Mô tả công việc
Essential Duties and Responsibilities:
General, reviews and analysis the Company&039;s activity situation of the departments through the report of all Department.
Assist CEO building Strategic Direction for development of the Company.
Check the documents from the other departments moved in before the CEO signs.
Support the implementation all strategies of the company by ensuring the decisions and directions of The CEO was announced and taken seriously.
Monitor compliance with all regulations of the Management System.
Support CEO maintains the entire operations of the company&039;s activities.
Support departments work plan goals, create plans and policies according to each function when the CEO assigned.
Performing other work as assigned by Director.
Propose implementation solutions for CEO.
Support CEO monitors the CEO working of each department.
Assist CEO in domestic and foreign relations.
Prepare to participate in the meetings of the Department at the request of the DIRECTOR.
Advise the CEO on the implementation of Company development strategies.
Yêu cầu công việc
Education and Work Experience Requirements:
Fluent English.
Have a strategic vision and have a good ability in organize.
At least 5 years of work experience in the position of Assistant Manager, Financial Director, or equivalent level of management.
Understanding economic, social knowledge, and knowledge related to the business operations of the Company.
Have knowledge of HR management and business administration.
Priority candidate had worked in big companies of foreign countries or overseas graduates.
Graduate/postgraduate majors in business administration/Economics/Commerce/Finance/PR.
Proficient Office: Word, Excel, Power Point, Internet. etc.
Quyền lợi
Other Requirements:
Organize, arrange work, exactly, but definitely are justified by reality.
Ability to work independently and have the stamina to high work pressure.
Teamwork skills, presentation skills, effective persuasion.
Always ready to receive new missions at the request of superiors.
Honesty, integrity, dynamic, progressive, responsible at work.
Organizational skills, leadership and good management.
Communication skills, dealing with the issue of good, smart and sharp.
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-11-20 23:45:03
Gia nhập thị trường Phát hành phim & Hệ thống cụm rạp chiếu phim từ năm 2003 và được tư vấn thiết kế, lắp đặt bởi các chuyên gia hàng đầu, Công ty Cổ phẩn Phim Thiên Ngân (Galaxy Studio) luôn nỗ lực tuyển chọn, giữ chân những Nhân viên và Quản lý xuất sắc nhất trên thị trường lao động, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp cho mỗi nhân viên hoàn thành tốt nhất công việc để đạt được lộ trình thăng tiến sự nghiệp. Không dừng lại ở đó, để đảm bảo một môi trường làm việc năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp và thỏa sức đam mê với nghề, Galaxy Studio luôn cung cấp chế độ đào tạo và phát triển cho tất cả nhân viên của Công ty, cùng với chế độ phúc lợi vô cùng hấp dẫn.
Review Phim Thiên Ngân (GALAXY STUDIO)
Môi trường làm việc tuyệt vời, làm việc với nhiều bạn trẻ năng động (id)
Học được rất nhiều điều từ studio. Đội ngũ nhân viên vui tính, tăng ca nhiều (id)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trợ Lý Giám Đốc là gì?
1. Trợ Lý Giám Đốc là gì?
Trợ lý giám đốc (Assistant Director) là người làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo, hỗ trợ đảm bảo các công việc, hoạt động hàng ngày của giám đốc diễn ra suôn sẻ, hiệu suất và đảm bảo chất lượng. Trợ lý giám đốc được xem là cánh tay phải có lực cho giám đốc, do vị trí này yêu cầu một người phải có tâm nhìn, kinh nghiệm và khả năng giải quyết nhiều vấn đề trong mọi tình huống. Bên cạnh đó những công việc như Trợ lý dự án, Trợ lý giám đốc thương hiệu,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
2. Làm Trợ Lý Giám Đốc thì học ngành gì?
Trên thực tế tại các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có chương trình nào đào tạo chính quy về ngành nghề Trợ lý giám đốc. Tuy nhiên, tính chất nghề trợ lý giám đốc là một vị trí đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng và có chuyên môn ở lĩnh vực hoạt động của công ty.
Chính vì vậy, nếu muốn theo đuổi nghề trợ lý giám đốc, hãy bắt đầu từ việc học tập tại các trường Cao đẳng, Đại học. Học các chuyên ngành liên quan đến kinh doanh như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, ngôn ngữ, tài chính, kế toán… được xem là phù hợp với nghề trợ lý giám đốc.
Một số trường đại học các bạn có thể tham khảo:
- Đại học Ngoại Thương ( 27,5 - 28,4đ)
- Đại học Kinh tế Quốc dân (26,10 - 27,55đ)
- Học viện tài chính (25,8 - 29,5đ)
- Đại học Luật Hà Nội (22,85 - 28,85đ)
- Đại học Hà Nội (24- 36,42đ)
...
Đa số các trường đại học tại Việt Nam đều đào tạo từ 3-4 năm.
3. Lương Trợ Lý Giám Đốc có cao không?
Qua những mô tả trên đây, có thể thấy, khối lượng công việc của Trợ lý Tổng giám đốc là vô cùng lớn và khá áp lực. Tuy nhiên, đi đôi với điều đó chính là những quyền lợi, chế độ phúc lợi và lương thưởng hấp dẫn. Hầu hết các ngành nghề và vị trí công việc đều có một mức lương phụ thuộc nhiều vào quy mô công ty, yêu cầu cho vị trí, phúc lợi kèm theo, vị trí địa lý. Do đó, mức lương trung bình thường có sự khác biệt đáng kể dựa trên các tiêu chí này.
- Dựa theo số năm kinh nghiệm:
- Dựa theo cấp bậc:
Mức lương của trợ lý giám đốc cũng có sự giao động tương tự. Trong đó, mức lương trung bình nhất khoảng 12 triệu. Mức lương phổ biến rơi vào khoảng từ 9 - 16 triệu. Tuy nhiên, mức lương này sẽ có sự thay đổi phù hợp dựa vào số năm kinh nghiệm, yêu cầu kèm theo hoặc ngoại ngữ.
4. Mô tả công việc của Trợ Lý Giám Đốc.
Lên lịch và quản lý thời gian
Trợ lý giám đốc giúp giám đốc lên lịch các cuộc họp, sự kiện và các nhiệm vụ quan trọng. Họ cũng quản lý thời gian để đảm bảo các công việc được hoàn thành đúng hạn. Nhiệm vụ này bao gồm cả việc liên lạc trực tiếp với các bên liên quan như khách hàng, đối tác và nhân viên để chuẩn bị tài liệu, lên lịch cuộc họp và hỗ trợ trong việc giao tiếp và gặp gỡ.
Quản lý thông tin và tài liệu
Trợ lý giám đốc giúp giám đốc tổ chức và quản lý thông tin, tài liệu và hồ sơ quan trọng. Họ đảm bảo rằng thông tin được lưu trữ và truy cập một cách hiệu quả. Trợ lý giám đốc cũng tham gia vào quá trình lập kế hoạch và đưa ra quyết định. Họ nghiên cứu và thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra đề xuất để giúp giám đốc đưa ra quyết định thông minh.
Quản lý dự án
Trợ lý giám đốc có thể được giao nhiệm vụ quản lý dự án nhỏ hoặc phụ trách một phần của dự án lớn. Họ đảm bảo tiến độ, tài nguyên và ngân sách được quản lý một cách hiệu quả. Trợ lý giám đốc cũng hỗ trợ giám đốc trong việc giải quyết các vấn đề và xử lý các tình huống khó khăn. Họ có thể tham gia vào quá trình nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp.
Hỗ trợ quản lý nhân sự
Trợ lý giám đốc có thể tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên. Họ có thể giúp giám đốc trong việc xây dựng và duy trì một đội ngũ nhân viên hiệu quả.
5. Trợ Lý Giám Đốc thuộc phòng ban nào trong công ty?
Trợ lý giám đốc thuộc bộ phận Quản lý nhân sự hành chính. Đây là nhân sự cấp cao, bao quát toàn bộ công việc của đơn vị. Họ có đóng góp công sức không nhỏ giúp Giám đốc hoàn thành tốt công việc của mình.
6. Những khó khăn khi làm Trợ Lý Giám Đốc.
Áp lực khi làm việc trực tiếp với sếp.
Trợ lý sẽ thường xuyên phải tiếp xúc, làm việc trực tiếp với sếp của mình. Bạn có thể tận hưởng những giây phút mà sếp vui vẻ thì cũng sẽ phải đối mặt với những lúc tâm trạng sếp tồi tệ, sếp nổi cáu hoặc kinh khủng hơn thế. Mối quan hệ đặc biệt này cho phép bạn có một sự tiếp xúc và thấu hiểu đối với người đứng đầu công ty. Nó có thể rất thú vị và đầy cảm hứng nhưng không thể phủ nhận nhiều lúc nó cũng sẽ khiến bạn rất căng thẳng. Bạn sẽ tiếp nhận (đồng thời hứng chịu) rất nhiều năng lượng từ sếp mình. Bạn cũng sẽ được kỳ vọng làm việc hiệu quả và hết mình y như sếp, đó chính là áp lực mà sếp dành cho bạn.
Sự xa cách của đồng nghiệp.
Với tư cách là Trợ lý, bạn thường được coi như một thành viên của ban lãnh đạo (mặc dù bạn thực sự không phải như vậy). Bạn cũng không thể quá thân mật và chia sẻ mọi điều với đồng nghiệp. Hãy nhớ rằng những gì bạn nói có trọng lượng hơn những nhân viên khác. Những điều bạn nói ra đều được coi là phản ánh những thông tin hay chỉ thị của sếp. Vì vậy các Trợ lý phải nhận thức được trách nhiệm của mình để không xảy ra các tin đồn. Nếu bạn nói với họ về một khả năng có thể xảy ra, họ sẽ coi như điều đó sẽ xảy ra mà không cần quan tâm đúng hay sai. Có khoảng cách với đồng nghiệp chỉ đơn giản là một thực tế của công việc Trợ lý. Tuy nhiên đó lại là thách thức lớn với những ai theo đuổi công việc này
Đóng vai trò như “đại diện” của sếp.
Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của Trợ lý đó là làm người đại diện hoặc trung gian cho sếp. Bạn sẽ thấy rằng mình được sử dụng như một chiếc điện thoại – trao đổi các thông điệp, ghi lại lời nhắn, chuyển tiếp thông tin, … Bạn cũng làm việc như một người gác cổng cho sếp, tất cả mọi người đều thông qua bạn trước khi muốn làm việc với sếp và nhiệm vụ của bạn là bảo đảm cho thời gian quý báu của sếp mình. Là Trợ lý, bạn cần chịu trách nhiệm về những thông tin mà bạn đưa đến cho sếp, nghĩa là bạn cần xác minh, tìm hiểu thông tin một cách kỹ càng trước khi chuyển nó cho sếp.
>>> Xem thêm:
Việc làm Trợ Lý Giám Đốc tuyển dụng
Việc làm Trợ Lý Dự Án đang tuyển dụng
Việc làm Trợ Lý Giám Đốc Thương Hiệu lương cao
Trợ Lý Giám Đốc có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trợ Lý Giám Đốc
Tìm hiểu cách trở thành Trợ Lý Giám Đốc, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ Lý Giám Đốc?
Yêu cầu tuyển dụng của trợ lý giám đốc
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, trợ lý giám đốc cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Kiến thức về lĩnh vực hoạt động của tổ chức: Trợ lý giám đốc cần hiểu về lĩnh vực hoạt động của tổ chức mà họ làm việc. Điều này bao gồm hiểu biết về ngành công nghiệp, quy trình và quy định liên quan.
- Kiến thức về công nghệ thông tin: Trợ lý giám đốc cần có kiến thức về công nghệ thông tin và khả năng sử dụng các công cụ và phần mềm văn phòng. Điều này bao gồm việc làm việc với các ứng dụng văn phòng, hệ thống quản lý thông tin và các công nghệ liên quan khác.
- Kiến thức về quy trình và quy định: Trợ lý giám đốc cần hiểu và tuân thủ các quy trình và quy định của tổ chức. Điều này bao gồm hiểu biết về quy trình làm việc, quy định về bảo mật thông tin và các quy định khác liên quan.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng quản lý và tổ chức: Trợ lý giám đốc cần có kiến thức về quản lý và tổ chức công việc. Họ phải biết cách lên lịch, quản lý thời gian, quản lý tài liệu và thông tin, và có khả năng tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả.
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Trợ lý giám đốc cần có khả năng phân tích thông tin, đưa ra đánh giá và giải quyết các vấn đề. Họ phải có khả năng tư duy logic, phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định thông minh.
- Kỹ năng viết: Trợ lý giám đốc cần có khả năng viết các văn bản chuyên nghiệp như email, báo cáo, biên bản cuộc họp và các tài liệu khác. Việc viết chính xác, rõ ràng và logic là rất quan trọng trong vai trò này.
- Kỹ năng giao tiếp giữa các bên: Trợ lý giám đốc thường phải giao tiếp với nhiều bên liên quan như khách hàng, đối tác, nhân viên và các bộ phận khác trong tổ chức. Họ cần có khả năng giao tiếp một cách chuyên nghiệp, tôn trọng và hiệu quả để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt.
- Kỹ năng giao tiếp đa văn hóa: Trợ lý giám đốc có thể phải làm việc với đối tác và khách hàng từ nhiều quốc gia và văn hóa khác nhau. Do đó, khả năng giao tiếp đa văn hóa và hiểu biết về các thói quen, tập tục và quy tắc giao tiếp của các quốc gia khác nhau là rất quan trọng.
- Kỹ năng thuyết trình: Trợ lý giám đốc có thể được yêu cầu tham gia vào các buổi thuyết trình, hội thảo hoặc cuộc họp. Họ cần có khả năng trình bày thông tin một cách rõ ràng, thuyết phục và hấp dẫn để truyền đạt ý kiến và thông điệp một cách hiệu quả.
- Kỹ năng ứng biến với các phương tiện truyền thông: Trợ lý giám đốc cần có khả năng sử dụng các công cụ truyền thông như điện thoại, email, video hội nghị và các ứng dụng trực tuyến khác để giao tiếp và làm việc từ xa.
Các yêu cầu khác
- Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Trợ lý giám đốc từ 1 - 3 năm và thực hiện thành công được nhiều dự án lớn
- Có khả năng làm việc các thiết bị công nghệ các quy trình làm việc của trợ lý
- Biết sử dụng công cụ quản lý thời gian công việc, tính toán kinh doanh để làm việc một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi khi làm việc
- Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng được tiến độ công việc.
Lộ trình nghề nghiệp của Trợ lý giám đốc
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
1 - 3 năm | Trợ lý | 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
3 - 4 năm | Trợ lý cao cấp | 11.000.000 - 16.000.000 đồng/tháng |
4 - 6 năm | Trợ lý giám đốc | 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Trợ lý giám đốc và các ngành liên quan:
- Trợ lý Ban giám hiệu: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
- HR Assistant: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
1. Trợ lý
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Trợ lý là một công việc quan trọng và đa dạng, đòi hỏi người làm phải có khả năng hỗ trợ và giúp đỡ người khác trong nhiều khía cạnh của cuộc sống và công việc. Trợ lý có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ văn phòng, y tế, giáo dục đến kinh doanh và công nghệ thông tin. Công việc của họ có thể bao gồm quản lý lịch trình, tạo và quản lý tài liệu, giao tiếp với khách hàng và đối tác.
>> Đánh giá: Trợ lý không phải là nghề đơn giản, khối lượng công việc cần xử lý không hề nhỏ. Tuy nhiên đây cũng là việc làm có mức lương khá cao, tuy có thách thức nhưng cơ hội thăng tiến cùng mức thu nhập cực tốt. Theo đó, nếu Trợ lý mới ra trường mức lương có thể không quá cao, nên bạn phải có thêm các khoản thu nhập khác mới đủ sống.
2. Trợ lý cao cấp
Mức lương: 11 - 16 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 4 năm
Trợ lý cao cấp là một vai trò quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại, nơi mà sự quản lý thời gian, thông tin, và các nhiệm vụ phức tạp đang ngày càng trở nên quan trọng.Trợ lý cao cấp không chỉ đơn thuần là người hỗ trợ một cấp quản lý hoặc lãnh đạo, mà họ thường được đào tạo và trang bị kiến thức và kỹ năng đặc biệt để đảm nhận những nhiệm vụ đa dạng và quan trọng.
>> Đánh giá: Trợ lý cao cấp cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận với nhiều thông tin bảo mật, quan trọng của doanh nghiệp, việc này đôi khi cũng tạo cho họ áp lực rất lớn. Chính vì vậy, không phải ai cũng có thể chuyên nghiệp trong vai trò là trợ lý cao cấp. Một khi đã giữ trọng trách này thì phải đảm bảo bản thân đủ sức gánh vác được các vấn đề xảy ra.
>> Xem thêm: Việc làm Trợ lý cao cấp mới nhất
3. Trợ lý giám đốc
Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm
Trợ lý giám đốc là người làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo, hỗ trợ đảm bảo các công việc, hoạt động hàng ngày của giám đốc diễn ra suôn sẻ, hiệu suất và đảm bảo chất lượng. Trợ lý giám đốc được xem là cánh tay phải có lực cho giám đốc, do vị trí này yêu cầu một người phải có tâm nhìn, kinh nghiệm và khả năng giải quyết nhiều vấn đề trong mọi tình huống.
>> Đánh giá: Trợ lý giám đốc được xem là cánh tay phải đắc lực cho giám đốc, do đó vị trí này đòi hỏi một người phải có tầm nhìn, kinh nghiệm và khả năng giải quyết nhạy bén trong mọi tình huống. Công việc của họ thường bị nhầm lẫn với thư ký, tuy nhiên ngoài việc xử lý các công việc sổ sách, sắp xếp lịch họp, các buổi gặp với khách hàng, đối tác,… trợ lý giám đốc trong nhiều trường hợp còn phải thay giám đốc quyết định và ký kết các hợp đồng quan trọng.
>> Xem thêm: Việc làm Trợ lý giám đốc lương cao
5 bước giúp Trợ lý giám đốc thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn
Học thêm chứng chỉ chuyên môn. Tham gia các khóa học và nhận các chứng chỉ như PMP (Project Management Professional), chứng chỉ hành chính văn phòng, hoặc các chứng chỉ liên quan đến ngành nghề cụ thể của công ty bạn. Thành thạo các công cụ quản lý dự án, phần mềm văn phòng, và các ứng dụng công nghệ mới giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và tạo ấn tượng tốt với cấp trên.
Đóng góp vào các dự án quan trọng
Tham gia dự án chiến lược tìm cơ hội tham gia vào các dự án lớn hoặc chiến lược của công ty, nơi bạn có thể đóng góp ý kiến và chứng tỏ khả năng của mình. Đóng góp ý kiến và đưa ra các giải pháp sáng tạo để tăng hiệu quả công việc, để cấp trên nhìn thấy được khả năng và năng lực của bạn. Từ đó sẽ được cất nhắc lên các vị trí cao hơn khi có cơ hội.
Xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp
Mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp tham gia vào các sự kiện, hội thảo và các tổ chức nghề nghiệp để kết nối với các chuyên gia khác trong ngành. Tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và lãnh đạo xây dựng mối quan hệ vững chắc trong công ty giúp bạn dễ dàng thăng tiến và nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết.
Nâng cao năng lực bản thân
Tham gia các khóa học đào tạo, hội thảo chuyên ngành để cập nhật kiến thức mới nhất về lĩnh vực bạn đang làm việc, trau dồi kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là kỹ năng quan trọng giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, theo học chương trình thạc sĩ hoặc cao học để nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn.
Hoàn thành xuất sắc công việc
Đề xuất ý tưởng sáng tạo, giải pháp hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn cố gắng hoàn thành công việc đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng cao nhất, tự giác học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cấp trên và những người đi trước, luôn giữ thái độ tích cực, hợp tác hiệu quả với đồng nghiệp và hỗ trợ cấp trên hoàn thành tốt công việc.
>> Xem thêm: Việc làm Trợ lý Giám đốc thương hiệu đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Trợ lý Phát triển kinh doanh mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Trợ lý Tài chính hiện nay