;
- Tiếng Anh trình độ C trở lên; Sử dụng thành thạo Tin học văn phòng, các phần mềm ứng dụng liên quan;
- Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý điều hành tốt; Khả năng làm việc độc lập với cường độ cao, chịu được áp lực cao trong công việc và thách thức trong cạnh tranh; Có khả năng làm việc theo nhóm, tạo dựng và duy trì môi trường làm việc đoàn kết, hợp tác giữa các cá nhân trong Phòng/Chi nhánh.
- Có trách nhiệm trong công việc, nhiệt tình trong công tác; Chủ động, quyết đoán, sáng tạo trong công việc;
- Trung thực, cẩn thận, khách quan; Sức khoẻ tốt, chịu được áp lực công việc;
- Ưu tiên: Ứng viên người địa phương, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, xu thế phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng tại địa phương, có khả năng duy trì và mở rộng mối quan hệ cho ngân hàng.
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Công ty Tài Chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 77/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/12/2016 và được phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu ngày 28/3/2017.
Chính sách bảo hiểm
- Được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo luật bảo hiểm.
Các hoạt động ngoại khóa
- Tổ chức các hoạt động thể thao: Bóng đá do công ty tài trợ 1 tuần/ 1 lần.
- Tổ chức các bữa tiệc party, các sự kiện như: Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Phụ nữ Việt Nam 20/10, Tổ chức tiệc sinh nhật theo quý cho các thành viên trong công ty,…
- Du lịch
- Team building
Lịch sử thành lập
Ngày 25/4/2023, SHBFinance được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chính thức chuyển đổi từ Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội thành Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
Mission:
Cung cấp các giải pháp tài chính tiêu dùng thông minh,dễ tiếp cận cho mọi người dân Việt.
Review SHB Finance
Hướng dẫn từng việc nhỏ nhất như sử dụng máy in đến các nghiệp vụ chuyên môn
Thời gian làm việc linh hoạt, 2 ngày hybrid/tuần (RV)
Lương thưởng ổn định, không có tình trạng layoff (IT)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giám đốc tài chính là gì?
Giám đốc tài chính (Chief Financial Officer) là một trong các giám đốc cấp cao tại doanh nghiệp và có vai trò giám sát tất cả bộ phận tài chính, kế toán, có trách nhiệm với các công việc liên quan tới vấn đề tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm cả việc lên kế hoạch tài chính, quản lý các nguy cơ. Họ là người đảm nhiệm báo cáo trực tiếp công việc cho giám đốc điều hành (CEO), chủ tịch hoặc giám đốc điều hành (COO) hoặc chủ tịch. Họ sẽ có một ghế trong hội đồng quản trị. Ngoài ra còn có các công việc liên quan đến tài chính mà bạn có tham khảo như Giám đốc kinh doanh, Giám đốc điều hành,...
Mô tả công việc của Giám đốc tài chính
Trên thực tế, tại mỗi tổ chức, doanh nghiệp, giám đốc tài chính là một người đa nhiệm, họ phải giải quyết rất nhiều vấn đề, công việc trong một ngày. Và cũng tùy vào cơ cấu tổ chức cũng như loại hình hoạt động, CFO sẽ đảm nhận các công việc khác nhau. Một vài công việc cụ thể của giám đốc tài chính bao gồm:
Lãnh đạo, giám sát
Giám đốc tài chính lãnh đạo bộ phận tài chính kế toán của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động như phân tích lợi nhuận và chi phí, phản hồi lại thị trường,... CFO cần đảm bảo sự thống nhất trong các mục tiêu tài chính, chiến lược ngắn và dài hạn của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng cần đảm bảo rằng, các phân tích về xu hướng tài chính, ngân sách mà bộ phận mình đưa ra phải kịp thời và chính xác cũng như có nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành và trình bày báo cáo về người dùng và hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân sự.
Quản lý tài chính
Giám đốc tài chính phải quản lý và điều hành tất cả quy trình liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Đảm bảo dòng tiền lưu thông phù hợp, thông tin tài chính được truyền tải minh bạch, chính xác,... CFO cần tổng hợp thông tin, tiến hành phân tích và trình bày kết quả tài chính của doanh nghiệp cho tất cả các bên liên quan. Họ phải trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng ngân sách, dự đoán về xu hướng tài chính tương lai. Từ đó, tiến hành xây dựng chiến lược quản trị tài chính liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách phù hợp và linh hoạt.
Kiểm soát rủi ro
Giám đốc tài chính có nhiệm vụ kiểm soát nguy cơ bằng cách phân tích các khoản nợ và rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của tổ chức. Thực hiện giám sát các vấn đề pháp lý, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, CFO cũng phải đảm bảo việc lưu trữ các hồ sơ, tài liệu đáp ứng được yêu cầu của cơ quan kiểm toán hoặc cơ quan chính phủ.
Giám đốc tài chính có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
546 - 884 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giám đốc tài chính
Tìm hiểu cách trở thành Giám đốc tài chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giám đốc tài chính?
Yêu cầu tuyển dụng của Giám đốc tài chính
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành liên quan. Hoặc có bằng Th.S, TS càng tốt. Ngoài ra, Giám đốc tài chính còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ CFA, CFP, FRM,...
- Kiến thức chuyên môn: Giám đốc tài chính phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Giám đốc tài chính cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc để chỉ đạo cấp dưới cũng như trình bày với cấp trên và các bên thứ ba. Kỹ năng giao tiếp của giám đốc tài chính ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hợp tác của các đối tác, nhà đầu tư,...
- Biết sử dụng công nghệ thông tin: Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ, không chỉ giám đốc tài chính mà tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều cần những kỹ năng về công nghệ.
- Biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ: Các phần mềm tin học trong Microsoft office (Word, Excel, Powerpoint) hay phần mềm kế toán như Expensify, JD Edwards,... cực kỳ cần thiết trong việc thực hiện các báo cáo tài chính.
- Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo là không thể thiếu đối với bất kỳ nhà lãnh đạo cấp cao nào. Giám đốc tài chính đứng đầu và điều hành bộ phận tài chính kế toán, kỹ năng lãnh đạo cho phép họ kết nối tất cả mọi người với nhau, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức, đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường.
Các yêu cầu khác
Ngoài các kỹ năng trên, một giám đốc tài chính cũng cần hội tụ nhiều kỹ năng hơn nữa, chẳng hạn như:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng quản lý rủi ro
- Kỹ năng quản lý thời gian
Lộ trình nghề nghiệp của Giám đốc tài chính
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh tài chính | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên tài chính | 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng tài chính | 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
7 - 8 năm | Trưởng phòng tài chính | 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng |
Trên 8 năm | Giám đốc tài chính | 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Giám đốc tài chính và các ngành liên quan:
- Giám đốc điều hành: 45.000.000 - 60.000.000 đồng/tháng
- Giám đốc kinh doanh: 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh tài chính
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Đây là vị trí khởi đầu cho các sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người mới bước vào lĩnh vực tài chính. Thực tập sinh tài chính thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các công việc tài chính cơ bản và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm trong công ty.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh tài chính dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
2. Nhân viên tài chính
Mức lương: 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Nhân viên tài chính làm những công việc chính như phân bổ, dự toán ngân sách, phân tích tình hình tài chính, làm việc với phòng ban như IT, Sales, Marketing… Tại vị trí này, bạn cần có kinh nghiệm liên quan đến mảng tài chính/kế toán hoặc phân tích tài chính trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, kế toán là một điểm cộng.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cơ bản đầu tiên sau khi một thực tập sinh được chuyển lên chính thức nên mức lương tuy cao hơn thực tập sinh nhưng cũng sẽ không quá cao. Tuy nhiên nhân lực cho vị trí này cũng khá đông nên mức độ cạnh tranh cũng khá cao. Đặc biệt là đối với những ai muốn lên vị trí cao hơn như trưởng phòng, giám đốc... thì phải đạt được những thành tích nhất định. Cơ hội việc làm Nhân viên tài chính với cơ hội thăng tiến rộng mở.
3. Phó phòng tài chính
Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Công việc chính của Phó phòng tài chính là phân tích hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngoại giao và đàm phán các tổ chức trong và ngoại địa phương và đề xuất cách thực hiện dự án. Bạn cần có hơn 5 năm kinh nghiệm, thành thạo các kỹ năng phân tích tổng hợp số liệu và làm việc với đối tác và ít nhất còn phải có thêm khả năng quản lý nhân sự ở mức độ cơ bản.
>> Đánh giá: Là một Nhân viên tài chính có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng tài chính. Việc làm Phó phòng tài chính với mức lương khá cao nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
4. Trưởng phòng tài chính
Mức lương: 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 8 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng tài chính là người quản lý team, phân tích tích xu hướng tài chính, tính toán ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh tiềm năng và đề xuất các phương án tăng lợi nhuận và giá trị công ty. Bạn cần có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thành tạo kỹ năng phân tích tình hình và xây dựng mô hình tài chính.
>> Đánh giá: Trưởng phòng tài chínhlà vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Trưởng phòng tài chính có cơ hội việc làm rất đa dạng với mức lương cao.
5. Giám đốc tài chính
Mức lương: 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Giám đốc tài chính là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị.
>> Đánh giá: Giám đốc tài chính không phải là vị trí mà ai cũng có thể ngồi được. Vì ngoài khả năng chuyên môn bạn còn cần phải có năng lực điều hành và kỹ năng đàm phán cùng khách hàng, làm việc với Hội đồng quản trị của công ty. Mức lương rất cao đi kèm với đó cũng là nhiều vai trò và trách nhiệm.
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc tài chính đang tuyển dụng
5 bước giúp Giám đốc tài chính thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Giám đốc tài chính, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên những nhân viên có bằng Đại học trở lên hoặc thậm chí là bằng Thạc sĩ là một lợi thế lớn. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới xây dựng được chiến lược phân tích tài chính và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Giám đốc tài chính.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Tại sao nói kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công của bất kỳ nghề nghiệp nào? Bởi, đặc thù công việc của phòng tài chính là phải làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện với rất nhiều phòng ban cũng như ban lãnh đạo. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc.
Giám đốc tài chính nên là một người có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của lãnh đạo, đối tác. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực tài chính và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Trưởng phòng tài chính.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của Giám đốc tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu tài chính để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của lãnh đạo, đối tác. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe còn giúp Giám đốc tài chính nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.
Kỹ năng lãnh đạo
Khác với các vị trí khác như Nhân viên tài chính, Trợ lý tài chính, Thực tập sinh tài chính,... thì vị trí Giám đốc tài chính là vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp nhỏ hơn. Vì vậy, bạn cần phải trau dồi và rèn luyện khả năng lãnh đạo và điều phối nhân lực của mình. Đây cũng được xem là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn nữa.
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc kinh doanh mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc điều hành hiện nay
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc Thu mua đang tuyển dụng