Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
Địa điểm làm việc: Hà Nội (Trụ Sở chính BIC)
Môi trường và chế độ đãi ngộ bạn được hưởng:
- Tổng thu nhập năm từ 800 triệu đến 1.000 triệu/năm bao gồm: lương vị trí công việc, lương kinh doanh, thưởng quý/năm, thưởng các dịp lễ tết...
- Cơ hội phát triển: tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước.
- Hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước, bảo hiểm BIC Care dành riêng cho cán bộ BIC và người thân.
- Tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, team building, party… du lịch, nghỉ mát hàng năm
Mô tả công việc:
- Tham mưu, đề xuất và tư vấn các vấn đề pháp lý, bảo đảm thực thi pháp luật tại BIC; các vấn đề liên quán đến tổ chức và hoạt động của BIC.
- Tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Ban Pháp chế và chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về công tác pháp chế: tư vấn pháp lý đối với hoạt động kinh doanh/quản trị của Tổng Công ty/Công ty trực thuộc; giải quyết tranh chấp tại Tòa án/Trọng tài; tham gia các vấn đề thủ tục pháp lý đối với hoạt động của Tổng Công ty với các cơ quan hành chính; rà soát, phối hợp với các Ban liên quan xây dựng, chỉnh sửa, hoàn thiện các văn bản pháp lý, quy trình, quy chế của BIC hàng năm.
- Phân công, hướng dẫn, giám sát và đánh giá thực hiện nhiệm vụ cho Phó Giám đốc Ban, các Trưởng phòng và cán bộ trực thuộc Ban, đảm bảo bố trí công việc phù hợp năng lực, trình độ của cán bộ, xác định rõ nội dung, phạm vi, mức độ và thời gian hoàn thành công việc.
- Quản lý cán bộ thuộc Ban. Thực hiện công tác nhận xét đánh giá cán bộ, khen thưởng, kỷ luật, đề nghị nâng lương theo quy định của Tổng Công ty.
- Lập kế hoạch công tác pháp chế, xây dựng văn bản hàng năm, quý, tháng trình Ban Tổng Giám đốc phê duyệt trước khi thực hiện.
- Đầu mối Báo cáo/tham gia ý kiến trình Ban Tổng Giám đốc về công tác Pháp chế toàn Tổng Công ty.
- Kịp thời đưa ra các báo cáo, thống kê, khuyến nghị cần thiết về rủi ro trên toàn hệ thống để đảm bảo ngăn chặn, quản lý và giảm thiểu mọi rủi ro về mặt pháp chế có thể xảy ra.
- Tổ chức học tập nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học, tham gia các hội đồng tư vấn theo phân công của Ban Tổng Giám đốc.
- Trực tiếp tham gia công tác kiểm tra, công tác pháp chế, công tác quản lý rủi ro nếu thấy cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ban Tổng Giám đốc giao.
Yêu Cầu Công Việc
Yêu cầu chung:
- Tuổi dưới 45, Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Luật (nếu có thêm bằng, chứng chỉ về Bảo hiểm, Tài chính là một lợi thế).
- Tối thiểu 03 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý Ban/Phòng Pháp chế ở các Công ty Tài chính/Ngân hàng/Bảo hiểm có quy mô tương đương BIC.
- Am hiểu Luật Việt Nam và quốc tế có liên quan đến chuyên ngành Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm Phi nhân thọ nói riêng.
- Am hiểu Luật doanh nghiệp, luật kế toán, luật đầu tư, luật lao động... và các thông lệ quốc tế liên quan.
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt; khả năng phản biện tốt, chịu được áp lực cao trong công việc.
Hạn nộp hồ sơ: 31/10/2024
Hồ sơ dự tuyển gồm:
- Mẫu đơn ứng viên của BIC
- Lưu ý: Nộp hồ sơ bằng Tiếng Việt theo mẫu, ghi rõ vị trí ứng tuyển
Cách thức nộp hồ sơ: Email: [email protected]
Điện thoại liên hệ: 024 2220 0282 - Máy lẻ 174
*Do số lượng hồ sơ ứng tuyển lớn, chỉ các hồ sơ đạt yêu cầu sẽ nhận được phản hồi từ BIC
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc (là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999) và chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới (BIC) kể từ ngày 01/01/2006.
Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện nay BIC đang là 1 trong 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần bảo hiểm gốc và nằm trong Top 3 nhà bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường. BIC là công ty dẫn đầu thị trường về phát triển kênh Bancassurance và kênh bảo hiểm trực tuyến (E-business). BIC cũng là công ty bảo hiểm đầu tiên có mạng lưới hoạt động phủ kín tại thị trường Đông Dương.
Chính sách bảo hiểm
- Hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước
- Hưởng bảo hiểm BIC Care dành riêng cho cán bộ BIC và người thân.
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Du lịch nghỉ mát hàng năm
Lịch sử thành lập
- Tháng 1/2006, BIDV chính thức mua lại phần vốn góp của QBE trong liên doanh và đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC).
- Năm 2007, BIC tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, mở rộng thêm 11 chi nhánh và 30 phòng kinh doanh khu vực
- Năm 2008, với chiến lược mở rộng hoạt động sang thị trường các nước Đông Dương, BIC hợp tác với Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB) và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI).
- Tháng 9/2009, với việc được giao quản lý toàn diện Công ty Bảo hiểm Cambodia Việt Nam, BIC trở thành công ty bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam có mạng lưới hoạt động trên cả 3 nước Đông Dương (Việt Nam - Lào - Campuchia).
- Năm 2010, BIC được bình chọn vào top 100 thương hiệu Sao Vàng Đất Việt 2010.
- Năm 2011, với mục tiêu tăng cường khai thác và phủ kín hoạt động, BIC mở mới 2 Công ty thành viên BIC Bắc Bộ và BIC Sài Gòn, thành lập thêm 17 Phòng Kinh doanh, nâng tổng số Công ty thành viên lên 21 đơn vị và 91 Phòng Kinh doanh trên toàn quốc
- Năm 2012 là năm BIC chuyến hướng mạnh mẽ sang lĩnh vực bán lẻ với hàng loạt sản phẩm bảo hiểm cá nhân mới và sự khởi sắc của hầu hết các kênh phân phối, đặc biệt là Bancassurance và Bảo hiểm trực tuyến.
- Năm 2013, tiếp tục định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh tại hải ngoại, BIC đã xúc tiến mua lại phần vốn góp của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt trong Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt để tăng tỷ lệ sở hữu tại LVI lên 65% và chính thức phát hành báo cáo tài chính hợp nhất từ Quý 3/2013.
- Năm 2014, vượt qua các khó khăn chung của nền kinh tế, BIC đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch, đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất trong các năm hoạt động.
- Năm 2015, BIC chính thức khai trương Văn phòng Đại diện tại Myanmar với vai trò là cầu nối xúc tiến thương mại, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữa Việt Nam và Myanmar. Với những kết quả kinh doanh ấn tượng, BIC tiếp tục được A.M. Best duy trì mức định hạng tín nhiệm B+, năng lực tài chính vững mạnh.
- Năm 2016, A.M.Best đã nâng triển vọng của BIC lên Tích cực và tiếp tục khẳng định xếp hạng năng lực tài chính của BIC là B+ (Tốt)
- Năm 2017, trong bối cảnh thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng không đạt như kỳ vọng, BIC vẫn gặt hái được những kết quả kinh doanh khả quan và bền vững, tiếp tục duy trì vị trí trong top 5 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường.
- Năm 2018, BIC được A.M. Best nâng định hạng năng lực tài chính từ B+ lên B++, định hạng năng lực dài hạn tổ chức phát hành từ “bbb-” lên “bbb”.
- Năm 2019 là lần đầu tiên BIC cán mốc 2.000 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm gốc riêng Công ty mẹ.
- Năm 2020, BIC đã cho ra mắt ứng dụng di động BIC Online với nhiều tiện ích hiện đại dành cho khách hàng.
- Năm 2021, BIC ra mắt và đưa vào vận hành website bán bảo hiểm trực tuyến hoàn toàn mới mybic.vn.
Mission
- Cung cấp giải pháp toàn diện để quản lý rủi ro tài chính cho khách hàng
- Đảm bảo quyền lợi, lợi ích của cán bộ và các cổ đông
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Chuyên viên pháp chế là gì?
Chuyên viên pháp chế là những người đại diện luật pháp của công ty, đảm nhiệm việc thực hiện các công việc hành chính trong văn phòng luật hoặc bộ phận pháp chế của một tổ chức. Họ có kiến thức chuyên sâu về khung pháp lý và chịu trách nhiệm tư vấn, tiến hành nghiên cứu pháp lý và soạn thảo các văn bản pháp luật cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Mô tả công việc Chuyên viên pháp chế
Tư vấn pháp lý
Chuyên viên Pháp chế có trách nhiệm tư vấn cho các bộ phận trong công ty về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh. Bạn sẽ phân tích các quy định pháp luật hiện hành và áp dụng chúng vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Công việc này bao gồm việc soạn thảo, xem xét hợp đồng và các tài liệu pháp lý để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của công ty. Ngoài ra, bạn cũng sẽ giải đáp thắc mắc và hỗ trợ các bộ phận trong việc tuân thủ quy định pháp luật.
Quản lý rủi ro pháp lý
Bạn sẽ đánh giá và phân tích các rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Công việc này bao gồm việc đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công ty. Bạn cũng sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan để xây dựng các quy trình làm việc an toàn và hợp pháp. Thông qua việc này, bạn góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ và tuân thủ các quy định pháp luật.
Đại diện công ty trong các tranh chấp pháp lý
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc kiện tụng, bạn sẽ là người đại diện cho công ty trong các thủ tục pháp lý. Bạn sẽ phối hợp với luật sư bên ngoài hoặc tự thực hiện các công việc liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công ty. Công việc này đòi hỏi bạn phải nắm vững các quy trình tố tụng và có khả năng lập luận, tranh biện tốt. Bạn cũng sẽ theo dõi, báo cáo tình hình tranh chấp cho ban giám đốc và đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp.
Chuyên viên pháp chế có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Chuyên viên pháp chế
Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên pháp chế, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên pháp chế?
Yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên pháp chế
Với đặc thù luật kinh tế và hoạt động trong môi trường doanh nghiệp, Chuyên viên Pháp chế cần rất nhiều kỹ năng và tố chất khác nhau.
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Yêu cầu về kỹ năng
Các yêu cầu khác
Lộ trình thăng tiến Chuyên viên pháp chế
Để theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực pháp lý bạn sẽ phải bắt đầu từ những vị trí cấp thấp. Sau đó dần tích lũy kinh nghiệm và thăng tiến lên các vị trí cao hơn.
Mức lương bình quân của Chuyên viên pháp chế có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Trưởng phòng pháp lý: 25 - 45 triệu đồng/tháng
- Luật sư: 20 - 30 triệu đồng/tháng
Hãy tham khảo lộ trình thăng tiến dưới đây để có cái nhìn rõ ràng và định hướng sự nghiệp cho tương lai của bạn:
Năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh pháp chế | 5.000.000 - 7.000.000 đồng/ tháng |
1 - 3 năm | Nhân viên pháp chế | 9.000.000 - 15.000.000 đồng/ tháng |
3 - 5 năm | Chuyên viên pháp chế | 12.000.000 - 20.000.000 đồng/ tháng |
5 - 7 năm | Trưởng nhóm pháp chế | 20.000.000 - 35.000.000 đồng/ tháng |
Trên 7 năm | Quản lý pháp chế | 40.000.000 - 70.000.0000 đồng/ tháng |
1. Thực tập sinh pháp chế
Mức lương: 5.000.000 - 7.000.000 đồng/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Bắt đầu với vai trò Thực tập sinh pháp chế, bạn sẽ hỗ trợ các hoạt động pháp lý trong công ty, bao gồm việc nghiên cứu các quy định pháp luật và soạn thảo tài liệu. Công việc của bạn còn bao gồm việc tham gia vào các cuộc họp để học hỏi từ các chuyên gia pháp lý. Đây là cơ hội để bạn trau dồi kiến thức và kỹ năng thực tiễn.
>> Đánh giá: Vị trí này là bước khởi đầu lý tưởng để bạn tích lũy kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực pháp lý. Nó cũng giúp bạn tạo dựng mạng lưới quan hệ trong ngành.
2. Nhân viên pháp chế
Mức lương: 9.000.000 - 15.000.000 đồng/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Sau khi kết thúc vai trò thực tập sinh, bạn trở thành Nhân viên pháp chế chính thức, chịu trách nhiệm soạn thảo, xem xét các hợp đồng và tài liệu pháp lý. Bạn cũng sẽ tư vấn cho các bộ phận khác về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh. Công việc này đòi hỏi bạn phải theo dõi và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
>> Đánh giá: Đây là giai đoạn quan trọng giúp bạn phát triển kỹ năng và có cái nhìn sâu sắc hơn về pháp lý trong doanh nghiệp. Vị trí này cung cấp cho bạn nhiều cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn.
3. Chuyên viên pháp chế
Mức lương: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Với vai trò là Chuyên viên pháp chế, bạn sẽ có trách nhiệm tư vấn pháp lý cho các bộ phận và đánh giá các rủi ro pháp lý trong hoạt động của công ty. Công việc bao gồm việc thiết lập các quy trình làm việc hợp pháp và phát triển các chương trình đào tạo pháp luật cho nhân viên. Bạn cũng sẽ đại diện công ty trong các cuộc họp với đối tác và cơ quan chức năng.
>> Đánh giá: Vị trí này cho phép bạn thể hiện khả năng lãnh đạo và tư duy chiến lược trong lĩnh vực pháp lý. Bạn sẽ trở thành người hỗ trợ đắc lực cho quản lý trong việc ra quyết định.
4. Trưởng nhóm pháp chế
Mức lương: 20.000.000 - 35.000.000 đồng/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Sau nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn có thể thăng tiến lên Trưởng nhóm pháp chế, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động pháp lý trong doanh nghiệp, điều phối và giám sát công việc của các nhân viên pháp chế. Bạn sẽ xây dựng chiến lược pháp lý và báo cáo kết quả cho ban giám đốc. Công việc của bạn còn bao gồm việc phát triển mối quan hệ với các cơ quan pháp lý bên ngoài.
>> Đánh giá: Đây là vị trí yêu cầu bạn có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và tư duy chiến lược. Vị trí này mang lại nhiều cơ hội để bạn định hình chính sách pháp lý của công ty.
5. Quản lý pháp chế
Mức lương: 40.000.000 - 70.000.0000 đồng/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm
Ở vị trí này, bạn sẽ giám sát toàn bộ hoạt động pháp lý, từ việc tư vấn đến xử lý tranh chấp. Bạn sẽ có trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các chương trình phát triển nguồn nhân lực pháp chế trong công ty. Công việc của bạn còn bao gồm việc phân tích các xu hướng pháp lý mới và điều chỉnh chiến lược của công ty cho phù hợp.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cao cấp, yêu cầu bạn có tầm nhìn và khả năng quản lý tốt. Vị trí này giúp bạn đóng góp vào sự phát triển bền vững của công ty thông qua việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
Xem thêm: