FSG.MBI: Solution Architect
Khách hàng: (US)
Domain: Bảo hiểm
Highlight vị trí:
- Có KN vị trí SA (Junior-senior) ở các dự án làm về Lowcode (có lợi thế), Cloud Infra and DevOps.
- Có KN AWS, Azure Cloud.
- Có KN SQL Server, and MongoDB.
- Willing học và làm low code platform
- English: Fluent (Facing với KH)
Benefits:
- Signing bonus up to 30M apply đến 28/2/2025
- Thu nhập theo range SA nhưng có các benefits thêm cho vị trí này
- Cơ hội làm team size lớn, Khách hàng lớn của Mỹ
- Cơ hội onsite ngắn hạn Mexico, US, UK
- Làm Hybrid ở Đà Nẵng, open Work from Office các site HCM, HN
Mail to: [email protected]
Zalo: 0968801378
Công ty TNHH phần mềm FPT là công ty thành viên thuộc Tập đoàn FPT. Được thành lập từ năm 1999, FPT Software hiện là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ và giải pháp phần mềm cho các khách hàng quốc tế, với hơn 28000 nhân viên, hiện diện tại 27 quốc gia trên toàn cầu. Nhiều năm liền, FPT Software được bình chọn là Nhà Tuyển dụng được yêu thích nhất và nằm trong TOP các công ty có môi trường làm việc tốt nhất châu Á.
- Được hưởng bảo hiểm sức khỏe.
- Được hưởng bảo hiểm xã hội.
- Bóng đá
- Du lịch
- Câu lạc bộ
- Team building
- Thể thao
- Nghệ thuật
- Party
- Tình nguyện
Lịch sử thành lập
-
2012: Ra mắt Ban lãnh đạo mới của FPT Software
-
2008: FPT Software hoàn thành một bước của toàn cầu hoá, có mặt tại tất cả các thị trường dự kiến: Nhật, Singapore, châu Âu, Mỹ, Australia, Malaysia.
-
2007: Chi nhánh thứ 2 của FPT Software tại nước ngoài được thành lập
-
2006: FPT Software đạt tiêu chuẩn CMMi mức 5
-
2005: FPT Software tổ chức lễ khai trương chi nhánh tại TP Đà Nẵng.
-
2004: FPT Software tổ chức lễ khai trương chi nhánh tại TP HCM.
-
2002: FPT Software trở thành công ty đầu tiên tại Đông Nam Á đạt CMM-4
-
2001: FPT Software chuyển hướng sang thị trường Nhật.
-
2000: FPT Software ký hợp đồng OSDC (Trung tâm phát triển phần mềm cho khách hàng) đầu tiên với khách hàng Harvey Nash, tiền thân của G1
-
1999: Khai trương Trung tâm Phần mềm Chiến lược số 1 (FSU1)
-
1988: Thành lập công ty
Mission:
Trở thành một công ty được định hướng bởi những đổi mới công nghệ, cam kết mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, đóng góp cho sự thịnh vượng của quốc gia và cung cấp cho nhân viên của mình môi trường làm việc thuận lợi nhất có thể, do đó tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình trong sự nghiệp chuyên môn cũng như tinh thần của họ.
Review FPT Software
FPT không có khái niệm là phòng Dev, mà chỉ có BU, mà nếu hên thì vào BU tốt
Làm dự án bục mặt 2 tháng xong bị đẩy xuống EC, rồi xoá luôn income của 2 tháng đó
Những người giỏi nhất trong ngành mình biết hầu như ai cũng khuyên né công ty này (RV)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân Viên Tư Vấn Giải Pháp là gì?
Nhân viên tư vấn giải pháp (Solution Consultant) là người có kiến thức kỹ thuật, chuyên môn sâu để giúp doanh nghiệp (thường là khách hàng doanh nghiệp) khắc phục những sự cố hoặc ngăn chặn những nguy cơ có thể xảy ra, từ đó tăng doanh số bán hàng, kết nối tốt hơn với cơ sở khách hàng. ên cạnh đó những công việc như Nhân viên tư vấn bán hàng, Nhân viên tư vấn tuyển sinh, Nhân viên tư vấn bảo hiểm, Nhân viên tư vấn khóa học,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Nhân viên tư vấn giải pháp
Mục tiêu của nhân viên tư vấn giải pháp là giúp khách hàng tìm ra được những giải pháp giải quyết vấn đề tốt nhất, hoặc ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra. Cụ thể các công việc của một nhân viên tư vấn giải pháp bao gồm:
Tư vấn giải pháp
Là một nhân viên tư vấn giải pháp, tất nhiên công việc chính sẽ là tư vấn về giải pháp cho những vấn đề mà khách hàng đặt ra. Nhân viên tư vấn giải pháp cần có kiến thức vững vàng về các nguy cơ trong kinh doanh, tài chính,... để có thể tư vấn cho khách một cách hiệu quả nhất. Nhiệm vụ chính là đưa ra được nguyên nhân, đề xuất giải pháp và dự đoán rủi ro cho những vấn đề của khách hàng.
Giải quyết khiếu nại của khách hàng
Chắc chắn trong quá trình tư vấn giải pháp thì đều không thể tránh khỏi những khiếu nại từ khách hàng. Với những trường hợp này thì nhân viên tư vấn cần nắm được các quy định như bồi thường, khuyến mại,... để có thể trả lời khách hàng khi được yêu cầu. Một điểm chú ý nữa chính là nhân viên tư vấn giải pháp cần xem xét lỗi là do phía mình hay khách hàng để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Tìm kiếm nguồn khách hàng mới
Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng (qua data có sẵn, khách hàng trực tiếp...) để chào bán dịch vụ (KH Doanh Nghiệp), lưu thông tin khách hàng lên hệ thống,... cũng là một trong những nhiệm vụ của nhân viên tư vấn giải pháp. Họ cũng phụ trách việc xây dựng các hoạt động marketing đảm bảo doanh số, chất lượng trải nghiệm khách hàng.
Nhân Viên Tư Vấn Giải Pháp có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân Viên Tư Vấn Giải Pháp
Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên Tư Vấn Giải Pháp, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Tư Vấn Giải Pháp?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên tư vấn giải pháp
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Marketing, Kinh doanh, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử, Sales,... hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, có kinh nghiệm tư vấn khách hàng là một lợi thế.
- Kiến thức chuyên môn: Nhân viên tư vấn giải pháp phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp mà mình đang làm việc. Họ cũng phải là những người hiểu rõ về lĩnh vực mà mình cần phải cung cấp giải pháp.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ nhân viên tư vấn nào, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong quá trình trao đổi, hỗ trợ khách hàng, giao dịch viên cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho khách hàng sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về dịch vụ.
- Kỹ năng quan sát, đánh giá: Một nhân viên tư vấn giải pháp ưu tú sẽ rất giỏi trong việc quan sát khách hàng, từ nét mặt, cử chỉ, trang phục, người nhân viên có thể đoán được sở thích, nhu cầu của khách. Từ đó, nhân viên tư vấn sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp, gia tăng khả năng khách lựa chọn sử dụng dịch vụ.
- Khả năng nắm bắt xu hướng thị trường: Công việc của một Nhân viên tư vấn giải pháp chính là đưa ra được những định hướng hữu ích, hợp thời cho khách hàng, doanh nghiệp. Vì vậy, biết nắm bắt xu hướng thị trường chính là chìa khóa giúp họ đánh vào tâm lý chạy theo "trào lưu" của khách hàng.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Nhân viên tư vấn giải pháp phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ khách hàng của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất.
Các yêu cầu khác
- Ưu tiên có 1-2 năm kinh nghiệm làm giao dịch viên hoặc trong lĩnh vực liên quan
- Khả năng sử dụng các sản phẩm Microsoft Office
- Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chất giọng hay là một lợi thế
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên tư vấn giải pháp
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh tư vấn | 3.000.000 - 5.000.000/tháng |
1 - 3 năm | Nhân viên tư vấn giải pháp | 12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Trưởng phòng tư vấn | 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
5 - 10 năm | Giám đốc tư vấn | 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên tư vấn giải pháp và các ngành liên quan:
- Nhân viên tư vấn giải pháp: 12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên tư vấn du học: 12.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh tư vấn
Mức lương: 3.000.000 - 5.000.000/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh tư vấn là vị trí dành cho sinh viên năm 3 năm 4 hoặc mới ra trường. Đây là bước đầu tiên để trở thành một Nhân viên tư vấn chính thức. Thực tập sinh tư vấn có nhiệm vụ hỗ trợ khách hàng hiểu rõ về các sản phẩm, giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin chi tiết về quyền lợi và điều khoản của các sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh tư vấn mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong ngành tư vấn. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
2. Nhân viên tư vấn giải pháp
Mức lương: 12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm kinh nghiệm
Với tư cách là nhân viên tư vấn giải pháp, họ làm việc trực tiếp với khách hàng, phát triển giải pháp và bắt đầu tác động đến chiến lược kinh doanh. Vị trí này đòi hỏi khả năng phân tích sâu về môi trường kinh doanh, đề xuất các giải pháp tối ưu, tư vấn về chiến lược và quản lý dự án, cũng như xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác.
>> Đánh giá: Công việc Nhân viên tư vấn giải pháp mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Trưởng phòng tư vấn
Mức lương: 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Trưởng phòng tư vấn là người quản lý phòng tư vấn, có nhiệm vụ điều hành, tổ chức, kiểm tra, xây dựng chính sách tư vấn, giới thiệu các chương trình phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty. Trưởng phòng tư vấn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, gắn liền với chương trình hành động sản xuất, kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra họ còn tham mưu cho lãnh đạo Công ty và trực tiếp chỉ đạo phòng tư vấn về các mặt hoạt động, tư vấn khách hàng.
>> Đánh giá: Trưởng phòng tư vấn mang lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng và chịu áp lực lớn. Công việc chính của trưởng phòng tư vấn là quản lý và giám sát, đào tạo và hỗ trợ nhân viên tư vấn để họ đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Đánh giá hiệu suất làm việc và đưa ra phản hồi định kỳ. Cơ hội việc làm Trưởng phòng tư vấn với mức lương hấp dẫn.
4. Giám đốc tư vấn
Mức lương: 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 10 năm kinh nghiệm
Giám đốc tư vấn là một vị trí quan trọng trong một công ty hoặc tổ chức. Giám đốc tư vấn có trách nhiệm cung cấp sự tư vấn chuyên môn và hỗ trợ cho khách hàng hoặc đối tác của công ty. Họ thường có kiến thức sâu về lĩnh vực hoạt động của công ty và có khả năng áp dụng kiến thức đó để giúp khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
>> Đánh giá: Công việc Giám đốc tư vấn là một vị trí lãnh đạo cao cấp trong ngành bảo hiểm hoặc các lĩnh vực tư vấn tài chính khác, với trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động tư vấn của công ty và đảm bảo các mục tiêu chiến lược được thực hiện. Với trách nhiệm chính là định hướng và phát triển chiến lược tư vấn phù hợp với mục tiêu dài hạn của công ty. Đưa ra các kế hoạch hành động chi tiết để thực hiện chiến lược này.
5 bước giúp Nhân viên tư vấn giải pháp thăng tiến nhanh trong công việc
Phát triển kỹ năng chuyên môn
Liên tục cập nhật và nâng cao kỹ năng chuyên môn thông qua các khóa đào tạo về quản lý, kỹ năng tư vấn và nắm bắt tâm lý khách hàng. Tham gia các cuộc thi để đạt được những chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực liên quan giúp tăng giá trị bản thân và mở ra cơ hội thăng tiến với mức lương cao hơn.
Thực hiện và đạt các chỉ tiêu kinh doanh
Đặt mục tiêu và làm việc chăm chỉ để đạt được hoặc vượt qua các chỉ tiêu kinh doanh được đặt ra. Hiệu suất cao sẽ giúp Nhân viên tư vấn giải pháp dễ dàng được tăng lương thưởng. Thường xuyên suy nghĩ và ứng dụng các phương pháp mới giúp phát triển các chiến lược quảng bá dịch vụ hiệu quả, giúp đội ngũ tư vấn đạt được mục tiêu doanh số.
Nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo
Cho cấp trên thấy được kỹ năng lãnh đạo của bản thân là một cách giúp Nhân viên tư vấn giải pháp được ưu ái hơn khi cất nhắc các vị trí quản lý, điều hành. Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, khách hàng, đồng nghiệp,... và đứng ra giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng là cách để thể hiện năng lực cá nhân với những người xung quanh.
Tăng cường mạng lưới quan hệ
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, mở rộng và duy trì mối quan hệ với khách hàng giúp tăng doanh số và tạo cơ hội kinh doanh mới. Tham gia các hội thảo, sự kiện ngành nghề để mở rộng mạng lưới quan hệ và cập nhật xu hướng mới nhất trong ngành cũng là cách để tăng tốc độ thăng tiến của Nhân viên tư vấn giải pháp.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện, tư vấn với rất nhiều người trong một ngày. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ người khác và tư vấn thông tin cho khách hàng. Nhân viên tư vấn nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của khách hàng. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Nhân viên tư vấn giải pháp.