Mô tả công việc
GIỚI THIỆU CÔNG TY
YBS LAW FIRM LÀ CÔNG TY THÀNH VIÊN THUỘC TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ MCVChúng tôi tự hào mang đến cho khách hàng những giải pháp pháp lý tối ưu với phương châm “Your Best Legal Solution“.
YBS Law Firm, hay còn được gọi là Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn YBS, là tổ chức luật sư uy tín thuộc Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh. Với đội ngũ Luật sư, Chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và tâm huyết, YBS Law Firm cam kết cung cấp cho Khách hàng những giải pháp pháp lý phù hợp, hiệu quả và tối ưu nhất.
Tầm nhìn
Trở thành đối tác pháp lý tin cậy, cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực pháp luật.
Sứ mệnhĐồng hành cùng khách hàng, mang lại giá trị pháp lý bền vững và hiệu quả thông qua việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao, chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Giá trị cốt lõi
Hiệu quả: Tìm kiếm giải pháp tối ưu, tiết kiệm thời gian và chi phí cho Khách hàng.
Chất lượng: Cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng cao, đáp ứng mọi yêu cầu của Khách hàng.
Chuyên nghiệp: Áp dụng quy trình làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo sự nhanh chóng và hiệu quả.
Đổi mới: Không ngừng tiên phong áp dụng công nghệ số hoá, đổi mới cách thức tiếp cận và xử lý vấn đề pháp lý phức tạp liên quan bản quyền thông qua công nghệ và ứng dụng các nền tảng số.
Bảo mật: Cam kết bảo mật thông tin của Khách hàng theo quy định pháp luật.
Tin cậy: Luôn giữ chữ tín, đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong mọi hoạt động.
Trưởng Nhóm Pháp Lý- Phụ Trách Sở Hữu Trí Tuệ Full- time
Mức lươngThỏa thuận
MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Đề xuất các phương án giải quyết vụ việc và tổ chức thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao.
Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam và các đại diện SHCN nước ngoài để giải quyết các vấn đề nhãn hiệu, bản quyền của khách hàng.
Tư vấn và xử lý công việc liên quan đến phản đối, chấm dứt/huỷ hiệu lực, khiếu nại, li- xăng, chuyển nhượng và gia hạn/duy trì hiệu lực nhãn hiệu.
Tư vấn và thực hiện các công việc liên quan tới thủ tục xác lập quyền về Nhãn hiệu cho Khách hàng tại các thị trường Việt Nam và các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Châu Âu.
Làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức cá nhân khác để xử lý hồ sơ theo yêu cầu.
Tư vấn và giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực SHTT về nhãn hiệu, bản quyền.
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Công ty.
YÊU CẦU ỨNG VIÊN
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật trở lên (ưu tiên có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp), đã có kinh nghiệm thực tế làm việc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ về Nhãn hiệu, Bản quyền.
Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan về Sở hữu trí tuệ là một lợi thế.
Kinh nghiệm công tác: Tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ về Nhãn hiệu, Bản quyền.
Ngoại ngữ: Thành thạo tiếng Anh (ứng cử viên biết thêm ngoại ngữ khác là một lợi thế).
Có kỹ năng để xây dựng đội nhóm, chăm sóc khách hàng
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, chịu áp lực trong công việc và có khả năng xử lý tình huống;
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;
Kỹ năng tra cứu quy định pháp luật, soạn thảo hồ sơ và thẩm định văn bản.
CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo luật bảo hiểm.
Chính sách thưởng: Thưởng Lễ, Tết + các thưởng khác theo quy định Công ty tại thời điểm hiện hành.
Có nhiều cơ hội phát triển lên các vị trí cao hơn
Mức lương: Thỏa thuận + Thưởng hoa hồng
Làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động, coi trọng năng lực và khả năng sáng tạo với nhiều dự án đa dạng
Được đào tạo để nắm bắt, chủ động và thăng tiến trong công việc
Có cơ hội làm những việc thách thức, phát huy hết khả năng bản thân.
Được công ty tạo điều kiện và hỗ trợ khi tham gia các khóa đào tạo, phát triển năng lực.
Được tặng quà, thăm hỏi nhân các dịp: sinh nhật, cưới hỏi, hiếu hỉ, ốm đau…
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Thời gian làm việc: Từ T2- T6 (9h- 18h) & T7 (9h- 13h)
Địa chỉ làm việc: MCV Complex, Lô B7, Đường 19A, Khu E- Office Park, Khu Chế Xuất Tân Thuận, P. Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM
Email:
[email protected]
với tiêu đề HỌ TÊN_Trưởng nhóm Pháp lý
Hotline: 0902.711.765
CÁCH THỨC ỨNG TUYỂN
Hạn cuối: 23:59 ngày 12/12/2024
Ứng tuyển qua nút ỨNG TUYỂN ONLINE dưới đây.
Lưu ý: Do hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi có thể sẽ chỉ phản hồi kết quả ứng tuyển qua email cho các ứng viên được chọn. Trong và sau khi ứng tuyển, vui lòng thường xuyên kiểm tra cả hòm thư Spam hoặc Promotions (Quảng cáo) để không bỏ sót bất cứ thông báo nào từ chúng tôi.
ỨNG TUYỂN ONLINE
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-12-27 01:35:02
Công ty Cổ Phần Phát Triển Truyền Thông Quảng Cáo MAC Việt Nam (MCV Corporation) được thành lập vào ngày 01/02/2007 với 2 cổ đông lớn là công ty quảng cáo đến từ Nhật MAC & CINQ và đối tác tại Việt Nam – công ty MIRAI Việt Nam.
Trong suốt 12 năm hình thành và phát triển, MCV đã không ngừng cố gắng, học tập và phát huy sự sáng tạo của mình để tạo ra những sản phẩm chất lượng, được báo chí và khán giả truyền hình yêu mến trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình, cung cấp dịch vụ quảng cáo & truyền thông, sản xuất hậu kỳ,…
Gắn liền với uy tín và thương hiệu nhà sản xuất MCV Corporation là những chương trình truyền hình ăn khách như: Hành trình kết nối những trái tim – Lovebus, vợ chồng son, bạn muốn hẹn hò, gia đình tài tử, lữ khách 24h, con đã lớn khôn, tạp chí 360, mẹ chồng nàng dâu,…
Review Truyền Thông Quảng Cáo MAC Việt Nam - MCV Group
Không chậm lương -Văn phòng đầy đủ công năng
khi apply vào team tin tức, các anh chị không yêu cầu nhiều về kinh nghiệm mà xem xét về mặt thái độ (RV)
Lương cứng nghiệm thu theo KPI actual hằng tháng, mà KPI thì ... (RV)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trưởng Phòng Pháp Lý là gì?
Trưởng phòng pháp lý (Head of legal department) là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.
Mô tả công việc của trưởng phòng pháp lý
Điều hành bộ phận pháp lý
Trưởng phòng pháp lý là chức danh cao trong phòng pháp chế nên những người đảm nhận vị trí này sẽ có nhiệm vụ lãnh đạo và giám sát các hoạt động pháp lý để đảm bảo mục tiêu , chiến lược và ưu tiên của doanh nghiệp. Quản lý các hoạt động của bộ phận pháp chế, phân công công việc cho nhân viên, hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên pháp chế trong quá trình làm việc và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bộ phận.
Đề ra chiến lược pháp lý, bảo vệ công ty
Trưởng phòng pháp lý sẽ là người ra chiến lược cũng như là duyệt đề xuất cấp dưới về các vấn đề liên quan đến pháp lý công ty. Tham gia xây dựng hệ thống nội quy, quy định, quy trình trong doanh nghiệp và các văn bản nội bộ khác, đảm bảo chúng tuân thủ tốt nhất các quy định của pháp luật trong kinh doanh, an toàn lao động và sử dụng lao động.
Cố vấn pháp luật
Họ sẽ là người trực tiếp cố vấn cho ban điều hành (CEO, chủ doanh nghiệp, chủ tịch Hội đồng quản trị, các giám đốc cấp cao,...) thay cho luật sư ngoài. Những vấn đề về hợp đồng của doanh nghiệp cũng sẽ được đem ra tham khảo ý kiến của giám đốc pháp lý.
Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý
Trưởng phòng pháp lý chịu trách nhiệm giám sát và quản lý hoạt động pháp lý của tất cả các phòng ban từ đó có thể xử lý kịp thời, khắc phục hậu quả trước khi doanh nghiệp bị đưa ra pháp luật. Tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề pháp lý trong hoạt động đầu tư cũng như kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo
Ngoài những nhiệm vụ chính ở trên, Trưởng phòng pháp lý cũng sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nếu cần thiết hoặc được cấp trên yêu cầu. Giám đốc pháp lý sẽ chủ động xử lý để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng luật pháp. Tìm hiểu, nghiên cứu các thay đổi mới nhất về pháp luật và cập nhật cho các bộ phận, phòng ban trong công ty.
Trưởng Phòng Pháp Lý có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195- 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trưởng Phòng Pháp Lý
Tìm hiểu cách trở thành Trưởng Phòng Pháp Lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng Phòng Pháp Lý?
Yêu cầu tuyển dụng Trưởng phòng pháp lý
Yêu cầu về trình độ, bằng cấp
Yêu cầu ứng viên tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư (nếu có). Có ít nhất 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp chế, trong đó có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý. Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Có hiểu biết về hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Yêu cầu về kỹ năng
- Yêu cầu có tinh thần trách nhiệm cao: Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là yếu tố luôn được đề cao đối với Trưởng phòng pháp lý. Bởi khối lượng công việc của Trưởng phòng pháp lý rất lớn và họ luôn phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định quan trọng liên quan đến cả tổ chức. Do đó, tinh thần trách nhiệm cao sẽ góp phần thúc đẩy bản thân họ luôn nỗ lực để đảm bảo chất lượng công việc cũng như sự phát triển chung của công ty.
-
Phân tích và phán đoán: Trưởng phòng pháp lý của công ty có thể đọc, phân tích và xử lý lượng lớn thông tin. Bạn phải có khả năng phát hiện các mô hình và xu hướng trong các vấn đề hoặc vụ kiện pháp lý trong quá khứ, đánh giá các lựa chọn và đưa ra phán đoán đúng đắn. Bạn nên suy nghĩ bằng trực giác và sử dụng kinh nghiệm đã học được để đưa ra quyết định mới.
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc: Giao tiếp bằng lời nói tốt là điều cần thiết để thành công trong sự nghiệp Trưởng phòng pháp lý, ngay cả khi bạn không tranh luận về các vụ án. Khả năng giao tiếp bằng văn bản xuất sắc cũng rất quan trọng trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật và viết email hoặc hướng dẫn cho đồng nghiệp. Ngữ pháp, chính tả và phong cách viết ngắn gọn có thể giúp bạn truyền tải thông điệp rõ ràng và chất lượng.
Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng pháp lý
1. Thực tập sinh pháp lý
Mức lương: 3 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh pháp lý là một sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp trong lĩnh vực luật thực hiện một khoảng thời gian thực tế làm việc tại một văn phòng luật hoặc tổ chức pháp lý. Trong thời gian thực tập, họ có cơ hội áp dụng và phát triển những kiến thức và kỹ năng mà họ đã học trong trường vào môi trường làm việc thực tế. Các nhiệm vụ của thực tập sinh pháp lý thường bao gồm nghiên cứu về các vấn đề pháp lý, viết văn bản pháp lý, tham gia vào cuộc họp và các phiên tòa.
>> Đánh giá: Vị trí Thực tập sinh pháp lý là cơ hội để sinh viên học hỏi và trau dồi kiến thức pháp lý trong môi trường thực tế. Qua đó, các bạn có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, giao tiếp,... Và là bước đệm quan trọng để các bạn sinh viên theo đuổi sự nghiệp luật sư. Qua thời gian thực tập, các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, xây dựng mối quan hệ và tạo dựng uy tín trong ngành luật.
2. Nhân viên pháp lý
Mức lương: 9 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên pháp lý (Legal Executive) là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu rằng họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.
>> Đánh giá: Họ sẽ được tham gia vào các dự án cụ thể và đảm nhận các trách nhiệm pháp lý đơn giản dưới sự hướng dẫn của luật sư hoặc người quản lý. Họ sẽ tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng pháp lý của mình thông qua thực hành và trải nghiệm thực tế. Nhân viên pháp lý cũng sẽ tham gia vào việc tư vấn pháp lý cho các bộ phận khác trong công ty và chuẩn bị các tài liệu pháp lý cơ bản.
3. Chuyên viên pháp lý
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Chuyên viên pháp lý là một chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, được đào tạo chuyên sâu về các quy định, luật pháp và quy trình pháp lý liên quan đến một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Công việc của chuyên viên pháp lý bao gồm tư vấn và hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong các vấn đề pháp lý.
>> Đánh giá: đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Họ tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, soạn thảo các văn bản pháp lý, tham gia đàm phán hợp đồng, giải quyết tranh chấp,... Và hỗ trợ các bộ phận khác trong doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh.
4. Trưởng phòng pháp lý
Mức lương: 30 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 9 - 12 năm
Trưởng phòng pháp lý (Head of legal department) là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.
>> Đánh giá: Là người chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động của toàn bộ bộ phận, bao gồm việc phân công công việc, hướng dẫn, đào tạo, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của các thành viên trong phòng. Đóng vai trò cố vấn pháp lý cho Ban lãnh đạo và các phòng ban khác trong doanh nghiệp và hịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích pháp lý của doanh nghiệp trong các giao dịch kinh doanh, tranh chấp hợp đồng, vụ kiện tụng,...
5. Giám đốc pháp lý
Mức lương: 40 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 12 năm
Giám đốc pháp lý (hay còn gọi là Chief Legal Officer - CLO) là vị trí lãnh đạo cao nhất trong bộ phận pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp. Giám đốc pháp lý có vai trò chiến lược trong việc định hướng, xây dựng và phát triển hoạt động pháp lý, đảm bảo hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức.
>> Đánh giá: đóng vai trò cố vấn pháp lý cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, giúp họ đưa ra quyết định phù hợp với pháp luật và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro pháp lý có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Và đại diện cho doanh nghiệp trong các vụ kiện tụng, đàm phán hợp đồng và giải quyết các tranh chấp pháp lý.
5 bước giúp Trưởng phòng pháp lý thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao kiến thức chuyên môn
Họ cần liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức về lĩnh vực pháp lý, bao gồm cả các thay đổi pháp luật mới nhất và xu hướng pháp lý đang diễn ra. Điều này giúp họ có thể áp dụng các kiến thức này vào công việc hàng ngày và giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả.
Phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý
Trưởng phòng pháp lý cần có khả năng lãnh đạo nhóm, quản lý các dự án và phân công công việc một cách thông minh. Họ nên học hỏi và áp dụng các kỹ năng quản lý thời gian, nhóm và tài nguyên để có thể điều hành phòng ban một cách hiệu quả.
Xây dựng mối quan hệ và mạng lưới
Việc xây dựng mối quan hệ và mạng lưới trong ngành pháp lý rất quan trọng. Họ nên tham gia các hội thảo, sự kiện chuyên ngành, gặp gỡ các đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm để mở rộng mạng lưới quan hệ.
Tự đánh giá và phát triển bản thân
Việc liên tục đánh giá và tự phát triển bản thân là điều cần thiết để Trưởng phòng pháp lý có thể nâng cao trình độ và kỹ năng. Họ có thể tham gia các khóa đào tạo, học thêm về các lĩnh vực pháp lý mới và phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, và giải quyết xung đột.
Đóng góp cho tổ chức
Trưởng phòng pháp lý cần thể hiện sự đóng góp của mình đối với tổ chức, bằng cách đưa ra các giải pháp pháp lý hiệu quả, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của công ty một cách an toàn và hợp pháp. Việc này giúp họ xây dựng uy tín và được đánh giá cao trong tổ chức.