Mô tả công việc
Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận liên quan (Customer, Marketing, Development, QA,...) để lựa chọn phương án thiết kế UX xuyên suốt dự án sản phẩm/dịch vụ;
Nghiên cứu và cập nhật các xu hướng thiết kế UI/UX hiện nay;
Tham gia thiết kế phễu chuyển đổi Martketing Automation và quy trình CRM;
Tham gia thiết kế các giao diện truyền thông (social, app store, ads, banner, email etc);
Phân tích nghiên cứu đánh giá các Metric: khách hàng, tương tác, sản phẩm, hành trình, và đề xuất các cải tiến cho trải nghiệm khách hàng và nhân viên vận hành;
Yêu cầu công việc
Có năng khiếu về thẩm mỹ, nhận diện và biết sắp xếp bố cục hợp lý;
Có kinh nghiệm đánh giá thông qua Portfolio về UI/UX;
Thành thạo công cụ:
o Công cụ quản trị dự án: Jira, Confluence, Team, Trello etc;
o Công cụ phát triển Ui UX: PS, Ai, Sketch, Zeplin, Invision, FramerX, Figma
o Công cụ thiết kế giao diện, đồ hoạ: Icon, Illustration, Wireframe, Sketch template etc;
o Công cụ xây dựng mockup: Balsamiq/MockFlow;
o Công cụ khảo sát khách hàng: microsoft form, survey monkey, mailchimp
Quyền lợi được hưởng
Cơ hội tiếp xúc với nhiều công nghệ mới;
Được hưởng phúc lợi theo quy định của ngân hàng;
Được hưởng các chính sách phúc lợi theo quy định của công ty.
Được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ thường xuyên.
Quy trình làm việc áp dụng theo mô hình mới nhất - Agile
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial Bank, tên viết tắt HDBank) là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập năm 1989. HDBank hiện nằm trong Top các ngân hàng dẫn đầu với chiến lược phát triển tập trung vào các mảng bán lẻ và SME, đang có tốc độ tăng trưởng cao. Sau gần 30 năm hoạt động HDBank đã chứng tỏ khả năng phát triển mạnh mẽ, bền vững với chất lượng tài sản vượt trội, giá trị vốn hóa trong nhóm dẫn đầu ngành ngân hàng và thị trường chứng khoán. Cổ phiếu HDBank được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán HDB.
Chính sách bảo hiểm
- Bảo hiểm sức khỏe, tai nạn
- Chăm sóc sức khỏe y tế định kỳ
- Được hưởng bảo hiểm y tế quốc tế đối với nhân viên có thâm niên trên 5 năm…
Các hoạt động ngoại khóa
- Đồng hành cùng đơn vị kinh doanh
- Teambuilding
- Chương trình: Giải văn nghệ toàn quốc -Sao Mai HDBank, Hội thao HDBank toàn quốc, Ngân hàng Xanh, Sáng Kiến Xanh...
Lịch sử thành lập
- Ngày 11 tháng 2 năm 1989, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh, tiền thân của HDBank ngày nay, được thành lập theo quyết định số 47/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp, với khoảng 50 nhân viên, vốn điều lệ 3 tỷ đồng.
- Ngày 06/06/1992, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 00019/NH-GP cho Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh.
- Ngày 19/9/2011 HDBank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận đổi tên thành Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 2013, HDBank mua lại 100% vốn cổ phần của công ty tài chính Societe Generale Viet Finance (SGVF) - công ty con của tập đoàn ngân hàng Societe Generale (Cộng hòa Pháp) và đổi tên công ty SGVF thành HDFinance.
- Cũng trong năm 2013, HDBank sáp nhập thành công Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á (tên viết tắt: DaiA Bank). Tại thời điểm sáp nhập DaiA Bank có lịch sử hoạt động 20 năm, vốn điều lệ 3.100 tỷ đồng.
- Sau gần 30 năm hoạt động, đến nay HDBank bứt phá mạnh mẽ, thuộc nhóm dẫn đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, huy động vốn, lợi nhuận, mạng lưới, chất lượng tài sản và giá trị vốn hóa.
- Năm 2015, HDBank được cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s xếp hạng tín nhiệm lần đầu ở mức B2
- Năm 2016, HDBank chuyển nhượng 49% vốn tại HDFinance cho đối tác Credit Saison (Nhật Bản) và Công ty được đổi tên thành HD SAISON
- Năm 2017, IPO thành công và được phê duyệt niêm yết cổ phiếu HDB tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
- Năm 2018, Được Moody’s nâng bậc xếp hạng tín nhiệm lên B1. Cổ phiếu chính thức được giao dịch trên HOSE và nằm trong nhóm 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất.
- Năm 2020, Mừng 30 năm thành lập và phát triển, HDBank đón nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý. Tăng vốn điều lệ lên hơn 16.088 tỷ đồng. Phát hành thành công 160 triệu USD trái phiếu quốc tế - là tổ chức tín dụng có khối lượng phát hành thành công lớn nhất trong năm.
- Năm 2021, Tăng vốn điều lệ lên hơn 20.073 tỷ đồng. Phát hành thành công 165 triệu USD trái phiếu quốc tế. Moody’s nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm HDBank từ Ổn định lên Tích cực
- Năm 2022, Kết quả kinh doanh cao nhất từ trước đến nay, gia nhập câu lạc bộ ngân hàng có lợi nhuận trước thuế vượt 10 nghìn tỷ đồng. Là một trong 4 ngân hàng lành mạnh được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tin tưởng lựa chọn tham gia Đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM. Khẳng định uy tín thương hiệu và vị thế trên thị trường với nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế.
Mission
- Đối với khách hàng: HDBank cam kết mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng bằng các giải pháp tài chính trọn gói và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi dựa trên sự thấu hiểu của khách hàng.
- Đối với nhân viên: HDBank tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thú vị và có mức đãi ngộ xứng đáng giúp nhân viên có thể học hỏi, sáng tạo và cống hiến để cùng thành đạt về sự nghiệp.
- Đối với đối tác: HDBank cam kết tối đa hóa lợi ích cho cổ đông và các đối tác nhờ tăng trưởng mạnh và bền vững đi cùng với hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả và quản lý rủi ro chặt chẽ.
Review HDBANK
Môi trường toxic, sếp không chuyên nghiệp, cá lớn nuốt cá bé (RV)
Môi trường mình thấy khá ổn, mấy sếp hỗ trợ golive nhiệt tình(rv)
Chế độ làm việc tốt, có nhiều thời gian rảnh rỗi(rv)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của UI/UX Designer là gì?
UX/UI Designer là người đảm nhận vai trò thiết kế trải nghiệm người dùng (User Experience Design) và thiết kế giao diện người dùng (User Interface Design), tối ưu hoá sự trình bày một sản phẩm, cải thiện tính sử dụng, dễ sử dụng và sự tương tác giữa khách hàng và sản phẩm nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, những thực tập sinh UX/UI Designer sẽ được cái UI/UX Designer chuyên nghiệp hướng dẫn, đào tạo chuyên nghiệp để đảm tối ưu sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng.
Mô tả công việc của vị trí UX/UI Designer
Nghiên cứu và phân tích người dùng
UX/UI Designer tiến hành nghiên cứu để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và thói quen của người dùng. Họ sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, khảo sát, và phân tích dữ liệu để xác định các vấn đề người dùng gặp phải.
Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX)
Dựa trên kết quả nghiên cứu, UX Designer tạo ra các sơ đồ luồng, wireframe và prototype để đảm bảo sản phẩm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Công việc bao gồm định hình cấu trúc, điều hướng, và cách tương tác của sản phẩm.
Thiết kế giao diện người dùng (UI)
UI Designer tập trung vào yếu tố hình ảnh và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Họ thiết kế bố cục, màu sắc, font chữ, biểu tượng và các thành phần giao diện để tạo ra một giao diện trực quan, hấp dẫn và dễ sử dụng.
Kiểm thử và cải tiến liên tục
UX/UI Designer tham gia vào quá trình kiểm thử sản phẩm bằng cách thu thập phản hồi từ người dùng và điều chỉnh thiết kế dựa trên kết quả đó. Công việc này đảm bảo sản phẩm luôn được tối ưu hóa và cải tiến liên tục.
UI/UX Designer có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp UI/UX Designer
Tìm hiểu cách trở thành UI/UX Designer, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một UI/UX Designer?
Yêu cầu tuyển dụng vị trí UX/UI Designer
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp và chuyên ngành: Ứng viên cần có nền tảng học vấn hoặc đang theo học trong các chuyên ngành thuộc lĩnh vực IT sẽ là một lợi thế vì yêu cầu công việc đòi hỏi kiến thức về công nghệ và thiết kế hệ thống.
-
Kiến thức về thiết kế: Hiểu biết sâu về lý thuyết màu sắc, các nhóm màu, wireframe, typography, layout website, nguyên tắc và nguyên lý về bố cục thiết kế là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên khi ứng tuyển vị trí UX/UI Designer. Những kiến thức này là nền tảng để tạo ra giao diện người dùng trực quan và hiệu quả.
-
Tư duy thiết kế: Tư duy thiết kế tốt, đặc biệt quan trọng đối với vị trí UI Designer, giúp xây dựng những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao và dễ sử dụng.
-
Kiến thức tổng quan về công nghệ: Hiểu biết về thiết kế hệ thống và các nguyên lý công nghệ giúp UX/UI Designer dễ dàng hợp tác với các nhóm phát triển và đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng chuyên môn cho UI Designer: Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa của Adobe như Photoshop, Sketch, Illustrator,...
-
Kỹ năng chuyên môn cho UX Designer: Khả năng quan sát, phân tích và thấu hiểu người dùng.
-
Kỹ năng thực hành công cụ hỗ trợ: Một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng trong quá trình làm việc của UX/UI Designer đó là thành thạo sử dụng các công cụ hỗ trợ như Wacom, dựng mô phỏng phác thảo, mô phỏng website, dựng wireframe,...
-
Kỹ năng thiết kế và tư duy: Khả năng kết hợp giữa thẩm mỹ và tính ứng dụng là điều cần thiết trong thiết kế giao diện và trải nghiệm cho người dùng.
Các yêu cầu khác
- Yêu cầu về kỹ năng mềm: Ngoài trình độ chuyên môn, ứng viên cần sở hữu kỹ năng mềm vững vàng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Đây là một trong những yếu tố then chốt không chỉ trong lĩnh vực UX/UI Design mà còn quan trọng đối với hầu hết các ngành nghề hiện nay.
- Kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp: Trong quá trình thiết kế UX/UI, ứng viên sẽ phải làm việc và trao đổi với nhiều bộ phận khác nhau. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp họ phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp và truyền đạt thông tin chính xác đến đối tác cũng như khách hàng.
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp: Ứng viên cần có đam mê, tinh thần ham học hỏi và khả năng chịu đựng áp lực công việc cao. Đồng thời, sự khiêm tốn và sẵn sàng lắng nghe góp ý từ người khác sẽ giúp họ cải thiện và tích lũy thêm kinh nghiệm trong nghề.
- Tư duy cầu tiến: Luôn đặt mục tiêu phát triển bản thân và sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của thị trường và công việc.
Lộ trình sự nghiệp của UX/UI Designer
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
Intern UI/UX Designer |
10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
1 – 3 năm |
Junior UI/UX Designer |
15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
3 – 5 năm |
Mid-level UI/UX Designer |
25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm |
Senior UI/UX Designer |
35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
UI/UX Designer là những người chịu trách nhiệm thiết kế giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng cho ứng dụng, website, hoặc sản phẩm số khác. Mức lương trung bình của UI/UX Designer ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên sâu, địa điểm làm việc, và loại công ty. Dưới đây là một ước lượng tổng quát:
Mức lương trung bình của ngành Design theo kinh nghiệm như sau:
- Intern UI/UX Designer: 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ (1 tháng)
- UI/UX Designer: 12.000.000 - 26.000.000 VNĐ (1 tháng)
Tùy theo năng lực làm việc trên thực tế cũng như các thành quả tạo ra cho công ty, doanh nghiệp mà mức lương này sẽ có sự chênh lệch mạnh mẽ hơn. Để biết thêm một cách chi tiết về mức thu nhập của việc làm ngành Design, bạn có thể theo dõi thống kê thông tin tại các website.
1. Intern UI/UX Designer
Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Đây là vị trí xuất phát cho người mới vào ngành công nghiệp hoặc có ít kinh nghiệm. Intern UI/UX Designer có nhiệm vụ tham gia vào các dự án thiết kế dưới sự hướng dẫn của những người làm việc có kinh nghiệm hơn. Tập trung vào việc học cách sử dụng các công cụ thiết kế, tạo wireframe, prototype đơn giản, và thực hiện các nhiệm vụ thiết kế cơ bản.
>> Đánh giá: Vị trí Intern UI/UX Designer mang lại cơ hội quý giá để học hỏi thực tế về quy trình thiết kế, rèn luyện kỹ năng chuyên môn và làm việc trong môi trường sáng tạo. Thực tập sinh còn có thể phát triển kỹ năng mềm, mở rộng mối quan hệ trong ngành, và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn cho sự nghiệp tương lai.
2. Junior UI/UX Designer
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Junior UI/UX Designer hỗ trợ thiết kế giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng dưới sự giám sát của các designer cấp cao. Họ tham gia vào việc tạo wireframes, prototype, và thực hiện các nhiệm vụ thiết kế cụ thể, đồng thời học hỏi và phát triển kỹ năng trong môi trường thực tế.
>> Đánh giá: Junior UX Designer chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ cụ thể và báo cáo kết quả. Đây là giai đoạn học hỏi và trau dồi kiến thức dưới sự giám sát và hỗ trợ của các chuyên gia, giúp tích lũy kinh nghiệm quý giá.
3. Mid-Level UI/UX Designer
Mức lương: 25 - 35 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Mid-level designer có nhiệm vụ gần giống như giai đoạn junior, tuy nhiên vị trí đòi hỏi trách nhiệm cao hơn, bạn sẽ được giao thêm nhiều task quan trọng và phức tạp hơn dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức đã học hỏi được ở giai đoạn trước. Bạn cũng bắt đầu được yêu cầu chuyên sâu hơn về một mảng kiến thức, để chuẩn bị cho quá trình rẽ nhánh ở level Senior.
>> Đánh giá: Vị trí Mid-level UI/UX Designer mang lại cơ hội để nâng cao kỹ năng thiết kế, lãnh đạo dự án và định hình chiến lược sản phẩm. Công việc này cũng cho phép bạn mentor các designer junior và có ảnh hưởng lớn hơn trong quy trình thiết kế, giúp bạn phát triển sự nghiệp theo hướng chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn.
4. Senior UI/UX Designer
Mức lương: 35 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm
Senior UI/UX Designer thường là những người có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực thiết kế giao diện và trải nghiệm. Đây là vị trí có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về UX/UI Design. Có trách nhiệm dẫn dắt các dự án thiết kế, định hình chiến lược sản phẩm và đảm bảo đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Họ có thể làm việc độc lập hoặc quản lý đội ngũ, đồng thời đóng góp vào cộng đồng thiết kế qua viết blog, giảng dạy, hoặc tham gia hội thảo.
>> Đánh giá: Vị trí Senior UI/UX Designer mang lại cơ hội lãnh đạo dự án, định hình chiến lược thiết kế và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Họ có thể dẫn dắt đội ngũ, đóng góp vào quyết định quan trọng và phát triển kỹ năng quản lý, đồng thời tiếp tục mở rộng chuyên môn và tầm ảnh hưởng trong ngành.
Lưu ý rằng lộ trình này có thể biến đổi tùy thuộc vào công ty, ngành công nghiệp, và quyết định cá nhân. Quan trọng nhất là duy trì việc học hỏi liên tục và phát triển kỹ năng để đảm bảo rằng bạn luôn thăng tiến trong sự nghiệp của mình.