Mô tả công việc
Tối ưu hóa: Chủ động triển khai và đảm bảo việc áp dụng các quy trình, kỹ thuật cần thiết được áp dụng tối ưu trong quy trình xử lý công việc và/hoặc hệ thống báo cáo nhằm tăng hiệu quả, hiệu suất và năng suất xử lý công việc thuộc phạm vi được giao quản lý
Dự án: Tham gia xây dựng, triển khai, điều phối các dự án được giao
Tư vấn: Tư vấn các vấn đề một cách chủ động hoặc theo yêu cầu của khối kinh doanh về triển khai, đánh giá hiệu quả sản phẩm, dịch vụ, đánh giá hiệu quả khách hàng, dựa trên các phân tích dữ liệu và nhận định. Tư vấn các vấn đề về ghi nhận, hạch toán đánh giá liên quan đến các nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm cả những vấn đề chưa được quy định hướng dẫn cụ thể
Quản lý đối tác: Phối hợp làm việc với quản lý cấp trung của khối kinh doanh và các đơn vị hỗ trợ
Báo cáo: Đảm bảo hệ thống các báo cáo định kỳ và đột xuất về dữ liệu khách hàng, sản phẩm, dịch vụ/kênh của các khối kinh doanh kịp thời và chính xác. . Làm chủ và chia sẻ các hiểu biết thông qua các diễn giải cụ thể đến các cấp quản lý trung gian
Quản lý con người: Tham gia dẫn dắt và quản lý nhóm nhỏ cán bộ nhân viên.
Lập kế hoạch kinh doanh: Phối hợp và quản lý (theo thời kỳ/ hàng năm) kế hoạch tài chính, ngân sách và chu kỳ dự báo, liên tục phối hợp với các cấp quản lý về các thông số hiệu quả hoạt động (tài chính và phi tài chính)
Quản trị dữ liệu: Lưu trữ, phát triển, cập nhật và duy trì kho dữ liệu của các thông tin có liên quan và có chất lượng
Phân tích: Thực hiện phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các khối kinh doanh, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Xây dựng hệ thống báo cáo phân tích từ mức độ chi tiết các đơn vị đến tổng thể khối, kịp thời thông tin đến các vấn đề mới phát sinh được nhận biết thông qua số liệu tài chính đồng thời cập nhật về những thay đổi liên quan. Xây dựng và thực hiện công tác dự báo ngắn và trung hạn, dựa trên kết quả theo dõi số liệu và các ý kiến phân tích. Chủ động triển khai xử lý, phân tích, đánh giá các hoạt động kinh doanh định kỳ và đột xuất: sản phẩm/ kênh bán/phân khúc khách hàng về các chiều: nhu cầu kinh doanh, sự tăng trưởng, xu hướng, hiệu quả, mức độ phù hợp, kinh tế...
Thu thập dữ liệu: Nghiên cứu, lựa chọn, thu thập và xác minh dữ liệu và thông tin liên quan (cả nội bộ và bên ngoài) và liên tục nghiên cứu các nguồn dữ liệu có giá trị đối với VPBank theo định kỳ hoặc dựa trên yêu cầu từ hoạt động kinh doanh
Yêu cầu công việc
Trình độ Học vấn:
- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế / tài chính ngân hàng / kế toán/ kiểm toán
Các Kinh nghiệm liên quan:
- Có từ 7 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí về phân tích tài chính, quản lý hoạt động kinh doanh, kế toán quản trị trong các tổ chức tài chính ngân hàng, tổ chức tín dụng
Kiến thức/ Chuyên môn có liên quan:
- Có hiểu biết tốt về các mô hình tài chính hoặc dữ liệu, công cụ và kỹ thuật báo cáo cơ bản và có thể áp dụng vào các sản phẩm /lĩnh vực đa dạng về phân tích và báo cáo
- Có hiểu biết về Luật & các quy định Pháp luật liên quan, có kiến thức về nghiệp vụ phân tích tài chính, các mô hình kinh doanh của các tổ chức tài chính
- Thành thạo xử lý dữ liệu lớn/ Báo cáo phân tích
- Am hiểu về các nghiệp vụ ngân hàng và tài chính- kế toán, quản lý tài sản nợ- có, kế toán quản trị
Các Kỹ Năng:
- Thành thạo với các hệ thống CSDL (SQL server, excel)
- Tiếng Anh tốt
- Thành thạo các phần mềm tính toán, phân tích số liệu, các công cụ microsoft office
Các năng lực khác:
- Tư duy, sáng tạo, phân tích, tổng hợp tốt
- Tư duy hệ thống
- Khả năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục tốt
- Tự nghiên cứu công nghệ ứng dụng vào công việc tốt.
Quyền lợi:
Được tham gia các khóa đào tạo tùy thuộc vào Khung đào tạo cho từng vị trí
Thu nhập hấp dẫn, lương thưởng cạnh tranh theo năng lực
Được vay ưu đãi theo chính sách ngân hàng từng thời kỳ
Bảo hiểm bắt buộc theo luật lao động + Bảo hiểm VPBank care cho CBNV tùy theo cấp bậc và thời gian công tác
Thưởng các Ngày lễ, Tết (theo chính sách ngân hàng từng thời kỳ)
Chế độ ngày phép hấp dẫn theo cấp bậc công việc
Thời gian làm việc: từ thứ 2 – thứ 6 & sáng thứ 7
Môi trường làm việc năng động, thân thiện, có nhiều cơ hội học đào tạo, học hỏi và phát triển; được tham gia nhiều hoạt động văn hóa thú vị (cuộc thi về thể thao, tài năng, hoạt động teambuiding...)
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-09-29 01:50:06
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Sau 28 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 233 chi nhánh/phòng giao dịch với đội ngũ gần 25.000 cán bộ nhân viên tại thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2021. Hết năm 2020, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 39.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của VPBank năm 2020 đạt mức 13.019 tỷ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch và tăng 26,1% so với năm 2019, xếp thứ 4 trong các ngân hàng tại Việt Nam. Năm 2023 VPBank đạt lợi nhuận đạt 24.000 tỷ đồng.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng BHXH, BHYT, BHTN theo Luật lao động
- Được hưởng Bảo hiểm VPBank care
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Du lịch hàng năm
- Câu lạc bộ: thiện nguyện, nhiếp ảnh VP Zòm…
Lịch sử thành lập
- Ngày 12/08/1993, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập.
- Hết năm 2019, tổng thu nhập hoạt động đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt mức cao nhất trong lịch sử 10.324 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2018.
- Ngày 19/1/2021, VPBank 5 năm liên tiếp nằm trong top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
- Ngày 27/1/2021, củng cố nền tảng, sẵn sàng sức bật cho 2022
- Ngày 17/2/2022, giá trị thương hiệu VPBank đạt gần 900 triệu USD, tăng 38 bậc trong BXH 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu
- Ngày 4/4/2022, VPBank tái định vị thương hiệu, tuyến bố sứ mệnh mới “Vì một Việt Nam thịnh vượng”
- Ngày 20/4/2022 VPBank trên đà bứt phá, tăng trưởng mạnh về quy mô và lợi nhuận trong quý 1
- Ngày 1/5/2022, VPBank và SMBC ký MoU về hợp tác kinh doanh trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Việt Nam
Mission
Tiên phong đổi mới, nâng tầm chất lượng dịch vụ tài chính vượt trội cho khách hàng và đối tác, phát triển hiệu quả mang lại các giá trị thịnh vượng bền vững cho cổ đông, cộng đồng và xã hội.
Review VPBANK
Ot có trả lương theo quy định. Ot không quá nhiều.
Môi trường làm việc năng động, nhiều hoạt động nội bộ (ID)
Môi trường làm việc có nhiều cơ hội phát triển(IT)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên phân tích tài chính là gì?
Nhân viên phân tích tài chính (Financial Analyst) là người làm các công việc liên quan đến những thông tin tài chính của tổ chức. Họ là người tổng hợp, phân tích các số liệu liên quan để lập các báo cáo tài chính, đưa ra các dự báo, thống kê. Không chỉ để kiểm soát và cân đối tài chính cho công ty mà còn nhằm tư vấn cho ban quản lý cũng như khách hàng. Ngoài ra còn có các công việc liên quan đến tài chính mà bạn có tham khảo như Nhân viên tài chính, Nhân viên kế hoạch và phân tích tài chính,...
Mô tả công việc Nhân viên phân tích tài chính
Trên thực tế, công việc của vị trí này sẽ còn tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp cũng như nào lĩnh vực mà doanh nghiệp này hoạt động là gì. Nhưng nhìn chung sẽ bao gồm các công việc cũng như nhiệm vụ như sau:
Phân tích tài chính
Phân tích tài chính là một trong những công việc cơ bản nhất của Nhân viên Phân tích tài chính. Việc phân tích tài chính giúp họ đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính như: lợi nhuận, doanh thu, tài sản, nợ phải trả,… Từ những kết quả có được, họ sẽ giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết định hoặc chiến lược về đầu tư, quản lý dòng tiền và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.
Lập và phân tích ngân sách
Nhân viên Phân tích tài chính cần lập kế hoạch, phân tích ngân sách và đưa ra những lời tư vấn hữu ích để giúp các nhà quản lý hình thành một kế hoạch và lộ trình cho tương lai. Việc lập ngân sách tài chính chính xác sẽ giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn trong việc cắt giảm chi phí, tăng giá, giảm sản phẩm cụ thể. Nhờ đó đảm bảo tài chính và quản lý vốn lưu động tốt hơn. Trong doanh nghiệp thiên về đầu tư tài chính, nhân viên Phân tích tài chính còn giúp khách hàng lập kế hoạch tài chính cho tương lai bằng cách đưa ra các giải pháp đầu tư, đánh giá rủi ro và tư vấn về chiến lược đầu tư.
Quản lý dòng tiền
Nhân viên Phân tích tài chính cũng có nhiệm vụ quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc đưa ra kế hoạch chi tiêu, quản lý ngân sách, định hướng đầu tư và quản lý rủi ro tài chính. Mục đích của việc quản lý dòng tiền là đảm bảo doanh nghiệp có đủ tài chính để chi trả các khoản nợ, các chi phí hoạt động và đầu tư vào các dự án mới. Nhân viên Phân tích tài chính cũng cần đưa ra các dự đoán về dòng tiền trong tương lai để giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định đầu tư và kế hoạch tài chính hiệu quả.
Kiểm toán và Quản lý rủi ro
Dù không phải là nhân viên kiểm toán chuyên nghiệp nhưng Nhân viên Phân tích tài chính phải thường xuyên kiểm tra các báo cáo tài chính và đảm bảo rằng chúng đầy đủ, chính xác, và tuân thủ các quy định kế toán và tài chính. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động tài chính của doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. Nhân viên tài chính cũng phải xác định rủi ro rủi ro liên quan đến đầu tư, vay tiền và quản lý tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời đề xuất các giải pháp để giảm thiểu rủi ro.
Nhân viên phân tích tài chính có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
156 - 234 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên phân tích tài chính
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên phân tích tài chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên phân tích tài chính?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên Phân tích tài chính
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Kiểm toán hoặc các ngành liên quan. Hoặc có bằng Th.S, TS càng tốt. Ngoài ra, Nhân viên Phân tích tài chính còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ CFA, CFP, FRM,...
- Kiến thức chuyên môn: Nhân viên Phân tích tài chính phải có kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính phổ biến cũng như nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,... để có thể xây dựng và tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên Phân tích tài chính là một công việc đặc thù với nhiệm vụ gặp gỡ với khách hàng và trao đổi cùng lãnh đạo thường xuyên cũng như làm việc với các phòng ban khác. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn và trình bày báo cáo cho lãnh đạo.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá: Công việc của Nhân viên Phân tích tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Chính vì thế kỹ năng phân tích và đánh giá là vô cùng quan trọng, giúp họ nhạy bén hơn trước sự thay đổi của những con số và tình hình chung của thị trường tài chính.
- Khả năng dự đoán xu hướng thị trường: Công việc của một Nhân viên Phân tích tài chính là đưa ra những lời khuyên, định hướng tốt nhất về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức. Vì thế, họ cần là một người “nhìn xa trông rộng”, nắm bắt được những xu hướng thay đổi trong thị trường tài chính ở hiện tại và tương lai.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một nghề "làm dâu trăm họ" nên Nhân viên Phân tích tài chính phải có kỹ năng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ khách hàng, lãnh đạo của mình. Ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, họ cũng phải lắng nghe quan điểm, ý kiến để đưa ra được những tư vấn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhất.
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính từ 1 năm trở lên
- Có khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm phục vụ cho lĩnh vực tài chính
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Nhân viên phân tích tài chính
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Phân tích tài chính | 3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên Phân tích tài chính | 7.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm | Chuyên viên Hoạch định tài chính | 9.000.000 - 11.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Nhân viên phân tích tài chính và các ngành liên quan:
- Nhân viên Kế hoạch & Phân tích tài chính: 5.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên tài chính: 6.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Phân tích tài chính
Mức lương: 3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh Phân tích tài chính sẽ là vị trí đầu tiên khi bạn bắt đầu theo đuổi lĩnh vực phân tích tài chính. Ở giai đoạn này, bạn học hỏi và tham gia vào các dự án phân tích tài chính. Bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của các nhân viên phân tích tài chính kinh nghiệm.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh Phân tích tài chính không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm nên mức lương sẽ không cao, chủ yếu dành cho sinh viên đang theo học năm 3 năm 4 tại các trường đại học đào tạo về lĩnh vực tài chính, kế toán,... Tuy nhiên, mức cạnh tranh cho vị trí này cũng sẽ khá cao nếu như bạn muốn được trở thành nhân viên chính thức.
2. Nhân viên Phân tích tài chính
Mức lương: 7.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Sau khi trở thành nhân viên chính thức, bạn sẽ được gọi là Nhân viên Phân tích tài chính. Công việc tại vị trí này thường tập trung vào thu thập và phân tích thông tin tài chính cơ bản. Hầu hết các vai trò phân tích tài chính đều yêu cầu bằng cấp về kế toán, kinh tế, thống kê hoặc quản trị kinh doanh tại vị trí này.
>> Đánh giá: Cơ hội việc làm cho Nhân viên Phân tích tài chính khá rộng mở, yêu cầu cho vị trí này không quá cao, chỉ cần bạn có kiến thức chuyên môn và sẵn sàng học hỏi, cống hiến cho doanh nghiệp. Dù vậy, để có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn, bạn cần phải không ngừng trau dồi bản thân và tìm kiếm cơ hội để thể hiện năng lực của mình cho lãnh đạo.
3. Chuyên viên Hoạch định tài chính
Mức lương: 9.000.000 - 11.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm
Chuyên viên phân tích tài chính là người có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá dữ liệu tài chính để đưa ra các khuyến nghị về đầu tư, kinh doanh hoặc hoạt động của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức đưa ra quyết định tài chính sáng suốt và hiệu quả.
>> Đánh giá: Sau khi có kinh nghiệm làm việc và kiến thức phân tích tài chính, bạn có thể thăng tiến lên vị trí Chuyên viên Hoạch định tài chính. Ở vị trí này, bạn sẽ tham gia vào các dự án phân tích tài chính phức tạp hơn và có trách nhiệm lớn hơn. Mức lương cũng sẽ tăng lên cùng nhiều quyền lợi cao hơn. Việc làm Chuyên viên Hoạch định tài chính với mức lương hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Nhân viên Phân tích tài chính thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Nhân viên Phân tích tài chính, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên những nhân viên có bằng Đại học trở lên hoặc thậm chí là bằng Thạc sĩ là một lợi thế lớn. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới xây dựng được chiến lược phân tích tài chính và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Nhân viên Phân tích tài chính.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Tại sao nói kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công của bất kỳ nghề nghiệp nào? Bởi, đặc thù công việc của phòng tài chính là phải làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện với rất nhiều phòng ban cũng như ban lãnh đạo. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc.
Nhân viên Phân tích tài chính nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của lãnh đạo, đối tác. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực tài chính và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Nhân viên Phân tích tài chính.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của Nhân viên Phân tích tài chính sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ tài chính liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu tài chính để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của lãnh đạo, đối tác. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe còn giúp Nhân viên Phân tích tài chính nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên tài chính đang tuyển dụng
Việc làm Chuyên viên hoạch định tài chính đang tuyển dụng
Việc làm nhân viên kế hoạch và phân tích tài chính đang tuyển dụng