- Triển khai công tác giám sát vận hành kinh doanh tại các Trung tâm Trang sức phụ trách: Quản lý, đo lường, theo dõi, thúc đẩy chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận cho từng TTTS đảm bảo hoàn thành kế hoạch.
- Tìm kiếm, phát triển khách hàng (mới/cũ/vip...) cho CN/CCN theo định hướng, chiến lược được phê duyệt:
- Thực hiện duy trì mối quan hệ với KH cũ, khách VIP;
- Đề xuất các chương trình hành động tìm kiếm, phát triển KH mới theo mục tiêu đã được phê duyệt;
- Phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc khối MKT triển khai các chương trình Marketing tại các TTTS trong Chi nhánh/Cụm chi nhánh;
- Khảo sát đánh giá thị trường và khách hàng, đề xuất các kế hoạch thúc đẩy doanh thu, khách hàng, dòng sản phẩm phù hợp thị hiếu khách hàng;
- Giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng và các vấn đề phát sinh tại cửa hàng trong phạm vi được ủy quyền.
- Giám sát thực hiện quy trình, quy định và tuân thủ về hình ảnh thương hiệu, tác phong, diện mạo Tư vấn viên tại các TTTS thuộc khu vực quản lý;
- Đề xuất mẫu mới kinh doanh cho khu vực. Đề xuất các chủng loại hàng hóa và các hình thức kinh doanh đa dạng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của vùng;
- Thực hiện việc triển khai, giám sát trưng bày hàng hóa tại các TTTS Đúng, Đủ, Chuẩn theo định hướng.
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo Tập đoàn.Học vấn và kinh nghiệm
- Tốt nghiệp Đại học hệ chính quy trở lên, chuyên ngành quản trị kinh doanh, kinh tế hoặc các ngành có liên quan;
- Có kinh nghiệm ở vị trí Giám đốc chi nhánh/Giám đốc phòng giao dịch hoặc quản lý cấp trung, ưu tiên có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực bán lẻ;
- Có kinh nghiệm quản lý nhóm nhân viên trên 20 nhân sự.
Yêu cầu khác
- Nam, sức khỏe tốt, ngoại hình cân đối, ưa nhìn;
- Tuổi từ 30 - 45;Lương chính:
- Lương thỏa thuận theo năng lực và kinh nghiệm thực tế của ứng viên và các loại phụ cấp theo yêu cầu công việc...;
- Lương tháng 13 bằng từ 1-5 tháng lương thỏa thuận.
Thưởng:
- Thưởng định kỳ theo kết quả kinh doanh chung của Tập đoàn theo quý và theo năm;
- Thưởng đột xuất chương trình chung của Tập đoàn;
- Thưởng đột xuất theo thành tích đặc biệt và hoặc các sáng kiến cải tiến trong công việc.
Chế độ đãi ngộ khác:
- Được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi cơ bản theo quy định của nhà nước ngay sau kết thúc thời gian thử việc bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, chế độ Khám sức khỏe định kỳ...;
- Được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi động viên cho bản thân và người thân theo quy định chung của Tập đoàn như Chế độ thăm hỏi; Mừng các ngày lễ trong năm; Mừng ngày thành lập Tập đoàn; Hiếu - hỉ...;
- Được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi nâng cao (dành cho cấp quản lý) như: Mừng danh hiệu quản lý cuối năm, Bảo hiểm sức khỏe cho bản thân và người thân; Chăm sóc sức khỏe (tập thể thao, tập gym...); Hỗ trợ đi lại; Hỗ trợ mua sắm và sử dụng dịch vụ ưu đãi;
- Được tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn hóa đoàn thể hấp dẫn dành cho CBNV;
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhân văn, văn hóa và thân thiện.
- Thời gian làm việc: 8h30 - 17h30 hàng ngày từ Thứ 2 đến thứ 6 và 02 ngày thứ 7/tháng;
Công TY CP Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, tiền thân là Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD được thành lập ngày 28/07/1994. Vào thời điểm những năm 90 của thế kỷ 20, Công ty TTD chính là doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động chuyên sâu về khai thác đá quý, chế tác cắt mài và xuất khẩu đá quý ra thị trường quốc tế, vốn là một lĩnh vực vô cùng mới mẻ tại Việt Nam. TTD trở thành Công ty đầu tiên đã đưa ra thị trường quốc tế sản phẩm đá Ruby sao Việt Nam với thương hiệu Việt Nam Star Ruby – VSR. Kể từ đó, Công ty được mệnh danh là ông hoàng Ruby sao của thế giới, đưa Việt Nam được khắc họa như một điểm sáng trên bản đồ Đá quý quốc tế.
Chính sách bảo hiểm
- Tập đoàn tham gia bảo hiểm sức khỏe nâng cao cho các nhân viên với hạn mức lên tới 500 triệu đồng/ năm, không những tham gia cho bản thân nhân viên mà còn tham gia cả cho người thân
Các hoạt động ngoại khóa
- Teambuilding hàng năm
- CLB yoga, bóng đá
- Talkshow phát triển bản thân
Lịch sử thành lập
- Ngày 28/07/1994, Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD được thành lập
- Năm 2007, Công ty TTD chính thức đổi tên thành Công ty CP VBĐQ & Đầu tư thương mại DOJI
- Năm 2009, DOJI thực hiện tái cấu trúc và chính thức trở thành Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.
- Đầu năm 2012, Tập đoàn DOJI chính thức mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tài chính - ngân hàng và trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
- Năm 2019, Chào mừng kỷ niệm 25 năm thành lập Tập đoàn, Tòa nhà DOJI Tower - Trụ sở chính của Tập đoàn chính thức được khai trương, trở thành Trung tâm Vàng bạc và Đá quý lớn nhất cả nước với lối kiến trúc đẳng cấp và độc đáo
- Ngày 30 tháng 4 năm 2020, DOJI tiếp quản Công ty Thế giới Kim cương (TGKC).
Mission
Hướng tới con người và vì con người bằng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng hàng đầu trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, vì sự phồn vinh xã hội, giá trị cá nhân và tinh hoa cuộc sống.
Review Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI
Phù hợp với những bạn sinh viên mới ra trường đang cần kinh nghiệm
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, lương thưởng xứng đáng
Môi trường thân thiện, hỗ trợ phát triển chuyên môn và lương thưởng hợp lý
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Giám đốc Chi nhánh doanh nghiệp là gì?
Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của một chi nhánh trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Vai trò của Giám đốc chi nhánh bao gồm lập kế hoạch, tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đảm bảo đạt được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận, quản lý nhân sự, tương tác với khách hàng và xây dựng mối quan hệ với các đối tác và cộng đồng địa phương.
Mô tả công việc của Giám đốc chi nhánh
Quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai và quản lý các hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Điều này bao gồm đảm bảo đạt được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận, quản lý nguồn lực và tài chính, và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình của công ty.
Quản lý nhân sự
Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên trong chi nhánh. Họ cần xây dựng một đội ngũ làm việc hiệu quả, đảm bảo sự phát triển và tăng cường năng lực của nhân viên.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng
Giám đốc chi nhánh phải tạo và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Điều này bao gồm tương tác với khách hàng, lắng nghe phản hồi và yêu cầu của họ, và đảm bảo sự hài lòng và tín nhiệm từ phía khách hàng.
Đại diện cho chi nhánh
Giám đốc chi nhánh là người đại diện cho chi nhánh trong các cuộc họp, sự kiện và giao dịch với các đối tác và cộng đồng địa phương. Họ cần xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các bên liên quan để đảm bảo sự phát triển và thành công của chi nhánh.
Giám đốc Chi nhánh doanh nghiệp có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
286 - 455 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Giám đốc Chi nhánh doanh nghiệp
Tìm hiểu cách trở thành Giám đốc Chi nhánh doanh nghiệp, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giám đốc Chi nhánh doanh nghiệp?
Yêu cầu tuyển dụng của Giám đốc chi nhánh doanh nghiệp
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Học vấn và kinh nghiệm: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh doanh, quản lý, marketing hoặc các ngành liên quan. Có ít nhất 5-7 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành liên quan, trong đó có ít nhất 2-3 năm ở vị trí quản lý cấp cao, ví dụ như Quản lý chi nhánh, Quản lý kinh doanh.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Khả năng lãnh đạo mạnh mẽ để có thể điều hành chi nhánh và quản lý đội ngũ nhân viên. Kỹ năng quản lý hiệu quả, bao gồm quản lý tài chính, quản lý hoạt động kinh doanh và quản lý nhân sự.
- Kỹ năng phân tích và lập kế hoạch: Có khả năng phân tích dữ liệu và các báo cáo tài chính để đưa ra các chiến lược phát triển và cải tiến cho chi nhánh. Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược để đạt được các mục tiêu kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của chi nhánh.
- Kỹ năng giao tiếp và quan hệ công khai: Có khả năng giao tiếp mạnh mẽ, có thể tương tác và làm việc với các đối tác, khách hàng và các bên liên quan khác. Kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với cộng đồng địa phương và các tổ chức địa phương.
Yêu cầu khác
- Khả năng giải quyết vấn đề và quản lý rủi ro: Sẵn sàng và có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Có khả năng quản lý rủi ro để đảm bảo hoạt động của chi nhánh luôn trong tình trạng ổn định và phát triển.
- Sự chuyên nghiệp và hành vi đạo đức công việc: Có thái độ làm việc chuyên nghiệp và hành vi đạo đức trong công việc. Sẵn sàng và có khả năng đối xử công bằng với tất cả các bên liên quan và giữ bí mật thông tin của công ty.
Lộ trình thăng tiến của Giám đốc chi nhánh doanh nghiệp
Lộ trình thăng tiến của Giám đốc chi nhánh doanh nghiệp có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
1. Quản lý chi nhánh doanh nghiệp
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Vị trí Quản lý chi nhánh trong một doanh nghiệp là một vai trò quan trọng và có trách nhiệm lớn trong việc điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh tại một đơn vị hoặc vị trí cụ thể của doanh nghiệp. Đây là người đứng đầu tại chi nhánh, trực tiếp chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh và quản lý tổ chức, đồng thời liên kết với các bộ phận khác trong tổ chức để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và hiệu quả.
>> Đánh giá: Người quản lý chi nhánh phải hiểu sâu về đặc thù của thị trường địa phương, từ đó thiết lập và thực thi chiến lược kinh doanh phù hợp. Điều này giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng địa phương và phát triển mối quan hệ khách hàng bền vững.
2. Phó Giám đốc chi nhánh doanh nghiệp
Mức lương: 25 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 9 năm
Phó giám đốc là vị trí nằm trong nhân sự cấp cao c-level của một công ty. Khi giám đốc vắng mặt, Phó Giám Đốc sẽ thay mặt xử lý các công việc được ủy quyền và đưa ra các quyết định thay giám đốc. Bên cạnh đó, công việc của phó giám đốc bao gồm việc quản lý và điều hành của công ty.
>> Đánh giá: Vị trí Phó Giám đốc chi nhánh doanh nghiệp là một vị trí quan trọng và ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh. Doanh nghiệp mở rộng chi nhánh là xu hướng tất yếu để tăng quy mô hoạt động, tiếp cận thị trường mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3. Giám đốc chi nhánh doanh nghiệp
Mức lương: 35 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 10 năm
Giám đốc chi nhánh thực chất là người làm giám đốc tại chi nhánh khác, không phải tại trụ sở chính. Họ là người đại diện cho công ty, có nhiệm vụ quản lý, theo dõi và triển khai các kế hoạch, chỉ đạo hoạt động của chi nhánh.
>> Đánh giá: Đóng vai trò lãnh đạo quan trọng, có trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh tại địa phương. Họ định hướng và đưa ra chiến lược để đạt được các mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh. Đảm bảo chi nhánh có đủ nhân sự và đội ngũ có chuyên môn để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Được giao trách nhiệm xây dựng và phát triển thị trường địa phương và phải nắm rõ nhu cầu của khách hàng, cạnh tranh và cơ hội để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tăng cường thương hiệu doanh nghiệp.
5 bước giúp Giám đốc chi nhánh doanh nghiệp thăng tiến nhanh trong trong công việc
Định hướng chiến lược và lập kế hoạch
Đầu tiên, Giám đốc chi nhánh cần xác định rõ mục tiêu và chiến lược phát triển cho chi nhánh. Họ nên lập kế hoạch cụ thể về cách thức đạt được các mục tiêu này, bao gồm cả kế hoạch tài chính, marketing và phát triển nhân sự.
Xây dựng và quản lý đội ngũ
Quản lý hiệu quả đội ngũ là một yếu tố quan trọng giúp Giám đốc chi nhánh thành công. Họ cần tạo môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự đóng góp và phát triển của các nhân viên. Đồng thời, việc đào tạo và phát triển nhân viên là cực kỳ quan trọng để nâng cao năng lực làm việc và đáp ứng các yêu cầu công việc mới.
Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới
Giám đốc chi nhánh cần khuyến khích và thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong công việc. Họ nên tạo điều kiện để nhân viên dám nghĩ dám làm, đưa ra các giải pháp mới, từ đó cải thiện hiệu quả và tăng cường sự cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường.
Xây dựng mối quan hệ và liên kết
Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác và các bên liên quan là vô cùng quan trọng. Giám đốc chi nhánh cần có khả năng giao tiếp tốt và quản lý mối quan hệ hiệu quả để nâng cao hình ảnh và thương hiệu của chi nhánh.
Đánh giá và cải tiến liên tục
Cuối cùng, để thăng tiến nhanh chóng trong công việc, Giám đốc chi nhánh cần thường xuyên đánh giá và cải tiến các hoạt động của chi nhánh. Họ nên đặt ra các chỉ tiêu rõ ràng, đo lường hiệu quả và tìm cách cải thiện quy trình, từ đó tối ưu hóa hoạt động và đạt được thành công bền vững.
Xem thêm:
Việc làm Giám đốc kinh doanh đang tuyển dụng
Việc làm Tổng giám đốc đang tuyển dụng
Việc làm Giám đốc sản xuất đang tuyển dụng