Analytics Engineer/ BI Developer is in charge of delivering quality reports/dashboards, to make sure that data pipeline is working properly and build data models for new business requirements.
Responsibilities
- Contribute to the long-term data roadmap for Business Intelligence's strategy such as establishing a single source of truth, standard analysis, descriptive, predictive analytics models to find trends and sales performance.
- Understand business requirements, analyze large data sets for patterns, visualize results in dashboards. Develop data mart solutions, improve efficiency by automating manual processes and become subject matter experts.
- Develop and deliver action-oriented, insightful analytics presentations that provide actionable information to support stakeholder's decision-making.
- Be a trusted advisor to Business Partners across the organization to propose new ideas- execute the ideas to help business to achieve the overall goal.
- Work with middle-size teams of experts to design and build data products like reports, dashboards and presenting key datasets to enable businesses to monitor performance and prioritize their efforts efficiently and effectively.
- Drive self-service business intelligence by empowering users to adopt existing BI tools (Oracle analytics system, Google looker, Power BI...) by improving the data landscape and educating users behaviors.
- Identify areas of data innovation and process.
Qualifications/Experience:
- 3+ Years' experiences as Data analyst or Business Intelligence Analyst/Developer or Analytics Engineer.
- Proficient use of T-SQL/ PL-SQL.
- Excellent data visualization, presentation skills, working with one or more BI platforms. Preferable BI tools such as: OAS (Oracle Analytics Server), Power BI, Google data studio...
- Have a good understanding of the data warehouse, data mart, data modelling concept.
- Effective communication, problem-solving skills.
- Display commitment to excellence in craftsmanship, ongoing improvement and team success.
- A self-motivated, driven, flexible, quick learning, high achieving, "can do" mentally.
- An ability to work independently and as part of a team.
- Has knowledge about business processes, standard operating procedures of a bank is a plus.
- Nice to have some experience with advanced data analysis using Machine Learning.
- Python is preferable
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (tên giao dịch Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank) còn được gọi là SeABank thuộc Top 15 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. SeABank được thành lập vào năm 1994, có giấy phép kinh doanh năm 2005, trụ sở chính đặt tại 25 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hiện nay SeABank có vốn điều lệ 12.088 tỷ đồng, chủ tịch Hội đồng quản trị là doanh nhân Lê Văn Tần.
Chính sách bảo hiểm
- Chính sách bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện PVI Care: tăng hạn mức bồi thường, tăng độ tuổi tham gia bảo hiểm cho người thân;
- Chương trình khám sức khỏe định kỳ: danh mục khám chuyên sâu, mở rộng, tại các bệnh viện uy tín và có dịch vụ chất lượng cao;
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
Lịch sử thành lập
- Tháng 3/1994, Ngân hàng TMCP Hải Phòng (tiền thân của SeABank) được thành lập tại Hải Phòng
- Tháng 9/2002, Đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – SeABank.
- Tháng 3/2005, Chính thức chuyển Hội sở từ Hải Phòng về 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, mở đầu cho việc phát triển mạnh mẽ về quy mô, mạng lưới giao dịch, tài sản, nguồn vốn, và các hoạt động Ngân hàng khác.
- Tháng 12/2006, Ứng dụng thành công phần mềm quản trị lõi ngân hàng T24 Temenos hiện đại bậc nhất thế giới chỉ trong vòng 01 năm triển khai. Đây là cơ sở quan trọng để SeABank có thể ban hành các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại và chuyên nghiệp.
- Tháng 8/2007, MobiFone trở thành cổ đông chiến lược trong nước của SeABank.
- Tháng 3/2008, Chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa S24+.
- Tháng 8/2008, Société Générale (Pháp) - Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Châu Âu trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của SeABank.
- Tháng 6/2009, Chính thức triển khai theo mô hình ngân hàng bán lẻ.
- Tháng 1/2020, Công bố bộ nhận diện thương hiệu mới.
- Tháng 7/2011, SeABank là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chấp nhận tất cả các loại thẻ quốc tế gồm Visa, MasterCard, CUP, American Express, JCB và Diners Club
- Tháng 2/2012, SeABank được NHNN xếp hạng thuộc nhóm 1 và lựa chọn vào danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần đủ điều kiện tham gia phục vụ các dự án ODA tại Việt Nam
- Tháng 10/2013, Chính phủ và NHNN trao tặng SeABank Cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2012” và Cờ thi đua “Đơn vị đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của ngành Ngân hàng năm 2012”.
- Tháng 1/2014, Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần PVI
- Tháng 1/2015, Ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Mercedes – Benz Việt Nam.
- Tháng 3/2016, Ký kết hợp tác chiến lược với hệ thống 5 siêu thị Big C tại Hà Nội.
- Tháng 11/2017, Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì vì “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2011 đến năm 2017”.
- Tháng 4/2018, Công bố các giá trị cốt lõi làm tôn chỉ cho hoạt động kinh doanh bao gồm: Vì cộng đồng, Luôn minh bạch, Đồng chí hướng, Say khát vọng, Mãi vững bền.
- Tháng 10/2019, NHNN công nhận SeABank đạt chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế Basel II theo Quyết định 2263/ QĐ-NHNN trước thời hạn.
- Tháng 11/2020, Được Chính phủ và Bộ Công Thương vinh danh Thương hiệu Quốc gia 2020.
- Tháng 12/2021, SeABank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được The Banker vinh danh “Ngân hàng của năm 2021”.
- Tháng 6/2022, SeABank, Tập đoàn BRG và Vietnam Airlines ra mắt thẻ đồng thương hiệu SeATravel.
Mission
Phục vụ với sự tận tâm, nhiệt huyết để mang đến cuộc sống hạnh phúc hơn và một tương lai thịnh vượng cho cộng đồng.
Review Ngân hàng Đông Nam Á - SeABank
Môi trường làm việc tốt, đồng nghiệp giúp đỡ nhau
Công việc ổn định, có phụ cấp
Bồi thường ngân sách lao động và giảng dạy nghỉ trước HĐLD
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Data Analyst là gì?
Data Analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu, làm nhiệm vụ thu thập, chọn lọc, xử lý và phân tích dữ liệu, từ đó báo cáo được thực trạng của một vấn đề nhất định và đề xuất ra phương án xử lý tối ưu. Làm nhiệm vụ thu thập và giải thích ý nghĩa ẩn chứa bên trong dữ liệu để giải quyết một vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó, những vị trí như Data science, Data Engineer cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Data Analyst
Làm sạch dữ liệu (Data cleaning)
Ngoài việc được nâng cao về kỹ năng thu thập dữ liệu, Data Analyst còn phải nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu để xác định các dữ liệu lỗi hoặc thiếu sót, và có khả năng sử dụng các công cụ làm sạch dữ liệu. Sau khi thu thập dữ liệu, Data Analyst cần làm sạch dữ liệu để đảm bảo dữ liệu chính xác và sẵn sàng cho việc phân tích.
Phân tích và xử lý dữ liệu
Sau bước thu thập dữ liệu, Data Analyst sẽ tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu. Vì dữ liệu thu thập về đang ở dạng thô, sẽ bảo gồm cả những dữ liệu không cần thiết. Quá trình xử lý dữ liệu sẽ cần đến các công cụ thống kê như SQL, SPSS, STATA. Kết quả sẽ cho ra con số thống kê cho từng câu hỏi.
Thiết kế báo cáo
Quá trình thiết kế báo cáo đòi hỏi Data Analyst phải vận dụng kỹ năng tư duy và visualize để chuyển đổi dữ liệu từ dạng số thành các biểu đồ trực quan. Chuyên viên có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Bi Tool, Excel để cải thiện năng suất khi làm báo cáo. Một báo cáo hoàn chỉnh phải có visual trực quan, dễ hiểu để các phòng ban khác có thể dựa vào đó để làm cơ sở cho các quyết định.
Tư vấn cho doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất xong bài báo cáo, nhân viên Data Analyst cần báo cáo lại cho doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo nhìn ra thực trạng và vấn đề một cách rõ ràng. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra những hướng đi đúng đắn trong hiện tại và tương lai.
Thực hiện những công việc được phân công
Trong trường hợp bài báo cáo chưa đạt đủ tiêu chuẩn hoặc chưa đủ dữ liệu để có thể đưa ra quyết định hiệu quả, lúc này Data Analyst sẽ thực hiện thêm các công việc khác theo chỉ định của cấp trên.
Data Analyst có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
169 - 254 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Data Analyst
Tìm hiểu cách trở thành Data Analyst, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Data Analyst?
Yêu cầu tuyển dụng của Data Analyst
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Data Analyst cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp và chuyên ngành: Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành về Toán, Công nghệ thông tin hay Kinh tế, Tài chính, Khoa học máy tính hoặc các chuyên ngành khác có liên quan. Có kinh nghiệm trong phân tích dữ liệu hoặc vai trò liên quan
-
Kiến thức về data: Ứng viên nên có hiểu biết về cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ truy vấn SQL, có kiến thức về lập trình và xử lý dữ liệu, đặc biệt là sử dụng Python, có hiểu biết cơ bản về các khái niệm toán học và thống kê liên quan đến phân tích dữ liệu.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng phân tích logic: Với cùng một lượng dữ liệu giống nhau, người có tư duy logic, sắp xếp tốt sẽ dễ dàng tìm ra ý nghĩa, insight ẩn sau đó.
-
Kỹ năng thiết kế báo cáo: Việc của Data Analyst là trình bày kết quả và phương án tới các phòng ban, nên đòi hỏi người làm phân tích dữ liệu cũng cần có kỹ năng trình bày, visualize để bản báo cáo trở nên trực quan và dễ hiểu nhất.
-
Kỹ năng lập trình: Kỹ năng lập trình là kỹ năng cần thiết để Data Analyst có thể xử lý dữ liệu một cách hiệu quả. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến cho Data Analyst bao gồm: Python, R, SQL,... Bạn cần có khả năng sử dụng các ngôn ngữ lập trình này để thu thập dữ liệu (Data collection), làm sạch dữ liệu (Data cleaning), phân tích dữ liệu (Data modeling) và triển khai các mô hình phân tích dữ liệu.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Data Analyst thường phải giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến dữ liệu. Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là rất quan trọng. Bạn cần có khả năng suy nghĩ logic, xử lý công việc tỉ mỉ, phân tích thông tin và đưa ra các giải pháp tối ưu dựa trên những thông tin (data) có được.
Yêu cầu khác
-
Sử dụng thành tạo các công cụ phân tích: Data Analyst cần có kiến thức về các kỹ thuật phân tích dữ liệu và khả năng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu. Sau khi dữ liệu được làm sạch, Data Analyst cần sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để phân tích dữ liệu. Các công cụ phân tích dữ liệu phổ biến bao gồm: Python, R, SQL, Tableau, Power BI,... và những công cụ phân tích dữ liệu khác tuỳ vào mục đích phân tích dữ liệu.
Lộ trình thăng tiến của Data Analyst
Lộ trình thăng tiến của Data Analyst có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Data Analyst Intern
Mức lương: 3 - 6 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Data analyst Intern là những nhân sự học việc tại bộ phận IT tùy theo sự sắp xếp của mỗi công ty. Họ chưa được gọi là nhân viên chính thức của doanh nghiệp, có nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên Data analyst chính thức. Thông qua đó, thực tập sinh sẽ tích lũy thêm kiến thức về chuyên môn và kỹ năng làm việc thực tế mà không chắc trường lớp đã dạy.
>> Đánh giá: Dù chưa được xem là nhân viên chính thức của doanh nghiệp nhưng Data Analyst Intern bước đầu được tiếp xúc với các công việc cần thiết để trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu. Họ sẽ tích lũy kiến thức chuyên môn và cả kinh nghiệm thực tế thông qua việc hỗ trợ nhân viên Data Analyst chính thức.
>> Đọc thêm: Việc làm Data Analyst Intern đang tuyển dụng
2. Data Analyst
Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Data Analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu, làm nhiệm vụ thu thập, chọn lọc, xử lý và phân tích dữ liệu, từ đó báo cáo được thực trạng của một vấn đề nhất định và đề xuất ra phương án xử lý tối ưu. Làm nhiệm vụ thu thập và giải thích ý nghĩa ẩn chứa bên trong dữ liệu để giải quyết một vấn đề cụ thể.
>> Đánh giá: Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành phân tích dữ liệu đang ngày càng tăng, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng phân tích tốt. Sự thiếu hụt về nhân lực trong ngành này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà là hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dù data analyst là một trong những ngành khát nhân lực nhất hiện nay nhưng hiện tại vẫn còn trống rất nhiều vị trí đo kỹ năng chưa đủ đáp ứng. Đây chính là cơ hội cho bạn.
>> Đọc thêm: Việc làm Data Analyst đang tuyển dụng
3. Senior Data Analyst
Mức lương: 20 - 35 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 8 năm
Senior Data Analyst là một vị trí công việc cao cấp trong lĩnh vực phân tích dữ liệu. Người nắm giữ vị trí này thường có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về phân tích dữ liệu và khai thác thông tin từ dữ liệu. Họ sẽ sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để hiểu dữ liệu, tìm ra thông tin hữu ích và xu hướng.
>> Đánh giá: Khi bạn có kinh nghiệm với tư cách là một Senior Data Analyst, bạn có thể có cơ hội để thăng tiến sự nghiệp của mình theo một vài hướng khác nhau. Tùy thuộc vào mục tiêu và sở thích của mình, bạn có thể tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học dữ liệu, quản lý, tư vấn hoặc với nhiều vai trò dữ liệu chuyên biệt hơn.
>> Đọc thêm: Việc làm Senior Data Analyst đang tuyển dụng
5 bước giúp Data Analyst thăng tiến nhanh trong trong công việc
Thể hiện lòng tận tâm và chuyên nghiệp
Làm việc trong các doanh nghiệp đòi hỏi sự tận tâm và chuyên nghiệp. Hãy đảm bảo bạn luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong giao tiếp, đảm bảo bí mật thông tin đối tác và tuân thủ các quy định của doanh nghiệp
Dành nhiều thời gian quan sát trước khi hành động
Kỹ năng quan sát cũng là một kỹ năng quan trọng đối với nhiều Data Analyst dự án nghiên cứu. Bạn cần quan sát đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu họ qua hành vi, thói quen thực tế để có thể dễ dàng đưa ra các phân tích, kết luận cho báo cáo của mình.
Tính kiên trì, tỉ mỉ
Để có thể trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu, bạn cần phải rèn luyện cho mình khả năng cẩn trọng trong từng dòng code được viết ra, vì đôi khi chỉ sai lệch một dấu cách nhỏ cũng có thế khiến câu lệnh viết ra bị sai so với mục đích ban đầu. Hơn thế nữa, kĩ năng tập trung cao độ khi phân tích các con số cũng đóng vai trò quan trọng không kém vì một chút lơ đãng cũng có thế khiến bạn có thể làm lại từ đầu.
Là người biết “kể” những con số đằng sau dữ liệu
Những con số một mình nó không thể giúp cho người khác hiểu được những điều quan trọng đằng sau. Người làm Data Analyst cần phải phân tích kỹ và thấu hiểu số liệu để giải thích, trình bày những phát hiện để thuyết phục bộ phận quản lý.
Yêu thích làm việc với con số và máy tính
Data Analyst là người làm việc trực tiếp với dữ liệu, thường xuyên phải tiếp xúc với con số khô khan nên đòi hỏi bạn cũng cần có một chút niềm đam mê để gắn bó với nghề.Đặc biệt phải luôn đặt tính bảo mật của dữ liệu lên làm đầu. Bởi toàn bộ dữ liệu thu thập được đều có tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp nên yêu cầu tính bảo mật rất cao.
Đọc thêm: