Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM thông báo về việc cần tuyển dụng, như sau:
1. Vị trí tuyển dụng: Nghiên cứu viên
Đơn vị sử dụng nhân sự: Phòng thí nghiệm trọng điểm ĐHQG-HCM Động cơ đốt trong
Số lượng: 1 người
2. Điều kiện tuyển dụng:
Điều kiện cứng (theo Quy định tuyển dụng nhân sự của nhà trường):
– Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
– Có phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch gia đình và bản thân rõ ràng;
– Tuổi đủ từ 18 đến 45 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
– Có đủ sức khỏe (theo giấy khám sức khoẻ của các bệnh viện và trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên);
– Đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với Ngạch viên chức tham gia dự tuyển theo quy định của pháp luật;
Tiêu chuẩn tuyển dụng theo Ngạch và Quy định của Nhà trường (thông tin chi tiết sử dụng theo Quy định tuyển dụng nhân sự, có thể thay đổi tiêu chuẩn tuyển dụng nhưng không được thấp theo tiêu chuẩn hiện hành).
Điều kiện khác:
– Tốt nghiệp đại học loại khá trở lên chuyên ngành Cơ khí – Động lực (ưu tiên với các ứng viên đã tốt nghiệp bậc đại học chuyên ngành kỹ thuật hàng không).
– Ngoại ngữ: sử dụng được ít nhất 01 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung) trong lĩnh vực chuyên môn. Có chứng chỉ tương ứng.
– Có kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc có tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kỹ thuật phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.
– Hiểu biết về vị trí việc làm đảm nhiệm, về Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM.
– Tin học: sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
– Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn.
– Có định hướng học tiếp bậc thạc sĩ/tiến sĩ sau khi được tuyển dụng.
3. Mô tả công việc:
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: Chủ trì, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học;
Viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học;
Tham gia đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học; Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
Tham gia các hoạt động nghiên cứu liên ngành, nghiên cứu phục vụ cộng đồng của đơn vị; Tham gia công tác xét sáng kiến cấp cơ sở.
Tiêu chí đánh giá nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: đạt số giờ quy định của nhiệm vụ 2 theo quy định hiện hành của Nhà trường; đối với nghiên cứu viên trình độ Thạc sỹ yêu cầu mỗi năm có ít nhất 01 công bố khoa học được chấp nhận đăng trên các ấn bản khoa học thuộc danh mục Scopus, hoặc tuyển tập hội nghị/hội thảo thuộc danh mục Scopus; đối với nghiên cứu viên trình độ Tiến sĩ yêu cấu mỗi năm có ít nhất 02 công bố khoa học được chấp nhận đăng trên các ấn bản khoa học thuộc danh mục Scopus xếp hạng từ Q4 trở lên, hoặc công bố khoa học thuộc SCIE/ISI được quy đổi tương đương tối thiểu 02 công bố Scopus-Q4 theo định mức quy đổi công bố khoa học của ĐHQG-HCM.
Nhiệm vụ chung của đơn vị: Tham gia báo cáo chuyên đề, sinh hoạt học thuật cho trường và đơn vị; Tham gia hỗ trợ đơn vị trong công tác, sinh hoạt chuyên đề, nghiên cứu khoa học; Đi thực địa thu thập dữ liệu, số liệu, hình ảnh, demo các kết quả nghiên cứu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của đơn vị; Tham gia công tác kiểm tra/thi (theo lịch điều động); Trực đơn vị (mở của phòng, chuẩn bị máy móc cho các nhóm seminar, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ kỹ thuật…); Bảo trì thiết bị tại đơn vị, giám sát hiện trạng thiết bị tại đơn vị; Hỗ trợ quản lý website Phòng thí nghiệm, cập nhật thông tin của Phòng thí nghiệm; Làm việc ở phòng thí nghiệm dùng chung.
Tiêu chí đánh giá nhiệm vụ chung của đơn vị: quy đổi số giờ nhiệm vụ 3 đối với ngạch nghiên cứu viên theo quy định hiện hành của Nhà trường.
Lương: Theo quy định hiện hành của Nhà nước Các khoản phụ cấp và thưởng: Theo Quy chế thu chi Nội Bộ của trường.
Thời gian làm việc: Giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu
4. Địa điểm làm việc: Trường Đại học Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hồ sơ ứng tuyển bao gồm:
Đơn xin việc/ Phiếu ứng tuyển (Theo mẫu)
Sơ yếu lý lịch (dán ảnh, có xác nhận địa phương trong vòng 6 tháng)
Lý lịch khoa học
Giấy khai sinh (bản sao trích lục)
Căn cước công dân (có công chứng, khổ giấy A4)
Thông báo về kết quả giải quyết, hủy bỏ đăng ký cư trú (có công chứng, khổ giấy A4)
Giấy khám sức khỏe (bản gốc, có giá trị trong vòng 6 tháng)
Sổ bảo hiểm xã hội (photo, khổ giấy A4)
Hình thẻ 4×6 (02 tấm), nền màu trắng, ghi rõ họ tên sau hình
Bằng cấp, kèm bảng điểm (có công chứng, khổ giấy A4)
Giấy tờ khác Bài báo, đề tài, giấy khen (nếu có)
Link tải biểu mẫu: https://drive.google.com/drive/folders/1ASuQKqFSnkij9A4AX2ZPhiTygD3nHg4z
**Lưu ý: Các hồ sơ theo khổ giấy A4
Bộ hồ sơ đầy đủ gồm:
1. Bộ hồ sơ giấy có công chứng
2. Bản scan theo thứ tự hồ sơ ứng tuyển (gửi email đến [email protected])
Nơi nộp hồ sơ:
Phòng Tổ chức – Hành chính, nộp cho Cô Bùi Thị Linh Thư phòng 302 tòa A1, Trường Đại học Bách khoa số 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP.HCM (từ 14g00 đến 16g00 vào 03 ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu hàng tuần)
Số điện thoại: 028 3864 7256 (5283)
Email: [email protected]
Thời gian nộp hồ sơ: 14/08/2024 – 14/09/2024
Ghi chú:
Nếu ứng viên tốt nghiệp Đại học, Thạc sỹ, Tiến sĩ tại nước ngoài, khi nộp hồ sơ tuyển dụng phải nộp văn bằng bằng tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng việt (có công chứng).
Không hoàn trả hồ sơ không trúng tuyển.
Chỉ phúc đáp đối với hồ sơ đạt yêu cầu
*****Tệp đính kèm:
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của thành phố Hồ Chí Minh. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ là gì?
Nghiên cứu sinh là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ. Như vậy, nghiên cứu sinh có thể được hiểu là người đang theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục đại học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
Mô tả công việc của Nghiên cứu sinh
- Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.
- Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
- Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Xây dựng và đề xuất kế hoạch học tập, nghiên cứu chi tiết từng năm trên cơ sở kế hoạch toàn khóa đã được phê duyệt tại quyết định công nhận nghiên cứu sinh, trong đó có kế hoạch làm việc và báo cáo với người hướng dẫn; thực hiện kế hoạch đã được người hướng dẫn và đơn vị chuyên môn thông qua;
- Định kỳ 06 tháng báo cáo tiến độ và kết quả học tập, nghiên cứu cho đơn vị chuyên môn; đề xuất với người hướng dẫn và đơn vị chuyên môn về những thay đổi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
- Tham gia sinh hoạt khoa học tại đơn vị chuyên môn như một giảng viên trợ giảng, nghiên cứu viên cơ hữu; tham gia thực hiện các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu theo phân công của người hướng dẫn.
- Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật, bảo đảm kết quả công bố xuất phát từ nghiên cứu của cá nhân với sự hỗ trợ của người hướng dẫn; ghi nhận và trích dẫn đầy đủ sự tham gia của cá nhân, tập thể hoặc tổ chức khác (nếu có).
- Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy chế của cơ sở đào tạo.
Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
52 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ
Tìm hiểu cách trở thành Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ?
Yêu cầu tuyển dụng Nghiên cứu sinh
Yêu cầu về trình độ
- Tốt nghiệp thạc sĩ hoặc trình độ đại học bằng giỏi trở lên với ngành học phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.
- Đạt yêu cầu đầu vào theo chương trình đào tạo chuẩn của Bộ GD&ĐT ban hành và chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển.
- Đã có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc báo cáo khoa học, bài báo đã công bố; hoặc đã công tác là giảng viên từ 2 năm trở lên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
- Có dự thảo đề cương nghiên cứu, dự kiến kế hoạch học tập và nghiên cứu toàn khóa.
- Đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài tại Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài.
- Sở hữu bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo tại Việt Nam cấp.
- Sở hữu một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Quy chế này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ GD ĐT công bố.
- Đối với người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt cần có chứng chỉ tiếng Việt từ bậc 4 trở lên (theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài) và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do cơ sở đào tạo quyết định, ngoại trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo tiến sĩ.
Yêu cầu về kỹ năng
- Sự trung thực: Là sự chính trực, thẳng thắn và không nói dối. Người trung thực là một người luôn tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật và dũng cảm nhận lỗi. Trung thực là một khía cạnh của đạo đức con người được hiểu là sự thật thà, chân thành, luôn nói đúng sự thật. Trung thực tôn trọng pháp luật và không gian dối trong lời nói hay hành động. Hãy trung thực, trung thực, không nói dối, không gian lận, không làm bất cứ điều gì không đúng sự thật
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Như đã mô tả về công việc của Nghiên cứu sinh, vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc. Chính vì thế, đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Do đó, trong vai trò là Nghiên cứu sinh, bạn cần phải có kỹ năng linh hoạt và tư duy nhạy bén để có thể đảm bảo các hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng.
- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Nghiên cứu sinh, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, để làm được điều này, Nghiên cứu sinh phải biết cách truyền đạt một cách dễ hiểu, hải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để trình bày rõ ràng mọi thứ, ghi điểm.
- Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến cách chăm sóc các khách hàng là người nước ngoài,...
- Đam mê: Để theo đuổi việc làm Nghiên cứu sinh lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.
- Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì Nghiên cứu sinh sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì Nghiên cứu sinh luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
- Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc Nghiên cứu sinh sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của Nghiên cứu sinh là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.
- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm Nghiên cứu sinh cần phải có.
- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của Nghiên cứu sinh ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Lộ trình thăng tiến của Nghiên cứu sinh
Từ 0 - 2 năm: Thạc sĩ
Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các công ty, tổ chức,… các bạn sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình.
Từ 2 - 5 năm trở đi: Nghiên cứu sinh
Khi bạn có kinh nghiệm từ 0 - 1 năm, bạn có thể lên vị trí nghiên cứu sinh. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.
Từ 5 - 7 năm trở đi: Tiến sĩ
Sau khoảng 1 - 2 năm làm Nghiên cứu sinh, bạn phải có được một Luận văn được Hội đồng thông qua thì mới được lên Tiến sĩ. Trong lộ trình thăng tiến, cấp bậc này còn khắc nghiệt và gian nan hơn. Thời gian tiêu chuẩn để đào tạo thường trên 4 năm, bạn cần có kiến thức nền chuyên sâu và khả năng phân tích cực tốt.