Phúc lợi
- Laptop
- Du Lịch
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
- CLB thể thao
Mô tả Công việc
Quản lý mối quan hệ khách hàng (Customer relationship management):
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với các khách hàng trọng yếu.
- Hiểu rõ nhu cầu, mục tiêu kinh doanh và thách thức của khách hàng.
- Làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty (Product, Sản xuất, CSKH,...) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Thực hiện các cuộc gặp gỡ, thăm hỏi khách hàng định kỳ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp.
Phát triển kinh doanh (Business Development) :
- Phân tích tài khoản khách hàng, xác định cơ hội kinh doanh mới và lập kế hoạch phát triển.
- Thực hiện các cuộc đàm phán, thuyết trình để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và chốt đơn hàng.
- Đảm bảo đạt được các mục tiêu doanh số và chỉ số hiệu suất kinh doanh (KPI) đã đề ra.
- Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới và mở rộng thị phần.
Quản lý dự án (Project Management):
- Quản lý các dự án liên quan đến khách hàng, đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và trong ngân sách.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Hỗ trợ các bộ phận liên quan (Support related departments):
- Gọi hàng: Lập kế hoạch và theo dõi đơn hàng của khách hàng.
- Kho: Phối hợp với bộ phận kho để đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời hạn và chất lượng.
- Giao hàng: Theo dõi quá trình giao hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh.
- CSKH: Hỗ trợ bộ phận chăm sóc khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề của khách hàng.
Phát triển sản phẩm (Product Development):
- Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng để cải thiện sản phẩm/dịch vụ.
- Tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới dựa trên nhu cầu của khách hàng.
Báo cáo (Reporting):
- Lập báo cáo định kỳ về tình hình kinh doanh của các khách hàng trọng yếu.
- Phân tích dữ liệu và đưa ra các đề xuất cải thiện.
Yêu Cầu Công Việc
- Từ 3 năm kinh nghiệm trở lên tại vị trí tương đương.
- Tốt nghiệp Đại học tại các chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh, Dược, Kinh tế, Kỹ Thuật Hình Ảnh Y Khoa hoặc các chuyên ngành tương đương khác.
- Có thể sử dụng tiếng Anh trong công việc là 1 lợi thế.
- Thành thạo các kỹ năng Word, Excel, and Powerpoint
- Hoạt động hướng tới khách hàng & tư duy dịch vụ
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
VT healthcare là một doanh nghiệp có hơn 25 năm kinh nghiệm phân phối chuyên nghiệp trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam, là đối tác của các hãng thiết bị và vật tư y tế hàng đầu thế giới.
Hiện VT healthcare có 4 văn phòng ở các thành phố lớn Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Với hệ thống phân phối, kho bãi đạt tiêu chuẩn ISO9001, GSP trong quản lý và phân phối thiết bị vật tư y tế, cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tâm huyết, VT healthcare cam kết đem đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho các bệnh viện trên cả nước.
Chính sách bảo hiểm
- Được tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của luật lao động
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch
- Team building
- Trò chơi
- Party
- Dã ngoại
Lịch sử thành lập
- VT healthcare thành lập 1995, là nhà phân phối chuyên nghiệp của các hãng thiết bị và vật tư Y tế hàng đầu thế giới tại Việt Nam.
Mission
- VT healthcare xem dịch vụ khách hàng là trọng tâm để không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc y tế thông qua việc nâng cao tiêu chuẩn phân phối xứng đáng với vai trò dẫn đầu trong lĩnh vực phân phối thiết bị - vật tư y tế tại Việt Nam.
Công việc của Key Account Manager là gì?
Key Account Manager chính là vị trí quản lý các đối tượng Key Account, công việc của họ là đi tìm các khách hàng trọng yếu để tư vấn, đàm phán, chốt đơn hàng và giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài. Ngoài ra, họ còn chịu trách nhiệm quản lý các Account Executive. Một Key Account Manager sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến tư vấn, đàm phán, chăm sóc và ký kết hợp đồng với khách hàng. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên thu mua, Nhân viên Telesale, Nhân viên bán hàng siêu thị,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Key Account Manager
Key Account Manager không chỉ tập trung xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng mà còn phải quản trị dự án và điều phối công việc trong nội bộ công ty. Công việc của một Key Account Manager chắc chắn rất nhiều áp lực và cường độ công việc vô cùng cao, có thể tóm tắt trong những đầu mục cơ bản như sau:
Lập kế hoạch định hướng
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của một Key Account Manager phải kể đến là việc lập kế hoạch sản xuất theo định kỳ cho doanh nghiệp, có thể theo tháng, quý, năm. Họ là người thực hiện quản lý đối với các kế hoạch sản xuất được triển khai và theo dõi việc thực hiện của nhân viên, đồng thời phối hợp các phòng ban để đảm bảo về chỉ tiêu sản xuất phù hợp với thị trường tiêu dùng hiện nay.
Nghiên cứu thị trường
Key Account Manager có nhiệm vụ thu thập thông tin, đánh giá và đưa ra những hướng phân tính cho thị trường về dịch vụ, sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó hoạch định được xu hướng và dự báo đối với các kế hoạch triển khai sắp tới để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tham mưu với lãnh đạo về các vấn đề liên quan
Key Account Manager cũng là người tư vấn giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp triển khai các kế hoạch sản xuất hiệu quả, đồng thời đưa ra tiêu chí lựa chọn nhóm khách hàng cần hướng tới, phân tích về thị trường tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Họ là người theo dõi hoạt động và kế hoạch xuất nhập khập hàng hóa của doanh nghiệp, mục đích đảm bảo triển khai các kế hoạch đúng theo dự án được hiệu quả nhất.
Quản lý nhân sự
Key Account Manager là người phân công công việc cho từng nhân viên cấp dưới, sao cho công việc phù hợp với khả năng và chuyên môn của họ, điều này giúp tạo hiệu quả năng suất làm việc của nhân viên tốt hơn. Họ là người kiểm tra, nhắc nhở nhân viên thực hiện công việc, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả và đúng thời gian nhất.
Key Account Manager có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
325 - 455 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Key Account Manager
Tìm hiểu cách trở thành Key Account Manager, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Key Account Manager?
Yêu cầu tuyển dụng của Key Account Manager
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Trong quá trình làm việc, bất kể ở ngành nghề nào bạn cũng cần trang bị vững vàng kiến thức chuyên môn cho bản thân. Đặc biệt, Key Account Manager càng đòi hỏi bạn có bằng cử nhân chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing.
- Kiến thức chuyên môn: Để phát triển việc làm Key Account Manager cần phải nắm các kiến thức chuyên môn và quy trình thực hiện công việc là rất cần thiết. Đối với một Key Account Manager làm việc liên quan đến những khách hàng lớn thì phải có kinh nghiệm cũng như trình độ nhất định về tư vấn và đề ra các giải pháp khả thi để có thể đáp ứng đầy đủ, kịp thời những yêu cầu mà khách đặt ra.
Yêu cầu về kỹ năng
- Thể hiện cách đối xử khéo léo, tinh tế: Các Key Account Manager chính là những đối tượng đóng vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp. Vì vậy cần phải có một chế độ “ưu tiên” đối với các nhóm đối tượng khách hàng này mà khách hàng khác không có được như các chương trình khuyến mãi, các thông tin được chia sẻ hỗ trợ và phân phối độc quyền.
- Có khả năng giải quyết được nhiều vấn đề: Trong quá trình làm việc với các thường sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề. Việc của Key Account Manager là thấu hiểu và giúp đỡ các Key Account giải quyết các vấn đề đó bằng những giải pháp mà doanh nghiệp đề ra. Mục đích là tạo ra lợi thế sức cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ trên thị trường.
- Biết "nhìn xa trông rộng": Một Key Account Manager phải nhìn nhận được cái gì quan trọng và cần thiết để giải quyết một vấn đề một cách bao quát nhất, để ý từng chi tiết nhỏ nhất của sự việc. Biết được thế mạnh của công ty là gì? Những biến động trên thị trường, đối thủ cạnh tranh có những động thái gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến dự án.
- Khả năng giám sát chất lượng: Nếu có đôi mắt nhạy bén và kỹ năng giám sát tốt, bạn có thể nhanh chóng phát hiện các bất thường trong quá trình làm việc để kịp thời tìm biện pháp khắc phục và sửa chữa.
- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Key account Manager, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... không chỉ được bộc lộ ở nội bộ mà còn phát huy khi họ thiết lập các mối quan hệ bên ngoài, từ đó giúp doanh nghiệp có được các đối tác chiến lược phát triển bền vững.
- Khả năng sử dụng công nghệ: Đây là một kỹ năng quan trọng đối với công việc của Key account Manager trong doanh nghiệp bởi bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều máy móc công nghệ như máy tính văn phòng, thiết bị kỹ thuật số và các công cụ đo lường và kiểm soát chất lượng chuyên dụng.
- Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến sản phẩm, như tiêu chuẩn chất lượng, thông số kỹ thuật,...
Các yêu cầu khác
- Tinh thần học hỏi, cầu tiến và chịu khó.
- Tính kỷ luật, trung thực và có trách nhiệm với công việc.
- Nhiệt tình, năng động và sáng tạo.
- Sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
- Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động và thay đổi nhanh.
Lộ trình nghề nghiệp của Key Account Manager
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 2 năm | Nhân viên tiếp thị | 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
2 - 5 năm | Account Executive | 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Trên 5 năm | Key Account Manager | 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Key Account Manager và các ngành liên quan:
- Nhân viên SEO: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
- Trade Marketing: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
- Marketing Assistant: 10.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
1. Nhân viên tiếp thị
Mức lương: 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 2 năm kinh nghiệm
Nhân viên tiếp thị thường là vị trí bước đầu trong lĩnh vực tiếp thị. Ở vị trí này, họ tham gia vào việc triển khai các hoạt động tiếp thị, tạo nội dung, quảng cáo, và tham gia vào các chiến dịch tiếp thị của công ty. Họ học cách sử dụng các công cụ tiếp thị, như email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội, và thực hiện các hoạt động tiếp thị trực tuyến và ngoại tuyến.
>> Đánh giá: Hiện nay, việc làm Nhân viên tiếp thị có nguồn nhân lực khá dồi dào song nhu cầu tuyển dụng không còn nhiều, thường xuyên bị bão hòa nên mức độ cạnh tranh nghề nghiệp khá cao. Mức lương cho vị trí này cũng không quá cao, tuy nhiên, bạn có thể được thưởng theo doanh số bán hàng và hoa hồng của từng sản phẩm.
2. Account Executive
Mức lương: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm kinh nghiệm
Account Executive là người đảm nhiệm các dự án thương hiệu cơ bản và trở thành thành viên chủ chốt trong nhóm tư vấn. Họ có nhiệm vụ phân tích thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và đưa ra các đề xuất cải thiện thương hiệu và tham gia vào quá trình tư vấn và gặp gỡ khách hàng.
>> Đánh giá: Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm, bạn có thể lên vị trí Account Executive. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng doanh nghiệp mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân. Dù vậy, cơ hội việc làm Account Executive khá hấp dẫn với cơ hội thăng tiến rộng mở.
3. Key Account Manager
Mức lương: 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm
Key Account Manager là người quản lý các đối tượng Key Account, công việc của họ là đi tìm các khách hàng trọng yếu để tư vấn, đàm phán, chốt đơn hàng và giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài. Một Key Account Manager sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến tư vấn, đàm phán, chăm sóc và ký kết hợp đồng với khách hàng.
>> Đánh giá: Việc làm Key Account Manager là một vị trí đòi hỏi nhiều trách nhiệm và cường độ công việc cũng cao hơn so với các vị trí nhân viên. Tuy nhiên, mức lương của Key Account Manager khá cao nên Nhân viên tiếp thị thường không ngừng nỗ lực để đạt được vị trí này.
5 bước giúp Key Account Manager thăng tiến nhanh trong công việc
Phát triển kỹ năng chuyên môn
Liên tục cập nhật và nâng cao kỹ năng chuyên môn thông qua các khóa đào tạo về quản lý, kỹ năng bán hàng, và kỹ năng lãnh đạo. Tham gia các cuộc thi để đạt được những chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực bán hàng và quản lý giúp tăng giá trị bản thân và mở ra cơ hội thăng tiến với mức lương cao hơn.
Thực hiện và đạt các chỉ tiêu kinh doanh
Đặt mục tiêu và làm việc chăm chỉ để đạt được hoặc vượt qua các chỉ tiêu kinh doanh được đặt ra. Hiệu suất cao sẽ giúp Key Account Manager dễ dàng thăng tiến trong công việc. Thường xuyên suy nghĩ và ứng dụng các phương pháp mới giúp phát triển các chiến lược bán hàng hiệu quả, giúp đội ngũ bán hàng đạt được mục tiêu doanh số.
Nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo
Cho cấp trên thấy được kỹ năng lãnh đạo của bản thân là một cách giúp Key Account Manager được ưu ái hơn khi cất nhắc các vị trí quản lý, điều hành. Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, khách hàng, đồng nghiệp,... và đứng ra giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Tăng cường mạng lưới quan hệ
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, mở rộng và duy trì mối quan hệ với khách hàng giúp tăng doanh số và tạo cơ hội kinh doanh mới. Tham gia các hội thảo, sự kiện ngành nghề để mở rộng mạng lưới quan hệ và cập nhật xu hướng mới nhất trong ngành cũng là cách để tăng tốc độ thăng tiến của Key Account Manager.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện, tư vấn với rất nhiều người trong một ngày. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành thu thập thông tin từ người khác và tư vấn thông tin cho khách hàng. Key Account Manager nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của khách hàng. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Nhân viên tiếp thị.