217 việc làm
Đại học FPT
Giảng Viên IT
Đại học FPT
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
8 - 12 triệu
Hà Nội & 2 nơi khác
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
Trường Đại Học Thăng Long
Giảng Viên Cơ Hữu Bộ Môn Kế Toán - Hết hạn
Trường Đại Học Thăng Long (TLU)
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Trên 68 triệu
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
10 - 15 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
8 - 15 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đăng 30+ ngày trước
12 - 14 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
10 - 15 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
20 - 30 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
10 - 20 triệu
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
8 - 10 triệu
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Đại học FPT
Giảng Viên IT
Đại học FPT
51 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 14/06/2024
Hạn nộp hồ sơ: 13/08/2024
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Trên 1 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Địa điểm làm việc: Hồ Chí Minh
Giảng dạy các môn về ngôn ngữ Java, Python và Database
Xây dựng và góp ý điều chỉnh chương trình đào tạo các môn thuộc chuyên ngànhTốt nghiệp Đại học
Có khả năng sư phạm, truyền cảm hứng, kiên nhẫn, tư duy logic
Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành
Có kinh nghiệm giảng dạy lứa tuổi Teen
Có thể dạy vào cuối tuần (ca sáng và ca chiều)
Ưu tiên Ứng viên tốt nghiệp Đại học chuyên ngành về Công nghệ thông tin, Am hiểu và thành thạo ngôn ngữ lập trình Java, PythonMôi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp.
Có mức thu nhập hấp dẫn.
Có cơ hội tham gia các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ.
Khu vực
Báo cáo

Đại học FPT
Đại học FPT Xem trang công ty
Quy mô:
5.000 - 10.000 nhân viên
Địa điểm:
Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, H. Thạch Thất, TP. Hà Nội

Chính thức thành lập ngày 8/9/2006 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học FPT trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam do một doanh nghiệp đứng ra thành lập với 100% vốn đầu tư từ Tập đoàn FPT.

Sự khác biệt của Trường Đại học FPT so với các trường đại học khác là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu – triển khai và các công nghệ hiện đại nhất. Triết lý và phương pháp giáo dục hiện đại; Đào tạo con người toàn diện, hài hòa; Chương trình luôn được cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; Đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ; Tăng cường đào tạo quy trình tổ chức sản xuất, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác là những điểm sẽ đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất sau khi ra trường.

Trường hiện đang đào tạo các nhóm ngành CNTT, Kinh tế, Ngôn ngữ, Mỹ thuật ứng dụng.

Tất cả sinh viên Đại học FPT đều phải trải qua 1 năm hoàn thiện tiếng Anh, để có thể theo học chương trình chính khoá được đào tạo bằng tiếng Anh. Trong một năm đầu tiên học tiếng Anh, sinh viên được gửi sang các trường đại học ở các nước nói tiếng Anh (trong vòng 2 tháng) để thật sự lưu loát ngôn ngữ bắt buộc cho học tập và làm việc sau này.

Sau 5 học kỳ đầu tiên, với tiếng Anh và các kỹ năng cơ bản của ngành học, sinh viên được gửi vào làm thực tập sinh trong các công ty thành viên của tập đoàn FPT trong vòng 4 đến 8 tháng. Tại đây sinh viên được huấn luyện thực tế về nghề nghiệp tương lai, tham gia vào các dự án thật (real project) và có thể được trả lương. Đó là giai đoạn On-the-Job-Training (OJT) đặc thù của trường đại học FPT. Một số ngành như tiếng Nhật, Quản trị Khách sạn, sinh viên đi OJT tại Nhật Bản, tại Malaysia,…
Tỉ lệ việc làm của trường cũng đạt được con số ấn tượng. 96% sinh viên Đại học FPT có việc làm sau khi tốt nghiệp với mức lương bình quân khoảng 8,3 triệu đồng/người/tháng, 100% sinh viên có cơ hội làm việc ở FPT sau khi tốt nghiệp; 19% cựu sinh viên làm việc tại nước ngoài (số liệu năm 2017).

Công việc của Giảng viên tin học là gì?

Giảng viên tin học (Informatics lecturer) là những người đã hoàn thành chương trình học Sư phạm tin học, có đầy đủ năng lực chuyên môn để tham gia chương trình giảng dạy môn Tin học tại những cơ sở đào tạo như Cao đẳng, Đại học..  Giảng viên tin học sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống khoa học về tin học máy tính, tin học văn phòng, cách xây dựng phần mềm, khối kiến thức về khoa học giáo dục. 

Công việc chính của các giảng viên tin học

Công việc chính của giảng viên là dạy học cho học sinh. Tuy nhiên, không phải đối tượng và cấp độ nào cũng có thể dạy được. Tùy vào trình độ chuyên môn, khả năng hiểu biết, kinh nghiệm giảng dạy của từng giảng viên mà lựa chọn đối tượng dạy cho phù hợp.

  • Chuẩn bị giáo án, kế hoạch giảng dạy với mục tiêu học tập cụ thể và thực hiện các công việc giảng dạy bộ môn theo sự phân công của Khoa.
  • Tổ chức các hoạt động dạy và học theo hướng giúp phát triển năng lực cho học sinh
  • Dự giờ, sinh hoạt chuyên môn hoặc đào tạo/tự đào tạo; Chủ động tham gia hoạt động đào tạo, phát triển chuyên môn.
  • Tổ chức đánh giá hiệu quả học tập của học sinh để chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp
  • Thực hiện công tác chủ nhiệm; Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, hợp tác Học sinh
  • Tham gia các hoạt động, sự kiện khác của nhà trường (nếu có) 

Ngoài ra, ở giai đoạn ôn tập để thi cử, giảng viên tin học sẽ cùng học sinh hệ thống lại kiến thức của cả một học kỳ, ghi chú những kiến thức quan trọng, ôn luyện có hệ thống để đảm bảo đạt kết quả cuối kỳ tốt nhất có thể. Với giảng viên dạy các môn năng khiếu, gia sư sẽ hướng dẫn học sinh làm quen - học - thành thạo từng bước một, từ cơ bản đến nâng cao của lĩnh vực đang phụ trách.

Giảng viên tin học có mức lương bao nhiêu?

130 - 260 triệu /năm
Tổng lương
120 - 240 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 20 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 260 triệu

/năm
130 M
260 M
65 M 650 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Giảng viên tin học

Tìm hiểu cách trở thành Giảng viên tin học, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Giảng viên tin học
130 - 260 triệu/năm
Giảng viên tin học

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
42%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giảng viên tin học?

Yêu cầu của tuyển dụng đối với giảng viên tin học 

Giảng viên tin học cần có đầy đủ kiến thức chuyên môn để giảng dạy môn Tin tại các cấp học

Kiến thức

  • Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh.. Bên cạnh đó là khối kiến thức cơ sở ngành để đáp ứng được việc học các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu cũng như tiếp cận công nghệ mới..
  • Giáo viên tin học cần nắm vững kiến thức Nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận và phương pháp dạy học để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, biết cách phối hợp những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tin học trong nhà trường.
  • Người giáo viên cũng cần có hệ thống kiến thức tin học, đảm bảo giảng dạy có chất lượng môn Tin học cũng như kiến thức để phổ biến việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy các môn học khác ở trường THPT.
  • Ngoài ra, giáo viên tin học cũng cần có Trình độ ngoại ngữ Bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam và những kiến thức cơ bản về quản lý hành chính, quản lý giáo dục..

Kỹ năng cần có của giáo viên tin học

Bên cạnh những kiến thức cơ bản và khối kiến thức chuyên môn, giáo viên tin học cần được trang bị đầy đủ những kỹ năng sau:

  • Giáo viên có đầy đủ kỹ năng sư phạm và biết vận dụng các thành tựu mới của khoa học giáo dục để hoàn thành tốt những nhiệm vụ của nhà giáo trong sự nghiệp đổi mới giáo dục;
  • Có thể sử dụng thành thạo máy tính với các phần mềm thông dụng, nhất là các phần mềm được đưa vào giảng dạy ở trường THPT, có kĩ năng khai thác các phần mềm mới;
  • Biết lắp ráp, bảo trì, nâng cấp hệ thống máy tính, mạng máy tính ở trường phổ thông, các cơ quan, xí nghiệp, công ty cũng như biết cách khai thác, sử dụng tốt các phương tiện dạy học hiện đại.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác khi giải quyết các vấn đề chuyên môn và kỹ thuật thuộc lĩnh vực CNTT, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, biết gắn kết nội dung giảng dạy với thực tế cuộc sống;

Ngoài ra, giáo viên tin học cũng cần có kỹ năng thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ và chuyển đổi nghề nghiệp.

Về phẩm chất, tác phong:

Đối với vị trí giảng viên đòi hỏi các bạn phải có tính kiên nhẫn, khả năng kiềm chế cảm xúc, sự nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình và luôn vui vẻ, hòa đồng, thân thiện tạo bầu không khí chung thoải mái cho các học viên và nhân viên của cơ sở đào tạo.

Lộ trình thăng tiến của giảng viên tin học

Mức lương bình quân của giảng viên tin học có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Trợ giảng

Không cần kinh nghiệm đứng lớp và bằng cấp đại học đúng chuyên ngành là đủ để bạn trở thành trợ giảng. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ tiếp tục học lên cao học để nâng cao trình độ, tham gia dự án nghiên cứu của các giảng viên chính, giảng viên cao cấp trong khoa. Bạn cũng sẽ phụ trách các công việc hỗ trợ giảng viên chính như chuẩn bị bài giảng, phụ đạo cho sinh viên, tham gia các công tác Đoàn, Hội,...

Giảng viên hạng III

Có bằng Thạc sĩ trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh giảng viên hạng III. Bạn sẽ tham gia giảng dạy, hướng dẫn đồ án/ khóa luận tốt nghiệp, biên soạn tài liệu giảng dạy,...

Giảng viên hạng II

Có bằng Thạc sĩ trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh giảng viên hạng II. Công việc chính của bạn là đứng lớp, phụ trách ít nhất 1 môn chuyên ngành, hướng dẫn khóa luận/ đồ án. Yêu cầu cao hơn thế nữa là bạn sẽ chủ trì (thay vì chỉ tham gia) các dự án nghiên cứu khoa học, đánh giá nghiên cứu,...

Giảng viên hạng I

Có bằng Tiến sĩ đúng chuyên ngành giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng I. Khi trở thành giảng viên hạng I, bạn vẫn sẽ thực hiện các công việc chính của giảng viên như giảng dạy, nghiên cứu, đồng thời tham gia biên soạn sách, được chỉ định tham gia các đề án nghiên cứu khoa học cấp cao (ít nhất 2 đề án/ năm), hướng dẫn nghiên cứu sinh,...