- Giám sát, bảo dưỡng, hướng dẫn vận hành tất cả hệ thống kỹ thuật, bao gồm hệ thống điều hòa, hệ thống nước nóng, lạnh, hệ thống thoát nước, hệ thống thông gió, hệ thống PCCC, hệ thống điện, máy phát điện...
- Lập kế hoạch bảo trì các hệ thống và thiết bị hàng năm.
- Trợ giúp Giám Đốc quản lý trong việc lên kế hoạch chi phí cho hệ thống kỹ thuật.
- Trực tiếp giám sát các nhà thầu làm bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa trong Khu chung cư.
- Phòng chống các ảnh hưởng của thời tiết, kết cấu hạ tầng, kiến trúc cả bên trong và bên ngoài.
- Kiểm soát và duy trì hàng tồn kho cũng như các công cụ dụng cụ.
- Thường xuyên kiểm tra tất cả các khu vực từ trên cao xuống dưới để đảm bảo việc tuân thủ về an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Lập kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, an toàn cho nhân viên kỹ thuật hàng tháng, quý, năm.
- Xem xét và đề xuất những nội quy quy định để cải thiện chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đề ra.
- Đảm bảo giờ hoạt động linh hoạt để đáp ứng nhu cầu công việc.
- Làm báo cáo tuần, tháng, năm tình trạng hoạt động của toàn bộ hệ thống kỹ thuật và chịu trách nhiệm lưu giữ tài liệu kỹ thuật.
- Thiết lập và đánh giá hệ thống nhiệt, hệ thống đèn luôn trong tình trạng được bảo dưỡng để đạt được tối ưu hóa chi phí.
- Quản lý giờ làm thêm của nhân viên một cách hợp lý.Có hiểu biết toàn diện về vận hành và có khả năng điều phối việc vận hành.
- Có kiến thức về nghiệp vụ Quản lý tòa nhà.
- Giao tiếp thuyết phục.
- Giải quyết vấn đề nhanh/ Ra quyết định hợp lý, đúng Luật
- Phân tích tổng hợp nhanh và hiệu quả
- Làm việc nhóm hiệu quả/ Điều phối nguồn lực hợp lý
- Kỹ năng soạn thảo văn bảnLương thỏa thuận theo năng lực & kinh nghiệm thực tế của ứng viên
Thưởng theo kết quả kinh doanh của Công ty và các dịp Lễ Tết.
Được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi cho bản thân và người thân theo chính sách công đoàn (hiếu, hỉ...)
Được hưởng bảo hiểm theo quy định pháp luật hiện hành (BHXH, BHYT, BHTN)
Làm việc trong môi trường năng động, thân thiện, hòa đồng.
Được tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Tập đoàn
Năm 1993 Công ty TNHH Công nghệ & Thương mại (T&T Ltd., Co.) được thành lập. Ngành nghề kinh doanh chính là phân phối các sản phẩm điện máy, Công ty T&T đã nhanh chóng tạo dựng được tên tuổi và trở thành nhà phân phối chính thức, độc quyền tại miền Bắc của các thương hiệu lớn hàng đầu thế giới như Panasonic, National, Mitsuishi, Toshiba.
Với sứ mệnh ‘đem lại những giá trị tốt đẹp vì sự phát triển của xã hội’ trong gần 30 năm qua, CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN T&T đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn hàng đầu Việt Nam. Tập đoàn T&T Group ‘mạnh về nội lực, giàu về tiềm năng’ đã luôn hoạt động với sự tín nhiệm cao nhất từ đối tác, Chính phủ và cộng đồng xã hội.
T&T Group đặt mục tiêu giữ vững vị trí top 10 Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam và top 50 Tập đoàn có tầm ảnh hưởng tại châu Á & khu vực. Để thực thi hiệu quả, Tập đoàn đã xây dựng chiến lược phát triển phù hợp theo từng thời kỳ với định hướng lâu dài, bền vững theo các chuẩn mực quốc tế đi đôi với hoạt động quản trị minh bạch. Kinh doanh dựa trên triết lý phát triển hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích mang lại cho cộng đồng, xã hội; Tập đoàn đã luôn gìn giữ phát triển truyền thống văn hoá doanh nghiệp, tinh thần tự tôn dân tộc nhằm góp phần xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam giàu đẹp, thịnh vượng.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng bảo hiểm sức khỏe.
- Được hưởng bảo hiểm xã hội.
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch
- Thể thao
- Party
- Tình nguyện
Lịch sử thành lập
- Giai đoạn 1993 - 1997, Thành lập Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại T&T (Technology & Trade), tiền thân của Tập đoàn T&T Group, chuyên kinh doanh & phân phối các sản phẩm điện, điện tử của các thương hiệu hàng đầu thế giới.
- Giai đoạn 1998 - 2004, Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xe máy, động cơ và phụ tùng xe máy có quy mô lớn nhất Việt Nam với vốn đầu tư trên 300 tỷ VNĐ. Đầu tư nhà máy lắp ráp hàng điện lạnh gia dụng có tổng mức đầu tư lớn nhất miền Bắc
- Năm 2005, đầu tư vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái. Tham gia lập chiến lược quản trị và điều hành tại ngân hàng và chuyển đổi thành công mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB);
- Năm 2006, sáng lập thành lập Câu lạc bộ Bóng đá T&T Hà Nội, tiền thân của Câu lạc bộ Hà Nội hiện nay.
- Năm 2007, chuyển đổi mô hình từ Công ty TNHH T&T thành Công ty Cổ Phần Tập đoàn T&T (Tập đoàn T&T Group). Đầu tư sáng lập và trở thành cổ đông lớn của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Công ty bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH). Tham gia vào lĩnh vực bất động sản, đầu tư phát triển các dự án tại Hà Nội, Vinh (Nghệ An), TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phố lớn trên cả nước.
- Giai đoạn 2011 - 2016, tham gia hoạt động cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư mua cổ phần và trở thành cổ đông lớn, tham gia quản trị tại nhiều Tổng công ty, Công ty trong các lĩnh vực: Tài chính & Đầu tư, Bất động sản, Nông nghiệp, Lâm nghiệp & Thủy sản, Thương mại tiêu dùng & Thương mại Xuất nhập khẩu tổng hợp, Hạ tầng giao thông, Cảng biển, Năng lượng & Môi trường, Y tế & Giáo dục. Đầu tư ra nước ngoài: Được Chính phủ cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài và đã thành lập Công ty T&T tại Đức, T&T tại Mỹ, T&T tại Nga hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bất động sản.
- Tháng 5/2022, nâng vốn điều lệ lên 22.000 tỷ VNĐ. Đầu tư phát triển hoàn thiện hệ sinh thái T&T Group dựa trên 7 lĩnh vực kinh doanh: Tài chính đầu tư; Bất động sản; Năng lượng, Môi trường; Công thương; Logistic; Nông nghiệp, Lâm nghiệp & Thuỷ sản; Y tế, Giáo dục & Thể thao
Mission
Tập đoàn T&T Group kinh doanh dựa trên triết lý hài hòa giữa phát triển kinh tế và lợi ích mang lại cho cộng đồng, luôn nỗ lực không ngừng để đem lại những giá trị tốt đẹp vì sự phát triển của xã hội cũng như sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam
Review Tập đoàn T&T
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Quản lý tòa nhà là gì?
Quản lý tòa nhà (Property Manager) là một cá nhân được thuê để giám sát các hoạt động hàng ngày của một đơn vị bất động sản. Chủ sở hữu tài sản và nhà đầu tư bất động sản thường thuê người quản lý tòa nhà khi họ không muốn hoặc không thể tự quản lý tài sản của mình. Tổ hợp căn hộ, trung tâm bán lẻ và văn phòng kinh doanh là những loại tài sản thương mại phổ biến được điều hành bởi các nhà quản lý tòa nhà. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Nhân viên quản lý thiết bị, Kỹ thuật tòa nhà...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Quản lý tòa nhà
Quản lý tài chính
Ở mỗi tòa nhà hàng tháng khách hàng đều phải đóng một khoản phí quản lý định kỳ. Những khoản phí quản lý này gộp lại là một con số không hề nhỏ và được giao cho ban quản lý. Thay mặt khách hàng, ban quản lý có nhiệm vụ quản lý tài chính sao cho rạch ròi và phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong tòa nhà. Các khoản phí ngoài việc chi trả cho tiền điện, nước chung trong tòa nhà còn có chi phí cho việc làm vệ sinh các khu vực dùng chung như hành lang, sảnh,… hay chi phí sửa chữa, lương nhân viên vệ sinh, lương nhân viên bảo vệ,…
Quản lý nhân sự
Mỗi một tòa nhà cần có số nhân sự khác nhau cho từng vị trí. Làm thế nào để tuyển dụng và chế độ thưởng và phạt cho các nhân viên hợp lý là công tác của ban quản lý tòa nhà. Bên cạnh đó, ban quản lý còn cần giám sát các hoạt động của nhân viên để đảm bảo nhân viên thực hiện đúng yêu cầu công việc.
Quản lý khách hàng
Quản lý tòa nhà còn có trách nhiệm trong quản lý khách hàng. Từ các chính sách chăm sóc khách hàng cho tới việc giải quyết các yêu cầu của khách đều là nhiệm vụ của ban quản lý tòa nhà. Làm thế nào để giữ chân khách hàng, làm khách hàng hài lòng mà không làm ảnh hưởng lợi ích của chủ đầu tư hay lợi ích chung của tòa nhà là vấn đề luôn khiến các nhà quản lý đau đầu.
Bảo trì hệ thống kỹ thuật
Một tòa nhà thường được lắp đặt nhiều hệ thống như hệ thống thông gió, hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống pccc,… Những hệ thống này đều cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ với mục đích đảm bảo sự hoạt động thông suốt của các hệ thống.
Quản lý tòa nhà có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
156 - 208 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản lý tòa nhà
Tìm hiểu cách trở thành Quản lý tòa nhà, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý tòa nhà?
Yêu cầu tuyển dụng của Quản lý tòa nhà
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản lý tòa nhà cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Trình độ học vấn: Thường là tốt nghiệp Đại học trở lên, chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật, quản lý công nghiệp, quản lý chất lượng hoặc các ngành có liên quan. Ngoài ra còn phải nắm rõ các thủ tục pháp lý, hợp đồng thuê và nhiều vấn đề phát sinh khác khi vận hành hệ thống kỹ thuật cho một tòa nhà. Có xuất thân và được đào tạo bài bản tại các trường đại học có ngành hay chuyên ngành Kỹ thuật, kiến trúc về sẽ được đánh giá cao và ưu tiên hơn
-
Am hiểu về những quy tắc và quản lý tài sản: Là một người Property Manager chuyên về quản lý toà nhà thì bạn cần phải am hiểu sâu rộng về công việc này. Đương nhiên bạn cần phải thể hiện mình là một người chuyên nghiệp có đầy đủ những kiến thức cần thiết.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình: Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình giúp Property Manager tiếp cận, kết nối, tạo dựng và duy trì mối quan hệ với chủ tài sản và khách thuê tài sản. Bạn sẽ phải đàm phán giá cả và hợp đồng với khách thuê nhà. Để được một giá thuận lợi nhất mà vẫn phải đảm bảo cả hai bên đều có lợi thì bạn cần phải có kỹ năng này. Đương nhiên với kỹ năng này bạn có thể học và rèn luyện nhiều hơn.
-
Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Có khả năng quản lý đội ngũ, lập kế hoạch và phân công công việc, giám sát hoạt động sản xuất một cách hiệu quả.
-
Kỹ năng máy tính, cơ sở dữ liệu: Kỹ năng máy tính (MS Office), làm việc với cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý, phân tích, thống kê sẽ giúp nhà quản lý toà nhà đơn giản hoá quá trình xử lý, đảm bảo tính chính xác, chuyên nghiệp. Vì vậy, bạn hãy trau dồi kỹ năng công nghệ thật tốt để ứng dụng vào công việc đạt hiệu quả cao nhé.
Yêu cầu khác
-
Nhanh nhạy, hiểu tâm lý chủ tài sản và người thuê: Quản lý toà nhà là người làm việc trung gian, cam kết quản lý tốt tài sản của khách hàng bằng cách cho những người có nhu cầu sử dụng thuê lại. Bạn cần phải hiểu về tâm lý của khách hàng để có thể đáp ứng nhu cầu và phục vụ kịp thời, khiến cho khách hàng hài lòng. Có thể nói đối với công việc này thì hiểu được tâm lý khách hàng chính là một nghệ thuật. Để làm được điều này bạn cần phải để ý, trò chuyện và giao tiếp với khách hàng nhiều hơn.
Lộ trình thăng tiến của Quản lý tòa nhà
Lộ trình thăng tiến của Quản lý tòa nhà có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
0 - 2 năm |
Nhân viên tòa nhà |
5 - 7 triệu/tháng |
2 - 4 năm |
8 - 12 triệu/tháng |
|
4 - 6 năm |
20 - 30 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Quản lý tòa nhà và các ngành liên quan
-
Nhân viên quản lý thiết bị 12.000.000 - 14.000.000 VNĐ (1 tháng)
-
Kỹ thuật tòa nhà 7.000.000 - 12.000.000 (1 tháng)
1. Nhân viên tòa nhà
Mức lương: 5 - 7 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 2 năm kinh nghiệm
Nhân viên tòa nhà là những người làm việc trong các tòa nhà cao tầng, chung cư, khu văn phòng, trung tâm thương mại, v.v. Họ đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau nhằm góp phần vận hành và bảo trì tòa nhà hoạt động an toàn, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
>> Đánh giá: Trong quá trình quản lý thiết bị, những vấn đề kỹ thuật có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nhân viên tòa nhà cần phải có kỹ năng phân tích vấn đề để nhanh chóng xác định nguyên nhân và áp dụng giải pháp hiệu quả. Trong môi trường làm việc, họ thường phải lãnh đạo các dự án nâng cấp, triển khai, hoặc bảo dưỡng. Sự lãnh đạo giúp họ tổ chức và định hình công việc của đội ngũ để đạt được mục tiêu.
2. Quản lý tòa nhà
Mức lương: 7 - 12 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Quản lý tòa nhà (Property Manager) là một cá nhân được thuê để giám sát các hoạt động hàng ngày của một đơn vị bất động sản. Chủ sở hữu tài sản và nhà đầu tư bất động sản thường thuê người quản lý tòa nhà khi họ không muốn hoặc không thể tự quản lý tài sản của mình. Tổ hợp căn hộ, trung tâm bán lẻ và văn phòng kinh doanh là những loại tài sản thương mại phổ biến được điều hành bởi các nhà quản lý tòa nhà.
>> Đánh giá: Quản lý tòa nhà là một lĩnh vực chuyên môn liên quan đến việc giám sát và điều phối các hoạt động vận hành và bảo trì chung của một tòa nhà hoặc khu phức hợp. Người quản lý tòa nhà chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tòa nhà hoạt động an toàn, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của người thuê nhà và du khách.
3. Trưởng bộ phận quản lý
Mức lương: 20 - 30 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm
Trưởng bộ phận quản lý là người đứng đầu một đơn vị hoặc bộ phận trong tổ chức, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và định hình chiến lược hoạt động của phòng ban đó. Trong vai trò này, họ phải đảm bảo sự hiệu quả, tương tác hiệu quả với các bộ phận khác, và đạt được mục tiêu của tổ chức.
>> Đánh giá: Sau khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Quản lý tòa nhà, Trưởng bộ phận quản lý có thể thăng chức lên Trưởng Nhóm hoặc Trưởng Dự Án. Trong giai đoạn này, họ sẽ đảm nhiệm trách nhiệm lãnh đạo nhóm, quản lý dự án, và thúc đẩy sự hợp tác trong nhóm làm việc. Điều này giúp họ phát triển kỹ năng quản lý và lãnh đạo chi tiết hơn.
Đọc thêm:
Việc làm Quản lý tòa nhà đang tuyển dụng