Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
Mô tả Công việc
1. Xây dựng các chương trình sản phẩm, xác định chiến lược sản phẩm
- Xây dựng, phát triển sản phẩm mới/hiện hữu theo chỉ đạo/ chiến lược của BLĐ Khối
- Lập kế hoạch và triển khai giới thiệu sản phẩm
- Phối hợp với các Phòng liên quan để triển khai đồng bộ sản phẩm số hóa
- Chịu trách nhiệm về giá sản phẩm và các loại phí của sản phẩm Thẻ Doanh nghiệp;
2. Quản lý dự án sản phẩm Thẻ Doanh nghiệp
- Xây dựng ngân sách cho các sản phẩm
- Triển khai dự án nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và đẩy mạnh hiệu quả bán sản phẩm Thẻ
3. Giám sát tiến độ triển khai sản phẩm
- Tổ chức các buổi đào tạo về quy trình, quy định sản phẩm
- Xây dựng bộ câu hỏi thường gặp về sản phẩm, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc
- Theo dõi, rà soát rủi ro trong quá trình thiết kế/ điều chỉnh sản phẩm
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Trưởng phòng quản lý sản phẩm số hóa Doanh nghiệp, Giám đốc Trung tâm, Ban Giám đốc Khối
Yêu Cầu Công Việc
1. Trình độ Học vấn và các Kinh nghiệm liên quan:
- Đại học hoặc cao hơn
- Có 3 năm làm sản phẩm thẻ
2. Kiến thức/ Chuyên môn Có Liên Quan
- Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh
- Kiến thức nâng cao về sản phẩm dịch vụ, thị trường, đặc thù ngành kinh doanh và nhu cầu của khách hàng cá nhân, về ngành tài chính ngân hàng
- Hiểu biết về các thông lệ, thủ tục, quy định pháp luật và quy chế chính sách quản trị rủi ro, quy trình vận hành của ngân hàng liên quan đến mảng kinh doanh
3. Các Kỹ Năng
- Kỹ năng tổ chức công việc tốt
- Kỹ năng quản lý chung
- Có kinh nghiệm về KH doanh nghiệp
- Kỹ năng bán hàng và thuyết phục tốt
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc với người khác tốt
QUYỀN LỢI
- Thu nhập hấp dẫn, lương thưởng cạnh tranh theo năng lực
- Thưởng các Ngày lễ, Tết (theo chính sách ngân hàng từng thời kỳ)
- Được vay ưu đãi theo chính sách ngân hàng từng thời kỳ
- Chế độ ngày phép hấp dẫn theo cấp bậc công việc
- Bảo hiểm bắt buộc theo luật lao động + Bảo hiểm VPBank care cho CBNV tùy theo cấp bậc và thời gian công tác
- Được tham gia các khóa đào tạo tùy thuộc vào Khung đào tạo cho từng vị trí
- Thời gian làm việc: từ thứ 2 – thứ 6 & 02 sáng thứ 7/ tháng
- Môi trường làm việc năng động, thân thiện, có nhiều cơ hội học đào tạo, học hỏi và phát triển; được tham gia nhiều hoạt động văn hóa thú vị (cuộc thi về thể thao, tài năng, hoạt động teambuiding...)
Thông tin khác
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Sau 28 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 233 chi nhánh/phòng giao dịch với đội ngũ gần 25.000 cán bộ nhân viên tại thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2021. Hết năm 2020, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 39.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của VPBank năm 2020 đạt mức 13.019 tỷ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch và tăng 26,1% so với năm 2019, xếp thứ 4 trong các ngân hàng tại Việt Nam. Năm 2023 VPBank đạt lợi nhuận đạt 24.000 tỷ đồng.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng BHXH, BHYT, BHTN theo Luật lao động
- Được hưởng Bảo hiểm VPBank care
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Du lịch hàng năm
- Câu lạc bộ: thiện nguyện, nhiếp ảnh VP Zòm…
Lịch sử thành lập
- Ngày 12/08/1993, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập.
- Hết năm 2019, tổng thu nhập hoạt động đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt mức cao nhất trong lịch sử 10.324 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2018.
- Ngày 19/1/2021, VPBank 5 năm liên tiếp nằm trong top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
- Ngày 27/1/2021, củng cố nền tảng, sẵn sàng sức bật cho 2022
- Ngày 17/2/2022, giá trị thương hiệu VPBank đạt gần 900 triệu USD, tăng 38 bậc trong BXH 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu
- Ngày 4/4/2022, VPBank tái định vị thương hiệu, tuyến bố sứ mệnh mới “Vì một Việt Nam thịnh vượng”
- Ngày 20/4/2022 VPBank trên đà bứt phá, tăng trưởng mạnh về quy mô và lợi nhuận trong quý 1
- Ngày 1/5/2022, VPBank và SMBC ký MoU về hợp tác kinh doanh trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Việt Nam
Mission
Tiên phong đổi mới, nâng tầm chất lượng dịch vụ tài chính vượt trội cho khách hàng và đối tác, phát triển hiệu quả mang lại các giá trị thịnh vượng bền vững cho cổ đông, cộng đồng và xã hội.
Review VPBANK
Ot có trả lương theo quy định. Ot không quá nhiều.
Môi trường làm việc năng động, nhiều hoạt động nội bộ (ID)
Môi trường làm việc có nhiều cơ hội phát triển(IT)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Quản lý kỹ thuật sản phẩm là gì?
Quản lý kỹ thuật sản phẩm (Technical Product Manager) là người quyết định các tính năng của một chương trình phần mềm, trực tiếp làm việc với lập trình viên, UI UX Designer để xây dựng và phát triển các tính năng đó. Đây là vị trí rất quan trọng với một công ty, nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm phải đảm bảo đưa ra chiến lược phát triển phù hợp, tạo ưu thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Mô tả công việc của Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Công việc của Quản lý kỹ thuật sản phẩm chiếm một vị trí quan trọng trong bất kỳ công ty nào, tác động nhiều đến ưu thế cạnh tranh của công ty. Với trọng trách đảm bảo đưa ra chiến lược phát triển phù hợp cho công ty, một Quản lý kỹ thuật sản phẩm sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.
Nghiên cứu thị trường
Đây là một vai trò rất quan trọng của Technical Product Manager. Các nhà quản lý sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, đồng thời cập nhật xu hướng công nghệ mới nhất để tìm ra hướng đi tiềm năng cho nhóm phát triển nói riêng và cả doanh nghiệp nói chung.Bên cạnh đó, các nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm cũng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Từ đó, các quản lý sẽ tìm ra con đường phù hợp để phát triển các sản phẩm phần mềm tốt hơn.
Phát hiện và xử lý rủi ro
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn xây dựng, phát triển các chương trình phần mềm và gây ra những mối đe dọa đáng kể với chất lượng sản phẩm cuối cùng. Điều này có thể khiến tiến độ công việc bị chậm trễ, ngân sách tồn đọng, khách hàng khiếu nại…
Thế nên, các nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm phải đưa ra kế hoạch dự phòng cho các trường hợp rủi ro thường gặp và cách xử lý hiệu quả. Kế hoạch dự phòng này có thể được tùy chỉnh và sửa đổi tùy theo mỗi chương trình phần mềm.
Xây dựng và quản lý lộ trình phát triển cho sản phẩm công nghệ
Tạo lộ trình sản phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm. Nó có thể được hiểu như một bản kế hoạch chi tiết về những gì cần phải có của một chương trình phần mềm và cách để thực hiện thành công. Dựa vào yêu cầu từ phía khách hàng, Technical Product Manager sẽ phân công chi tiết nhiệm vụ của từng nhóm, từng cá nhân, thời gian thực hiện và mục tiêu cần đạt được.
Quản lý kỹ thuật sản phẩm có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
351 - 585 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Tìm hiểu cách trở thành Quản lý kỹ thuật sản phẩm, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý kỹ thuật sản phẩm?
Yêu cầu tuyển dụng Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng Technical Product Manager, các ứng viên phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản.
Để trở thành Quản lý kỹ thuật sản phẩm, bạn cần những điều sau:
- Nền tảng về phát triển phần mềm, kỹ thuật hoặc lĩnh vực kỹ thuật khác.
- Hiểu biết về quá trình phát triển sản phẩm .
- Kiến thức về phương pháp phát triển sản phẩm và phần mềm.
- Có kinh nghiệm ở vai trò lãnh đạo hoặc quản lý.
- Bằng cử nhân về kỹ thuật, khoa học máy tính , công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực liên quan.
- Có ít nhất hai năm kinh nghiệm ở vị trí kỹ thuật.
- Ưu tiên có ít nhất một năm kinh nghiệm ở vai trò cấp cao hoặc lãnh đạo.
- Khả năng cân bằng việc phát triển sản phẩm và trách nhiệm thiết kế cụ thể.
Yêu cầu về kỹ năng
Để có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, bên cạnh những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn thì cũng đòi hỏi một Senior Technical Product Manager những những kỹ năng quan trọng như:
- Kỹ năng nghiên cứu để phân tích xu hướng thị trường, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tương tác giữa người dùng và sản phẩm.
- Kiến thức về cách thiết kế và thực hiện lộ trình sản phẩm.
- Kiến thức chuyên môn về các tính năng và thành phần sản phẩm của công ty.
- Làm quen với các công cụ và kỹ thuật phát triển phần mềm phổ biến.
- Có kinh nghiệm thử nghiệm beta và thu thập phản hồi của người dùng.
Ngoài các kỹ năng trên, một số kỹ năng quan trọng khác mà Technical Product Manager cần phát triển là:
- Cởi mở với phản hồi để thông báo các quyết định về sản phẩm cùng với các khuyến nghị của khách hàng .
- Cách tiếp cận chu đáo để thiết kế các sản phẩm có đạo đức và dễ tiếp cận .
- Kỹ năng giao tiếp tốt để chia sẻ mục tiêu sản phẩm và mục tiêu thiết kế với nhân viên sản phẩm và kỹ thuật.
- Phương pháp tiếp cận đa ngành để đáp ứng nhu cầu về tiếp thị, bán hàng, đảm bảo chất lượng và các lĩnh vực khác.
- Kỹ năng quản lý thời gian xuất sắc để yêu cầu các nhóm chịu trách nhiệm đáp ứng thời hạn sản phẩm.
Lộ trình thăng tiến của Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
1 - 3 năm |
Nhân viên kỹ thuật sản phẩm |
7.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm |
Chuyên viên kỹ thuật sản phẩm |
10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm |
Quản lý kỹ thuật sản phẩm |
15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
7 - 10 năm |
Trưởng phòng kỹ thuật |
20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
10 - 12 năm |
Giám đốc kỹ thuật |
25.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương bình quân của Quản lý kỹ thuật sản phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Quản lý kinh doanh: 14 - 20 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ: 15 - 22 triệu đồng/tháng
1. Nhân viên kỹ thuật sản phẩm
Mức lương: 7 - 15 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên kỹ thuật sản phẩm là người có trách nhiệm thực hiện quy trình nghiên cứu - phát triển - thiết kế - nâng cao sản phẩm. Một trong những công việc vô cùng quan trọng đối với ngành sản xuất sẽ sản xuất và thử nghiệm sản phẩm mới.
2. Chuyên viên kỹ thuật sản phẩm
Mức lương: 10 - 20 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Chuyên viên kỹ thuật sản phẩm là người có trình độ chuyên môn cao về kỹ thuật sản phẩm và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật. Họ thường đảm nhiệm việc nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước, để nắm vững và hiểu thật kỹ về các sản phẩm hiện tại của công ty, chịu trách nhiệm biên tập các tài liệu sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước gửi khách hàng và nhà phân phối.
>> Đánh giá: Các Chuyên viên thường phải thích nghi với công nghệ tiên tiến và áp dụng chúng vào việc phát triển sản phẩm. Điều này mang lại sự thú vị và cơ hội học hỏi liên tục trong môi trường công nghiệp luôn biến đổi. Ứng dụng những công nghệ này, họ có thể tạo ra các sản phẩm có tác động xã hội tích cực. Chuyên viên kỹ thuật sản phẩm có thể tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường thông qua việc phát triển các sản phẩm bền vững và có lợi ích xã hội.
3. Quản lý kỹ thuật sản phẩm
Mức lương: 15 - 25 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Quản lý kỹ thuật sản phẩm (Technical Product Manager) là người quyết định các tính năng của một chương trình phần mềm, trực tiếp làm việc với lập trình viên, UI UX Designer để xây dựng và phát triển các tính năng đó. Đây là vị trí rất quan trọng với một công ty, nhà quản lý kỹ thuật sản phẩm phải đảm bảo đưa ra chiến lược phát triển phù hợp, tạo ưu thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
4. Trưởng phòng kỹ thuật
Mức lương: 20 - 30 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 10 năm
Trưởng phòng kỹ thuật là người đứng đầu phòng kỹ thuật trong một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính về các hoạt động kỹ thuật của công ty. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống kỹ thuật, góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Cũng giống như hầu hết các trưởng phòng khác, đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. So với công việc kinh doanh, sản xuất,... thì Trưởng phòng kỹ thuật có đặc thù riêng biệt hơn, có chức năng phối hợp với các phòng ban khác nhằm theo dõi, rà soát, kiểm tra số lượng, chất lượng vật tư trong xuất nhập.
5. Giám đốc kỹ thuật
Mức lương: 25 - 50 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 10 - 12 năm
Giám đốc Kỹ thuật là một vị trí quản lý cao cấp trong một tổ chức hoặc công ty, đặc biệt là trong các công ty công nghệ, công ty phần mềm, hay các ngành liên quan đến kỹ thuật và công nghệ. Vị trí này có trách nhiệm quản lý và định hình chiến lược kỹ thuật của tổ chức, đảm bảo rằng các dự án kỹ thuật được triển khai một cách hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý kinh doanh tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý kỹ thuật sản phẩm mới cập nhật
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng kỹ thuật mới cập nhật
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên kỹ thuật sản phẩm mới cập nhật
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc kỹ thuật tuyển dụng