Mô tả công việc
1. Đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng
- Điều khiển toàn bộ hoạt động phục vụ khách hàng trong nhà hàng.
- Giám sát, nhắc nhở và hướng dẫn đội ngũ nhân viên thực hiện công việc.
- Thường xuyên giao tiếp với khách hàng để nắm bắt thị hiếu, tâm lý và khẩu vị của khách. Với những đoàn khách quan trọng, quản lý nhà hàng phải ra chào đón khách, trực tiếp điều hành quá trình phục vụ và tiễn khách.
- Trực tiếp giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.
- Nắm và hiểu rõ các ‘chương trình khuyến mãi” tại nhà hàng để giải thích cho khách hàng và truyền đạt cho nhân viên.
- Xử lý các vấn đề phát sinh nằm ngoài khả năng của nhân viên. Giám sát, đảm bảo duy trì phong cách, chất lượng dịch vụ và món ăn đồng đều tại các nhà hàng.
2. Đảm bảo chất lượng món ăn
Kiểm soát hoạt động chế biến món ăn, đồ uống.
Kiểm soát chất lượng món ăn, đồ uống khi ra đồ.
Kết hợp với các bộ phận có liên quan trong việc xây dựng, cải tiến thực đơn của nhà hàng.
3. Quản lý và đảm bảo chất lượng nhân sự
- Thực hiện phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, bộ phận trong nhà hàng.
- Chủ động tổ chức hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên.
- Phối hợp với phòng đào tạo trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, nội dung đào tạo và triển khai, đánh giá đào tạo.
- Điều động, bố trí, xếp lịch làm việc cho nhân viên nhà hàng.
- Thực hiện chấm công hàng tháng cho nhân viên nhà hàng.
- Đề xuất tuyển dụng/ khen thưởng/ kỷ luật/ điều chuyển công tác đối với nhân viên trong nhà hàng.
- Đánh giá hiệu quả công việc nhân viên bộ phận phục vụ theo tháng; đánh giá nhân viên sau thử việc.
- Giám sát, nhắc nhở việc tuân thủ Nội quy lao động của nhân viên.
- Thực hiện các thủ tuc hành chính khác theo quy định của Công ty.
4. Marketing
- Đề xuất các ý tưởng MKT, kinh doanh lên Quản lý cụm/Quản lý vùng, Ban Giám Đốc
- Phối hợp cùng nhân viên MKT phụ trách trực tiếp thực hiện các hoạt động MKT theo kế hoạch đã được duyệt.
- Chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng cho nhà hàng.
- Thực hiện hệ thống đánh giá về khách hàng (Các nhu cầu của khách, khiếu nại, sự thoả mãn) theo quy định của công ty, chuyển các thông tin về khách hàng cho nhân viên MKT phụ trách trực tiếp các nhà hàng.
- Theo dõi khách hàng VIP, khách hàng thân thiết của nhà hàng và trực tiếp gặp gỡ thăm hỏi khách hàng đột xuất và định kỳ.
- Đề xuất giá bán sản phẩm.
5. Quản lý tài chính, quản lý chi phí tại nhà hàng
- Trực tiếp theo dõi, kiểm soát tiền doanh thu bán hàng, tiền TIP hàng ngày.
- Trực tiếp ký và theo dõi việc phát hành và huỷ hoá đơn bán hàng hàng ngày.
- Trực tiếp ký và theo dõi việc thực hiện các chính sách khuyến mãi cho khách hàng của nhân viên thu ngân.
- Quản lý các chi phí phát sinh tại nhà hàng như: COS, COL, COU… đảm bảo các chi phí trong định mức công ty giao.
6. Quản lý hàng hóa, tài sản
- Trực tiếp kiểm tra và ký duyệt các order hàng hóa, trang thiết bị, công cụ dụng cụ
- Trực tiếp kiểm tra và ký xác nhận phiếu yêu cầu xuất kho
- Theo dõi số lượng công cụ, dụng cụ, tài sản hàng tháng, giải trình cho Quản lý cụm/Quản lý vùng /Ban giám đốc về số lượng hư hỏng, mất mát và lên kế hoạch sửa chữa, thay thế.
- Trực tiếp xử lý các món ăn hư hỏng
- Ký các phiếu xuất tài sản, thực phẩm, món ăn
7. Triển khai phổ biến và thực hiện các quy trình, quy định của Công ty
- Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện các quy trình, quy định đã ban hành.
- Đề xuất cải tiến, sửa đổi các quy trình, quy định
8. Điều hành công việc:
- Tổ chức buổi họp đầu ca để hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho nhân viên.
- Tổ chức thực hiện các yêu cầu, chỉ thị của cấp trên.
- Xây dựng kế hoạch hành động tháng, tuần cho bộ phận nhà hàng và tổ chức thực hiện.
- Điều phối nhân sự và kiểm soát nhân sự hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp với các bộ phận khác thực hiện công việc.
Quyền lợi được hưởng
- Lương: Thỏa thuận theo năng lực +lương KPIs ( 4tr - 7tr)+ phụ cấp điện thoại 500K+ thưởng nóng doanh thu, ....
- Được đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo quy định.
- Chế độ phúc lợi tốt, cơ hội thăng tiến cao, đồng nghiệp thân thiện.
- Hưởng ưu đãi 15% khi sử dụng dịch vụ tại tất cả các nhà hàng của công ty.
- Thưởng lương tháng 13, tham gia teambuilding hàng năm....
- Cơ hội thăng tiến theo năng lực.
Yêu cầu công việc
- Nam/Nữ từ 25 – 45 tuổi.
- Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên.
- Kinh nghiệm 5 năm trở lên, trong đó ít nhất 2 năm giữ vị trí quản lý.
- Có kinh nghiệm làm concept Âu, biết giao tiếp tiếng Anh.
- Từng làm việc ở các hệ thống nhà hàng là lợi thế.
- Kỹ năng quản lý, lãnh đạo, hội họp.
- Kỹ năng đào tạo và giao tiếp.
- Các kỹ năng về nhà hàng.
Yêu cầu hồ sơ
- Nộp trực tiếp tại: hoteljob.vn
- Hotline/Zalo: 0975 832 252 (Mrs. Xuân) - Tuyển dụng Goldsun Food Miền Nam
Sau hơn 10 năm trưởng thành và phát triển, GOLDSUNFOOD được biết đến là một trong những thương hiệu ẩm thực hàng đầu Việt Nam với hơn 200 nhà hàng trên toàn quốc. Và đến nay, thông qua các nhà hàng mang đặc trưng văn hóa ẩm thực đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ý, Lào,..này, mỗi năm chúng tôi đã đón khoảng 2,4 triệu lượt khách hàng sử dụng dịch vụ.
"KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ - CÓ GOLDSUNFOOD LO. Đội ngũ nhân sự hùng hậu với hơn 6000 nhân viên làm việc tại Hội sở và các Nhà hàng trên toàn quốc, nhân viên GOLDSUNFOOD - Luôn kiên trì và khát khao được thăng tiến, nhờ làm việc trong một môi trường thúc đẩy bạn phải phát triển và tạo cơ hội cho bạn thể hiện năng lực của bản thân. Cơ hội được đào tạo và làm việc chuyên nghiệp trong ngành FnB hoặc thử sức với những vị trí trong Nhà hàng - Goldsunfood đánh giá cao sự nhiệt tình, tinh thần ham học hỏi và cầu tiến của nhân viên.
Với sự phát triển không ngừng và mong muốn được “sát cánh” với những trái tim nhiệt huyết, yêu ẩm thực từ khắp mọi miền để cùng thực hiện sứ mệnh của mình, chúng tôi hân hoan chào đón ứng viên cho các vị trí hấp dẫn tại GOLDSUNFOOD !
Chuỗi nhà hàng của GOLDSUNFOOD bao gồm các thương hiệu:
King BBQ ; ThaiExpress; Hotpot Story; Khaolao; Truly Việt; Dolpan Sam; BukBuk; Seoul Garden; Tasaki BBQ; Sushi Kei; Meiwei; Capricciosa
Review GOLDSUNFOOD
Phần lớn là COCC, làm việc không có kế hoạch, thường xuyên chậm lương, trừ lương không rõ lý do (RV)
Môi trường làm việc kém, chế độ lương thấp, làm việc không có quy trình, trừ lương không rõ lý do (RV)
Môi trường làm việc quá cũ, cơ sở vật chất rất kém, không có nước máy (RV)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Quản Lý Nhà Hàng là gì?
Quản lý nhà hàng (hay còn gọi là Restaurant Manager) dùng để chỉ người quản lý điều hành mọi hoạt động diễn ra trong nhà hàng. Từ quản lý tài sản, quản lý nhân viên, quản lý hàng hóa. Đến quản lý tiêu chuẩn dịch vụ, quản lý bàn, tuyển chọn và đào tạo nhân viên. Đưa ra phương án giải quyết khi có khiếu nại.
Mô tả công việc Quản lý nhà hàng
Quản Lý Nhân Sự
Quản lý nhà hàng sẽ chịu trách nhiệm điều động, bố trí, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên và đôn đốc nhân viên thực hiện theo tiến độ; thực hiện chấm công hàng tháng; đánh giá định kì kết quả làm việc của nhân viên…
Người quản lý còn phải luôn theo sát nhân viên bằng cách khích lệ, tạo động lực làm việc cho nhân viên và đảm bảo phúc lợi, sức khỏe cho nhân viên.
Quản Lý Tài Chính
Người quản lý phải vừa có cái nhìn bao quát, vừa chi tiết về vấn đề tài chính của nhà hàng. Công việc này bao gồm nắm rõ báo cáo chi phí nguyên vật liệu, lợi nhuận thu được mỗi ngày; xây dựng kế hoạch để đạt chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận; ký kết hoặc hủy hợp đồng theo thẩm quyền được phân công; đồng thời đề ra giải pháp thúc đẩy doanh số…
Quản Lý Cơ Sở Vật Chất
Người quản lý phải vừa có cái nhìn bao quát, vừa chi tiết về vấn đề tài chính của nhà hàng. Công việc này bao gồm nắm rõ báo cáo chi phí nguyên vật liệu, lợi nhuận thu được mỗi ngày; xây dựng kế hoạch để đạt chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận; ký kết hoặc hủy hợp đồng theo thẩm quyền được phân công; đồng thời đề ra giải pháp thúc đẩy doanh số…
Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ
Công việc này xoay quanh giám sát để đảm bảo các hoạt động đáp ứng đúng tiêu chuẩn của nhà hàng; tính khoa học của thực đơn; đáp ứng yêu cầu khẩu vị khách hàng; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; đề xuất giải pháp cải tiến để nhà hàng tốt hơn…
Kinh Doanh Và Tiếp Thị
Đây là một hạng mục công việc khác của cấp quản lý, bao gồm chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng; triển khai sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu nhà hàng; phối hợp phòng kinh doanh xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng; tổ chức các hoạt động khuyến mãi theo kế hoạch được duyệt…
Giải Quyết Sự Cố, Khiếu Nại Từ Khách Hàng
Quản lý nhà hàng là người trực tiếp giải quyết phàn nàn của thực khách nếu nhân viên không giải quyết được; tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của thực khách và xây dựng, duy trì quan hệ với khách quen, tạo ấn tượng đẹp trong mắt thực khách…
Quản Lý Nhà Hàng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
163 - 229 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản Lý Nhà Hàng
Tìm hiểu cách trở thành Quản Lý Nhà Hàng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản Lý Nhà Hàng?
Yêu cầu tuyển dụng Quản lý nhà hàng
Yêu cầu về trình độ, bằng cấp
Cũng như các vị trí quản lý của các lĩnh vực khác, Quản lý nhà hàng yêu cầu bạn đã tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học chuyên ngành Quản trị khách sạn, Quản lý nhà hàng, Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra các ứng viên có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ trong lĩnh vực liên quan sẽ được ưu tiên hơn. Ứng viên có trình độ tiếng Anh tốt cũng sẽ có cơ hội lớn hơn trong các dự án đầu tư nước ngoài.
Yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng
- Kỹ năng quản lý, phối hợp và giao tiếp: Quản lý nhà hàng cần có kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ để có thể dẫn dắt và tạo động lực cho nhân viên, khả năng quản lý thời gian và tài nguyên hiệu quả để đảm bảo hoạt động nhà hàng diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra với khối lượng công việc đồ sộ và nhịp độ công việc nhanh, người quản lý cũng cần có khả năng ra quyết định nhanh nhạy và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp. Kỹ năng giao tiếp tốt để có thể tương tác hiệu quả với khách hàng, nhân viên và đối tác cũng là một yếu tố quan trọng mà quản lý nhà hàng cần sở hữu.
- Kiến thức về ngành hàng: Hiểu biết sâu về hoạt động kinh doanh nhà hàng, bao gồm quản lý nhân sự, quản lý tài chính, marketing và kinh doanh. Hiểu biết vững về các chuẩn mực về an toàn thực phẩm, vệ sinh và an toàn lao động. Những kiến thức này sẽ là yêu cầu tối thiểu nếu bạn muốn trở thành một người quản lý tốt.
- Kỹ năng quản lý nhân sự: Công việc kinh doanh nhà hàng không chỉ là công việc của một cá nhân mà yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều bộ phận khác nhau. Vì vậy người quản lý cần có khả năng hướng dẫn nhóm nhân viên đa dạng, kỹ năng tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, cũng như phát triển và thúc đẩy năng lực của nhân viên hiện tại. Để giữ chân nhân tài, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ đang thiếu khát nguồn nhân lực chất lượng cao, khả năng xây dựng một môi trường làm việc tích cực và đội nhóm hợp tác sẽ giúp ích rất nhiều cho quản lý nhà hàng.
- Kỹ năng quản lý tài chính: Hiểu biết về quản lý ngân sách và chi phí, cũng như khả năng phân tích và theo dõi các chỉ số tài chính của nhà hàng. Kỹ năng lập kế hoạch và dự báo tài chính cho các hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
Lộ trình thăng tiến Quản lý nhà hàng
Lộ trình thăng tiến của Quản lý nhà hàng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
1. Thực tập sinh Nhà hàng
Mức lương: 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, Thực tập sinh Nhà hàng bắt đầu hành trình với vị trí thực tập, nơi họ được giới thiệu và tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Doanh nghiệp thường chủ động tuyển dụng thực tập sinh để xây dựng lực lượng lao động có chất lượng cao. Nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ các bộ phận khác nhau trong nhà hàng, xử lý các vấn đề cơ bản và làm quen với quy trình làm việc hàng ngày.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Nhà hàng mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.
2. Nhân viên Phục vụ Nhà hàng
Mức lương: 6.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm
Sau khi trở thành nhân viên chính thức, thực tập sinh Nhà hàng sẽ đảm nhận vị trí đầu tiên là Nhân viên Phục vụ Nhà hàng. Trong vai trò này, họ chịu trách nhiệm việc đón tiếp, tư vấn thực đơn, phục vụ món ăn, và xử lý các yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Nhân viên Phục vụ Nhà hàng phải đảm bảo rằng khách hàng có trải nghiệm ăn uống tốt nhất.
>> Đánh giá: Tuy mức lương không cao nhưng công việc Nhân viên Phục vụ Nhà hàng mang lại khá nhiều cơ hội phát triển. Đi kèm với đó cũng là rất nhiều những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.
3. Tổ trưởng Phục vụ
Mức lương: 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 4 năm
Sau khoảng hơn 5 năm, thực tập sinh có thể chuyển đến vị trí Tổ trưởng Phục vụ. Vai trò này đòi hỏi khả năng quản lý toàn diện về hoạt động nhà hàng, bao gồm quản lý nhân viên, nguồn lực, và tối ưu hóa hiệu suất. Tổ trưởng Phục vụ cũng tham gia vào quyết định chiến lược của doanh nghiệp và có trách nhiệm cao về kết quả kinh doanh.
>> Đánh giá: Tổ trưởng Phục vụ là người chịu trách nhiệm của cả một đội ngũ nhân viên phục vụ nên có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Song đi kèm với nó là mức lương khá cao nên nó trở thành vị trí mà bất cứ nhân viên phục vụ nào cũng muốn đạt được, mức độ cạnh tranh khá cao. Để được cất nhắc lên vị trí này, bạn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân.
4. Trợ lý quản lý nhà hàng
Mức lương: 15.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 5 năm
Trợ lý quản lý nhà hàng chịu trách nhiệm quản lý nhân sự và đảm bảo tuân thủ quy tắc của nhà hàng, tham gia vào việc lập kế hoạch thực đơn và đảm bảo sự chính xác của thực đơn cũng như chất lượng dịch vụ khách hàng và tuân thủ tiêu chuẩn phục vụ. Họ cũng quản lý lịch làm việc để đảm bảo sự hiệu quả và đủ nhân lực, tham gia vào quản lý tài chính và duy trì tài chính của nhà hàng, xử lý sự cố và vấn đề phát sinh trong hoạt động hàng ngày, và hỗ trợ quản lý chung để đảm bảo suôn sẻ trong mọi khía cạnh của hoạt động nhà hàng. Nhìn chung, đây là vị trí quan trọng giúp bạn làm quen với nhiệm vụ của các cấp quản lý trong nhà hàng.
>> Đánh giá: Vị trí này không chỉ hỗ trợ quản lý mà còn tham gia vào nhiều khía cạnh khác nhau của nhà hàng, từ quản lý nhân sự, kiểm soát chất lượng, đến đào tạo và phát triển nhân viên. Đây là vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức, giúp người làm có cơ hội học hỏi và phát triển bản thân. Từ vị trí này, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn hoặc chuyển sang các lĩnh vực khác trong ngành F&B.
5. Giám sát nhà hàng
Mức lương: 20.000.000 - 23.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 6 năm
Giám sát nhà hàng là người quản lý và kiểm soát hoạt động hàng ngày của một nhà hàng để đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra một cách hiệu quả và tuân theo các tiêu chuẩn quy định. Họ có vai trò đảm bảo các hoạt động của nhà hàng được diễn ra một cách bình thường, trơn tru, hiệu quả nhằm mang lại cho khách hàng sự hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm tại đây. Đây là bước đệm để bạn có thể phấn đấu lên các vị trí cao nữa như quản lý nhà hàng, quản lý bộ phận…
>> Đánh giá: Với năng lực và kinh nghiệm, giám sát nhà hàng có thể tiến lên các vị trí cao hơn như quản lý nhà hàng, giám đốc điều hành. Được tiếp xúc với nhiều khía cạnh của ngành ẩm thực, từ quản lý nhân sự, vận hành bếp, đến marketing và kinh doanh.
6. Quản lý nhà hàng
Mức lương: 20.000.000 - 23.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 6 - 7 năm
Quản lý nhà hàng dùng để chỉ người quản lý điều hành mọi hoạt động diễn ra trong nhà hàng. Từ quản lý tài sản, quản lý nhân viên, quản lý hàng hóa. Đến quản lý tiêu chuẩn dịch vụ, quản lý bàn, tuyển chọn và đào tạo nhân viên, đưa ra phương án giải quyết khi có khiếu nại.
>> Đánh giá: Vị trí này đòi hỏi người đó phải đưa ra quyết định chiến lược, điều hành và giám sát mọi hoạt động của nhà hàng, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến món ăn, phục vụ khách hàng đến quản lý nhân viên và tài chính. Họ là người đại diện cho hình ảnh và thương hiệu của nhà hàng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và đối tác.
7. Giám đốc nhà hàng
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm
Giám đốc nhà hàng là người lãnh đạo cao cấp của nhà hàng, chịu trách nhiệm tổng thể về các hoạt động kinh doanh và quản lý chiến lược dài hạn của nhà hàng. Cụ thể, họ xây dựng quy trình chuẩn để quản lý nhà hàng, quản lý hành chính và nhân sự, quản lý tài chính, quản lý hệ thống marketing và quảng cáo cùng các hoạt động khác diễn ra tại nhà hàng. Cuối cùng, họ sẽ báo cáo tất cả nội dung này cho hội đồng quản trị. Tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng mà sẽ có một hay nhiều vị trí giám đốc đảm nhiệm các khu vực khác nhau.
>> Đánh giá: Vị trí Giám đốc nhà hàng là một vị trí đòi hỏi nhiều trách nhiệm và kỹ năng. Tuy nhiên, đây cũng là một vị trí mang lại nhiều cơ hội phát triển và thỏa mãn. Để thành công trong vai trò này, Giám đốc nhà hàng cần phải không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức và luôn hướng tới sự hoàn thiện.
5 bước giúp Quản lý nhà hàng thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng Cao Kỹ Năng Lãnh Đạo và Quản Lý
Đầu tư vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên của bạn. Một đội ngũ làm việc hiệu quả và hài lòng với công việc sẽ góp phần vào thành công chung của nhà hàng. Học cách xử lý xung đột và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Kỹ năng này giúp duy trì môi trường làm việc tích cực và tăng cường sự hài lòng của nhân viên.
Đảm Bảo Chất Lượng Dịch Vụ
Luôn lắng nghe và phản hồi ý kiến của khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng là chìa khóa để xây dựng danh tiếng và giữ chân khách hàng lâu dài. Đánh giá và tối ưu hóa quy trình phục vụ, từ việc đặt bàn, phục vụ đồ ăn đến thanh toán. Quy trình hiệu quả giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm thời gian.
Quản Lý Tài Chính Hiệu Quả
Theo dõi và phân tích chi phí hoạt động của nhà hàng, từ nguyên liệu đến nhân sự. Điều chỉnh ngân sách và chi phí khi cần thiết để tối ưu hóa lợi nhuận. Dự đoán doanh thu dựa trên dữ liệu lịch sử và xu hướng hiện tại. Lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn để đạt được các mục tiêu doanh thu.
Cập Nhật và Áp Dụng Công Nghệ
Áp dụng các công cụ phần mềm quản lý nhà hàng để theo dõi đơn hàng, tồn kho, và tài chính. Công nghệ giúp tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu lỗi. Sử dụng các công cụ marketing số như mạng xã hội, email marketing và ứng dụng đặt bàn trực tuyến để tăng cường sự hiện diện và tiếp cận khách hàng mới.
Xây Dựng Mối Quan Hệ và Mạng Lưới
Tham gia vào các sự kiện, hội thảo ngành nhà hàng để kết nối với các chuyên gia và đối tác tiềm năng. Mối quan hệ tốt có thể mở ra cơ hội hợp tác và học hỏi từ những người có kinh nghiệm. Luôn mở lòng tiếp nhận phản hồi từ cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng. Học hỏi từ những trải nghiệm và cải thiện bản thân để trở thành một quản lý tốt hơn.
Xem thêm:
Việc làm Quản lý cửa hàng đang tuyển dụng