Thực hiện Quyết định số 2464/QĐ-UBND ngày 16/10/2024 của UBND quận Hai Bà Trưng về việc phê duyệt chỉ tiêu và kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc UBND quận Hai Bà Trưng năm 2024;
Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng thông báo về việc tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc quận Hai Bà Trưng năm 2024 như sau:
A. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG
Tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 112 chỉ tiêu, trong đó:
1. Khối Mẫu giáo – Mầm non: 29 chỉ tiêu
– Giáo viên Mầm non hạng III, mã số V.07.02.26: 20 chỉ tiêu
– Kế toán viên, mã số 06.031: 09 chỉ tiêu
2. Khối Tiểu học: 43 chỉ tiêu
– Giáo viên Tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29: 39 chỉ tiêu
– Kế toán viên, mã số 06.031: 03 chỉ tiêu
– Văn thư viên trung cấp, mã số 02.008: 01 chỉ tiêu
3. Khối Trung học cơ sở: 40 chỉ tiêu
– Giáo viên Trung học sơ cở hạng III, mã số V.07.04.32: 36 chỉ tiêu
– Kế toán viên, mã số 06.031: 02 chỉ tiêu
– Văn thư viên trung cấp, mã số 02.008: 02 chỉ tiêu
(có biểu chi tiết kèm theo)
B. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, PHIẾU DỰ TUYỂN
I. Điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển viên chức:
a. Điều kiện chung
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Tuổi đời từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu quy định;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển;
– Có đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.
b. Yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp dự tuyển
– Đối với vị trí Giáo viên mầm non hạng III – Mã số V.07.02.26
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên.
– Đối với vị trí Giáo viên Tiểu học hạng III – Mã số V.07.03.29
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng Đại học trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng Đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng Đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Đối với vị trí Giáo viên Trung học cơ sở hạng III – Mã số V.07.04.32
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng Đại học trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng Đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng Đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Đối với vị trí Kế toán viên – Mã số 06.031
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính.
– Đối với vị trí Văn thư viên trung cấp – Mã số 02.008
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên đối với ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư – lưu trữ, lưu trữ, lưu trữ và quản lý thông tin. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
c. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Toà án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
II. Phiếu đăng ký dự tuyển
1. Người đăng ký dự tuyển viên chức nộp trực tiếp 01 Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu quy định tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ vào một vị trí việc làm tại một trường có chỉ tiêu tuyển dụng (nếu đăng ký tuyển dụng vào từ 2 vị trí trở lên sẽ bị loại khỏi danh sách dự thi).
– Người đăng ký dự tuyển viên chức phải khai đầy đủ các nội dung yêu cầu trong Phiếu đăng ký dự tuyển tính đến thời điểm nộp Phiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kê khai trong Phiếu. Các nội dung khai trong phiếu phải đầy đủ, đảm bảo chính xác theo các giấy tờ bản gốc đã được cơ quan có thẩm quyền cấp, tính đến trước thời điểm nộp phiếu đăng ký dự tuyển.
– Người đăng ký dự tuyển phải trực tiếp nộp phiếu đăng ký dự tuyển (Khi nộp xuất trình Căn cước công dân hoặc các giấy tờ minh chứng), nếu nộp hộ phải xuất trình giấy ủy quyền có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
– Người đăng ký dự tuyển không được đổi nguyện vọng sau khi nộp phiếu. Các phiếu điền không đầy đủ thông tin bắt buộc trong phiếu được coi là phiếu không hợp lệ và không đủ điều kiện dự xét tuyển.
– Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển được đăng tải trên cổng thông tin điện tử quận Hai Bà Trưng (http://haibatrung.hanoi.gov.vn).
2. Sau khi có thông báo công nhận kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức để xuất trình bản chính các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên (nếu có) …theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định.
3. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển.
III. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyên ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: được cộng 1.5 điểm vào kết quả vòng 2.
2. Trường hợp người dự tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
IV. Hình thức và nội dung tuyển dụng
Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện bằng hình thức thi tuyển 02 vòng theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính
b) Nội dung thi: gồm 02 phần
– Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút.
Trường hợp đã đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì được miễn thi Phần I.
– Phần II: Môn Ngoại ngữ tiếng Anh, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
+ Đối với vị trí việc làm yêu cầu trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học: ngoại ngữ được xác định có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, tương đương trình độ B1 theo khung Châu Âu.
+ Đối với vị trí việc làm yêu cầu trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng: ngoại ngữ được xác định có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, tương đương trình độ A1 theo khung Châu Âu.
– Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a và điểm b khoản này; nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
– Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính.
c) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
– Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ tiếng Anh cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
– Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng Anh ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật.
– Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi:
+ Đối với giáo viên: thi môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng hình thức thực hành. Thời gian thi thực hành căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
+ Đối với nhân viên: thi môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng hình thức vấn đáp. Thời gian thi vấn đáp: 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi).
+ Thang điểm: 100 điểm.
Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả vấn đáp hoặc thực hành.
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
V. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức
1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng của vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người trúng tuyển là người đạt kết quả thi phần thi kiến thức chung tại vòng 1 cao hơn (nếu có).
Trường hợp vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:
– Người có trình độ chuyên môn đăng ký dự tuyển cao hơn;
– Xếp loại tốt nghiệp cao hơn;
– Có điểm học tập trung bình toàn khóa cao hơn;
– Có thời gian công tác đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc đúng vị trí việc làm nhiều hơn;
– Người dự tuyển là Nữ;
– Người có tuổi đời cao hơn.
3. Người không được tuyển dụng trong kỳ thi tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
VI. Thời gian, địa điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển và phí dự tuyển
1. Thời gian tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển: Từ ngày 21/10/2024 đến 17h00 ngày 19/11/2024 (trong giờ hành chính; trừ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ theo quy định).
2. Địa điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển: Phòng Tiếp nhận hồ sơ – Trụ sở HĐND và UBND quận Hai Bà Trưng – Tầng 1 – 33 Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
3. Phí dự tuyển:
– Theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
– Căn cứ thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia dự thi tuyển. Hội đồng thi tuyển thông báo thời gian, địa điểm, cách thức nộp phí dự tuyển trước khi tổ chức thi tuyển.
VII. Tiến độ thực hiện
(có biểu chi tiết kèm theo)
Trên đây là thông báo kỳ thi tuyển viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc quận Hai Bà Trưng năm 2024. Thông báo này được đăng tải trên Báo Hà Nội mới, Cổng thông tin điện tử quận và niêm yết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Hai Bà Trưng, Bảng tin của các trường học công lập thuộc quận.
Mọi thông tin chi tiết về kỳ thi tuyển viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc quận Hai Bà Trưng năm 2024 được đăng tải thường xuyên, công khai theo tiến độ trên Cổng thông tin điện tử của quận Hai Bà Trưng (http://haibatrung.hanoi.gov.vn) để các đơn vị, cá nhân liên quan theo dõi, thực hiện./.
*****Tệp đính kèm:
Nguồn tin: haibatrung.hanoi.gov.vn
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
-
Địa điểm: 81 Thợ Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
-
Điện thoại: 024.39421429 (giờ hành chính), 024.39421420 (ngoài giờ hành chính).
-
Email: [email protected]; [email protected]
-
Website: http://www.hanoi.edu.vn
-
Giám đốc: ông Trần Thế Cương
Sở GD&ĐT Hà Nội được thành lập từ năm 2008. Đây là nơi hiện chức năng tham mưu giúp UBND Thành phố quản lý
nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Sở GD&ĐT Hà Nội luôn đề ra định hướng
tương lai tốt nhất cho học sinh, sinh viên về tất cả những kỹ năng, giáo dục toàn diện và phát triển nhân cách.
Công việc của Giáo viên giáo dục công dân là gì?
Giáo viên giáo dục công dân (Civic education teacher) là những người có trách nhiệm giảng dạy kiến thức về công dân, đạo đức, dân chủ và các giá trị cơ bản của xã hội. Nhiệm vụ của họ không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, góp phần hình thành nhân cách và phẩm chất công dân cho các em.
Mô tả công việc của giáo viên giáo dục công dân
Số lượng giáo viên ngành Giáo dục công dân đang thiếu hụt rất lớn. Chính vì thế, sinh viên theo học ngành này sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có cơ hội việc làm rộng mở. Giáo viên dạy giáo dục công dân thường hoạt động chính tại các trường học trong giờ làm việc hành chính theo lịch giảng dạy được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những giáo viên giáo dục công dân làm việc tại các trung tâm giáo dục khác nhau, thời gian làm việc có thể kéo dài hơn so với những giáo viên làm việc tại các trường học.
Thường ngày, nhiệm vụ chính của các Giáo viên giáo dục công dân cơ bản là:
Giảng dạy kiến thức về giáo dục công dân
Giáo viên giáo dục công dân chịu trách nhiệm giảng dạy các kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân, pháp luật, đạo đức và các giá trị xã hội. Họ hướng dẫn học sinh hiểu rõ về hệ thống pháp luật, vai trò của công dân trong cộng đồng và các vấn đề liên quan đến quyền con người, công bằng và bình đẳng. Mục tiêu là giúp học sinh phát triển ý thức trách nhiệm, hiểu biết về pháp luật và xây dựng kỹ năng tư duy phản biện.
Xây dựng và triển khai các hoạt động ngoại khóa và chương trình giáo dục công dân
Giáo viên giáo dục công dân không chỉ dạy trong lớp mà còn tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa như hội thảo, cuộc thi, buổi nói chuyện và thảo luận nhóm nhằm củng cố và mở rộng kiến thức của học sinh về các chủ đề liên quan đến giáo dục công dân. Họ có thể phát triển các chương trình nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh trong cộng đồng, giúp các em áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Đánh giá và tư vấn học sinh về hành vi và thái độ
Giáo viên giáo dục công dân đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, đánh giá và hỗ trợ học sinh về mặt hành vi và thái độ đối với các vấn đề xã hội và đạo đức. Họ làm việc chặt chẽ với học sinh để giúp các em hiểu rõ về hậu quả của hành động của mình, hướng dẫn cách đưa ra quyết định đúng đắn và phát triển tư duy đạo đức. Giáo viên cũng tư vấn cho học sinh về cách thể hiện lòng tôn trọng và sự đồng cảm đối với người khác, góp phần xây dựng môi trường học đường tích cực và lành mạnh.
Giáo viên giáo dục công dân có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
39 - 78 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giáo viên giáo dục công dân
Tìm hiểu cách trở thành Giáo viên giáo dục công dân, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên giáo dục công dân?
Yêu cầu tuyển dụng giáo viên giáo dục công dân
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Sinh viên chuyên ngành này, sau khi được đào tạo các môn đại cương, sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu học tập các môn chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực tâm lý, lĩnh vực giáo dục; về các lĩnh vực khác như xã hội học, giáo dục phẩm chất đạo đức và gia đình, pháp luật, hành chính nhà nước, tìm hiểu về các vấn đề của thời đại, rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học và được đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
Để giảng dạy tốt môn giáo dục công dân, sinh viên cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng về các khái niệm, lý thuyết, phương pháp, và ứng dụng của môn học.
Yêu cầu về kỹ năng
Đam mê và yêu thích môn giáo dục công dân: Đó là yếu tố quan trọng nhất khi chọn học ngành Sư phạm giáo dục công dân. Sinh viên cần phải có niềm đam mê và yêu thích sâu sắc về môn giáo dục công dân để có thể học và giảng dạy tốt.
Trách nhiệm và tâm huyết: Giáo viên Sư phạm giáo dục công dân cần có trách nhiệm với công việc của mình và tâm huyết với nghề giáo để có thể đạt được hiệu quả trong công việc giảng dạy.
Kỹ năng giảng dạy và giao tiếp: Giáo viên Sư phạm môn Công dân cần có khả năng giảng dạy hiệu quả và giao tiếp tốt với học sinh để truyền đạt kiến thức và truyền cảm hứng cho học sinh.
Kỹ năng nghiên cứu và phân tích: Giáo viên Sư phạm giáo dục công dân cần có khả năng nghiên cứu và phân tích để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến môn học và áp dụng kiến thức đó vào giảng dạy.
Sáng tạo và linh hoạt trong lĩnh vực chuyên môn: Giáo viên Sư phạm giáo dục công dân cần có khả năng sáng tạo và linh hoạt trong giảng dạy để tạo ra những phương pháp học tập mới và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Kỹ năng quản lý lớp học: Hiểu về các khía cạnh của quản lý lớp học như quản lý hành vi học sinh, phân tích dữ liệu về học sinh, định hướng phát triển cho học sinh và xử lý các tình huống khó khăn trong quá trình giảng dạy.
Lộ trình thăng tiến của giáo viên giáo dục công dân
Số năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương (đồng/tháng) |
0 - 2 năm | Giáo viên giáo dục công dân |
4.000.000 - 8.000.000 |
2 - 4 năm | Giáo viên chủ nhiệm |
4.000.000 - 12.000.000 |
4 - 8 năm | Giáo viên chính của bộ môn |
8.000.000 - 15.000.000 |
Từ 8 năm trở lên | Quản lý giáo dục | 15.000.000 - 45.000.000 |
1. Giáo viên giáo dục công dân
Mức lương: 4 - 8 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 2 năm
Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí giáo viên giáo dục công dân. Ngày trước, các nhà trường/ trung tâm thường để sinh viên hoặc trường đào tạo chủ động liên hệ nhà trường/ trung tâm để lấy suất thực tập. Còn ngày nay, nhiều nhà trường/ trung tâm sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những nhà trường/ trung tâm, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.
Nhiệm vụ chính mà giáo viên giáo dục công dân được giao phó là đào tạo các học sinh, sinh viên chuyên môn về lĩnh vực giáo dục công dân. Thực hiện công tác giảng dạy và học tập cho các cấp học từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một giáo viên thực tập đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng.
>> Đánh giá: Cơ hội thăng tiến bao gồm trở thành Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên chính của bộ môn, hoặc tham gia vào các dự án và tổ chức giáo dục phi lợi nhuận. Ngoài ra, kinh nghiệm trong lĩnh vực này cũng mở rộng khả năng chuyển đổi sang các ngành nghề khác như cố vấn pháp luật trong trường học, chuyên viên phát triển chương trình giáo dục, hoặc chuyên gia đào tạo.
2. Giáo viên chủ nhiệm
Mức lương: 4 - 12 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 4 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí giáo viên chủ nhiệm. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đào tạo và đánh giá cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của nhà trường/ trung tâm.
>> Đánh giá: Với vai trò trung tâm trong việc quản lý lớp học và hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện, Giáo viên chủ nhiệm không chỉ giảng dạy mà còn đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, và gắn kết giữa phụ huynh và nhà trường. Kinh nghiệm này giúp phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý và giao tiếp, mở ra cơ hội thăng tiến lên các vị trí như Giáo viên chính của bộ môn hoặc Quản lý giáo dục. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm có thể chuyển sang các vai trò khác trong lĩnh vực giáo dục như chuyên viên tư vấn học đường hoặc chuyên viên phát triển chương trình giảng dạy.
3. Giáo viên chính của bộ môn
Mức lương: 8 - 15 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 8 năm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí giáo viên chính của bộ môn, sau khi tích được 4 - 8 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn sẽ tăng cường đào tạo nhóm học sinh và đảm bảo chất lượng dịch vụ học sinh. Bạn sẽ giám sát hoạt động hàng ngày của phòng, định hướng và đào tạo học sinh, giải quyết các vấn đề phát sinh và tăng cường mối quan hệ với học sinh.
>> Đánh giá: Kinh nghiệm và chuyên môn này mở rộng cơ hội thăng tiến lên vị trí như Quản lý giáo dục. Ngoài ra, giáo viên chính bộ môn cũng có thể trở thành chuyên gia đào tạo giáo viên, Nhân viên tư vấn giáo dục, hoặc tham gia vào các dự án nghiên cứu giáo dục, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp lâu dài và đa dạng.
4. Quản lý giáo dục
Mức lương: 15 - 45 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 8 năm trở nên
Sau khoảng thời gian này, bạn có thể tiến lên vị trí quản lý đào tạo. Với vai trò này, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm đào tạo học sinh toàn bộ hoạt động của nhà trường/ trung tâm, bao gồm quản lý học sinh, định hướng chiến lược, tăng cường mối quan hệ với học sinh và đạt các mục tiêu tài chính của nhà trường/ trung tâm. Vị trí này liên quan đến việc đưa ra quyết định chiến lược, giám sát nhiều chi nhánh và bộ phận, và đóng góp vào sự phát triển và thành công tổng thể của nhà trường/ trung tâm.
>> Đánh giá: Với vai trò điều hành và tổ chức các hoạt động giáo dục, Quản lý giáo dục có thể đảm nhận trách nhiệm phát triển và thực hiện chiến lược giáo dục, quản lý ngân sách, và tối ưu hóa hiệu quả giảng dạy. Kinh nghiệm này giúp mở rộng cơ hội trở thành lãnh đạo trong các tổ chức giáo dục phi lợi nhuận và cơ quan chính phủ.
5 bước giúp Giáo viên giáo dục công dân thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao chuyên môn và học vấn
Đăng ký các khóa đào tạo nâng cao hoặc chương trình học để cập nhật kiến thức pháp luật, đạo đức, và các vấn đề xã hội mới. Theo đuổi các bằng cấp hoặc chứng chỉ liên quan đến giáo dục công dân và quản lý giáo dục để nâng cao kỹ năng và uy tín nghề nghiệp.
Phát triển kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học
Cải thiện các kỹ năng giảng dạy thông qua việc tham gia các hội thảo và tập huấn sư phạm. Rèn luyện khả năng tổ chức lớp học hiệu quả, quản lý thời gian và xây dựng môi trường học tập tích cực để tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp và cấp trên.
Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và dự án
Tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ học như tổ chức hội thảo, buổi thảo luận, và dự án cộng đồng. Những hoạt động này không chỉ giúp nâng cao kiến thức cho học sinh mà còn chứng tỏ sự chủ động và khả năng lãnh đạo của bạn.
Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp và kết nối
Tham gia các tổ chức giáo dục, hội thảo chuyên môn, và sự kiện ngành để mở rộng mạng lưới quan hệ với các đồng nghiệp, chuyên gia và lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục. Mối quan hệ này có thể cung cấp cơ hội học hỏi, hỗ trợ và cơ hội thăng tiến.
Chủ động đề xuất cải tiến và sáng kiến
Đề xuất các sáng kiến mới để cải thiện chương trình giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục công dân. Thực hiện các dự án cải tiến và giải pháp sáng tạo để chứng tỏ khả năng lãnh đạo và đổi mới của bạn, từ đó tạo cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong tổ chức giáo dục.
Xem thêm: