Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Xe đưa đón
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
1. Kiểm soát chất lượng sản phẩm, hướng dẫn kiểm tra chất lượng sản phẩm .
- Quản lý chất lượng
- Triển khai quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng cụm máy , từng công đoạn.
- Theo dõi công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng cụm máy , từng công đoạn của nhân viên KCS.
2. Cải tiến công nghệ .
- Triển khai quy trình sản xuất cho từng loại bao bì.
- Đề xuất phương án thử nghiệm nguyên liệu mới.
- Xem xét nguyên vật liệu và theo dõi định mức cho các loại bao bì .
- Đề xuất thử nghiệm , thay đổi thông số vận hành một số thiết bị.
- Phối hợp với CBCNV trong phòng tiến hành nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa để tăng năng suất , không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
Yêu Cầu Công Việc
- Đề xuất những vấn đề thay đổi công nghệ
- Thống kê , báo cáo tình hình sản xuất, thay đổi nguyên liệu và công nghệ sản xuất.
- Báo cáo định kỳ: Tuần, Tháng, Quý, Năm các lĩnh vực được phân công.
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Thời gian thử việc: 60 ngày
- Độ tuổi: 23 - 40
- Thời gian làm việc: hành chính
- Lương: 10 Tr - 15 Tr VND
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, tên viết tắt: PVFCCo, mã chứng khoán DPM (HSX), là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Thành lập từ năm 2003, chặng đường phát triển của PVFCCo đã trải dài qua 2 thập kỷ và đạt vị thế là đơn vị dẫn đầu trong ngành phân bón Việt Nam.
PVFCCo có đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm với khoảng 1.500 người, sở hữu Tổ hợp Nhà máy hiện đại, bộ sản phẩm Phú Mỹ chất lượng cao, hệ thống kinh doanh phân phối sâu rộng, hàng năm cung cấp trên 1,2 triệu tấn phân bón và hóa chất cho thị trường nội địa và quốc tế. Dưới đây là phim ngắn giới thiệu về quá trình 20 năm hình thành và phát triển của PVFCCo.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe người lao động, Bảo hiểm hưu trí tự nguyện, Bảo hiểm tai nạn khi đi công tác nước ngoài, Bảo hiểm nhân thọ cho Người lao động và các chức danh quản lý khác
Các hoạt động ngoại khóa
- Hội thảo/văn hóa PVFCCo
- Team building với chủ đề “Truyền nhiệt huyết - Quyết thành công”.
Lịch sử thành lập
- Năm 2001, Phát động triển khai xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ
- Năm 2003, Thành lập Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (Tiền thân của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – PVFCCo hiện nay)
- Năm 2004, Khánh thành Nhà máy Đạm Phú mỹ, cung ứng sản phẩm ra thị trường
- Năm 2007, Chuyển đổi thành Công ty cổ phần, niêm yết cổ phiếu DPM trên HSX
- Năm 2008, Chuyển đổi thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí
- Năm 2010, Nâng công suất Nhà máy Đạm Phú Mỹ từ 740.000 tấn urê/ năm lên 800.000 tấn urê/ năm
- Năm 2011, Khánh thành trụ sở PVFCCo Tower
- Năm 2014, Đạm Phú mỹ được công nhận là thương hiệu quốc gia
- Năm 2015, Vận hành xưởng UFC85, xưởng hóa phẩm dầu khí; Khởi công xây dựng tổ hợp Dự án NH3 mở rộng và Nhà máy NPK Phú mỹ
- Năm 2018, Vận hành Tổ hợp Dự án NH3 mở rộng và Nhà máy NPK Phú mỹ, nâng công suất Xưởng NH3 thêm 90.000 tấn/ năm (tăng 20%) và Nhà máy sản xuất 250.000 tấn NPK/ năm bằng công nghệ hóa học
- Năm 2022, Năm của các kỷ lục trong lịch sử PVFCCo: Sản lượng sản xuất cao nhất (Gần 920.000 tấn); Sản lượng xuất khẩu cao nhất (Gần 200.000 tấn urê
- Năm 2023, Kỷ niệm 20 năm thành lập PVFCCo
Mission
Luôn tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng nhằm gia tăng giá trị, lợi ích bền vững cho khách hàng, đối tác, cổ đông và người lao động.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kỹ thuật viên là gì?
1. Kỹ thuật viên là gì?
Kỹ thuật viên là một người có chuyên môn về lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật hoặc công nghệ. Công việc của họ liên quan đến việc thiết lập, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị, máy móc, hệ thống kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kỹ thuật viên thường phải có kiến thức vững về các nguyên lý kỹ thuật, sử dụng các công cụ và thiết bị kỹ thuật cũng như nắm vững các quy trình tiêu chuẩn. Công việc của họ đóng góp quan trọng vào việc duy trì và phát triển các hệ thống công nghiệp, đồng thời đảm bảo sự hoạt động ổn định và hiệu quả của các thiết bị kỹ thuật.
2. Kỹ thuật viên lương bao nhiêu?
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc tuyển dụng Kỹ thuật viên, trong những thông tin tuyển dụng đó đều có đính kèm theo thông tin về mức lương Kỹ thuật viên. Điều đó giúp cho các bạn có được những cơ hội để biết được mức lương của mình ra sao. Trong phần này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nắm được mức lương cơ bản của Kỹ thuật viên theo số năm kinh nghiệm:
Số năm kinh nghiệm | Vị Trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Kỹ thuật | 5.000.000 - 7.000.000 triệu/tháng |
1 – 3 năm | Kỹ thuật viên | 8.000.000 - 15.000.000 triệu/tháng |
3 – 6 năm | Chuyên viên Kỹ thuật | 12.000.000 - 20.000.000 triệu/tháng |
Trên 6 năm | Quản lý Kỹ thuật | 20.000.000 - 35.000.000 triệu/tháng hoặc cao hơn. |
Bên cạnh mức lương cơ bản, Kỹ thuật viên còn được thưởng theo lợi nhuận, số thời gian làm việc. Kỹ thuật viên càng nhiều thời gian sẽ có mức lương càng cao. Các quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN, chính sách phúc lợi đầy đủ theo quy định của công ty và pháp luật.
Đó là thống kê khái quát về mức lương Kỹ thuật viên được chúng tôi thống kê lại, những thông tin trên hy vọng sẽ mang đến rất nhiều điều thú vị để giúp cho các bạn nhận được những điều tuyệt vời và thú vị nhất để giúp cho mình có được một công việc có mức lương ổn định và đủ để trang trải cho cuộc sống.
3. Mô tả các công việc kỹ thuật viên phổ biến
Vị trí | Mô tả công việc | Mức lương |
Chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các loại máy móc, thiết bị làm việc và các loại tài sản khác của công ty, doanh nghiệp. |
8.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng |
|
|
Là một chuyên gia chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và máy tính. Nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ, bảo trì, và sửa chữa các thiết bị và hệ thống máy tính. Kỹ thuật viên máy tính có khả năng phân tích và giải quyết sự cố phần cứng và phần mềm, cũng như cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn cho người dùng cuối. |
7.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng |
Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô | Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các vấn đề về động cơ, hệ thống điện, hệ thống truyền động, hệ thống treo,.. | 11.000.000 - 22.000.000 triệu/tháng. |
Kỹ thuật viên bảo trì | Thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ trên các thiết bị và hệ thống để đảm bảo rằng chúng đang hoạt động đúng cách, thực hiện các biện pháp sửa chữa cần thiết,.. | 15.000.000 - 25.000.000 triệu/tháng |
Kỹ thuật viên SMT | Lắp ráp các linh kiện điện tử lên PCB theo hướng dẫn, hàn các linh kiện điện tử vào PCB,... | 10.000.000 - 30.000.000 triệu/tháng |
4. Kỹ thuật viên và kỹ sư khác nhau thế nào?
Đôi khi, các kỹ thuật viên và kỹ sư được sử dụng đồng nghĩa; tuy nhiên có một số khác biệt đáng kể giữa hai. Về cơ bản, một kỹ sư là trưởng nhóm của một nhóm kỹ sư, trong khi đó, các kỹ thuật viên là người thực hiện và thực hiện. Kỹ thuật viên tập trung vào các yếu tố thực tế của công việc và là nhóm hỗ trợ cho các kỹ sư.
Trình độ học vấn và bằng cấp:
- Kỹ sư thường có trình độ học vấn cao hơn so với kỹ thuật viên. Họ thường phải tốt nghiệp từ các trường đại học với bằng cấp chính thức trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ hoặc ngành liên quan.
- Kỹ thuật viên có thể có trình độ học vấn từ trung cấp đến đại học, và bằng cấp của họ có thể linh động hơn.
Quyền hạn và trách nhiệm:
- Kỹ sư thường có quyền hạn và trách nhiệm lớn hơn. Họ thường đảm nhận vai trò quản lý dự án, đưa ra quyết định chiến lược và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng.
- Kỹ thuật viên thường thực hiện công việc cụ thể hơn, tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể dưới sự giám sát của kỹ sư hoặc người quản lý cao cấp.
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý:
- Kỹ sư thường được đào tạo và mong đợi phải có kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án để có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp.
- Kỹ thuật viên thường không đảm nhận vai trò quản lý, mặc dù có thể được giao nhiệm vụ lãnh đạo nhóm nhỏ hoặc thực hiện các công việc cụ thể.
Khả năng đưa ra quyết định:
- Kỹ sư thường phải có khả năng đưa ra quyết định chiến lược và quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.
- Kỹ thuật viên thường thực hiện theo hướng dẫn và chỉ thực hiện công việc theo yêu cầu được đặt ra.
Kiến thức chuyên sâu:
- Kỹ sư thường có kiến thức chuyên sâu rộng và sâu trong lĩnh vực chuyên môn của họ.
- Kỹ thuật viên thường có kiến thức chuyên sâu hơn so với người không chuyên, nhưng không đạt đến mức độ của kỹ sư.
Mức lương và cơ hội nghề nghiệp:
- Kỹ sư thường nhận được mức lương cao hơn và có cơ hội nghề nghiệp lớn hơn, bao gồm cả khả năng thăng tiến lên các vị trí quản lý cao cấp.
- Kỹ thuật viên thường có mức lương thấp hơn và có cơ hội nghề nghiệp giới hạn hơn so với kỹ sư.
5. Những khó khăn thường gặp của công việc kỹ thuật viên
- Công nghệ mới hay thay đổi: Ngành công nghiệp công nghệ thay đổi nhanh chóng, vì vậy việc theo kịp xu hướng mới và học các công nghệ mới là một thách thức lớn. Cách giải quyết: Liên tục nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các khóa học trực tuyến, đọc sách và theo dõi các blog, diễn đàn chuyên ngành.
- Vấn đề kỹ thuật phức tạp: Đôi khi, các vấn đề kỹ thuật có thể rất phức tạp và khó khăn để tìm ra giải pháp. Cách giải quyết: Tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống, sử dụng nguyên tắc phân tích và kiểm tra từng bước một.
-
Áp lực thời gian: Kỹ thuật viên thường phải hoàn thành nhiều dự án trong thời gian ngắn hoặc phải xử lý sự cố một cách nhanh chóng. Cách giải quyết: Quản lý thời gian hiệu quả, ưu tiên công việc quan trọng và ứng phó với tình huống khẩn cấp.
-
Tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe: Kỹ thuật viên ai mà làn về mảng điện tử thường phải làm việc nhiều giờ liên tục trên bàn giấy, đồng thời thường phải ngồi ở vị trí cố định trong nhiều giờ mỗi ngày. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như đau lưng, đau cổ, đau vai và bệnh lý về mắt như căng thẳng mắt, mỏi mắt, và khô mắt.
-
Nguy cơ Stress: Việc làm việc trong môi trường công nghệ có thể mang lại áp lực và stress đặc biệt từ việc giải quyết các vấn đề khẩn cấp. Thời gian làm việc dài hạn và áp lực không ngừng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần kỹ thuật viên máy tính.
>> Xem thêm:
Kỹ thuật viên có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
172 - 256 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ thuật viên
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ thuật viên, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ thuật viên?
Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ thuật viên
Yêu cầu tuyển dụng cho một vị trí Kỹ thuật viên thường bao gồm các tiêu chí sau:
Kiến thức chuyên môn
- Hiểu biết về lĩnh vực công việc: Kỹ thuật viên cần phải có kiến thức sâu về lĩnh vực công nghệ hoặc ngành công nghiệp mà họ sẽ làm việc. Ví dụ, nếu đó là lĩnh vực IT, họ cần hiểu biết về hệ điều hành, mạng, phần mềm, phần cứng, và các công nghệ liên quan khác.
- Kiến thức về kỹ thuật và công nghệ: Kỹ thuật viên cần phải có kiến thức vững về các công cụ và phần mềm liên quan đến lĩnh vực công việc của họ. Điều này có thể bao gồm các phần mềm chuyên dụng, ngôn ngữ lập trình, các nền tảng phát triển, vv.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ thuật viên cần phải có khả năng giao tiếp tốt, bao gồm việc truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiểu được các yêu cầu công việc.
- Giải quyết vấn đề: Kỹ thuật viên cần có khả năng phân tích vấn đề, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp hiệu quả.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Điều này quan trọng để có thể quản lý công việc và ưu tiên nhiệm vụ một cách hiệu quả.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ thuật viên thường sẽ làm việc trong một nhóm hoặc làm việc với khách hàng và cần có khả năng hợp tác và làm việc cùng nhau.
Tùy thuộc vào ngành công nghiệp và lĩnh vực cụ thể, các yêu cầu có thể có sự biến đổi. Tuy nhiên, những tiêu chí trên đây thường là cơ bản cho một vị trí Kỹ thuật viên.
Lộ trình nghề nghiệp của Kỹ thuật viên
1. Thực tập sinh kỹ thuật
Mức lương: 8 - 11 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 0 - 1 năm
Đánh giá: Thực tập sinh kỹ thuật là một bước khởi đầu quan trọng cho sự nghiệp kỹ thuật. Đây là cơ hội để các sinh viên và những người mới tốt nghiệp học hỏi từ thực tế, phát triển kỹ năng và tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tương lai. Dù có thể gặp phải nhiều thách thức, nhưng với sự nỗ lực và tận tâm, thực tập sinh kỹ thuật có thể thu được nhiều kinh nghiệm quý báu và tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực của mình.
2. Trợ lý kỹ thuật
Mức lương: 15 - 22 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 2 - 4 năm
Đánh giá: Trợ lý kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật trong việc thực hiện các dự án, bảo trì thiết bị và giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Đây là một vị trí đa năng, đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và khả năng quản lý công việc.
3. Kỹ thuật viên
Mức lương: 13 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 2 - 5 năm
Đánh giá: Đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, đến y tế và nhiều lĩnh vực khác, kỹ thuật viên thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật và bảo trì, đảm bảo rằng các hệ thống và thiết bị hoạt động hiệu quả và an toàn.
4. Trưởng phòng kỹ thuật
Mức lương: 17 - 45 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: 4 - 8 năm
Đánh giá: Vị trí này đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ năng kỹ thuật xuất sắc, khả năng quản lý và lãnh đạo, cùng với kỹ năng giao tiếp và lập kế hoạch.Để trở thanh Trưởng phòng kỹ thuật bạn phải có tích lũy đủ kinh nghiệm, kiến thức.
5. Giám đốc Kỹ thuật
Mức lương: 30 - 65 triệu/ tháng
Kinh nghiệm: từ 8 - 10 năm hoặc hơn
Đánh giá: Giám đốc Kỹ thuật là một vai trò lãnh đạo quan trọng, đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng lãnh đạo và khả năng lập chiến lược. Đây là một cơ hội tuyệt vời cho những ai muốn định hình và thúc đẩy sự phát triển công nghệ của công ty.
Xem thêm:
Việc làm Kỹ thuật viên đang tuyển dụng