Phúc lợi
- Laptop
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
Mục tiêu / Objective
- Thực hiện biện pháp xử lý nợ thông qua giai đoạn THA từ (i) giai đoạn thụ lý đến khi ra tiền mặt và (ii) yêu cầu thi hành án đối với các khoản nợ đã có bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật đến khi kê biên tài sản thành công để:
+ Đạt được kết quả là thu nợ bằng tiền mặt; và/hoặc
+ Có Biên bản kê biên tài sản theo đúng quy định pháp luật về thi hành án dân sự; hoặc
+ Gây sức ép để Khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc để hỗ trợ thực hiện các phương án/giải pháp xử lý nợ khác.
- Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của TCB và/hoặc Bên chuyển giao Khoản nợ tham gia giải quyết vụ án nếu có phát sinh tranh chấp trong quá trình THA.
- Tổ chức thực hiện, giám sát, đôn đốc (i) công tác xử lý nợ bằng biện pháp THA; hoặc (ii) quá trình tham gia giải quyết THA trong phạm vi Nhóm phụ trách.
- Đảm bảo phương án/giải pháp trong gia đoạn THA một các nhanh và hiệu quả nhất, đồng thời tuân thủ quy trình, quy định của Bên chuyển giao Khoản nợ, TCB, Công ty và quy định pháp luật liên quan.
Trách nhiệm chính / Key accountabilities
Quy định về tuân thủ:
Cán bộ nhân viên phải:
- Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ty; quy định pháp luật
- Thực hiện công việc theo đúng chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn nội bộ và cam kết về chỉ tiêu, chất lượng.
- Thực hiện công việc theo sự phân công của Cấp quản lý và/hoặc Ban lãnh đạo Công ty
Trách nhiệm:
1. Chủ động và/hoặc phối hợp với các đơn vị/bộ phận nghiệp vụ khác đánh giá khả năng thu hồi các Khoản nợ khi thực hiện biện pháp THA dân sự hoặc tham gia giải quyết vụ việc để:
- Đề xuất ý kiến về các vấn đề liên quan đến việc xử lý và thu hồi nợ thông qua biện pháp THA dân sự và/hoặc
- Tư vấn cho cấp lãnh đạo và/hoặc các bên thứ ba về các vấn đề liên quan đến việc xử lý và thu hồi nợ.
2. Thực hiện xử lý nợ theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
- Thực hiện biện pháp THA dân sự: Tiến hành chuẩn bị hồ sơ; tham gia THA tại cơ quan THA; yêu cầu thi hành án đối với các khoản nợ đã có bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật đến giai đoạn kê biên tài sản thành công.
- Thực hiện và/hoặc phối hợp với các các đơn vị nghiệp vụ của Bên chuyển giao khoản nợ, TCB tham gia giải quyết trong quá trình XLN nói chung và giai đoạn THA ;
- Phối hợp với các đơn vị/bộ phận nghiệp vụ khác xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý khoản nợ (bao gồm nhưng không giới hạn bởi việc giải quyết các vướng mắc phát lý của hồ sơ khoản nợ/TSBĐ, các khiếu nại, thắc mắc của Khách hàng, CQNN có thẩm quyền...).
- Phối hợp với các đơn vị/bộ phận nghiệp vụ khác triển khai các biện pháp xử lý nợ khác;
3. Đề xuất phương án, trình Cấp có thẩm quyền phê duyệt và tham gia giải quyết vụ án dân sự với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan/bị đơn theo thông báo của Tòa án;
4. Tổ chức thực hiện, giám sát, đôn đốc công tác xử lý nợ bằng biện pháp Tố tụng /THA dân sự hoặc tham gia giải quyết vụ việc trong phạm vi nhóm phụ trách, bao gồm nhưng không giới hạn các công việc sau: định hướng/hướng dẫn/tư vấn nghiệp vụ; kiểm tra, giám sát công tác xử lý nợ bằng biện pháp tố tụng dân sự/quá trình tham gia giải quyết THA.
5. Cập nhật và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả xử lý nợ theo biện pháp Tố tụng /THA dân sự hoặc tham gia giải quyết vụ việc theo định kỳ tháng/quý/năm hoặc theo yêu cầu của Cấp có thẩm quyền với từng vụ việc.
6. Thiết lập, duy trì mối quan hệ giữa Công ty với các Đơn vị trong hệ thống và/ hoặc với các cơ quan chức năng, các tổ chức khác có liên quan để phục vụ công tác xử lý và thu hồi nợ đạt hiệu quả.
7. Tiếp nhận, tổng hợp, cung cấp các thông tin liên quan trong quá trình quản lý và xử lý khoản nợ;
8. Hỗ trợ Trưởng phòng/Giám đốc Trung tâm trong công tác phát triển nguồn ngân lực (bao gồm những không giới hạn các hoạt động sau: đào tạo, coaching, văn hóa tổ chức…)
Thực hiện các công việc khác liên quan theo chỉ đạo của Cấp có thẩm quyền.
Yêu Cầu Công Việc
1. Bằng cấp nghiệp vụ: tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật trở lên
2. Kiến thức chyên môn:
- Am hiểu về TCB: Nắm được cơ bản về chính sách, hoạt động của TCB
- Am hiểu về chức năng hoạt động của AMC: Nắm được các chức năng, hoạt động cơ bản của AMC
- Am hiểu về nghiệp vụ XLN, nghiệp vụ THA
3. Kinh nghiệm:
- Chuyên môn: Có kinh nghiệm trong lĩnh vực luật hoặc xử lý nợ tại các tổ chức tín dụng từ 01 năm trở lên. Ưu tiên có chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc có kinh nghiệm chấp hành viên.
- Quản lý: Có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tương đương ít nhất 02 năm.
4. Ngoại ngữ: không yêu cầu
B. Kỹ năng chuyên môn
1. Có kiến thức tốt về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực xử lý nợ, tài chính ngân hàng, đầu tư, kinh doanh bất động sản.
2. Có kiến thức và/hoặc có kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, được thành lập năm 1993 với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng. Sau 30 năm không ngừng phát triển đi lên, Techcombank đang có chỗ đứng vững chắc trong ngành Ngân hàng nói chung, và trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng với doanh thu 27.000 tỷ đồng và hơn 10.000 nhân viên (năm 2020)
Chính sách bảo hiểm
- Đóng BHXH theo mức cơ bản
- Tham gia vào Techcombank Care với gói bảo hiểm Bảo Việt
Các hoạt động ngoại khóa
- Team building
- Du lịch hàng năm
- Thứ 7 năng động
- Party thường niên
Lịch sử thành lập
- Năm 1993: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được thành lập tại Hà Nội với vốn điều lệ 20 tỷ đồng
- Năm 1995: Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh
- Năm 1996: Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội. Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh.Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
- Năm 1998: Trụ sở chính được chuyển sang Tòa nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội. Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
- Năm 1999: Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng. Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.
- Năm 2000: Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội. Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng
- Năm 2002: Thành lập Chi nhánh Chương Dương, Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội và các chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng vốn điều lệ lên 104,435 tỷ đồng
- Năm 2003: Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003
- Năm 2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng
- Năm 2005: Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Vũng Tàu..
- Năm 2006: Thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa được ra mắt
- Năm 2007: Trở thành ngân hàng ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng thương mại cổ phần với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch
- Năm 2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit
- Năm 2012: phát hành thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa
- Năm 2018: Techcombank được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2020: tổng tài sản doanh nghiệp ước tính đạt 439,6 nghìn tỷ đồng[10] với gần 11.882 nhân viên. Techcombank sở hữu 3 công ty con phụ trách các nhiệm vụ khác nhau bao gồm Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ thương, Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ, và Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương.
Mission
Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công.
Review Techcombank
Review khối IT của Techcombak
Công ty làm marketing tốt nhưng vào làm thì cũng thấy nhiều vấn đề
Tâm sự của một homecomer về T đỏ và đã ra đi
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Nhân viên pháp lý là gì?
1. Nhân viên pháp lý là gì?
Nhân viên pháp lý (Legal Executive) là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu rằng họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.
2. Lương của nhân viên pháp lý có cao không?
Tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí địa lý, mức lương của nhân viên pháp lý sẽ có sự khác biệt. Các lĩnh vực yêu cầu chuyên môn cao và làm việc trong các ngành công nghiệp có tính phức tạp như tài chính, ngân hàng, và doanh nghiệp thường có mức lương cao hơn.
Lĩnh vực | Đánh giá | Mức lương |
Pháp lý doanh nghiệp | Pháp lý doanh nghiệp thường đòi hỏi kiến thức sâu rộng về các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh, hợp đồng, và giao dịch thương mại. Mức lương trong lĩnh vực này thường cao hơn so với các lĩnh vực khác do yêu cầu chuyên môn và trách nhiệm cao. | 10-120 triệu VNĐ/ tháng |
Pháp lý ngân hàng và tài chính | Lĩnh vực ngân hàng và tài chính yêu cầu kiến thức chuyên sâu về các quy định tài chính, ngân hàng, và thị trường chứng khoán. Do tính chất phức tạp và quan trọng của công việc, mức lương thường khá cao | 12-130 triệu VNĐ/ tháng |
Pháp lý bất động sản | Nhân viên pháp lý bất động sản thường làm việc với các hợp đồng mua bán, cho thuê, và phát triển bất động sản. Mức lương trong lĩnh vực này có thể dao động tùy thuộc vào quy mô và tính chất của các dự án. | 12-100 triệu VNĐ/ tháng |
Bên cạnh đó, mức lương của nhân viên pháp lý tăng dần theo kinh nghiệm làm việc và trách nhiệm trong công việc. Những người làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn cao hoặc làm việc cho các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn thường nhận được mức lương cao hơn. Việc không ngừng nâng cao kỹ năng, đạt được các chứng chỉ chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm sẽ giúp nhân viên pháp lý tăng cơ hội thăng tiến và đạt được mức lương cao hơn trong sự nghiệp của mình.
Năm kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
Dưới 2 năm | Nhân viên pháp lý mới ra trường | 8-15 triệu VNĐ/ tháng |
Từ 2- 5 năm | Nhân viên pháp lý trung cấp | 15-25 triệu VNĐ/ tháng |
Trên 5 năm | Nhân viên pháp lý cao cấp | 25-40 triệu VNĐ/ tháng |
Từ 5 - 10 năm | Quản lý pháp lý | 40-70 triệu VNĐ/ tháng |
3. Mô tả công việc của Nhân viên pháp lý
Công việc của một chuyên viên pháp lý sẽ xoay quanh những vấn đề liên quan đến sự hình thành, chuyện của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được yếu tố tuân thủ pháp luật. Cụ thể, họ sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Hỗ trợ soạn thảo văn bản pháp lý
Nhân viên pháp lý thường tham gia vào quá trình soạn thảo các văn bản pháp lý như hợp đồng, thỏa thuận, biên bản, đơn xin, tài liệu pháp lý và các báo cáo. Họ có nhiệm vụ đảm bảo rằng các văn bản này tuân thủ đầy đủ quy định và luật pháp hiện hành.
Quản lý và tổ chức tài liệu pháp lý
Nhân viên pháp lý phụ trách quản lý và tổ chức các tài liệu pháp lý quan trọng của tổ chức. Điều này bao gồm việc lưu trữ an toàn, bảo mật và có thể yêu cầu thực hiện các thủ tục xử lý tài liệu nhạy cảm.
Hỗ trợ trong công tác nghiên cứu pháp lý
Họ thường được giao nhiệm vụ tìm kiếm, thu thập và phân tích thông tin pháp lý liên quan đến các vấn đề cụ thể. Công việc này đôi khi yêu cầu sử dụng các cơ sở dữ liệu pháp lý và các tài liệu tham khảo để đưa ra các phân tích và đánh giá chi tiết.
Hỗ trợ trong các hoạt động liên quan đến tòa án và tranh tụng
Trong các vụ kiện và tranh chấp, Nhân viên pháp lý có thể được yêu cầu chuẩn bị tài liệu, lên lịch các cuộc họp, giao tiếp với các bên liên quan và hỗ trợ luật sư hoặc nhóm pháp lý trong công việc chuẩn bị tòa án.
Hỗ trợ về các quy định và chính sách nội bộ
Họ thường là người tiếp nhận và truyền đạt các thông tin mới về các quy định và chính sách nội bộ của tổ chức đến các bộ phận liên quan. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi hoạt động trong tổ chức tuân thủ đúng quy định pháp luật và nội quy.
4. Nhân viên pháp lý cần học những gì?
Nhân viên pháp lý, dù là trợ lý luật sư, thư ký pháp lý hay nhân viên hỗ trợ khác, đều cần những kỹ năng và kiến thức đa dạng để hoàn thành tốt vai trò của mình. Sau đây là phân tích về các lĩnh vực chính mà nhân viên pháp lý cần trau dồi:
Kiến thức pháp lý cơ bản
- Thuật ngữ pháp lý: Việc nắm rõ và hiểu được các thuật ngữ và cụm từ pháp lý phổ biến là rất quan trọng để giao tiếp và phân tích các văn bản pháp lý.
- Thủ tục pháp lý: Sự quen thuộc với các thủ tục của tòa án, quy trình nộp hồ sơ và các quy trình làm việc pháp lý khác là điều cần thiết để quản lý hiệu quả các hồ sơ.
- Các lĩnh vực luật: Tùy thuộc vào chuyên môn của công ty, nhân viên pháp lý có thể cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực cụ thể như luật hình sự, luật gia đình, luật doanh nghiệp, v.v.
Kỹ năng kỹ thuật và thực hành
- Nghiên cứu pháp lý: Hiểu được cách tiến hành nghiên cứu pháp lý bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu trực tuyến (như Westlaw hoặc LexisNexis) và các nguồn khác là điều quan trọng nhằm hỗ trợ luật sư.
- Soạn thảo tài liệu: Các kỹ năng cơ bản trong việc soạn thảo các văn bản pháp lý như thư, đơn kiện và hợp đồng thường là các kỹ năng bắt buộc phải có.
- Quản lý vụ án: Tổ chức và quản lý hồ sơ vụ án, thời hạn và thông tin khách hàng một cách hiệu quả là nhiệm vụ cốt lõi của một nhân viên pháp lý.
- Kỹ năng công nghệ: Chuyên môn về phần mềm pháp lý, xử lý văn bản và các công nghệ liên quan khác là một kỹ năng cần thiết trong môi trường pháp lý ngày nay.
Kỹ năng mềm thiết yếu
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, cả bằng văn bản và lời nói, là một kỹ năng vô cùng cần thiết nhằm gia tăng sự tương tác với khách hàng, luật sư và các bên liên quan khác.
- Tổ chức và quản lý thời gian: Nhân viên pháp lý thường xử lý nhiều nhiệm vụ được giao trong thời gian ngắn, đòi hỏi kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả.
- Chú ý đến chi tiết: Độ chính xác là một trong những yếu tố tối quan trọng trong công việc pháp lý, vì vậy, chú ý đến chi tiết là điều cần thiết để tránh những sai sót.
- Đạo đức và tính chuyên nghiệp: Duy trì tính bảo mật, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và thể hiện tính chuyên nghiệp là nguyên tắc hàng đầu trong lĩnh vực pháp lý.
Trau dồi các kỹ năng mới
- Những thay đổi trong luật lệ: Bối cảnh pháp lý không ngừng thay đổi, vì vậy việc cập nhật các luật, quy định và thủ tục mới là rất quan trọng.
- Phát triển chuyên môn: Tham dự các hội thảo, hội nghị chuyên đề và chương trình đào tạo là một trong những phương pháp nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức, góp phần vào sự thăng tiến trong sự nghiệp.
5. Vai trò của nhân sự pháp lý trong doanh nghiệp
Nhân sự pháp lý đóng vai trò quan trọng trong sự thành công và ổn định của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chuyên môn của công việc này đảm bảo rằng công ty hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp, đồng thời giảm thiểu rủi ro và bảo vệ lợi ích của công ty. Sau đây là một số vai trò chính mà vị trí nhân sự pháp lý thực hiện:
Đảm bảo tuân thủ pháp luật
Các doanh nghiệp phải tuân thủ một mạng lưới phức tạp của luật pháp địa phương, quốc gia và đôi khi bao gồm cả luật pháp quốc tế. Nhân viên pháp lý giúp các công ty nắm bắt và tuân thủ các quy định này, bao gồm các lĩnh vực như luật lao động, quy định về môi trường, quyền riêng tư dữ liệu và các quy tắc cụ thể của ngành.
Bên cạnh đó, nhân sự pháp lý chịu trách nhiệm ngăn ngừa các vấn đề pháp lý có thể nảy sinh bằng cách chủ động tư vấn về các vấn đề liên quan tới pháp luật, từ đó giúp các doanh nghiệp tránh được các vụ kiện tụng tốn kém, tiền phạt và tổn hại đến danh tiếng.
Quản lý hợp đồng và thỏa thuận
Nhân sự pháp lý có trách nhiệm soạn thảo, xem xét và đàm phán hợp đồng với các nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên và các bên liên quan khác. Điều này đảm bảo rằng các điều khoản có lợi và hợp pháp, giảm thiểu các tranh chấp tiềm ẩn.
Đồng thời, nhân sự pháp lý có nhiệm vụ quản lý và chịu trách nhiệm cho các hợp đồng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thông tin nội bộ và các tài sản có giá trị khác của công ty.
Cung cấp Tư vấn và Cố vấn pháp lý
Nhân viên pháp lý có nhiệm vụ cung cấp hướng dẫn về nhiều quyết định kinh doanh khác nhau, chẳng hạn như sáp nhập và mua lại, đầu tư và ra mắt sản phẩm mới, đảm bảo rằng các hoạt động này tuân thủ các chế tài và luật pháp có liên quan. Họ xác định các rủi ro pháp lý tiềm ẩn và tư vấn về các chiến lược để giảm thiểu chúng, bảo vệ công ty khỏi các nghĩa vụ pháp lý trong tương lai.
Bên cạnh đó, trong trường hợp xảy ra cuộc tranh chấp pháp lý, nhân sự pháp lý hoặc cố vấn bên ngoài sẽ đại diện cho công ty trong các cuộc đàm phán, hòa giải, trọng tài hoặc kiện tụng. Họ sẽ nỗ lực đạt được kết quả tốt nhất có thể cho công ty, đồng thời giảm thiểu thiệt hại về tài chính và uy tín.
Bảo vệ Sở hữu trí tuệ
Nhân viên pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của công ty, bao gồm bằng sáng chế, nhãn hiệu và bản quyền. Họ hỗ trợ trong quá trình nộp đơn xin cấp bằng sáng chế, tư vấn về các loại bằng sáng chế và sử dụng danh mục đầu tư một cách chiến lược.
Với sự gia tăng của thương mại điện tử, nhân viên pháp lý sử dụng các chiến lược như thông báo gỡ bỏ, tranh chấp tên miền và dịch vụ giám sát thương hiệu trực tuyến. Bằng cách bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả, nhân viên pháp lý bảo vệ lợi thế cạnh tranh của công ty, ngăn chặn việc kiếm lợi không công bằng và bảo vệ danh tiếng thương hiệu cũng như thị phần của công ty.
Duy trì các Tiêu chuẩn Đạo đức
Nhân sự pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những hành vi phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức trong tổ chức, đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh phù hợp với các tiêu chuẩn pháp lý và đạo đức. Họ đóng góp vào việc phát triển và triển khai các chương trình tuân thủ để ngăn ngừa vi phạm luật pháp và quy định chung.
Về bản chất, nhân viên pháp lý đóng vai trò là người đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý và đạo đức của công ty. Đây là một vị trí công việc rất cần thiết nhằm điều hướng bối cảnh pháp lý phức tạp, bảo vệ lợi ích và đảm bảo thành công lâu dài của công ty.
6. Tìm việc nhân viên pháp lý ở đâu?
Có rất nhiều kênh để tìm việc nhân viên pháp lý, bao gồm cả những kênh trực tuyến và ngoại tuyến. Dưới đây là một số nguồn phổ biến và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Trực tuyến
- Các trang web tuyển dụng: Đây là nguồn phổ biến nhất để tìm việc làm hiện nay. Một số trang web uy tín mà bạn nên xem xét bao gồm: VietnamWorks, CareerLink, NhanLucNganhLuat.vn, LinkedIn, v.v.
- Website của các công ty luật và doanh nghiệp: Nhiều công ty đăng tuyển dụng trực tiếp trên website của họ. Hãy theo dõi website của các công ty mà bạn quan tâm.
- Các nhóm và diễn đàn trên mạng xã hội: Tham gia vào các nhóm Facebook, Zalo hoặc diễn đàn trực tuyến về luật và pháp lý để cập nhật thông tin tuyển dụng.
Ngoại tuyến
- Trung tâm giới thiệu việc làm: Các trung tâm này thường có thông tin về các vị trí tuyển dụng, bao gồm cả vị trí nhân viên pháp lý.
- Ngày hội việc làm: Tham gia các ngày hội việc làm do trường đại học hoặc các tổ chức tổ chức để gặp gỡ trực tiếp với các nhà tuyển dụng.
- Mạng lưới quan hệ cá nhân: Hãy tận dụng mạng lưới quan hệ của bạn, bao gồm bạn bè, người thân, thầy cô và đồng nghiệp cũ, để tìm kiếm cơ hội việc làm.
- Các văn phòng luật sư và công ty luật: Bạn có thể trực tiếp nộp hồ sơ xin việc tại các văn phòng luật sư hoặc công ty luật mà bạn muốn làm việc.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên chứng từ đang tuyển dụng
Nhân viên pháp lý có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Nhân viên pháp lý
Tìm hiểu cách trở thành Nhân viên pháp lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân viên pháp lý?
Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên pháp lý
Tuỳ vào quy mô công ty và ngân sách chi trả lương, nhà tuyển dụng có những yêu cầu khác nhau với một Nhân viên pháp lý. Thông thường, ứng viên phải đáp ứng được các tiêu chí như:
Bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật hoặc các ngành liên quan. Có kiến thức vững về các lĩnh vực pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức như hợp đồng, lao động, doanh nghiệp, bất động sản, sở hữu trí tuệ, v.v.
Kinh nghiệm làm việc
Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý, ưu tiên làm việc tại văn phòng luật, công ty luật, hoặc các tổ chức có bộ phận pháp lý. Kinh nghiệm trong việc soạn thảo văn bản pháp lý, xử lý các vấn đề pháp lý, hỗ trợ trong các vụ kiện và tranh chấp là một lợi thế.
Kỹ năng chuyên môn
Có khả năng nghiên cứu, phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và chính xác. Thành thạo trong việc sử dụng các công cụ và tài nguyên pháp lý như các cơ sở dữ liệu pháp lý, văn bản luật, và các tài liệu tham khảo.
Kỹ năng cá nhân và giao tiếp
Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt. Kỹ năng giao tiếp bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh tốt, có khả năng viết văn bản pháp lý và tài liệu hướng dẫn rõ ràng.
Kỹ năng quản lý thời gian và khả năng giải quyết vấn đề
Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả và đối phó với nhiều công việc cùng lúc. Thể hiện khả năng giải quyết vấn đề, linh hoạt và có khả năng đưa ra quyết định trong thời gian ngắn.
Tính cẩn thận và trách nhiệm cao
Có tính cẩn thận và chi tiết trong công việc, đảm bảo sự chính xác và tính hợp pháp của các hoạt động và tài liệu pháp lý. Trách nhiệm cao trong việc bảo vệ thông tin và quyền lợi pháp lý của tổ chức.
Lộ trình thăng tiến của Nhân viên pháp lý
Lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
1. Thực tập sinh pháp lý
Mức lương: 3 - 7 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh pháp lý là một sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp trong lĩnh vực luật thực hiện một khoảng thời gian thực tế làm việc tại một văn phòng luật hoặc tổ chức pháp lý. Trong thời gian thực tập, họ có cơ hội áp dụng và phát triển những kiến thức và kỹ năng mà họ đã học trong trường vào môi trường làm việc thực tế. Các nhiệm vụ của thực tập sinh pháp lý thường bao gồm nghiên cứu về các vấn đề pháp lý, viết văn bản pháp lý, tham gia vào cuộc họp và các phiên tòa.
>> Đánh giá: Vị trí Thực tập sinh pháp lý là cơ hội để sinh viên học hỏi và trau dồi kiến thức pháp lý trong môi trường thực tế. Qua đó, các bạn có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, giao tiếp,... Và là bước đệm quan trọng để các bạn sinh viên theo đuổi sự nghiệp luật sư. Qua thời gian thực tập, các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, xây dựng mối quan hệ và tạo dựng uy tín trong ngành luật.
2. Nhân viên pháp lý
Mức lương: 9 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên pháp lý (Legal Executive) là vị trí nhân sự có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu rằng họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.
>> Đánh giá: Họ sẽ được tham gia vào các dự án cụ thể và đảm nhận các trách nhiệm pháp lý đơn giản dưới sự hướng dẫn của luật sư hoặc người quản lý. Họ sẽ tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng pháp lý của mình thông qua thực hành và trải nghiệm thực tế. Nhân viên pháp lý cũng sẽ tham gia vào việc tư vấn pháp lý cho các bộ phận khác trong công ty và chuẩn bị các tài liệu pháp lý cơ bản.
3. Chuyên viên pháp lý
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Chuyên viên pháp lý là một chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, được đào tạo chuyên sâu về các quy định, luật pháp và quy trình pháp lý liên quan đến một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Công việc của chuyên viên pháp lý bao gồm tư vấn và hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong các vấn đề pháp lý.
>> Đánh giá: đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Họ tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, soạn thảo các văn bản pháp lý, tham gia đàm phán hợp đồng, giải quyết tranh chấp,... Và hỗ trợ các bộ phận khác trong doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh.
4. Trưởng phòng pháp lý
Mức lương: 30 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 9 - 12 năm
Trưởng phòng pháp lý (Head of legal department) là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.
>> Đánh giá: Là người chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động của toàn bộ bộ phận, bao gồm việc phân công công việc, hướng dẫn, đào tạo, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của các thành viên trong phòng. Đóng vai trò cố vấn pháp lý cho Ban lãnh đạo và các phòng ban khác trong doanh nghiệp và hịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích pháp lý của doanh nghiệp trong các giao dịch kinh doanh, tranh chấp hợp đồng, vụ kiện tụng,...
5. Giám đốc pháp lý
Mức lương: 40 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 12 năm
Giám đốc pháp lý (hay còn gọi là Chief Legal Officer - CLO) là vị trí lãnh đạo cao nhất trong bộ phận pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp. Giám đốc pháp lý có vai trò chiến lược trong việc định hướng, xây dựng và phát triển hoạt động pháp lý, đảm bảo hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức.
>> Đánh giá: đóng vai trò cố vấn pháp lý cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, giúp họ đưa ra quyết định phù hợp với pháp luật và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro pháp lý có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Và đại diện cho doanh nghiệp trong các vụ kiện tụng, đàm phán hợp đồng và giải quyết các tranh chấp pháp lý.
5 bước giúp Nhân viên pháp lý thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nắm vững kiến thức chuyên môn
Đầu tiên và quan trọng nhất, Nhân viên pháp lý cần nắm vững kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật mà họ đang làm việc. Điều này bao gồm hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực pháp lý cụ thể như hợp đồng, lao động, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, v.v.
Phát triển kỹ năng và nâng cao trình độ
Liên tục học hỏi và phát triển kỹ năng là rất quan trọng. Nhân viên pháp lý nên tham gia vào các khóa đào tạo, hội thảo, hoặc các chương trình học tập để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất trong lĩnh vực pháp lý.
Tham gia vào các dự án và nhiệm vụ pháp lý quan trọng
Tích cực tham gia vào các dự án pháp lý quan trọng hoặc các nhiệm vụ đặc biệt như soạn thảo hợp đồng quan trọng, tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp pháp lý, hoặc đại diện cho tổ chức trong các vụ kiện. Điều này giúp họ tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề.
Xây dựng mạng lưới quan hệ và giao tiếp hiệu quả
Xây dựng mạng lưới quan hệ với các đồng nghiệp trong lĩnh vực pháp lý, các chuyên gia, và các bên liên quan khác. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp họ có thể truyền đạt thông tin pháp lý một cách rõ ràng và thuyết phục.
Chủ động và có tinh thần cầu tiến
Nhân viên pháp lý nên chủ động trong công việc, luôn sẵn sàng học hỏi và cải tiến. Họ cần có tinh thần cầu tiến để đề xuất các giải pháp pháp lý mới, cải thiện quy trình làm việc, và đóng góp vào sự phát triển của tổ chức.
Xem thêm:
Việc làm Chuyên viên pháp chế đang tuyển dụng
Việc làm Nhân viên tư vấn giải pháp đang tuyển dụng
Việc làm Trưởng phòng pháp lý đang tuyển dụng