Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
- To prepare and advise on all documents related to legal and competent authorities to ensure the Company fully comply with relevant regulations/ Chuẩn bị và tư vấn tất cả các tài liệu liên quan đến pháp lý và cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo Công ty tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan.
- To progressively provide supporting day-to-day intellectual property, commercial and contract law advice, mainly assisting internal clients in relation to confidentiality agreements, standard contractual terms, and on bespoke advanced transactional agreements including funding agreements, collaboration agreements, and other agreements/ Tư vấn pháp lý các vấn đề về sở hữu trí tuệ, hợp đồng dịch vụ và thương mại cho các hoạt động hàng ngày, tập trung hỗ trợ khách hàng nội bộ liên quan đến các thỏa thuận bảo mật, tiêu chuẩn điều khoản hợp đồng và các thỏa thuận giao dịch đặc thù bao gồm cả việc thỏa thuận tài trợ, thỏa thuận hợp tác, và thỏa thuận khác.
- To review and follow up on contracts, licenses, legal advice with the appointed lawyers, solicitors and internal staff from time to time to ensure proper legal stands for the business/ Xem xét và theo dõi các hợp đồng, giấy phép, tư vấn pháp lý với các luật sư, luật sư cố vấn và nhân viên nội bộ được chỉ định theo từng thời điểm để đảm bảo cơ sở pháp lý phù hợp cho doanh nghiệp.
- To cooperate with master franchise holder to prepare and advise on documents, contracts, licenses and procedures related to legal and government/ Hợp tác với chủ nhượng quyền chính để chuẩn bị và tư vấn các tài liệu, hợp đồng, giấy phép và các thủ tục liên quan đến pháp lý và chính phủ.
- To update on necessary and relevant changes in local legislation and regulations and conduct gap analysises which may impact to the Company’s operations/ Cập nhật các thay đổi quy định pháp luật liên quan và cần thiết và thực hiện phân tích các vấn đề có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty.
- To take directions and support from the Legal Director on all matters that the Legal Director decides require supervision/ Thực hiện theo các hướng dẫn và hỗ trợ của Giám đốc Pháp lý về mọi vấn đề mà Giám đốc Pháp lý xét thấy cần có sự giám sát.
- Other tasks assigned by Line Manager and Legal Director from time to time/ Các nhiệm vụ khác được giao bởi quản lý trực tiếp và Giám đốc Pháp lý tùy từng thời điểm.
Yêu Cầu Công Việc
- Bachelor’s degree in Law. Vietnam Bar membership would be an advantage/ Có bằng tốt nghiệp Cử nhân Luật. Thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là một lợi thế.
- 7 years of professional experience required, including 4 years of experience as legal in house/ Kinh nghiệm 7 năm làm pháp lý bao gồm 4 năm kinh nghiệm làm tư vấn pháp lý nội bộ.
- Experience in dealing with licenses, contracts regarding business/ Có kinh nghiệm xử lý các giấy phép, hợp đồng liên quan đến kinh doanh.
- Organization & time management/ planning/ communication skills/ Kỹ năng tổ chức & quản lý thời gian/ lập kế hoạch/ giao tiếp.
- Pro-active approach to challenges/ Chủ động tiếp cận các thách thức.
- Professional in dealing with confidential information/ Chuyên nghiệp trong việc xử lý thông tin bảo mật.
- Exceptional interpersonal and communication skills, both oral and written. Ability to interpret legal language and requirements to communicate in an understandable fashion with non-lawyers/ Kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt bao gồm lời nói và viết. Kỹ năng giải thích các thuật ngữ và các yêu cầu pháp lý để giao tiếp một cách dễ hiểu với những người không phải là luật sư.
- Honest, responsible, self-confident, strong collaboration/ Trung thực, trách nhiệm, tự tin, hợp tác chặt chẽ.
- Good communication in English and Vietnamese/ Giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
- Proficiency with MS Office (Word, Excel, PowerPoint…)/ Sử dụng thành thạo MS Office (Word, Excel, PowerPoint...).
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Giới tính: Nam
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Circle K tự hào giới thiệu rằng chúng tôi là chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, và cửa hàng đầu tiên được khai trương vào 20 tháng 12 năm 2008. Chúng tôi đã tổ chức Lễ Kỷ Niệm 10 năm hoạt động của Circle K tại Việt Nam trong năm 2018.
Circle K Việt Nam hiện đã có gần 400 cửa hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hạ Long, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ và sẽ còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở khắp mọi nơi.
Chính sách bảo hiểm
- BHXH, Thưởng Lễ / Tết.
- Chính sách BHYT theo quy
Các hoạt động ngoại khóa
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, thân thiện
- Team building
- Thể thao
Lịch sử thành lập
- Circle K tự hào giới thiệu rằng chúng tôi là chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, và cửa hàng đầu tiên được khai trương vào 20 tháng 12 năm 2008. Chúng tôi đã tổ chức Lễ Kỷ Niệm 10 năm hoạt động của Circle K tại Việt Nam trong năm 2018.
Mission
-
Bắt đầu từ năm 1951 tại bang Texas, Mỹ, tới nay, Circle K đã trở thành một trong những thương hiệu cửa hàng tiện lợi uy tín rộng khắp, nổi tiếng trên toàn thế giới vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời với hơn 15,000 cửa hàng.
Review CÔNG TY TNHH VÒNG TRÒN ĐỎ ( CIRCLE K)
Lương còn thấp so với mặt bằng chung. Không có chỗ gửi xe cho nhân viên(rv)
Riêng mảng đào tạo nhân viên thì thiếu chuyên nghiệp. Training mà cứ xoay qua xoay lại quá trời người, toàn là nói riêng với nhau trong lúc đang đào tạo(rv)
Công việc rất nhiều, chế độ đường thăng tiến rộng, lương tăng đều (Fb)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trưởng Phòng Pháp Lý là gì?
Trưởng phòng pháp lý (Head of legal department) là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.
Mô tả công việc của trưởng phòng pháp lý
Điều hành bộ phận pháp lý
Trưởng phòng pháp lý là chức danh cao trong phòng pháp chế nên những người đảm nhận vị trí này sẽ có nhiệm vụ lãnh đạo và giám sát các hoạt động pháp lý để đảm bảo mục tiêu , chiến lược và ưu tiên của doanh nghiệp. Quản lý các hoạt động của bộ phận pháp chế, phân công công việc cho nhân viên, hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên pháp chế trong quá trình làm việc và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bộ phận.
Đề ra chiến lược pháp lý, bảo vệ công ty
Trưởng phòng pháp lý sẽ là người ra chiến lược cũng như là duyệt đề xuất cấp dưới về các vấn đề liên quan đến pháp lý công ty. Tham gia xây dựng hệ thống nội quy, quy định, quy trình trong doanh nghiệp và các văn bản nội bộ khác, đảm bảo chúng tuân thủ tốt nhất các quy định của pháp luật trong kinh doanh, an toàn lao động và sử dụng lao động.
Cố vấn pháp luật
Họ sẽ là người trực tiếp cố vấn cho ban điều hành (CEO, chủ doanh nghiệp, chủ tịch Hội đồng quản trị, các giám đốc cấp cao,...) thay cho luật sư ngoài. Những vấn đề về hợp đồng của doanh nghiệp cũng sẽ được đem ra tham khảo ý kiến của giám đốc pháp lý.
Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý
Trưởng phòng pháp lý chịu trách nhiệm giám sát và quản lý hoạt động pháp lý của tất cả các phòng ban từ đó có thể xử lý kịp thời, khắc phục hậu quả trước khi doanh nghiệp bị đưa ra pháp luật. Tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề pháp lý trong hoạt động đầu tư cũng như kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo
Ngoài những nhiệm vụ chính ở trên, Trưởng phòng pháp lý cũng sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nếu cần thiết hoặc được cấp trên yêu cầu. Giám đốc pháp lý sẽ chủ động xử lý để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng luật pháp. Tìm hiểu, nghiên cứu các thay đổi mới nhất về pháp luật và cập nhật cho các bộ phận, phòng ban trong công ty.
Trưởng Phòng Pháp Lý có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195- 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trưởng Phòng Pháp Lý
Tìm hiểu cách trở thành Trưởng Phòng Pháp Lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng Phòng Pháp Lý?
Yêu cầu tuyển dụng Trưởng phòng pháp lý
Yêu cầu về trình độ, bằng cấp
Yêu cầu ứng viên tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư (nếu có). Có ít nhất 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp chế, trong đó có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý. Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Có hiểu biết về hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Yêu cầu về kỹ năng
- Yêu cầu có tinh thần trách nhiệm cao: Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là yếu tố luôn được đề cao đối với Trưởng phòng pháp lý. Bởi khối lượng công việc của Trưởng phòng pháp lý rất lớn và họ luôn phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định quan trọng liên quan đến cả tổ chức. Do đó, tinh thần trách nhiệm cao sẽ góp phần thúc đẩy bản thân họ luôn nỗ lực để đảm bảo chất lượng công việc cũng như sự phát triển chung của công ty.
-
Phân tích và phán đoán: Trưởng phòng pháp lý của công ty có thể đọc, phân tích và xử lý lượng lớn thông tin. Bạn phải có khả năng phát hiện các mô hình và xu hướng trong các vấn đề hoặc vụ kiện pháp lý trong quá khứ, đánh giá các lựa chọn và đưa ra phán đoán đúng đắn. Bạn nên suy nghĩ bằng trực giác và sử dụng kinh nghiệm đã học được để đưa ra quyết định mới.
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc: Giao tiếp bằng lời nói tốt là điều cần thiết để thành công trong sự nghiệp Trưởng phòng pháp lý, ngay cả khi bạn không tranh luận về các vụ án. Khả năng giao tiếp bằng văn bản xuất sắc cũng rất quan trọng trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật và viết email hoặc hướng dẫn cho đồng nghiệp. Ngữ pháp, chính tả và phong cách viết ngắn gọn có thể giúp bạn truyền tải thông điệp rõ ràng và chất lượng.
Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng pháp lý
1. Thực tập sinh pháp lý
Mức lương: 3 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh pháp lý là một sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp trong lĩnh vực luật thực hiện một khoảng thời gian thực tế làm việc tại một văn phòng luật hoặc tổ chức pháp lý. Trong thời gian thực tập, họ có cơ hội áp dụng và phát triển những kiến thức và kỹ năng mà họ đã học trong trường vào môi trường làm việc thực tế. Các nhiệm vụ của thực tập sinh pháp lý thường bao gồm nghiên cứu về các vấn đề pháp lý, viết văn bản pháp lý, tham gia vào cuộc họp và các phiên tòa.
>> Đánh giá: Vị trí Thực tập sinh pháp lý là cơ hội để sinh viên học hỏi và trau dồi kiến thức pháp lý trong môi trường thực tế. Qua đó, các bạn có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, giao tiếp,... Và là bước đệm quan trọng để các bạn sinh viên theo đuổi sự nghiệp luật sư. Qua thời gian thực tập, các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, xây dựng mối quan hệ và tạo dựng uy tín trong ngành luật.
2. Nhân viên pháp lý
Mức lương: 9 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên pháp lý (Legal Executive) là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu rằng họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.
>> Đánh giá: Họ sẽ được tham gia vào các dự án cụ thể và đảm nhận các trách nhiệm pháp lý đơn giản dưới sự hướng dẫn của luật sư hoặc người quản lý. Họ sẽ tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng pháp lý của mình thông qua thực hành và trải nghiệm thực tế. Nhân viên pháp lý cũng sẽ tham gia vào việc tư vấn pháp lý cho các bộ phận khác trong công ty và chuẩn bị các tài liệu pháp lý cơ bản.
3. Chuyên viên pháp lý
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Chuyên viên pháp lý là một chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, được đào tạo chuyên sâu về các quy định, luật pháp và quy trình pháp lý liên quan đến một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Công việc của chuyên viên pháp lý bao gồm tư vấn và hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong các vấn đề pháp lý.
>> Đánh giá: đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Họ tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, soạn thảo các văn bản pháp lý, tham gia đàm phán hợp đồng, giải quyết tranh chấp,... Và hỗ trợ các bộ phận khác trong doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh.
4. Trưởng phòng pháp lý
Mức lương: 30 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 9 - 12 năm
Trưởng phòng pháp lý (Head of legal department) là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.
>> Đánh giá: Là người chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động của toàn bộ bộ phận, bao gồm việc phân công công việc, hướng dẫn, đào tạo, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của các thành viên trong phòng. Đóng vai trò cố vấn pháp lý cho Ban lãnh đạo và các phòng ban khác trong doanh nghiệp và hịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích pháp lý của doanh nghiệp trong các giao dịch kinh doanh, tranh chấp hợp đồng, vụ kiện tụng,...
5. Giám đốc pháp lý
Mức lương: 40 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 12 năm
Giám đốc pháp lý (hay còn gọi là Chief Legal Officer - CLO) là vị trí lãnh đạo cao nhất trong bộ phận pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp. Giám đốc pháp lý có vai trò chiến lược trong việc định hướng, xây dựng và phát triển hoạt động pháp lý, đảm bảo hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức.
>> Đánh giá: đóng vai trò cố vấn pháp lý cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, giúp họ đưa ra quyết định phù hợp với pháp luật và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro pháp lý có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Và đại diện cho doanh nghiệp trong các vụ kiện tụng, đàm phán hợp đồng và giải quyết các tranh chấp pháp lý.
5 bước giúp Trưởng phòng pháp lý thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao kiến thức chuyên môn
Họ cần liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức về lĩnh vực pháp lý, bao gồm cả các thay đổi pháp luật mới nhất và xu hướng pháp lý đang diễn ra. Điều này giúp họ có thể áp dụng các kiến thức này vào công việc hàng ngày và giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả.
Phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý
Trưởng phòng pháp lý cần có khả năng lãnh đạo nhóm, quản lý các dự án và phân công công việc một cách thông minh. Họ nên học hỏi và áp dụng các kỹ năng quản lý thời gian, nhóm và tài nguyên để có thể điều hành phòng ban một cách hiệu quả.
Xây dựng mối quan hệ và mạng lưới
Việc xây dựng mối quan hệ và mạng lưới trong ngành pháp lý rất quan trọng. Họ nên tham gia các hội thảo, sự kiện chuyên ngành, gặp gỡ các đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm để mở rộng mạng lưới quan hệ.
Tự đánh giá và phát triển bản thân
Việc liên tục đánh giá và tự phát triển bản thân là điều cần thiết để Trưởng phòng pháp lý có thể nâng cao trình độ và kỹ năng. Họ có thể tham gia các khóa đào tạo, học thêm về các lĩnh vực pháp lý mới và phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, và giải quyết xung đột.
Đóng góp cho tổ chức
Trưởng phòng pháp lý cần thể hiện sự đóng góp của mình đối với tổ chức, bằng cách đưa ra các giải pháp pháp lý hiệu quả, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của công ty một cách an toàn và hợp pháp. Việc này giúp họ xây dựng uy tín và được đánh giá cao trong tổ chức.