286 việc làm
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
10 - 12 triệu
Khánh Hòa
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu
Chuyên Viên Pháp Chế - Hết hạn
Bảo Tín Minh Châu
3.0
20 - 30 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
20 - 35 triệu
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Ninh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Trị
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Trà Vinh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Vĩnh Long
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tiền Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
An Giang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Phước
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
30 - 70 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 13 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 13 ngày trước
22 - 25 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 20 ngày trước
HR Vietnam’s ESS Client
Legal Leader
HR Vietnam’s ESS Client
4.5
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 20 ngày trước
30 - 40 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 23 ngày trước
Công ty TNHH Robert Walters Việt Nam
Head of Legal - Hết hạn
Robert Walters
4.3
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 19 ngày trước
Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải
Trưởng Phòng Pháp Lý Đầu Tư Xây Dựng - Hết hạn
Tập đoàn Trường Hải - THACO GROUP
3.7
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 23 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Công ty Cổ phần Appota Việt Nam
Legal Manager - Hết hạn
Appota Corporation
4.3
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
200 - 730 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Công ty TNHH phần mềm FPT
Thực tập sinh Pháp chế
FPT Software
3.9
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 14 ngày trước
10 - 15 triệu
Hà Nội
Đăng 4 ngày trước
Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá Heo
Nhân Viên Chứng Từ Hàng Sea Nhập
Dịch Vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá Heo
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 12 ngày trước
Vantage Logistics Corporation
Nhân Viên Chứng Từ Hải Quan
Vantage Logistics Corporation
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 12 ngày trước
8 - 10 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 16 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 20 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 20 ngày trước
9 - 13 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
8 - 12 triệu
Đà Nẵng
Đăng 20 ngày trước
11 - 16 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
7.5 - 10 triệu
Đà Nẵng
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Tập đoàn ITL Indo Trans Logistics
NHÂN VIÊN CHỨNG TỪ C/O - Hết hạn
Tập đoàn ITL Indo Trans Logistics
3.5
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
9 - 13 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
8.5 - 12 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
16 - 20 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 21 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
6 - 25 triệu
Tiền Giang
Đăng 3 ngày trước
Công Ty TNHH JONES LANG LASALLE (JLL Vietnam)
Asset Management Officer
JLL Vietnam
4.2
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 12 ngày trước
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
Chuyên viên cao cấp Giám sát Tài sản bảo đảm
Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - VIB
3.0
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 12 ngày trước
Tập đoàn BRG
Phó Phòng Quản Lý Tài Sản
Tập đoàn BRG
4.3
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 12 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 13 ngày trước
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FUSHAN TECHNOLOGY (VIỆT NAM)
Cost Management
FUSHAN TECHNOLOGY
3.9
Thỏa thuận
Hà Nội & 2 nơi khác
Đăng 14 ngày trước
Công ty TNHH AEON Việt Nam
[450] Leasing Officer HOT
AEON MALL
3.0
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 14 ngày trước
16 - 18 triệu
Hà Nội
Đăng 14 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 21 ngày trước
Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam
CVCC/CV Quản lý ngân sách phòng CNTT
Lotte Finance Việt Nam
3.3
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 22 ngày trước
15 - 25 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 25 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 26 ngày trước
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TNHH BIDV - SUMI TRUST
Giám đốc Quản lý Tài sản
Công Ty BIDV - SUMI TRUST
4.0
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 28 ngày trước
Thỏa thuận
Kiên Giang
Đăng 30+ ngày trước
10 - 20 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Trên 14 triệu
Hà Nội
Đăng 28 ngày trước
20 - 30 triệu
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
16 - 18 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀNH VIÊN SHINHAN VIỆT NAM
Wealth MIS - Hết hạn
Ngân hàng ShinhanBank
3.6
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
10 - 30 triệu
Nghệ An
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY CP PYMEPHARCO
Legal and Compliance Intern
PYMEPHARCO - PMP
1.0
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 15 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Long An
Đăng 30+ ngày trước
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
Luật sư nội bộ - Dịch vụ Pháp lý về Tín dụng và Tố tụng
Hết hạn ứng tuyển
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 25/10/2024
Hạn nộp hồ sơ: 24/11/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: 5 - 7 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hồ Chí Minh

Phúc lợi

  • Chế độ bảo hiểm
  • Du Lịch
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Đào tạo
  • Tăng lương

Mô tả Công việc

Mô tả công việc: Chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý trong các hoạt động kinh doanh tín dụng/nguồn vốn và ngoại hối, huy động vốn, hoạt động dịch vụ và ngân hàng giao dịch/hoạt động phi kinh doanh của Ngân hàng, bao gồm: (i) Tư vấn pháp luật; (ii) Xây dựng, thẩm định văn bản quy định nội bộ VIB, hợp đồng; (iii) Thực hiện và quản lý hoạt động Dịch vụ pháp lý/Dịch vụ quản trị công ty theo phân công; (iv) Kiểm soát nghiệp vụ, hậu kiểm công việc của CBNV khác theo phân công

Trách nhiệm công việc:

- Tư vấn pháp luật cho các đơn vị của VIB nhằm nhằm hạn chế rủi ro pháp lý, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của VIB;

- Xây dựng chính sách, quy trình pháp lý về Tín dụng và Tố tụng/ Nguồn vốn và Giao dịch ngân hàng/ Vận hành và Quản trị doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Xây dựng và thẩm định văn bản nội bộ liên quan đến lĩnh vực pháp lý về Tín dụng và Tố tụng/ Nguồn vốn và Giao dịch ngân hàng/ Vận hành và Quản trị doanh nghiệp;

- Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật đến hoạt động của VIB;

- Thực hiện kiểm soát nghiệp vụ, hậu kiểm công việc chuyên môn của CBNV khác theo phân công của Giám đốc Phòng;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của cấp quản lý.

Yêu Cầu Công Việc

- Có Thẻ Luật sư;

- Tối thiểu 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý;

- Am hiểu các hoạt động, quy trình và nghiệp vụ ngân hàng và các quy định pháp luật liên quan;

- Kỹ năng xử lý vấn đề, sắp xếp và lập kế hoạch;

- Sử dụng được tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) để phục vụ công việc.

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
  • Lương: Cạnh tranh
Khu vực
Báo cáo

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - VIB Xem trang công ty
Quy mô:
Trên 10.000 nhân viên
Địa điểm:
Tầng 1, 2 Tòa nhà Sailing Tower - 111A Pasteur

Ngân hàng TMCP Quốc tế, tên viết tắt là VIB dưới sự quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động ngày 18/9/1996. Tính đến ngày 30/06/2022, vốn điều lệ VIB đạt hơn 21.076 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt hơn 28.250 tỷ đồng và tổng tài sản đạt gần 350.000 tỷ đồng. VIB hiện có hơn 11.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 174 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Hiện nay, VIB là 1 trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. 

Chính sách bảo hiểm

  • Bảo hiểm xã hội
  • Bảo hiểm y tế
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Bảo hiểm sức khỏe Aon Care (dành cho cấp Cán bộ Quản lý)

Các hoạt động ngoại khóa

  • Chương trình xã hội, từ thiện

Lịch sử thành lập

  • Năm 1996, Ngân hàng VIB vừa thành lập đã đạt được số vốn điều lệ lên đến 5.644 tỷ đồng. 
  • Năm 2006, triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa Công nghệ Ngân hàng. Tăng vốn điều lệ lên hơn 1.000 tỷ đồng. Nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
  • Năm 2007, tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. 
  • Năm 2008, được độc giả báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn là doanh nghiệp có "Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008". 
  • Năm 2009, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA).
  • Năm 2010, ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỷ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng. 
  • Năm 2016, Giải thưởng “Ngân hàng Tài trợ Thương mại Tốt nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương” từ IFC
  • Năm 2017, 564.442.500 cổ phiếu VIB chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung (UpCom) từ ngày 9/1/2017
  • Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước quyết định cho VIB áp dụng chính thức Basel II
  • Năm 2019, VIB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên trên 9.245 tỷ đồng
  • Năm 2020, VIB được IFC nâng hạn mức tài trợ thương mại lên 144 triệu USD
  • Năm 2022, VIB đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. VIB đưa thương hiệu và dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với người trẻ qua The Masked Singer

Mission

Hướng tới khách hàng, nỗ lực vượt trội.


Review Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - VIB

3.0
23 review

25/12/2024
Nhân viên tại Hồ Chí Minh

Đọc thật kỹ review trước khi quyết định apply (ghost offer + chờ lâu)

10/10/2024
Nhân viên tại Hồ Chí Minh

Văn hóa làm việc tệ, chế độ lương thưởng thấp, sếp thường xuyên mắng nhân viên (RV)

13/10/2024
Nhân viên tại Hồ Chí Minh

Môi trường làm việc toxic, bóc lột sức lao độc, sếp độc đoán (RV)

Công việc của Luật sư là gì?

1. Luật sư là gì?

Luật sư (Lawyer) là một công việc yêu cầu chuyên môn trong lĩnh vực pháp lý. Người hành nghề này được đào tạo chuyên sâu về luật pháp, hiểu biết rõ về các quy định pháp luật và sở hữu kỹ năng tranh tụng tại tòa. Luật sư thực hiện các công việc như tư vấn pháp lý cho cá nhân hoặc tổ chức, đại diện cho khách hàng trong giải quyết các tranh chấp pháp lý, bảo vệ quyền lợi của họ trước pháp luật và tham gia vào quá trình xây dựng, hiệu chỉnh các điều lệ pháp lý. 

2. Lương của Luật sư có cao không?

Mức lương của Luật sư có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ đơn thuần là "cao" hay "thấp". Để trả lời câu hỏi này một cách đầy đủ, chúng ta cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của một Luật sư:

Trình độ học vấn

Cũng giống như mức lương của các công việc khác, mức lương của Luật sư có sự dao động tùy thuộc vào trình độ học vấn. Do vậy, ở mỗi trình độ bằng cấp khác nhau thì Luật sư lại nhận được những mức lương khác nhau.

Trình độ

Mức lương

Cao đẳng

8.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng

Đại học

15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng

Cao học

20.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng

Ngoài ra, một số Luật sư có trình độ cao đẳng nhưng có nhiều kinh nghiệm làm việc và kỹ năng xuất sắc có thể có mức lương cao hơn Luật sư có trình độ đại học hoặc cao học nhưng ít kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, các con số này chỉ là ước lượng tổng quan và mức lương cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khu vực địa lý, ngành công nghiệp, quy mô và tình trạng thị trường lao động cụ thể.

Số năm kinh nghiệm 

Mức lương của một Luật sư ở Việt Nam thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, vùng địa lý và công ty. Dưới đây là một ước tính về mức lương của các cấp bậc thăng tiến cho Luật sư tại Việt Nam:

Số năm kinh nghiệm

Vị trí

Mức lương

1 – 2 năm

Thực tập sinh luật sư (Legal Intern)

1.000.000 – 3.000.000 đồng/ tháng

2 – 5 năm

Luật sư(Associate Lawyer)

7.000.000 – 10.000.000 đồng/ tháng

5 – 7 năm

Luật sư cao cấp

15.000.000 – 20.000.000 đồng/ tháng

Khu vực làm việc 

Địa điểm làm việc có ảnh hưởng đáng kể đến mức lương của luật sư do nhiều yếu tố kinh tế, xã hội và thị trường lao động khác nhau. Các luật sư làm việc ở các thành phố lớn thường có mức lương cao hơn do chi phí sinh hoạt cao, nhu cầu dịch vụ pháp lý lớn, loại hình công việc phức tạp và mức độ cạnh tranh cao. 

Khu vực

Mức lương

TP. Hồ Chí Minh

18.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng

Hà Nội

15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng

Bình Dương

14.000.000 – 18.000.000 đồng/tháng

Đà Nẵng

12.000.000 – 14.000.000 đồng/tháng

3. Luật sư có mấy loại? Mô tả các công việc của Luật sư

Phân loại luật sư

Có nhiều cách để phân loại luật sư, tùy thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau. Thông thường, Luật sư được phân loại theo chức năng và theo lĩnh vực. 

Phân loại theo chức năng

Phân loại Định nghĩa
Luật sư tranh tụng Đây là những luật sư đại diện cho khách hàng tại tòa án trong các vụ kiện dân sự, hình sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động,... Họ có nhiệm vụ thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ, bào chữa cho khách hàng trước tòa.
Luật sư tư vấn Đây là những luật sư cung cấp ý kiến pháp lý cho khách hàng về các vấn đề pháp luật khác nhau, giúp khách hàng hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, phòng tránh rủi ro pháp lý. Họ thường tư vấn về hợp đồng, đầu tư, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, thuế,...

 

Phân loại theo lĩnh vực

Phân loại Định nghĩa
Luật sư ly hôn Luật sư là người có kiến thức và kinh nghiệm trong các thủ tục hành chính nên họ chính là người giúp đỡ các khách hàng chuẩn bị giấy tờ, thủ tục và trao đổi với đối phương để đưa ra những phương án thích hợp cho cuộc hôn nhân.
Luật sư di trú Luật sư di trú thực hiện các thủ tục xuất cảnh cho du học sinh, người đi du lịch quốc tế., các thủ tục xuất – nhập cảnh, làm mới và gia hạn visa cho người Việt Nam và người nước ngoài. Ngoài ra còn các thủ tục hồi hương, nhận con, kết hôn, ly hôn của người trong nước với người nước ngoài.
Luật sư tai nạn (hoặc thương tật cá nhân) Trong trường hợp tai nạn giao thông hoặc các cuộc xô xát, hai bên không tìm được tiếng nói chung thì cần tìm đến luật sư để được tư vấn giải quyết, bao gồm như tư vấn giải quyết tình huống; tư vấn yêu cầu bồi thường; tư vấn thủ tục khởi kiện; tư vấn trách nhiệm hình sự…
Luật sư doanh nghiệp Gồm luật sư làm việc theo sự vụ và luật sư thường xuyên. Với những luật sư làm việc theo sự vụ sẽ làm việc trong trường hợp khách hàng yêu cầu tư vấn, giải quyết một sự việc trong thời gian ngắn. Các nhiệm vụ bao gồm: tư vấn pháp luật, các cơ chế miễn giảm, quản trị rủi ro, tham mưu, cố vấn, soạn thảo văn bản….
Luật sư hình sự Giúp các cuộc điều tra, xét xử, truy tố được giải quyết một cách khách quan, đúng pháp luật, nhằm đảm bảo được quyền lợi của các đối tượng bị can – bị cáo, người tố cáo và người có bị hại trước pháp luật.
Luật sư phá sản Luật sư sẽ thực hiện đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tính pháp lý của hợp đồng, đưa các giải pháp tiền phá sản, thủ tục phá sản, làm các thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền….

 

Ở Việt Nam hiện nay sự phân định này là chưa rõ rệt, hầu như không có sự giới hạn loại hình cũng như lĩnh vực hoạt động chuyên môn của luật sư cũng như văn phòng luật sư (trừ các công ty luật hợp danh thì không được tham gia tranh tụng).

Mô tả các công việc của Luật sư

Tư vấn pháp lý và đại diện khách hàng

Luật sư cung cấp tư vấn pháp lý cho khách hàng để giúp họ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. Công việc này bao gồm việc nghiên cứu và phân tích các quy định pháp luật liên quan đến từng trường hợp cụ thể. Luật sư cần soạn thảo các tài liệu pháp lý như hợp đồng, đơn khiếu nại, và các văn bản pháp lý khác. Họ cũng đại diện khách hàng trong các vụ kiện tại tòa án, giúp chuẩn bị và trình bày các lập luận pháp lý. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các quy trình tố tụng và khả năng biện hộ hiệu quả trước các cơ quan pháp lý.

Nghiên cứu và phân tích tài liệu pháp lý

Một phần quan trọng của công việc là nghiên cứu các văn bản pháp lý, luật lệ, và các án lệ để xây dựng cơ sở pháp lý cho các vụ việc mà luật sư đang xử lý. Luật sư cần phân tích các tài liệu này để đưa ra các giải pháp pháp lý phù hợp cho khách hàng. Việc này bao gồm việc xem xét các điều luật hiện hành, quy định của tòa án, và các tiền lệ pháp lý có liên quan. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích là rất quan trọng để đảm bảo rằng các lập luận pháp lý được đưa ra là chính xác và thuyết phục. Ngoài ra, luật sư cũng cần theo dõi các thay đổi trong luật pháp để cập nhật thông tin và điều chỉnh các chiến lược pháp lý khi cần thiết.

Đàm phán và giải quyết tranh chấp

Luật sư thường tham gia vào các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan để tìm ra giải pháp hòa giải hoặc thỏa thuận trong các tranh chấp pháp lý. Họ có nhiệm vụ thương lượng các điều khoản của các hợp đồng, thỏa thuận và giải quyết các vấn đề pháp lý giữa các bên. Kỹ năng đàm phán tốt giúp luật sư đạt được các kết quả có lợi cho khách hàng và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Việc này cũng bao gồm việc chuẩn bị và thực hiện các chiến lược giải quyết tranh chấp, cũng như đại diện khách hàng trong các cuộc họp và phiên điều trần. Đàm phán hiệu quả có thể giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng, đồng thời giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tài liệu VietJack

4. 6 bước để trở thành luật sư ở Việt Nam

Căn cứ điều kiện trở thành luật sư nêu tại Luật Luật sư 2006 và Luật Luật sư sửa đổi 2012, con đường để trở thành luật sư ở Việt Nam như sau:

(1) Học 4 năm đại học luật

Luật sư phải là những người đã có bằng cử nhân luật. Để có bằng cử nhân luật, người đó phải học tại Trường Đại học Luật Hà Nội hoặc Trường đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội hoặc khoa luật của các trường đại học khác trên cả nước, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân.

(2) Học lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư

Sau khi có bằng cử nhân luật, người có nhu cầu trở thành luật sư phải được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.

Theo đó, để được cấp chứng chỉ này thì người này phải đăng ký tham gia khoá đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp trong thời gian 12 tháng.

(3) Tập sự tại các văn phòng, công ty luật

Khi đã hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ luật sư được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp, người có nhu cầu trở thành luật sư phải tiếp tục đăng ký tham gia tập sự tại các tổ chức hành nghề luật sư như văn phòng luật, công ty luật trong thời gian 12 tháng.

Trường hợp không thỏa thuận được với các văn phòng luật, công ty luật về việc nhận tập sự thì có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu nơi tập sự.

(4) Kiểm tra kết thúc tập sự

Liên đoàn luật sư Việt Nam là đơn vị tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Thông thường, kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề luật sư gồm 02 phần: Thi viết và thi thực hành. Nội dung thi gồm các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật; pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam…

Lưu ý: Người được miễn tập sự hành nghề luật sư thì không phải thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

(5) Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Hồ sơ để đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư hay còn gọi là thẻ luật sư gồm:

- Đơn đề nghị cấp thẻ luật sư.

- Phiếu lý lịch tư pháp.

- Giấy khám sức khoẻ.

- Bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sĩ luật (bản sao).

- Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (bản sao).

(6) Sau khi có chứng chỉ hành nghề, luật sư phải đóng phí gia nhập Đoàn luật sư. Hiện các Đoàn luật sư đang duy trì mức phí khác nhau, cụ thể như phí gia nhập Đoàn luật sư Hà Nội là 10 triệu đồng…

5. Nguyên tắc hành nghề của luật sư

Nguyên tắc hành nghề của luật sư được quy định trong Luật Luật sư và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Các nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp, đạo đức và trách nhiệm của luật sư trong quá trình hành nghề, góp phần bảo vệ công lý và quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản:

Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

Đây là nguyên tắc hàng đầu. Luật sư phải hành nghề trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định.

Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

Bộ Quy tắc này quy định các chuẩn mực về đạo đức, ứng xử của luật sư trong quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, cơ quan nhà nước và xã hội. Một số nội dung quan trọng trong Quy tắc đạo đức bao gồm:

- Trung thực, khách quan: Luật sư phải trung thực với khách hàng, với tòa án và các bên liên quan, không được xuyên tạc sự thật.
- Tôn trọng khách hàng: Luật sư phải tôn trọng quyền lợi của khách hàng, bảo mật thông tin của khách hàng, tận tâm và chu đáo trong công việc.
- Độc lập: Luật sư phải độc lập trong việc đưa ra ý kiến pháp lý và thực hiện nhiệm vụ của mình, không bị chi phối bởi bất kỳ áp lực nào.
- Giữ bí mật nghề nghiệp: Luật sư phải bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Tránh xung đột lợi ích: Luật sư phải tránh các tình huống có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa luật sư và khách hàng hoặc giữa các khách hàng với nhau.
- Ứng xử văn minh, lịch sự: Luật sư phải có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự với khách hàng, đồng nghiệp, cơ quan nhà nước và xã hội.

Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

Nguyên tắc này nhấn mạnh tính độc lập trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Luật sư không được vì lợi ích cá nhân hoặc áp lực từ bất kỳ ai mà làm sai lệch sự thật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng hoặc đến công lý.

Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Luật sư có trách nhiệm sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Tuy nhiên, luật sư không được sử dụng các biện pháp trái pháp luật để đạt được mục đích.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư

Luật sư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi của mình trong quá trình hành nghề. Nếu vi phạm pháp luật hoặc Quy tắc đạo đức, luật sư sẽ bị xử lý theo quy định.

6. Triển vọng và khó khăn của nghề Luật sư

Nghề luật sư, với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý và quyền lợi hợp pháp của công dân, luôn có những triển vọng và khó khăn riêng. Dưới đây là phân tích chi tiết về vấn đề này ở Việt Nam:

Triển vọng của nghề Luật sư

Với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các vấn đề pháp lý ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Do đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý ngày càng tăng cao, đặc biệt là dịch vụ của luật sư. Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đều cần đến sự tư vấn và hỗ trợ pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, tranh chấp dân sự, hình sự, hành chính,... Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các luật sư. Hơn nữa, nhận thức pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao, họ ngày càng chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý khi gặp phải các vấn đề pháp luật. Điều này cũng góp phần tạo ra nhu cầu lớn đối với dịch vụ luật sư. Trong bối cảnh đó, Nhà nước Việt Nam đồng thời nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch và công bằng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hành nghề của luật sư, đồng thời cũng đòi hỏi luật sư phải không ngừng cập nhật kiến thức pháp luật để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Ngoài ra, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam mở ra nhiều cơ hội cho các luật sư làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến luật quốc tế, đầu tư nước ngoài, thương mại quốc tế,... Công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực pháp lý, giúp luật sư làm việc hiệu quả hơn, tiếp cận thông tin nhanh chóng hơn và mở rộng mạng lưới quan hệ. Ví dụ, các phần mềm quản lý vụ việc, cơ sở dữ liệu pháp luật trực tuyến, các nền tảng tư vấn pháp lý trực tuyến,... đang ngày càng phổ biến.

Khó khăn của nghề Luật sư

Số lượng luật sư và những người theo đuổi công việc này ngày càng tăng, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong nghề. Do đó, mỗi Luật sư phải không ngừng nâng cao chuyên môn, kỹ năng và xây dựng uy tín để cạnh tranh thành công. Bên cạnh đó, nghề luật sư đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng phân tích, lập luận, giao tiếp, thuyết phục tốt, cũng như khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả. Luật sư phải liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức pháp luật và rèn luyện kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của nghề.
Công việc của luật sư thường rất bận rộn, đòi hỏi thời gian làm việc linh hoạt và khả năng chịu áp lực cao. Luật sư phải chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình, đặc biệt là trong các vụ kiện phức tạp. Trong một số vụ việc, việc thu thập chứng cứ thậm chí có thể gặp nhiều khó khăn do sự hợp tác không đầy đủ của các bên liên quan hoặc do các quy định pháp luật.
Ngoài ra, Luật sư có thể gặp phải những rủi ro liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, xung đột lợi ích hoặc thậm chí là bị đe dọa, hành hung trong quá trình hành nghề, đặc biệt là trong các vụ án hình sự hoặc các vụ việc liên quan đến các đối tượng phức tạp. Trong khi đó, một số quy định pháp luật và cơ chế hành chính liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư vẫn còn chưa thực sự thông thoáng, gây khó khăn cho luật sư trong quá trình tác nghiệp.

Xem thêm:

Việc làm Thực tập sinh Luật đang tuyển dụng

Việc làm Chuyên viên pháp chế mới nhất

Việc làm Nhân viên chứng từ đang tuyển dụng

 

Luật sư có mức lương bao nhiêu?

182 - 260 triệu /năm
Tổng lương
168 - 240 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
14 - 20 triệu
/năm

Lương bổ sung

182 - 260 triệu

/năm
182 M
260 M
104 M 520 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Luật sư

Tìm hiểu cách trở thành Luật sư, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Luật sư
182 - 260 triệu/năm
Luật sư

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
20%
2 - 4
46%
5 - 7
21%
8+
13%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Luật sư?

Yêu cầu tuyển dụng Luật sư

Một Luật sư cần phải sở hữu nhiều kỹ năng quan trọng để có thể bổ trợ trong việc thực hiện tốt các công việc. Dưới đây là một số yêu cầu một Luật sư bình thường cần có:

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng Cấp: Để trở thành luật sư, yêu cầu cơ bản là phải có bằng cử nhân luật từ một trường đại học được công nhận. Sau đó, ứng viên cần hoàn thành chương trình đào tạo chuyên sâu về pháp luật, thường là từ một trường đào tạo luật hoặc một cơ sở đào tạo nghề luật sư. Tại nhiều quốc gia, luật sư cũng cần phải vượt qua kỳ thi sát hạch nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề. Bằng cử nhân luật và chứng chỉ hành nghề là điều kiện tiên quyết để bắt đầu hành nghề luật sư.

  • Kiến thức pháp lý: Luật sư cần có kiến thức vững về các lĩnh vực pháp luật khác nhau, bao gồm luật hình sự, dân sự, thương mại và lao động. Họ phải hiểu rõ các quy định pháp lý hiện hành, án lệ, và quy trình tố tụng để có thể tư vấn và đại diện cho khách hàng một cách hiệu quả. Kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực đặc thù cũng là cần thiết nếu luật sư làm việc trong các lĩnh vực chuyên sâu như sở hữu trí tuệ hay môi trường. Ngoài ra, luật sư cần nắm vững các kỹ năng phân tích, nghiên cứu và lập luận pháp lý để giải quyết các vụ việc phức tạp.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Luật sư cần có kỹ năng phân tích mạnh mẽ để hiểu và xử lý các tài liệu pháp lý phức tạp, từ đó tìm ra các điểm mấu chốt trong các vụ việc. Khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo giúp họ đưa ra các giải pháp pháp lý hiệu quả, phù hợp với lợi ích của khách hàng. Kỹ năng này cũng giúp luật sư phản biện các lập luận của đối phương và đưa ra chiến lược phù hợp.

  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Luật sư cần kỹ năng giao tiếp xuất sắc, cả trong việc trình bày miệng và viết, để thuyết phục khách hàng, thẩm phán, và đối phương. Kỹ năng đàm phán tốt giúp họ đạt được các thỏa thuận có lợi trong các vụ việc liên quan đến hợp đồng, giải quyết tranh chấp hoặc hòa giải. Giao tiếp hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và uy tín với khách hàng.

  • Kỹ năng quản lý thời gian và áp lực: Luật sư thường phải xử lý nhiều vụ việc cùng lúc, vì vậy kỹ năng quản lý thời gian là rất cần thiết để đảm bảo không bỏ sót các chi tiết quan trọng. Họ cần biết cách ưu tiên công việc và xử lý các vụ việc trong thời hạn quy định. Khả năng làm việc dưới áp lực cao cũng giúp luật sư duy trì hiệu suất trong những vụ kiện phức tạp hoặc có khung thời gian chặt chẽ.

Các yêu cầu khác

  • Đạo đức nghề nghiệp: Luật sư cần tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo trung thực, minh bạch và bảo mật thông tin khách hàng. Họ phải giữ vững nguyên tắc liêm chính trong mọi hoạt động pháp lý, không vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến khách hàng. Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp giúp luật sư xây dựng uy tín và niềm tin trong nghề.

  • Khả năng làm việc độc lập và nhóm: Luật sư phải có khả năng làm việc độc lập, từ nghiên cứu pháp lý đến xây dựng chiến lược vụ án, nhưng cũng cần biết làm việc nhóm khi cộng tác với đồng nghiệp hoặc các chuyên gia khác. Kỹ năng làm việc nhóm giúp họ tận dụng tối đa sức mạnh của một đội ngũ để đưa ra các giải pháp tối ưu trong những vụ án phức tạp. Sự linh hoạt trong làm việc nhóm và độc lập giúp nâng cao hiệu quả công việc.

  • Cập nhật kiến thức pháp luật mới: Luật pháp luôn thay đổi và phát triển, vì vậy luật sư phải liên tục cập nhật kiến thức về các quy định pháp lý mới. Việc này giúp họ đảm bảo rằng mình luôn nắm rõ các quy định hiện hành, từ đó đưa ra tư vấn chính xác và hợp pháp cho khách hàng. Khả năng học hỏi suốt đời là yếu tố quan trọng giúp luật sư duy trì tính chuyên nghiệp và hiệu quả.

Lộ trình thăng tiến Luật sư

Mức lương bình quân của Luật sư có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động. Dưới đây là lộ trình thăng tiến của Luật sư mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:

Số năm kinh nghiệm Vị trí Mức lương

1 – 2 năm

Luật sư tập sự

6.000.000 – 10.000.000 đồng/ tháng

2 – 5 năm

Luật sư 

15.000.000 – 30.000.000 đồng/ tháng

5 – 10 năm

Luật sư cao cấp

40.000.000 –70.000.000 đồng/ tháng

Trên 10 năm

Giám đốc pháp lý

70.000.000 - 100.000.000 đồng/tháng

1. Luật sư tập sự

Mức lương: 6.000.000 – 10.000.000 đồng/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 10 năm

Khi là luật sư tập sự, bạn sẽ hỗ trợ các luật sư chính thức trong việc nghiên cứu tài liệu, soạn thảo hợp đồng, đơn từ và các văn bản pháp lý khác. Bạn sẽ học cách áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn thông qua việc tham gia các vụ việc pháp lý thực tế. Đây là giai đoạn quan trọng để bạn tích lũy kinh nghiệm, hiểu rõ quy trình tố tụng và xây dựng nền tảng kỹ năng giao tiếp, đàm phán với khách hàng.

>> Đánh giá: Đây là bước khởi đầu quan trọng giúp bạn tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và hiểu sâu về các quy trình pháp lý. Tuy nhiên, công việc thường mang tính hỗ trợ và mức lương còn thấp, nhưng tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp.

2. Luật sư

Mức lương: 15.000.000 – 30.000.000 đồng/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 – 5 năm

Sau khi hoàn tất thời gian tập sự và vượt qua kỳ thi hành nghề, bạn sẽ trở thành luật sư chính thức. Lúc này, bạn sẽ chịu trách nhiệm tư vấn cho khách hàng, đại diện họ trước tòa án và xử lý các vụ việc pháp lý từ đầu đến cuối. Bạn sẽ cần phải làm việc độc lập, đưa ra các chiến lược pháp lý, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các vụ kiện hoặc tranh chấp.

>> Đánh giá: Vị trí luật sư mang đến nhiều cơ hội tham gia vào các vụ việc đa dạng, từ tư vấn pháp lý cho đến tranh tụng. Tuy nhiên, áp lực từ việc bảo vệ quyền lợi khách hàng và tính chất công việc đòi hỏi sự cẩn trọng và chuyên nghiệp cao.

3. Luật sư cao cấp

Mức lương: 40.000.000 –70.000.000 đồng/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 – 10 năm

Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và uy tín, bạn có thể thăng tiến lên vị trí luật sư cao cấp. Ở vai trò này, bạn sẽ phụ trách các vụ việc phức tạp, quản lý các dự án lớn, và đóng vai trò lãnh đạo trong nhóm luật sư. Ngoài việc tiếp tục đại diện cho khách hàng, bạn sẽ hướng dẫn và hỗ trợ các luật sư trẻ, tham gia xây dựng chiến lược phát triển pháp lý cho công ty.

>> Đánh giá: Luật sư cao cấp có cơ hội làm việc với các vụ việc quan trọng, đồng thời hướng dẫn các luật sư trẻ và tham gia vào chiến lược phát triển của công ty. Đây là vị trí đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, nhưng cũng mang đến cơ hội thăng tiến và mức lương hấp dẫn.

4. Giám đốc pháp lý

Mức lương: 70.000.000 - 100.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 10 năm

Vị trí giám đốc pháp lý là nơi bạn sẽ quản lý toàn bộ bộ phận pháp lý của công ty hoặc tổ chức. Bạn sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định chiến lược về pháp lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật và đảm bảo công ty hoạt động đúng quy định. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ đại diện công ty trong các vụ việc lớn, đồng thời lãnh đạo đội ngũ luật sư để đạt được mục tiêu pháp lý của tổ chức.

>> Đánh giá: Vị trí giám đốc pháp lý là đỉnh cao trong lộ trình thăng tiến, giúp bạn định hướng chiến lược pháp lý cho toàn công ty và chịu trách nhiệm lớn. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, quản lý toàn diện, và đối mặt với nhiều thách thức pháp lý phức tạp.

Xem thêm:

Việc làm Luật sư đang tuyển dụng

Việc làm Giám đốc pháp lý mới nhất

Việc làm Trưởng phòng pháp lý

Việc làm Chuyên viên pháp chế

Tìm việc theo nghề nghiệp