Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
- Phối hợp cùng tổ đấu thầu, bộ phận liên quan khác hoàn thành hồ sơ dự thầu, hồ sơ chỉ định thầu đáp ứng yêu cầu:
+ Xem xét giải pháp thiết kế; rà soát khối lượng, sai khác của hồ sơ thiết kế bản vẽ với tiên lượng mời thầu;
+ Tham gia công tác TK hệ thống PCCC, thẩm định TK PCCC, lập hồ sơ thẩm duyệt PCCC và làm việc với CQCN;
+ Xem xét tính khả thi khi thực hiện: điều tra đơn giá vật tư thiết bị phạm vi gói thầu…;
+ Tham mưu lãnh đạo Ban về tính khả thi tham gia gói thầu, có nên tham gia hay không.
- Tham gia lập hồ sơ đề xuất kỹ thuật, biện pháp thi công;
- Lập hồ sơ mời thầu: Bill thầu, yêu cầu kỹ thuật;
- Đánh giá năng lực các nhà thầu phụ;
- Rà soát hồ sơ chào thầu:
+ Rà soát khối lượng chào so với bill mời thầu;
+ Rà soát thông số kỹ thuật VTTB chào thầu so với yêu cầu trong hồ sơ thiết kế;
+ Rà soát đơn giá chào thầu so với báo giá thị trường, và dự toán trúng thầu.
- Tham mưu cho lãnh đạo Ban lựa chọn nhà thầu phụ Cơ điện phù hợp;
- Theo dõi và tổng hợp báo cáo thường xuyên tình trạng triển khai các gói thầu Cơ điện:
+ Tình trạng huy động nhân sự, VTTB, phương tiện thi công tại các BĐH dự án;
+ Tình trạng dải ngân: tạm ứng, thanh toán với Chủ đầu tư/ Nhà thầu chính;
+ Tình trạng thanh toán cho các nhà thầu phụ Cơ điện;
+ Tiến độ triển khai tại các BĐH dự án.
- Kịp thời báo cáo các tồn tại, đề xuất các giải pháp khác phục tới BĐH dự án và Lãnh đạo Ban CN;
- Tham gia quyết toán các gói thầu PCCC;
- Tham gia bảo hành công trình PCCC;
- Phối hợp tổ thầu trong quá trình triển khai thiết kế Cơ điện: đề xuất giải pháp kỹ thuật, thiết kế cơ điện, bóc khối lượng và lập dự toán;
- Phối hợp các Ban điều hành dự án tại công trường triển khai các hợp đồng với chủ đầu tư;
- Phối hợp rà soát các Phiếu yêu cầu vật tư thiết bị từ các Ban điều hành dự án;
- Phối hợp Tổ mua sắm đánh giá và lựa chọn Nhà cung cấp vật tư thiết bị Cơ điện phù hợp, đáp ứng tiến độ yêu cầu;
- Phối hợp các bên liên quan trong giải trình kỹ thuật với tư vấn giám sát, chủ đầu, cơ quan nhà quản lý nhà nước;
- Các công việc khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Ban.
Yêu Cầu Công Việc
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành liên quan các lĩnh vực: Điện, Cơ điện, Điện - Điện tử, Tự động hóa...;
- Yêu cầu chứng chỉ TK PCCC, chứng chỉ giám sát PCCC, chứng chỉ thẩm định PCCC;
- Tiếng anh giao tiếp, đọc hiểu tài liệu chuyên ngành;
- Kinh nghiệm TK PCCC, lập hồ sơ thẩm định PCCC và làm việc với các chính quyền chức năng để phê duyệt;
- Có kinh nghiệm và kiến thức về hệ thống điện (Electrical); Hệ thống thông gió và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning - HVAC); Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (Plumbing & Sanitary - P&S); Hệ thống báo cháy và chữa cháy (Fire alarm & Fire fighting);
- Sẵn sàng công tác và làm việc tại các dự án của Tập đoàn.
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Giới tính: Nam
- Phụ cấp khác:
- Phụ cấp tăng ca, ngoài giờ;
- Phụ cấp đi công tác. - Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Phúc lợi:
- Đầy đủ chế độ bảo hiểm;
- Khám sức khỏe định kỳ;
- Cấp laptop làm việc;
- May đồng phục làm việc;
- Thưởng Lễ, Tết, sinh nhật... - Lương: 15 Tr - 30 Tr VND
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đèo Cả có tiền thân là Xí nghiệp sản xuất xây dựng, xây lắp điện Hải Thạch được ra đời vào những năm 1985 của thế kỷ trước tại Phú Yên. Là người đã theo học và được đào tạo khá chuyên sâu trong lĩnh vực điện công nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh nên doanh nhân Hồ Minh Hoàng đã có bước kế tục gia đình - nhận chuyển giao và tiếp nối khá thành công trong việc quản trị, tái sắp xếp và ổn định doanh nghiệp trong giai đoạn này. Mọi chuẩn bị để ươm mầm hy vọng
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng chế độ BHXH, BHTN và BHYT theo quy định của Công ty và luật BHXH.
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Team work
- Party
- Du lịch hàng năm
Lịch sử thành lập
- Tập đoàn Đèo Cả có tiền thân là Xí nghiệp sản xuất xây dựng, xây lắp điện Hải Thạch được ra đời vào những năm 1985 của thế kỷ trước tại Phú Yên.
Mission
Hiểu bản thân trong nhận thức toàn cầu. Mưu cầu phát triển, thăng tiến và thành đạt là động lực của sự tư duy và sáng tạo.Thay đổi để vươn đến tương lai. Nhận thức về một thế giới năng động và đa chiều, từ tháng 5.2018 Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn (SBRC) chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (Deoca Group) – tái cấu trúc để hiện thực hóa các chiến lược đầu tư kinh doanh trong quy mô khu vực và quốc tế.
Review Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đèo Cả
Môi trường làm việc và văn hóa có tinh thần rất cao (ID)
Công việc của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy là gì?
Kỹ sư phòng cháy chữa cháy (fire protection engineer) là những người có bằng kỹ sư (tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật) chuyên làm các công việc liên quan đến thiết kế, thi công, giám sát thi công, bảo trì sửa chữa các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống phòng cháy chữa cháy. Kỹ sư phòng cháy chữa cháy có vai trò rất quan trọng trong việc lắp đặt và vận hành các hệ thống phòng cháy chữa cháy, góp phần giúp cho cơ quan tổ chức đảm bảo an toàn cháy nổ. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Nhân viên An ninh, Nhân viên cứu hộ...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Kỹ sư phòng cháy chữa cháy
Đảm nhận thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy
Công việc chuyên môn và thiết yếu của kỹ sư phòng cháy chữa cháy chính là thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy của các dự án mà mình đảm nhận. Việc thiết kế đóng vai trò quan trọng khi là cơ sở để dự án được đảm bảo đúng tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Triển khai chi tiết các bản vẽ kỹ thuật
Sau khi đã thống nhất và có ý tưởng thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho dự án thì kỹ sư PCCC sẽ cần triển khai thiết kế theo từng bản vẽ kỹ thuật chi tiết. Các bản vẽ này sẽ là bản vẽ của chi tiết của từng phần trong hệ thống PCCC được xây dựng. Việc phân tách sẽ giúp quá trình thi công được thuận tiện và rõ ràng hơn, đảm bảo được sự hiểu ý và kết nối giữa người thiết kế với bộ phận thi công sau đó.
Trực tiếp tham gia giám sát và theo dõi tiến độ thi công
Kỹ sư phòng cháy chữa cháy không chỉ chịu trách nhiệm về mảng thiết kế mà còn phải trực tiếp tham gia vào quá trình thi công. Trực tiếp giám sát đội ngũ thi công để đảm bảo việc xây dựng được đúng theo thiết kế đề ra. Việc này nhằm chắc chắn hệ thống tuân thủ đúng theo quy định cũng như yêu cầu từ phía chủ đầu tư, đồng thời kiểm soát được chất lượng thi công công trình. Qua đó, giảm thiểu được các rủi ro liên quan có thể xảy ra trong tương lai.
Tham gia vào quá trình khảo sát và lập phương án làm việc
Thực hiện khảo sát và lên phương án làm việc là một trong những công việc mà kỹ sư phòng cháy chữa cháy sẽ cần thực hiện. Họ sẽ thực hiện việc khảo sát thực tế về địa điểm thi công dự án, các yếu tố, môi trường xung quanh dự án ra sao. Qua đó, có thể lên kế hoạch, phương án làm việc chi tiết nhất để đáp ứng được điều kiện cũng như yêu cầu của dự án.
Kỹ sư phòng cháy chữa cháy có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 195 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư phòng cháy chữa cháy
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư phòng cháy chữa cháy, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư phòng cháy chữa cháy?
Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Kỹ sư phòng cháy chữa cháy cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học về kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, nếu tốt nghiệp đại học các ngành kỹ thuật khác thì phải học thêm 6 tháng khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình hiệu quả: Kỹ năng này giúp kỹ sư phòng cháy giải thích các vấn đề kỹ thuật một cách rõ ràng, súc tích và dễ hiểu cho cả những người không chuyên môn.
-
Khả năng làm việc nhóm và phối hợp với các bên liên quan: Công việc phòng cháy chữa cháy thường đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan khác như: chủ đầu tư, nhà thầu thi công, cơ quan chức năng phòng cháy chữa cháy… Do đó, kỹ sư phòng cháy chữa cháy cần có khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định nhanh chóng: Trong tình huống khẩn cấp như cháy nổ, kỹ sư phòng cháy chữa cháy cần có khả năng phân tích tình hình nhanh chóng, đưa ra quyết định chính xác và kịp thời để xử lý sự cố hiệu quả.
Yêu cầu khác
-
Sức khỏe tốt: Có sức khỏe tốt, có khả năng đi công tác xa và chịu được áp lực công việc cao. Bởi hiện nay, bất cứ dự án, công trình nào có sự tập trung đông của con người đều cần có hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo đúng quy chuẩn. Vì thế mà việc đi công tác xa là tất yếu để kỹ sư có thể bám sát vào dự án, thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
Dưới 1 năm |
Thực tập sinh Phòng cháy chữa cháy |
2 - 2.5 triệu/tháng |
1 – 3 năm |
Nhân viên phòng cháy chữa cháy |
10 - 18 triệu/tháng |
3 – 6 năm |
15 - 20 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy và các ngành liên quan
-
Nhân viên cứu hộ 7.000.000 - 13.000.000 VNĐ (1 tháng)
-
Nhân viên An ninh 6.000.000 - 12.000.000 (1 tháng)
1. Thực tập sinh Phòng cháy chữa cháy
Mức lương: 2 - 2.5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Thực tập sinh PCCC là người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên ngành PCCC hoặc các ngành liên quan, được cơ quan PCCC cấp phép thực tập tại các đơn vị PCCC để tích lũy kinh nghiệm thực tế và hoàn thiện kiến thức chuyên môn.
>> Đánh giá: Nghề nào cũng đều đòi hỏi người làm nghề phải có tài, có đức. Tính chuyên nghiệp của nghề cứu hỏa, chữa cháy cũng đòi hỏi Thực tập sinh PCCC phải cao – tức phải hội đủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, chỉ vừa ngước nhìn là đã có thể xác định ngay phương án tối ưu để vào bên trong một cao ốc đang bùng cháy…
2. Nhân viên phòng cháy chữa cháy
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên phòng cháy chữa cháy là nhân viên có trình độ kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (PCCC) dưới sự chỉ đạo của Kỹ sư PCCC cấp trên.
>> Đánh giá: Nhân viên phòng cháy chữa cháy bắt buộc phải nắm rõ những kiến thức chuyên ngành về phòng cháy chữa cháy và có thể ứng dụng được kiến thức chuyên môn này vào quá trình thiết kế, xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy của công trình, dự án được giao phó. Có khả năng theo dõi trạng thái của máy dò, bộ vi xử lý, biết cách kiểm tra độ nhạy của các thiết bị khi có tình trạng hỏa hoạn.
3. Kỹ sư phòng cháy chữa cháy
Mức lương: 20 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Kỹ sư phòng cháy chữa cháy chuyên làm các công việc liên quan đến thiết kế, thi công, giám sát thi công, bảo trì sửa chữa các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống phòng cháy chữa cháy. Kỹ sư phòng cháy chữa cháy có vai trò rất quan trọng trong việc lắp đặt và vận hành các hệ thống phòng cháy chữa cháy, góp phần giúp cho cơ quan tổ chức đảm bảo an toàn cháy nổ.
>> Đánh giá: Kỹ sư phòng cháy chữa cháy sẽ cần nắm bắt được thiết kế về kiến trúc của dự án cụ thể như thế nào, yêu cầu của chủ đầu tư về dự án là gì, địa điểm xây dựng của dự án,... Từ đó có thể định hình và lên kế hoạch thiết kế chi tiết về hệ thống phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp.
Đọc thêm:
Việc làm của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy mới cập nhật