1. Công tác kế toán (70%)
Hạch toán thu chi, thanh toán, kiểm kê tài sản, khai báo và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về kế toán và thuế.
Lập các báo cáo quản trị theo quy định, đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời.
Quản lý sổ sách kế toán, chứng từ gốc và các hồ sơ liên quan theo quy định.
Lập, theo dõi và kiểm soát việc thực hiện ngân sách.
Xây dựng và đảm bảo tuân thủ các quy trình nghiệp vụ liên quan.
Chấm công, tính lương, thưởng, phụ cấp, xử lý các thủ tục thuế, bảo hiểm... cho người lao động theo quy định của Luật và Công ty.
Tham mưu cho Ban lãnh đạo về kiểm soát chi phí và các vấn đề tài chính, kế toán khác.
2. Công tác hành chính (30%)
Quản lý công việc hành chính văn phòng, lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, vệ sinh.
Quản lý bếp ăn.
Phối hợp/ tổ chức các chương trình hoạt động, sự kiện của Công ty.
Phối hợp triển khai công tác tuyển dụng, đào tạo và giải quyết các vấn đề liên quan tới người lao động.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác, cơ quan ban ngành tại địa phương.Tốt nghiệp ĐH, CĐ chuyên ngành Tài chính, kế toán và các ngành liên quan
Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí phụ trách kế toán trở lên
Ưu tiên lĩnh vực sản xuất và/hoặc kinh nghiệm hành chính nhân sựMức lương hấp dẫn, cạnh tranh.
Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của PL
BHXH, BHSK cho bản thân
Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động.
Công ty Cổ phần Thương mại Citicom (CITICOM) được thành lập năm 2003 chuyên về kinh doanh các mặt hàng thép và gia công các sản phẩm từ thép. Trải qua 20 năm hoạt động, CITICOM đã khẳng định được vị thế của mình là một doanh nghiệp cung cấp thép uy tín và dẫn đầu cho ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam. Mục tiêu 2023, Citicom sẽ trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong ngành cung cấp được GIẢI PHÁP TỔNG THỂ nhằm tối ưu hiệu quả cho khách hàng dựa trên nền tảng kết nối số nhanh chóng, tiện lợi và vượt trên cả sự mong đợi của Khách hàng.
Chính sách bảo hiểm
- Được đóng đầy đủ các chế độ của Người lao động theo quy định của nhà nước (BHXH, BHYT, BHTN…)
- Được tham gia bảo hiểm tai nạn 24/7
- Được tham gia bảo hiểm chăm sóc đặc biệt của nước ngoài theo phân cấp
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
- Thể dục giữa giờ làm
- Khởi động đầu tuần độc đáo
- Đêm Đoàn Viên
- Ngày hội gia đình
Lịch sử thành lập
- Ngày 23/5/2003, Thành lập Công ty với một kho hàng và phòng kinh doanh Kim khí nằm tại Tổng kho Kim Khí Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.
- Năm 2004, Phát triển thêm một cửa hàng ở Kho Kim khí Huỳnh Cung, quận Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Các sản phẩm thép và gang đúc chủ yếu được công ty xuất khẩu sang Tây Ban Nha và Đài Loan.
- Năm 2005, Mở một đại lý công ty tại Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) với mục tiêu khai thác triệt để các sản phẩm thép từ một trong bốn thị trường thép lớn nhất Trung Quốc này.
- Năm 2006, Thành lập chi nhánh Citicom tại Hà Nội với mục đích là nâng cao năng lực cung cấp hàng hóa cho khách hàng khu vực phía Bắc.
- Năm 2007, Thành lập văn phòng đại diện tại thành phố Hải Phòng, có chức năng thực hiện như một Chi nhánh. Vinh dự được Hiệp hội Ngân hàng và Hiệp hội Doanh Nghiệp vừa và nhỏ xét tặng Cúp Doanh nhân Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam Vàng.
- Năm 2008, Triển khai xây dựng Nhà máy Kết cấu thép và Thiết bị Công nghiệp đồng bộ tại Thành phố Hải Dương để cải thiện nâng cao năng lực sản xuất của Công ty, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu ngày càng đa dạng phong phú của khách hàng. Thành lập văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện nhiệm vụ với chức năng như một chi nhánh với mục đích là mở rộng thị trường của Citicom tại thị trường thép lớn nhất Việt Nam này.
- Năm 2009, Mở thêm một Công ty đại lý tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) để phát triển rộng nguồn cung cấp thép tại đây.
- Năm 2010, Đầu tư mở rộng ra nước ngoài nhờ việc thành lập văn phòng đại diện tại Thành phố Yangon, Myanmar, chú trọng xây dựng Nhà hàng Việt đầu tiên tại đây với tổng vốn đầu tư là 230,000 USD. Có thể coi đây là cầu nối để Citicom xúc tiến các hoạt động thương mại và cải thiện tại “mảnh đất màu mỡ cuối cùng của châu Á” này.
- Năm 2011, Ứng dụng thành công quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 cho toàn bộ hệ thống công ty.
- Năm 2012, Tiếp tục trở thành thành viên của VNR500 và đứng thứ 233 trong danh sách các Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
- Năm 2013, Vinh dự nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt lần thứ 2 và là top 200 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam. Đứng thứ 356 trong danh sách các Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và tiếp tục là thành viên của VNR500 năm 2013.
- Năm 2014, Tiếp tục trở thành thành viên của VNR500 vàvà đứng thứ 396 trong danh sách các Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
- Năm 2015, Vinh dự được chọn làm nhà cung cấp thép cho công trình thủy điện Sông Bung.
- Năm 2018, Đây là được xem là một năm thành công vang dội khi Citicom liên tiếp nhận các giải thưởng lớn từ các tổ chức uy tín như: Danh hiệu “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” được trao bởi Vietnam Report kết hợp cùng Báo VietNamNet, danh hiệu cờ thi đua “Đơn Vị Xuất Sắc Phong Trào Thi Đua Năm 2017” và “Cúp Thăng Long 2018” được UBND Thành phố Hà Nội trao tặng. Và hơn hết giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” đã thêm phần khẳng định sự nỗ lực không ngừng cũng như sự tin cậy uy tín của Citicom đối với khách hàng. Có những giải thưởng này là động lực giúp Citicom tiếp tục phát triển mở rộng hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh thép, hướng tới mục tiêu trở thành “Nhà cung cấp giải pháp cung ứng hàng hóa tổng thể cho khách hàng”.
Mission
Citicom là “cầu nối” hiệu quả giữa Người sản xuất với Người sử dụng thép và các sản phẩm từ thép, từ đó giúp xã hội giảm thiểu chi phí và rủi ro trong sản xuất và lưu thông các mặt hàng mà Công ty kinh doanh.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kế toán trưởng là gì?
Kế toán trưởng là vị trí công việc đứng đầu bộ máy kế toán của một doanh nghiệp; là người lãnh đạo trực tiếp của phòng kế toán và phải chịu trách nhiệm trước công ty (cơ quan, tổ chức, đơn vị) về tất cả hoạt động về tài chính kế toán doanh nghiệp. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có kế toán trưởng bởi vì quy mô và điều kiện tài chính của doanh nghiệp. Đối với những công ty, tập đoàn lớn với khối lượng công việc lớn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cần phải người đứng đầu bộ phận kế toán điều hành công việc. Bên cạnh đónhững công việc như Kế toán dịch vụ, Kế toán thuế, Kế toán nội bộ, Kế toán công,...cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Kế toán trưởng
Ở những vị trí, cấp bậc khác nhau người kế toán sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung công việc của Kế toán trưởng bao gồm những hoạt động sau đây:
Quyền điều hành của kế toán trưởng trong doanh nghiệp
Kế toán trưởng phụ trách quản lý chung mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán với mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà phân bổ công việc bộ phận kế toán cho phù hợp. Họ cũng là người thực hiện việc lập các mẫu tài liệu, giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật, lên các kế hoạch công việc chi tiết và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận kế toán hay thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm kê các nguồn tài sản, dòng tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc quyền lợi của doanh nghiệp.
Quản lý đào tạo kế toán viên
Công việc của kế toán trưởng còn là quản lý và đào tạo các kế toán viên, điều phối công việc cho các kế toán viên phù hợp cũng như giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Bên cạnh đó, họ còn kiêm luôn việc đào tạo, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho kế toán định kỳ.
Quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ doanh nghiệp
Quản lý, giám sát chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một trong những nhiệm vụ của một kế toán trưởng. Bao gồm tính toán giá thành sản phẩm; các bút toán tính thuế; đối chiếu công nợ với khách hàng – chủ đầu tư – ngân hàng; tính toán tương, bảo hiểm nhân viên; kiểm soát quy trình lập các loại tài liệu, sổ sách; quy trình kiểm kê tài sản; lập bảng cân đối kế toán; điều tra các báo cáo nguồn tài chính của doanh nghiệp, theo dõi hoạt động lưu trữ các loại sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ gốc của doanh nghiệp theo đúng quy định...
Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kiểm soát hoạt động tài chính
Kế toán trưởng là người trực tiếp giám sát hoạt động của doanh nghiệp như xác định các nguồn dự trữ tài chính nội bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Họ cũng sẽ là người giải quyết các vấn đề tài chính; tham mưu cho lãnh đạo đảm bảo nguồn lợi tài chính cho doanh nghiệp và đưa ra kiến nghị phòng ngừa các rủi ro kinh doanh, đề xuất giải pháp thu hút nguồn tài chính cho ngân sách của doanh nghiệp.
Lập – trình bày báo cáo tài chính
Định kỳ phối hợp với các kế toán viên kế toán tổng hợp; lập báo cáo tài chính tổng hợp tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp là công việc của một kế toán trưởng. Ngoài ra, họ cũng có nhiệm vụ phối hợp với kế toán tổng hợp trình bày báo cáo tài chính trước ban lãnh đạo doanh nghiệp, với cơ quan kiểm toán.
Thực tế, công việc của một kế toán trưởng là rất nhiều. Ngoài các nhiệm vụ kể trên, họ còn phải thực hiện các giao dịch vay tín dụng với ngân hàng và trong lĩnh vực tài chính, cung cấp các sổ sách, số liệu cho công tác thanh kiểm toán của cơ quan chức năng, đưa ra đề xuất cải tiến những điểm bất hợp lý trong hoạt động xử lý công việc của bộ phận kế toán,....
Kế toán trưởng có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
221 - 325 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kế toán trưởng
Tìm hiểu cách trở thành Kế toán trưởng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kế toán trưởng?
Yêu cầu tuyển dụng của Kế toán trưởng
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Ứng viên cần tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, Kế toán trưởng còn phải có các chứng chỉ như chứng chỉ kiểm toán nội bộ, chứng chỉ về thuế giá trị gia tăng, chứng chỉ về thuế thu nhập doanh nghiệp...
- Kiến thức chuyên môn: Kế toán trưởng phải có kiến thức chuyên môn về nguyên tắc kế toán, quy trình kế toán, báo cáo tài chính, thuế, luật kế toán và các quy định về kế toán.... để có thể hoàn thành các công việc của phòng kế toán, không để bỏ sót thông tin.
- Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Điều này cũng vô cùng quan trọng để giúp Kế toán trưởng có thể đảm bảo các công tác khai và báo thuế...
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng làm việc dưới áp lực: nghề kế toán rất áp lực và mọi sai sót đều có thể dẫn tới hậu quả và thiệt hại to lớn cho bản thân bạn và công ty, thậm chí bạn có thể vướng vào vòng lao lý nếu xảy ra sai lầm nghiêm trọng. Vì thế hãy đảm bảo có một “tinh thần thép” khi hành nghề kế toán.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Kế toán trưởng phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm kế toán như FAST, 3TSoft hoặc MISA,...
- Kỹ năng quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp: Đây là kỹ năng quan trọng đối với Kế toán trưởng, để thực hiện xử lý, thu thập thông tin dữ liệu, sổ sách kế toán,... trong quá trình làm việc, tránh xảy ra những sai sót không đáng có.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Điều này sẽ giúp công việc sổ sách, giấy tờ, tài chính được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tránh tình trạng tồn đọng công việc gây trễ lương, đóng thuế muộn,...
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán từ 1 năm trở lên
- Có các chứng chỉ hành nghề kế toán
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Lộ trình nghề nghiệp của Kế toán trưởng
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh kế toán | 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên kế toán | 8.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Phó phòng kế toán | 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Trên 7 năm | Kế toán trưởng | 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kế toán trưởng và các ngành liên quan:
- Kế toán dịch vụ: 10.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
- Kế toán công:8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Kế toán thanh toán: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
Lộ trình thăng tiến của Thực tập sinh kế toán có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này:
1. Thực tập sinh kế toán
Mức lương: 2.500.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Thực tập sinh kế toán thường là bước đầu tiên cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong lĩnh vực kế toán. Thực tập sinh sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và học hỏi từ những chuyên gia kế toán giàu kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm.
>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh kế toán là vị trí chủ yếu dành cho sinh viên năm cuối của các trường đại học với chuyên ngành kế toán. Với vị trí này, họ chủ yếu hỗ trợ các công tác liên quan đến kế toán dưới sự hướng dẫn của các nhân viên kế toán có thâm niên hơn, chứ chưa được trực tiếp tự mình xử lý các công việc. Mục tiêu chính của thực tập sinh vẫn là học hỏi nên mức lương sẽ không cao.
2. Nhân viên kế toán
Mức lương: 8.000.000 - 18.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp với vai trò là Nhân viên kế toán. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
>> Đánh giá: Nhân viên kế toán sẽ là vị trí đầu tiên sau khi các bạn được chấp nhận lên chính thức. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc của phòng kế toán dưới sự phân công của lãnh đạo. Việc làm Nhân viên kế toán có tỉ lệ cạnh tranh khá cao khi nguồn nhân lực dồi dào.
3. Phó phòng kế toán
Mức lương: 18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm
Phó phòng kế toán, Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 7 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
>> Đánh giá: Là một kế toán có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Phó phòng kế toán. Cơ hội Việc làm Phó phòng kế toán có mức lương cũng sẽ cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
4. Kế toán trưởng
Mức lương: 25.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm kinh nghiệm
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.
>> Đánh giá: Kế toán trưởng là vị trí vô cùng quan trọng nên thường giao cho những người thực sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao. Với vai trò nặng nề và nguồn nhân lực hạn chế nên mức lương cho vị trí này khá cao. Việc làm Kế toán trưởng có mức lương khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
5 bước giúp Kế toán trưởng thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao kiến thức chuyên môn
Những kiến thức về lĩnh vực kế toán luôn được thay đổi và cập nhật từng giây từng phút. Vì vậy, là một Kế toán trưởng, bạn cần phải liên tục nâng cao kiến thức chuyên môn thông qua việc tham gia các khóa học, đào tạo hoặc chương trình đào tạo nâng cao dành cho nhân viên kế toán. Phát triển và cải thiện kỹ năng làm việc với các công nghệ, phần mềm kế toán mới nhất cũng là một điều vô cùng cần thiết để bắt kịp xu hướng làm việc của lĩnh vực này. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng và phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu cho mình, sử dụng công cụ phân tích kinh doanh sẽ giúp công việc hiệu quả hơn.
Xây dựng các mối quan hệ
Trong bất kỳ một lĩnh vực, nghề nghiệp nào, quan hệ vẫn là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định khá lớn đến sự thăng tiến của một cá nhân. Để xây dựng được các mối quan hệ cho mình, bạn cần phải thường xuyên tham gia vào các cộng đồng, hội nghị ngành kế toán để mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra các cơ hội mới. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia và nhà quản lý trong ngành để nhận được hỗ trợ, khuyến khích động viên. Đặc biệt là duy trì mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới để tạo tiền đề tốt cho sự thăng tiến.
Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao
Làm kế toán thường liên quan tới rất nhiều con số vì vậy người làm kế toán cần thực sự cẩn thận, tỉ mỉ là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng đã gây tổn thất và ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp cũng như bản thân mình. Với tính cẩn thận, tỉ mỉ và độ chính xác cao, hiệu suất của bạn cũng sẽ luôn được đảm bảo, đây sẽ cơ sở để lãnh đạo nhìn nhận năng lực cá nhân của một Kế toán trưởng, từ đó, cất nhắc lên các vị trí cao hơn.
Có khả năng phân tích làm việc với con số tốt
Như đã nói ở trên kế toán làm việc với rất nhiều số cho nên bạn cần nhanh nhạy, phân tích tốt. Vì đặc trưng nghề nghiệp là tính toán, cộng trừ nhân chia liên miên nên nếu muốn trở thành một Kế toán trưởng tốt, bạn buộc phải nhanh nhạy trong câu chuyện này.
Tính minh bạch, trung thực và khả năng chịu được áp lực công việc
Ngoài ra, để có thể thăng tiến nhanh và thành công trong công việc, thì tính cách minh bạch, trung thực và khả năng chịu được áp lực là một điều vô cùng cần thiết. Vấn đề về tài chính luôn nhạy cảm vì vậy làm kế toán cần phải đổi hỏi tính trung thực tuyệt đối. Công việc kế toán thường cũng sẽ rất áp lực vì vậy đòi hỏi Kế toán trưởng phải chịu được áp lực với cường độ làm việc cao.
Xem thêm:
Việc làm Kế toán kho đang tuyển dụng