Mô tả công việc
Quản lý thu - chi của cơ sở;
Quản lý cơ sở vật chất - CSVC;
Quản lý các hoạt động nhân sự;
Cập nhật thông tin tới trụ sở;
Các hoạt động liên kết địa phương;
Hỗ trợ pha chế đồ uống tại cơ sở.
Quyền lợi được hưởng
Được hướng dẫn và đạo tạo bài bản;
Được đóng BHXH;
Được khích lệ khen thưởng Tháng thứ 13;
Được nhân 02 ngày lương vào các ngày lễ, Tết;
Được nghỉ 02 ngày/tháng
Có chế độ đãi ngộ vào các ngày sinh nhật, dịp lễ.
Yêu cầu công việc
Có kỹ năng sắp xếp và tổ chức, quản lý;
Có kỹ năng giao tiếp tốt;
Có sức khỏe tốt và chịu được áp lực công việc;
Kỹ tính và cầu toàn;
Có trách nhiệm với công việc được giao;
Ham học hỏi, đoàn kết với đồng nghiệp xung quanh;
Khả năng kết nối với các hoạt động của địa phương.
Yêu cầu hồ sơ
Sổ hộ khẩu
Căn cước công dân (bản sao công chứng)
CV xin việc
Ảnh hồ sơ (3x4 hoặc 4x6)
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ TOKI được thành lập vào ngày 17/6/2019, là đơn vị tư vấn & quản lý vận hành các cơ sở lưu trú với mong muốn tạo ra một hành trình trải nghiệm trọn vẹn 5 giác quan, gần gũi với thiên nhiên cho khách hàng.
Đồng thời, TOKI luôn nỗ lực không ngừng để ngày càng hoàn thiện bộ máy vận hành, cơ sở vật chất và mang lại cho nhân sự môi trường làm việc chủ động, sáng tạo và gắn kết.
Hiện nay, TOKI Cottage Đam Khê đang nhận được sự tin tưởng và ủng hộ từ khách hàng, được đánh giá cao trên các trang mạng xã hội và tỷ lệ lấp phòng quý 1/2023 luôn đạt trên 80%. Và các cơ sở khác sẽ được vận hành trong thời gian tới, cụ thể:
- TOKI Ecolodge - Hoà Bình
- TOKI Retreat - Vân Long
- TOKI Boutique Hotel - Tam Đảo
- TOKI Cottage - Phương Tân
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Doorman là gì?
Doorman là vị trí nhân viên đứng cửa với nhiệm vụ chính là túc trực ở cửa ra vào của khách sạn, nhà hàng để mở cửa, đóng cửa giúp khách. Nhân viên Doorman làm việc dưới sự quản lý của bộ phận tiền sảnh khách sạn, nhà hàng.
Mô tả công việc Doorman trong khách sạn
Chắc bạn cũng đang rất tò mò về công việc của người gác cửa đúng không nào? có lẽ không để bạn phải chờ lâu hơn nữa, chúng tôi sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về các công việc của gác cửa nhé. Doorman sẽ phải làm các công việc như sau:
- Túc trực tại cửa khách sạn để mở cửa, đóng cửa khi khách đến, khách đi.
- Chào đón khách đến với khách sạn với thái độ thân thiện, lịch sự: Vừa mở cửa, vừa mỉm cười thân thiện và cúi nhẹ nói xin chào khi khách đến làm thủ tục check-in.
- Nhắc khách mang theo ô, áo mưa… khi trời có dấu hiệu nắng to hoặc mưa.
- Tư vấn cho khách sử dụng các dịch vụ của khách sạn khi được yêu cầu. Chia sẻ các thông tin về địa điểm du lịch, ăn uống của địa phương… cho khách.
- Giúp khách bắt taxi khi khách muốn rời đi.
- Hỗ trợ điều tiết phương tiện, tránh tắc nghẽn ở khu vực trước sảnh.
- Quan sát khách ra ngoài khách sạn để tránh các nguy cơ về an ninh, an toàn và kịp thời báo ngay cho nhân viên an ninh nếu phát hiện vấn đề khả nghi.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận và làm các báo cáo công việc liên quan.
- Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.,
Như vậy có thể nói đây là một công việc không hề đơn giản chút nào, có thể nói họ phải làm các công việc một cách tổng hợp của các bộ phận khác nữa. Chắc hẳn với khối lượng công việc như vậy thì bạn cũng sẽ khá tò mò về mức lương mình được nhận đúng không nào, vậy thì đừng bỏ lỡ trong phần sau nhé.
Doorman có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
91 - 104 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Doorman
Tìm hiểu cách trở thành Doorman, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Doorman?
Yêu cầu công việc ở vị trí Doorman
Có thể nói vị trí người gác cửa này chính là một trong những vị trí rất thích cho những bạn nào đang muốn bước chân vào ngành khách sạn đó nhé. Bởi đây là một trong những công việc giúp cho bạn tiếp xúc với công việc nhanh hơn. Tuy nhiên cho dù ở vị trí nào thì bạn cũng cần phải đảm bảo công việc được thực hiện một cách tốt nhất, chính vì thế mà ở vị trí người gác cửa này thì cũng cần phải đảm bảo được những yêu cầu sau:
Có khả năng ngoại ngữ
Một Doorman cũng yêu cầu khả năng ngoại ngữ rất cao, vì tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài đến từ các vùng quốc gia, lãnh thổ khác nhau nên nếu bạn không biết ngoại ngữ thì rất khó để đảm nhiệm tốt vai trò tưởng chừng như dễ dàng này. Bên cạnh đó, với khả năng ngoại ngữ tốt thì bạn cũng sẽ có cơ hội thăng tiến tốt hơn trong công việc, đặc biệt là khi mà xã hội đang phát triển và hội nhập khá tốt của nước ta. Đối với các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy nhanh chóng trau dồi kiến thức và khả năng ngoại ngữ tốt hơn để sẵn sàng vào ngành khách sạn nhé.
Có khả năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp cũng rất cần thiết với nghề nghiệp này. Doorman giỏi là những người có thể làm các vị khách khó tính nhất hài lòng từ khi bước chân tới cửa khách sạn. Mỗi ngày một Doorman phải tiếp xúc với hàng trăm vị khách, mỗi vị khách có sở thích và cách nói chuyện khác nhau, vì vậy, để trung hòa tiếng nói với khách hàng là một thử thách với họ.
Kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong mỗi công việc, đối với một công việc dịch vụ phục vụ khách hàng như thế này thì khả năng giao tiếp tốt lại càng quan trọng hơn. Kỹ năng giao tiếp đối với nhiều người sẽ là khả năng bẩm sinh, thể nhưng với một số người lại phải luyện tập khá nhiều. Chính vì thế mà bạn cũng không nên tự ti khi mình không có khả năng giao tiếp giỏi nhé bởi có thể luyện tập thông qua công việc hàng ngày nhiều hơn.
Thân thiện với khách hàng
Thân thiện với khách hàng là một trong những yêu cầu cần thiết đối với người gác cửa. Bởi có thể nói họ chính là một bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách hàng khi khách hàng bước vào khách sạn. Nếu như ấn tượng đầu tiên với khách hàng đã không tốt thì có thể thấy đây sẽ là một trong những yếu tố khiến cho khách hàng rời khỏi ngay lập tức. Chính vì thế mà trong bất kỳ một tình huống nào thì cũng phải xử lý tốt vấn đề đó và thân thiện với khách hàng nhất có thể.
Nhạy bén để xử lý tình huống
Một công việc mà Doorman phải đảm nhận chính là phát hiện ra những trường hợp xấu để kịp thời báo cho bộ phận an ninh, đảm bảo an toàn cho khách hàng. Trong công việc hàng ngày, sẽ có khá nhiều tình huống xảy ra, người gác cửa sẽ phải đảm bảo thực hiện xử lý được tình huống đó mà không làm phật lòng khách hàng.
Ngoại hình ưa nhìn
Ấn tượng đầu tiên của khách hàng luôn luôn là quan trọng nhất. Nên Doorman nắm giữ là nhân tố chủ chốt trong việc khách hàng có hài lòng ban đầu hay không. Nếu một Doorman ăn mặc luộm thuộm, tóc tai không gọn gàng thì tỉ lệ mất khách hàng của khách sạn, nhà hàng đó đã lên đến 70%.
Bên cạnh đó thì đây cũng được cho là bộ phận gương mặt của một khách sạn, chính vì thế mà ngoại hình cần phải ưa nhìn thì mới tạo được môi trường chuyên nghiệp. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng về ngoại hình đâu nhé, bởi đây cũng chỉ là một trong những yêu cầu cần thiết thôi chứ không quá đòi hỏi cao.
Trình độ học vấn
Công việc không yêu cầu quá cao trình độ học vấn, bằng cấp cụ thể để trời thành một Doorman nhưng nếu bạn đang đi theo ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - quản lý khách sạn, hay nhưng ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực quản lý, dịch vụ thì bạn sẽ được nhiều lợi thế hơn, nắm bắt rõ được những kiến thức cơ bản làm về tác cho một mức lương và vị trí cao hơn trong nghề.
Lộ Trình Thăng Tiến Của doorman
Mức lương bình quân của Doorman có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Nhân viên hành lý: 7 - 8 triệu đồng/tháng
- Lễ tân: 7 - 9 triệu đồng/tháng
Doorman
Doorman là vị trí khởi đầu thú vị cho bạn trẻ bắt đầu bước vào nghề , bởi bạn sẽ học hỏi rất nhiều thông qua việc tiếp xúc hàng ngày với khách hàng, đồng nghiệp từ các bộ phận khác và xử lý hàng loạt tình huống phát sinh mỗi ngày.
Giám sát tiền sảnh
Khi đã thành thạo nghiệp vụ và có kinh nghiệm làm việc nhất định, bạn sẽ thăng tiến lên vị trí cao hơn, điển hình là giám sát. Nhân viên giám sát chịu trách nhiệm giám sát công việc của các thành viên trong bộ phận, tổ chức và vận hành hoạt động bộ phận lễ tân, đón tiếp khách đoàn, khách VIP, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên mới và giải quyết các sự cố, yêu cầu, phàn nàn của khách hàng…
Trưởng Bộ Phận Tiền Sảnh
Trưởng bộ phận tiền sảnh còn gọi là Front Office Manager (FOM). Đây là vị trí điều hành tất cả công việc thuộc Tiền sảnh khách sạn, bao gồm điều phối công việc bộ phận lễ tân, đón tiếp khách VIP, khách đoàn, khách trung thành, khách dài hạn, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự, đưa ra định hướng phát triển cho bộ phận… Ngoài ra, còn có vị trí trợ lý trưởng bộ phận tiền sảnh mà hầu hết khách sạn 3 sao trở lên đều tuyển. Từ trưởng bộ phận tiền sảnh, bạn sẽ thăng tiến lên vị trí cao hơn là phó tổng giám đốc và tổng giám đốc khách sạn.