Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Phụ cấp thâm niên
- Nghỉ phép năm
- CLB thể thao
Mô tả Công việc
Mô tả chung:
- Thực hiện các công tác chuẩn bị & theo dõi hiệu quả triển khai cho các chương trình sự kiện tạo điểm đến theo kế hoạch đã được thiết lập tại các khu đô thị lớn của Nam Long thuộc khu vực phía Tây TP.HCM như dự án Waterpoint, nhằm thu hút lượng khách hàng hiện hữu của các dự án và cư dân địa phương đến tham gia, đồng thời giúp gia tăng giá trị của dự án và hỗ trợ công tác bán hàng trong tương lai.
- Tìm kiếm và kết nối các đơn vị doanh nghiệp có thương hiệu/uy tín trên thị trường để hợp tác nhằm mang đến các chương trình ưu đãi dành riêng cho cộng đồng cư dân & cán bộ công nhân viên Nam Long.
- Nghiên cứu và đề xuất các chương trình chăm sóc cư dân Nam Long tại các khu dân cư đã bàn giao và đang trong quá trình sinh sống. Nhằm duy trì hình ảnh và nhắc nhớ thương hiệu của Nam Long trong suy nghĩ của cư dân làm nền tảng cho việc mua lại sản phẩm của Nam Long trong những năm tiếp theo.
Trách nhiệm chính:
1. Place-Making – Các Chương Trình Tạo Điểm Đến/Tạo Thị
- Tìm kiếm & đề xuất các đơn vị tổ chức sự kiện tham gia pitching/đấu thầu phù hợp với tính chất/quy mô của các sự kiện Tháng/Quý/Năm tại các khu đô thị thuộc khu vực phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổ chức các cuộc họp mời thầu cho các sự kiện mang tính chất/quy mô Tháng/Quý/Năm với các khối/phòng/ban có liên quan.
- Chuẩn bị hợp đồng và hoàn tất các thủ tục trình ký nội bộ với các đối tác được chọn.
- Đề xuất thêm những ý tưởng về các chương trình tạo điểm đến độc đáo/sáng tạo phù hợp với nét văn hoá/tiện ích/khách hàng mục tiêu của các dự án thuộc khu vực phía Tây TP.HCM.
- Đảm bảo hoàn thành 100% các chương trình tạo điểm đến được giao mỗi Tháng/Quý/Năm từ Quản lý trực tiếp (Trong điều kiện trạng thái hoàn toàn bình thường và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như dịch bệnh, thiên tai,….).
2. Partnership Marketing – Quan Hệ Đối Tác Doanh Nghiệp
- Tìm kiếm & chọn lọc các đối tác doanh nghiệp có thương hiệu lớn trên thị trường và đề xuất các hoạt động Partnership Marketing để mở rộng mối quan hệ nhằm cross brand, cross marketing để mang lại đặc quyền riêng dành cho cư dân/khách hàng và cán bộ nhân viên Nam Long. Nâng cao hình ảnh Nam Long trong mắt khách hàng và nhân viên.
3. Loyalty Programs – Các Chương Trình Khách Hàng Thân Thiết
- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết của Khối Tiếp thị & Kinh doanh tại các khu dân cư hiện hữu của Nam Long nhằm nâng cao hình ảnh của Tập đoàn thông qua việc chăm sóc những khách hàng đã từng mua sản phẩm của Nam Long.
Yêu Cầu Công Việc
- Tốt nghiệp Cao Đẳng/Đại học chuyên ngành Marketing, Truyền thông, Báo chí hoặc các chuyên ngành khác liên quan.
- Ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong quản lý, điều phối các chương trình tạo điểm đến (Place-Making), sự kiện Marketing tại các công ty có cùng quy mô
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bất động sản.
- Có kinh nghiệm làm việc với các đối tác doanh nghiệp lớn và triển khai các chương trình hợp tác thương hiệu, khách hàng thân thiết.
- Kiến thức cơ bản về Marketing, nghiên cứu phát triển thị trường.
- Đã từng làm trong môi trường sáng tạo nội dung cho các sự kiện chăm sóc khách hàng hoặc trưng bày sản phẩm.
- Am hiểu về nhu cầu và thị hiếu khách hàng của thị trường bất động sản Miền Tây là một lợi thế.
- Tiếng Anh thành thạo
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Cao đẳng
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Tiền thân của công ty là Công ty TNHH Nam Long được thành lập thuộc thế hệ những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam vào năm 1992. Năm 1997, công ty chính thức tham gia vào lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng các khu đô thị mới, thương hiệu Nhà Nam Long xuất hiện trên thị trường. Tháng 12/2005, Công ty TNHH Xây dựng Nam Long thực hiện cổ phần hóa và chính thức chuyển thành Công ty CP Đầu tư Nam Long. Tháng 4/2013, công ty đăng ký niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với mã chứng khoán NLG.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng đầy đủ BHXH, BHYT và BHTN theo Luật lao động hiện hành
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Ngày thứ sáu đầu tiên của tháng
- Công ty tài trợ những buổi tập Yoga, Aerobic, khiêu vũ, thể dục thể thao, các giải thi đấu Golf, tennis, cầu lông, bóng đá….
Lịch sử thành lập
- Năm 1992, Công ty TNHH Nam Long được thành lập, đây là doanh nghiệp thuộc thế hệ những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam.
- Năm 1996, Công ty Nam Long xác lập định hướng trở thành công ty đầu tư phát triển khu đô thị mới đầu tiên tại thị trường Việt Nam.
- Năm 1999, Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với một loạt khu dân cư mang thương hiệu Nam Long
- Năm 2003, Công ty Mở rộng đầu tư phát triển bất động sản sang các tỉnh thành như Bình Dương, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai… với quy mô lên đến hàng chục hecta/dự án.
- Năm 2004, Cty Nam Long Bắt đầu quá trình tái cấu trúc theo định hướng chuyên nghiệp.
- Năm 2005, Nam Long chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long có vốn điều lệ tăng gấp 78 lần so với lúc mới thành lập.
- Năm 2008, Nam Long tiếp nhận sự cộng lực sức mạnh phát triển của hai cổ đông chiến lược là Công ty Nam Việt (100% vốn nước ngoài) và quỹ ASPL (thuộc tập đoàn Ireka – Malaysia)
- Năm 2009, Công ty ra mắt đại bản doanh chính thức của tập đoàn: Capital Tower, có vị trí tại trung tâm Tài chính – Thương mại Dịch vụ Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2010, Công ty cổ phần đầu tư Nam Long Tăng vốn điều lệ lên 482,6 tỷ đồng, công bố và trao giấy chứng nhận cổ đông cho Vietnam Azela Fund (VAF thuộc quỹ Mekong Capital của Mỹ)
- Năm 2011, Công ty Nam Long tăng vốn điều lệ lên 615,7 tỷ đồng.
- Năm 2012, Nam Long trong 20 năm phát triển. Nâng vốn điều lên 955 tỷ chuẩn bị cho bước phát triển mới : Tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán
- Năm 2013: Cty Nam Long chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán là NLG ( Hose)
- Năm 2014, Các đơn vị trở thành cổ đông mới của NAm Long bao gồm: Công ty tài chính quốc tế IFC, Quỹ Probus Asia, CTCK Tp. HCM (HSC), Quỹ đầu tư Bridger Capital, CTY Cổ phần tư vấn đầu tư Hướng Việt, CTY TNHH Quốc tế TM DV Tân Hiệp.
- Năm 2015 - 2016, Keppel Land là cổ đông chiến lược mới của Nam Long, Nam Long phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho Keppel Land.
Mission
Tạo ra một môi trường sống mang lại giá trị nhân văn cho cộng đồng. Để thực hiện sứ mệnh này, công ty chủ động đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tiện ích cho các khu đô thị và dự án của mình. Mục tiêu của Nam Long là mang lại cho khách hàng những môi trường sống hiện đại và đầy đủ tiện nghi.
Review Nam Long Group
Văn hóa công ty tốt, mọi người đều tốt bụng và thân thiện (GL)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên tổ chức sự kiện là gì?
1. Nhân viên tổ chức sự kiện là gì?
Nhân viên tổ chức sự kiện (Event Staff) là những người chuyên quản lý hậu cần trong sự kiện, vận dụng sự sáng tạo, tính cẩn trọng và phối hợp nhịp nhàng với các bên để tạo nên một sự kiện hoàn hảo. Công việc của họ chủ yếu xoay quanh việc lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, điều phối, giám sát chương trình, đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ. Bên cạnh đó, những vị trí như Cộng tác viên Event, Chuyên viên tổ chức sự kiện, Lighting Designer cũng thường đảm nhận các công việc tương tự
2. Cách tính lương của Nhân viên tổ chức sự kiện
Mức lương của Nhân viên tổ chức sự kiện là một yếu tố quan trọng mà nhiều người quan tâm khi lựa chọn theo đuổi nghề này. Giống như các ngành nghề khác, mức lương của Nhân viên tổ chức sự kiện phụ thuộc vào trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng của từng cá nhân. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tổ chức sự kiện ở Việt Nam, mức lương của nghề này cũng ngày càng cao, nhất là khi bạn có trình độ học vấn cao và kinh nghiệm làm việc đáng kể. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Nhân viên tổ chức sự kiện theo số năm kinh nghiệm:
Số năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm |
Thực tập sinh tổ chức sự kiện |
2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm |
Nhân viên tổ chức sự kiện |
8.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng |
4 – 7 năm |
Chuyên viên tổ chức sự kiện |
12.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
7 – 9 năm |
Trưởng phòng tổ chức sự kiện |
20.000.000 - 28.000.000 đồng/tháng |
Trên 10 năm |
Giám đốc tổ chức sự kiện |
40.000.000 đồng/tháng trở lên |
3. Mô tả công việc của vị trí Nhân viên tổ chức sự kiện
Nghiên cứu đối tượng và mục tiêu để lên ý tưởng cho chương trình
Công việc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của nhân viên tổ chức sự kiện là tiếp nhận yêu cầu từ các bộ phận hoặc khách hàng về các ý tưởng triển khai sự kiện và những tài liệu liên quan. Công việc này chi phối đến chất lượng của sự kiện cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với đơn vị tổ chức sự kiện.
Xây dựng kế hoạch, kịch bản sự kiện
Sau khi đã có ý tưởng, nhân viên tổ chức sự kiện sẽ trực tiếp lên kế hoạch triển khai sự kiện cụ thể. Bao gồm thời gian, địa điểm tổ chức, số người tham gia, chương trình kịch bản, kinh phí dự trù, những phương án dự phòng, đơn vị hợp tác, danh sách những người thực hiện,...
Tìm kiếm, lựa chọn các đơn vị hợp tác, hỗ trợ cho event
Với vai trò là người tổ chức sự kiện, bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm về việc xác định vị trí, lựa chọn và làm việc với các đối tác để trang bị đầy đủ tất cả những dụng cụ cần thiết cho việc tổ chức sự kiện. Vì khối lượng công việc này khá lớn nên trưởng bộ phận thường phân lại với từng hạng mục cụ thể cho từng cá nhân để tránh bị quá tải hay chậm tiến độ.
Tiến hành tổ chức sự kiện
Sự kiện sẽ diễn ra một cách suôn sẻ nếu nhân viên tổ chức sự kiện làm tốt các khâu chuẩn bị. Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, sự kiện sẽ bắt đầu “chạy”. Với vai trò là một nhà tổ chức, người đứng ra tổ chức sự kiện sẽ quản lý và điều phối tất cả những hoạt động diễn ra trong suốt sự kiện. Đồng thời, các nhân viên event cũng phải có sẵn một kế hoạch dự phòng cho trường hợp sự kiện gặp sự cố, cần đảm bảo chương trình hoạt động diễn ra suôn sẻ nhất có thể.
4. Học ngành gì để làm Nhân viên tổ chức sự kiện
Quản trị sự kiện (Event Management)
Quản trị sự kiện là ngành học chuyên sâu dành cho những ai muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Sinh viên ngành này được trang bị các kỹ năng và kiến thức như lập kế hoạch, quản lý ngân sách, tiếp thị và điều phối sự kiện từ cơ bản đến nâng cao. Đây là ngành học phù hợp để bạn tổ chức các sự kiện như hội nghị, hội thảo, triển lãm, tiệc cưới hoặc sự kiện âm nhạc. Ngoài kiến thức lý thuyết, sinh viên thường có cơ hội tham gia thực tế qua các dự án tổ chức sự kiện. Ngành này rất phổ biến vì khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.
Quản trị kinh doanh (Business Administration)
Quản trị kinh doanh cung cấp nền tảng kiến thức tổng quan về quản lý, tài chính, marketing, giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện về cách vận hành các hoạt động sự kiện trong môi trường kinh doanh. Học ngành này, bạn sẽ hiểu được cách xây dựng chiến lược, phân tích thị trường và quản lý đội nhóm hiệu quả. Đây là ngành học phù hợp với những ai muốn làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện hoặc tự mở doanh nghiệp riêng. Ngoài ra, sinh viên còn được học cách phối hợp các phòng ban để đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ. Ngành này rất linh hoạt và dễ dàng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Quan hệ công chúng (Public Relations - PR)
Ngành Quan hệ công chúng có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức sự kiện, đặc biệt là các sự kiện nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu và quảng bá doanh nghiệp. Sinh viên ngành này sẽ học cách tạo dựng, duy trì mối quan hệ giữa tổ chức với công chúng thông qua các sự kiện truyền thông. Những kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, quản lý khủng hoảng và điều phối truyền thông là nền tảng quan trọng trong công việc tổ chức sự kiện. PR là lựa chọn tốt cho những ai yêu thích môi trường năng động, sáng tạo và luôn đòi hỏi sự kết nối. Đây là ngành học rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh truyền thông ngày nay.
Marketing
Marketing đóng vai trò không thể thiếu trong việc quảng bá và thu hút khách hàng đến với các sự kiện. Sinh viên ngành này sẽ học cách nghiên cứu thị trường, triển khai các chiến lược tiếp thị và sáng tạo nội dung để nâng cao hiệu quả sự kiện. Việc sử dụng các công cụ số như mạng xã hội, email marketing và quảng cáo online sẽ được chú trọng trong chương trình học. Marketing không chỉ giúp bạn tổ chức sự kiện thành công mà còn đảm bảo sự kiện có tác động lâu dài đến khách hàng. Đây là ngành học lý tưởng cho những người yêu thích sự đổi mới và sáng tạo trong truyền thông.
Truyền thông đa phương tiện (Multimedia Communications)
Truyền thông đa phương tiện tập trung vào việc sử dụng các công cụ công nghệ để tạo ra nội dung số hỗ trợ tổ chức sự kiện. Sinh viên ngành này được học các kỹ năng về quay phim, dựng video, thiết kế đồ họa và xây dựng thương hiệu trực tuyến. Những kỹ năng này rất cần thiết để tổ chức các sự kiện hiện đại như livestream, hội thảo trực tuyến hay các chiến dịch truyền thông số. Bên cạnh đó, ngành này cũng trang bị khả năng sáng tạo nội dung để thu hút khán giả tham gia sự kiện. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn làm việc trong môi trường công nghệ cao và sáng tạo.
Quản trị nhà hàng và khách sạn (Hospitality Management)
Ngành Quản trị nhà hàng và khách sạn là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện tại các địa điểm cao cấp như khách sạn, resort, trung tâm hội nghị. Sinh viên ngành này được đào tạo bài bản về cách vận hành, quản lý dịch vụ và tổ chức các sự kiện như hội nghị, tiệc cưới, lễ trao giải, hay hội thảo chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, bạn còn học cách quản lý đội ngũ nhân sự, điều phối các hoạt động hậu cần và tạo ra trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Ngành này không chỉ mở ra cơ hội làm việc trong nước mà còn giúp bạn dễ dàng phát triển trong môi trường quốc tế. Với sự phát triển của ngành du lịch và nhu cầu về dịch vụ chất lượng cao, đây là một trong những ngành có tiềm năng lớn trong việc tổ chức sự kiện.
Những ngành học trên đều cung cấp nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết để bạn trở thành Nhân viên tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Một số trường đào tạo uy tín tại Việt Nam bao gồm:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Đại học Thương Mại: Đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh, Marketing, Quản trị Khách sạn
- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội: Chuyên ngành Du lịch và Quản trị sự kiện.
- Trường Đại học RMIT Việt Nam, Đại học FPT: Nổi bật với các ngành Truyền thông đa phương tiện và Marketing.
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM: Đào tạo ngành Quan hệ Công chúng và Văn hóa học.
- Đại học Hoa sen: đào tạo chuyên ngành Quản trị sự kiện
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Đào tạo Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Khách sạn, Nhà hàng)
5. Thuận lợi và khó khăn khi làm Nhân viên tổ chức sự kiện
Trong công việc tổ chức sự kiện, Nhân viên tổ chức sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mọi chi tiết được thực hiện suôn sẻ và hiệu quả. Tuy nhiên, công việc này cũng mang đến cả thuận lợi và khó khăn, đòi hỏi người làm nghề phải có khả năng làm việc dưới áp lực, sáng tạo và xử lý các tình huống bất ngờ. Bằng việc hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn trong công việc này, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn và chuẩn bị tốt hơn khi quyết định theo đuổi ngành nghề này.
Thuận lợi | Khó khăn |
Cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng: Công việc này giúp bạn rèn luyện nhiều kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và sáng tạo. | Công việc căng thẳng và áp lực: Tổ chức sự kiện đòi hỏi khả năng làm việc dưới áp lực lớn, đặc biệt là khi phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ trong thời gian ngắn. |
Cơ hội giao lưu, kết nối: Bạn sẽ được gặp gỡ nhiều người, đối tác và khách hàng, mở rộng mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp. | Lịch làm việc không cố định: Công việc có thể yêu cầu làm việc vào cuối tuần, ngày lễ hoặc ngoài giờ hành chính, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân. |
Sáng tạo và đa dạng công việc: Mỗi sự kiện đều khác nhau, từ đó bạn có cơ hội sáng tạo và làm việc trong các môi trường đa dạng, như hội nghị, tiệc cưới, lễ hội. | Quản lý nhiều chi tiết nhỏ: Tổ chức sự kiện liên quan đến việc theo dõi hàng loạt các chi tiết nhỏ, yêu cầu sự tỉ mỉ và đôi khi dễ bị bỏ sót nếu không cẩn thận. |
Tiềm năng thu nhập cao: Các sự kiện lớn có ngân sách cao, tạo cơ hội cho nhân viên tổ chức sự kiện nhận được mức lương hấp dẫn hoặc thưởng. | Xử lý tình huống bất ngờ: Những tình huống ngoài dự kiến như thời tiết xấu, thiết bị hỏng, khách mời thay đổi kế hoạch có thể phát sinh, đòi hỏi bạn phải nhanh chóng xử lý. |
Cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp: Làm việc tại các khách sạn, trung tâm hội nghị, hoặc các công ty tổ chức sự kiện, bạn có thể học hỏi từ những chuyên gia trong ngành. | Đối mặt với sự không hài lòng từ khách hàng: Dù bạn cố gắng hết sức, nhưng đôi khi vẫn không thể làm hài lòng tất cả khách hàng, dẫn đến áp lực và cảm giác không thoải mái. |
Nhân viên tổ chức sự kiện có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 130 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên tổ chức sự kiện
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên tổ chức sự kiện, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên tổ chức sự kiện?
Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên tổ chức sự kiện
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Nhân viên tổ chức sự kiện cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Yêu cầu ứng viên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo liên quan đến Nghiên cứu Thị trường, Quảng cáo, Tiếp thị, Quan hệ công chúng, Tổ chức sự kiện hoặc các lĩnh vực tương đương.
-
Kiến thức vững về các phương pháp nghiên cứu thị trường: Thu thập dữ liệu, phân tích số liệu thống kê, và biểu đồ. Hiểu biết sâu rộng về các khía cạnh của thị trường như xu hướng tiêu dùng, phân khúc thị trường, và cạnh tranh.
-
Có kiến thức về các loại hình sự kiện khác nhau: Biết về các loại hình sự kiện phổ biến như hội thảo, hội nghị, triển lãm, roadshow,... và đặc điểm của từng loại hình.
-
Kiến thức phân tích dữ liệu và phân khúc khách hàng: Biết cách phân tích và diễn giải dữ liệu khách hàng giúp Nhân viên tổ chức sự kiện hiểu rõ hành vi, sở thích, thói quen chi tiêu của khách hàng, từ đó đưa ra chiến lược tổ chức sự kiện được cá nhân hóa cho từng đối tượng và phân khúc khách hàng.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Sự cẩn thận và tỉ mỉ: Có thể bạn chưa biết thì việc tổ chức sự kiện đôi khi được coi như việc “con mọn” vậy đó, để tổ chức ra được một sự kiện hoàn chỉnh thì cần có rất nhiều đầu việc và bạn cần phải cực kỳ tỉ mỉ đối với từng đầu việc đó.
-
Kỹ năng tổ chức và kết hợp làm việc nhóm: Đặc thù công việc của lĩnh vực tổ chức sự kiện là cần sự tương tác, phối hợp giữa các cá nhân trong nhóm cùng các bộ phận liên quan. Vì vậy, nhân viên event cần phải biết cách phối hợp làm việc nhóm sẽ giúp họ biết cách sắp xếp các đầu việc một cách hợp lý, phân bổ lượng nhân sự phù hợp.
-
Kỹ năng xử lý tình huống nhanh chóng: Mỗi sự kiện diễn ra đều không loại trừ khả năng xảy ra những vấn đề hay sự cố phát sinh. Ngoài nhiệm vụ giám sát các hạng mục công việc đang diễn ra, người tổ chức sự kiện còn phải đảm nhận việc xử lý các tình huống bất ngờ. Trước mọi sự kiện, nhân viên event cần có kế hoạch dự trù những trường hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra và đưa ra phương án dự phòng hiệu quả.
-
Có óc thẩm mỹ và kỹ năng sáng tạo: Sự sáng tạo sẽ giúp cho các nhân viên làm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện tạo được dấu ấn riêng cho chương trình. Điều này thể hiện qua những ý tưởng đột phá, các đề xuất mang tính thuyết phục cũng như những phương án giải quyết rủi ro hợp lý. Bên cạnh đó, có năng khiếu thẩm mỹ tốt sẽ giúp cho sự kiện hoàn hảo về mặt hình thức, để lại ấn tượng đặc biệt cho những người tham dự.
Yêu cầu khác
-
Có tính cầu toàn: Những người sở hữu tính cách này thường rất thích hợp để làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Họ vừa có sự tỉ mỉ, cẩn trọng, chú ý đến từng tiểu tiết, thực hiện mọi thứ một cách hoàn hảo nhất, lại vừa có khả năng quan sát tổng thể, bao quát sự kiện.
-
Sức khỏe tốt: Đã làm việc trong lĩnh vực sự kiện chắc chắn sẽ không thể nào tránh khỏi việc gặp gỡ các đối tác, đơn vị cung cấp, khách hàng. Hơn nữa, việc này còn diễn ra liên tục. Vì vậy, có sức khỏe tốt cùng với sự nhanh nhẹn là điều rất quan trọng giúp bạn gắn bó lâu dài với nghề.
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên tổ chức sự kiện
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên tổ chức sự kiện có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Cộng tác viên Event
Mức lương: 1 - 3 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Cộng tác viên Event là một người làm về hệ thống đường dây điện dân dụng, trong các tòa nhà, các đường dây truyền tải điện, máy móc văn phòng và các thiết bị điện liên quan. Người Cộng tác viên Event có thể lắp đặt các bộ phận thiết bị điện, hệ thống điện mới hoặc bảo dưỡng điện và cơ sở hạ tầng điện hiện.
>> Đánh giá: Hiện nay, công việc cộng tác viên ngày càng trở nên phong phú và phổ biến trên thị trường tuyển dụng lao động. Đa số công việc sự kiện cần cộng tác viên Event đều là những việc mang tính linh động, sáng tạo và không đòi hỏi quá nhiều về sự tuân thủ quy trình. Đối với những sinh viên chưa ra trường hoặc người đang thất nghiệp, trở thành cộng tác viên Event là con đường ngắn và dễ dàng giúp họ chống lại mối lo về tài chính sinh hoạt.
>> Xem thêm: Việc làm Cộng tác viên Event tuyển dụng
2. Thực tập sinh tổ chức sự kiện
Mức lương: 2 - 4 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm
Thực tập sinh tổ chức sự kiện là vị trí tập sự của công việc tổ chức sự kiện. Thực tập sinh là người tham gia làm việc thực tế tại các doanh nghiệp để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp. Với trọng trách đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ.
>> Đánh giá: Công việc chính ở vị trí này là sẽ hỗ trợ công việc tổ chức sự kiện cho công ty. Tuy không phải là công việc chính thức nhưng là cơ hội để các bạn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nhằm tích lũy kinh nghiệm. Đây cũng là môi trường mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi các ứng viên thực tập sinh phải có nền tảng kiến thức vững chắc.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh tổ chức sự kiện tuyển dụng
3. Nhân viên tổ chức sự kiện
Mức lương: 8 - 10 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm
Nhân viên tổ chức sự kiện (Event Staff) là những người chuyên quản lý hậu cần trong sự kiện, vận dụng sự sáng tạo, tính cẩn trọng và phối hợp nhịp nhàng với các bên để tạo nên một sự kiện hoàn hảo. Công việc của họ chủ yếu xoay quanh việc lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, điều phối, giám sát chương trình, đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ.
>> Đánh giá: Trong thời buổi kinh tế phát triển, các doanh nghiệp tổ chức sự kiện, nhà hàng khách sạn đều muốn tìm kiếm nhân sự có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, nhu cầu đối với nhân viên tổ chức sự kiện, lên kế hoạch và quản lý sự kiện cũng ngày một tăng lên. Dù vậy, không thể phủ nhận rằng Nhân viên tổ chức sự kiện vẫn luôn là một công việc hấp dẫn, "kén người" và chỉ chấp nhận những người tài năng, xuất sắc.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên tổ chức sự kiện tuyển dụng
4. Chuyên viên tổ chức sự kiện
Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 8 năm
Chuyên viên tổ chức sự kiện (Event Executive) là người phụ trách triển khai các hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng/ đối tác tiềm năng. Chuyên viên Event sẽ trực tiếp thiết lập kế hoạch và điều phối thực hiện, đảm bảo sự an toàn, thuận lợi trong suốt quá trình tổ chức sự kiện, đồng thời mang đến kết quả tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà tổ chức kỳ vọng.
>> Đánh giá: Nghề chuyên viên tổ chức sự kiện không khó, nhưng cũng không mấy dễ dàng! Điều quan trọng là bạn cần trau dồi những kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và những tố chất liên quan để có thể đảm nhiệm thật tốt công việc này. Nếu bạn thật sự yêu thích, đó sẽ là những thử thách xứng đáng để bạn có được vị trí ấy.
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên tổ chức sự kiện tuyển dụng
5 bước giúp Nhân viên tổ chức sự kiện thăng tiến nhanh trong trong công việc
Cần cù, chịu khó, chủ động trong công việc
Tổ chức sự kiện là ngành nghề đòi hỏi tính chủ động cao trong công việc. Vì vậy mà công việc này thường phù hợp với những bạn trẻ năng động, sáng tạo. Bên cạnh đó, công việc này cần sự chăm chỉ, chịu khó, khả năng chịu được áp lực cao trong công việc bởi bạn sẽ thường xuyên bận rộn, thời gian làm việc thất thường để đảm bảo theo kịp tiến độ.
Có niềm đam mê và sự nhiệt tình trong công việc
Tính chất công việc của ngành tổ chức sự kiện đòi hỏi sự nỗ lực cao, cộng với việc thường xuyên phải đi lại. Vì vậy, công việc này được đánh giá là khá khắc nghiệt. Để có thể theo đuổi và gắn bó lâu dài với công việc tổ chức sự kiện, bạn cần phải có sự đam mê và nhiệt huyết mãnh liệt. Đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn vượt qua những trở ngại, thử thách trong công việc.
Luôn tích cực trong công việc
Giữ bình tĩnh và tích cực trước áp lực là một trong những phẩm chất cần thiết nhất của một nhà lãnh đạo giỏi. Bằng cách giữ đầu óc tỉnh táo và tập trung mọi lúc, bạn có thể mang lại kết quả nhất quán và giảm thiểu khả năng mắc sai lầm. Bạn cũng sẽ giúp các thành viên trong nhóm của bạn tích cực, dẫn đến một môi trường làm việc thuận lợi hơn cho mọi người.
Mạnh dạn đề xuất thăng tiến
Khi bạn đã đủ tự tin về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của mình và đã đóng góp nhiều công lao, giá trị lớn cho doanh nghiệp thì hãy mạnh dạn đề xuất thăng chức để có những bước phát triển mới trong sự nghiệp. Kể cả khi bị sếp từ chối thì bạn sẽ biết được lý do chưa được thăng tiến để tiếp tục cải thiện và phấn đấu hơn nữa trong tương lai.
Đảm nhận thêm các công việc
Nhân viên tổ chức sự kiện có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
>> Xem thêm: