Phúc lợi
- Chế độ bảo hiểm
- Du Lịch
- Phụ cấp
- Đồng phục
- Chế độ thưởng
- Chăm sóc sức khỏe
- Đào tạo
- Tăng lương
- Công tác phí
- Nghỉ phép năm
Mô tả Công việc
- Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh quốc tế, kế hoạch kinh doanh dịch vụ quốc tế hàng năm đạt mục tiêu theo yêu cầu của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN).
- Chỉ đạo công tác nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, phát triển dịch vụ Bưu chính quốc tế mới, dịch vụ TMĐT xuyên biên giới trên cơ sở hợp tác với Bưu chính các nước và các đối tác quốc tế bên ngoài.
- Chỉ đạo xây dựng và điều chỉnh giá cước dịch vụ, cơ chế kinh doanh dịch vụ quốc tế triển khai cho các đơn vị. Chỉ đạo xây dựng, triển khai các chương trình bán hàng, quảng cáo, khuyến mại dịch vụ quốc tế.
- Chỉ đạo xây dựng và phát triển hệ thống khách hàng dịch vụ quốc tế trong và ngoài nước, bao gồm chiều đi và chiều đến Việt Nam.
- Chỉ đạo hỗ trợ, giám sát các Bưu điện tỉnh/thành phố triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh dịch vụ quốc tế.
- Xây dựng và triển khai công tác tổ chức sản xuất, điều hành mạng lưới thu gom, vận chuyển, khai thác và phát dịch vụ quốc tế trong ngoài mạng lưới UPU; Xây dựng đầu bài ứng dụng CNTT cho các dịch vụ quốc tế.
- Chuẩn bị và tham gia các hội nghị quốc tế đa phương và song phương để đề xuất các nội dung sửa đổi văn kiện, thể lệ, công ước của Liên minh bưu chính thế giới (UPU); phát triển, đàm phán với các đối tác bên ngoài UPU để triển khai các dịch vụ mới đi và đến quốc tế, trong đó có dịch vụ Thương mại điện tử Xuyên biên giới;
- Chịu trách nhiệm đề xuất và tham gia trực tiếp tuyển dụng, phân công công việc và phân bổ mục tiêu, đào tạo và giám sát, hỗ trợ hiệu quả làm việc của đội ngũ chuyên viên kinh doanh dịch vụ quốc tế .
- Sẵn sàng đi công tác tại các tỉnh, thành phố và nước ngoài.
Yêu Cầu Công Việc
Trình độ chuyên môn
+ Tốt nghiệp các trường Đại học, chuyên ngành kinh tế, Quản trị kinh doanh, Bưu chính viễn thông, các ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử, và các ngành liên quan đến thương mại, kinh tế trong và ngoài nước (trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện bưu chính Viễn thông…). Ưu tiên ứng viên tốt nghiệp đại học, thạc sỹ tại các trường nước ngoài (học bằng tiếng Anh)
+ Sử dụng tiếng Anh thành thạo 4 kỹ năng, tương đương trình độ IELTS 6.5 trở lên.
Kinh nghiệm ở vị trí tương đương
Ưu tiên ứng viên:
+ Có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên tại vị trí Giám đốc Kinh doanh, Trưởng phòng kinh doanh trong lĩnh vực chuyển phát, Logistics, vận tải quốc tế… hoặc các vị trí tương đương tại các doanh nghiệp BCCP, Logistics và các DN khác hoạt động lĩnh vực quốc tế.
+ Am hiểu về thị trường thương mại quốc tế trong và ngoài nước, có kiến thức chuyên sâu về kinh doanh, thương mại thị trường quốc tế.
+ Có mối quan hệ với các cơ quan hữu quan liên quan đến lĩnh vực quốc tế (Hải quan, hàng không…).
Kỹ năng thực hiện công việc
+ Kỹ năng sử dụng ít nhất 1 ngoại ngữ là Tiếng Anh thành thạo (tương đương IELST 6.5 trở lên), ưu tiên ứng viên có 2 ngoại ngữ trở lên.
+ Kỹ năng quản lý lãnh đạo đội nhóm đạt mục tiêu chung
+ Kỹ năng hợp tác với các đơn vị ngang cấp, các đơn vị cấp dưới.
+ Khả năng trình bày, giao tiếp, thương thảo, thuyết phục tốt;
Các yêu cầu khác
+ Sẵn sàng đi công tác trong và ngoài nước;
+ Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng (Word, Excel và Power Point).
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: 45 Tr - 60 Tr VND
TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM - VIETNAM POST thành lập năm 2007. Hình thành trên cơ sở triển khai Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tập đoàn VNPT) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thuộc dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát nhanh và các dịch vụ liên quan. VNPost có trụ sở chính tại Hà Nội và hoạt động trên toàn quốc, cung cấp các dịch vụ giao nhận bưu phẩm, tiện ích bưu chính, chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, bưu kiện COD, bưu phẩm đặc biệt, quảng cáo bưu chính, và các dịch vụ tài chính khác. VNPOST đã đạt được một số giải thưởng như sau : Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2020-2021,Gii thưởng Bưu chính Việt Nam lần thứ nhất về sản phẩm dịch vụ chuyển phát nhanh-Bưu kiện lãnh đạo sáng tạo 2020,Gii thưởng top 10 Doanh nghiệp Dịch vụ Bưu chính,Chuyển phát và Logistic hàng đầu Việt Nam 2018
Chính sách bảo hiểm
- Đóng BHXH, BHYT, BHTN và hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Được mua bảo hiểm con người.
Các hoạt động ngoại khóa
- Thể thao, Teambuilding
- Du lịch hàng năm
Lịch sử thành lập
- Ngày 23/3/2005, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hình thành trên cơ sở triển khai Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tập đoàn VNPT) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005.
- Ngày 01/6/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 674/QĐ-TTg ngày 01/6/2007 về phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Theo đó Tổng công ty Bưu chính Việt Nam là Tổng công ty nhà nước, do Nhà nước thành lập, hoạt động chuyên về lĩnh vực Bưu chính, hạch toán kinh tế độc lập và được Nhà nước giao vốn thông qua Tập đoàn, Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT là đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty và là Hội đồng thành viên của Tổng công ty. Thực hiện Quyết định 674/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/6/2007 Bộ Bưu chính Viễn Thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành Quyết định số 16/2007/QĐ-TCCB-BBCVT về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.
- Ngày 16/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg về việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông. Tổng công ty Bưu chính Việt Nam được đổi tên thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (theo Quyết định số 2596/QĐ-BTTTT ngày 28/12/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Ngày 06/01/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã Ban hành Quyết định số 09/QĐ-BTTTT về việc tổ chức lại Công ty mẹ Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo đó mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty gồm Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc, phù hợp với Nghị định số 69/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Bộ máy quản lý điều hành của Tổng công ty theo mô hình tổ chức mới đến nay cũng đã được kiện toàn.
Mission
- “Phục vụ cộng đồng, gắn kết mọi người bằng dịch vụ chất lượng, thân thiện, hiện đại, mang lại trải nghiệm và giá trị khác biệt cho khách hàng”.
- Con người tồn tại cần sự kết nối. Sứ mệnh của Bưu điện Việt Nam là một sứ mệnh cao cả, thiết yếu cho cộng đồng, xã hội. Tự hào về sứ mệnh, Bưu điện Việt Nam tâm nguyện cống hiến cho một xã hội gắn kết sâu rộng bằng những dịch vụ tiện ích, chất lượng, mang lại trải nghiệm và giá trị khác biệt, phong cách văn minh.
Review VNPOST
Trải nghiệm lần đầu đi pv quá tệ (âm điểm)
Môi trường ngột ngạt, thiếu ý thức, trách nhiệm, trả chậm lương, nịnh nọt, tham quan nhiều (RV)
Toàn người nhà, chất lượng nhân lực càng ngày càng kém (RV)
Công việc của Phó giám đốc kinh doanh là gì?
Phó giám đốc kinh doanh là vị trí người đứng sau và hỗ trợ giám đốc kinh doanh (Chief Customer Officer - CCO). Họ có thể thay mặt, thực hiện các công việc được ủy quyền từ CCO. Phó giám đốc kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là phòng kinh doanh. DCCO là người điều hành, quản lý toàn bộ những hoạt động liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, chăm sóc khách hàng,... Vì vậy, họ chính là cánh tay có lực của CCO, góp phần nâng cao sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó những công việc như Phó giám đốc, Trưởng nhóm thu mua, Giám đốc điều hành,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Phó giám đốc kinh doanh
Hỗ trợ và thay mặt Giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc kinh doanh đứng sau và hỗ trợ Giám đốc kinh doanh trong việc quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Họ có thể thay thế Giám đốc kinh doanh khi cần thiết và thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền từ Giám đốc.
Quản lý hoạt động kinh doanh
Phó giám đốc kinh doanh có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này bao gồm xây dựng kế hoạch kinh doanh, phân tích thị trường, quản lý tài chính, quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng. Họ cũng là người thực hiện phân tích và đánh giá các hoạt động kinh doanh để đo lường hiệu quả và đề xuất cải tiến. Sử dụng dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Quản lý nhân sự
Phó giám đốc kinh doanh có trách nhiệm quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên trong phòng kinh doanh. Họ đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo, động viên và hỗ trợ để đạt được hiệu suất làm việc cao nhất. Phó giám đốc kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo phòng kinh doanh và tạo động lực cho nhân viên. Họ định hướng và hỗ trợ nhân viên để đạt được mục tiêu kinh doanh và phát triển cá nhân.
Phó giám đốc kinh doanh có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
325 - 455 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Phó giám đốc kinh doanh
Tìm hiểu cách trở thành Phó giám đốc kinh doanh, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Phó giám đốc kinh doanh?
Yêu cầu tuyển dụng của Phó giám đốc kinh doanh
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, phó giám đốc kinh doanh cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Vị trí Phó giám đốc kinh doanh đòi hỏi bạn có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế/Kinh doanh, Thương mại, Marketing,... Thậm chí là bằng thạc sĩ kinh doanh hoặc các chứng chỉ liên quan đến quản lý như CFA, FIA, v.v.
- Kiến thức về lĩnh vực kinh doanh: Phó giám đốc kinh doanh cần có kiến thức sâu về các khía cạnh của kinh doanh như quản lý, marketing, bán hàng 1, tài chính, chiến lược, và phân tích thị trường. Bên cạnh đó, họ còn phải hiểu rõ về các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh và có khả năng áp dụng chúng vào hoạt động của công ty.
- Kinh nghiệm làm việc: Thường yêu cầu Phó giám đốc kinh doanh có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là trong vai trò quản lý. Kinh nghiệm này giúp họ hiểu rõ về hoạt động kinh doanh và có khả năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Kiến thức về công nghệ và xu hướng mới: Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và xu hướng mới, Phó giám đốc kinh doanh cần cập nhật kiến thức về các công nghệ và xu hướng mới trong lĩnh vực kinh doanh để áp dụng vào hoạt động của công ty.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng lãnh đạo: Phó giám đốc kinh doanh cần có khả năng lãnh đạo và quản lý nhóm. Họ phải có khả năng tạo động lực cho nhân viên. Từ đó mới xây dựng được môi trường làm việc tích cực và đạt được các mục tiêu kinh doanh.
- Kỹ năng phân tích và đánh giá: Phó giám đốc kinh doanh cần có khả năng phân tích và đánh giá các hoạt động kinh doanh để đo lường hiệu quả và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và thông tin.
- Kỹ năng giao tiếp: Phó giám đốc kinh doanh cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với các cá nhân khác, bao gồm khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác. Họ phải có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt, thương lượng và đàm phán để đạt được mục tiêu kinh doanh.
- Kỹ năng thuyết trình: Phó giám đốc kinh doanh cần có khả năng thuyết trình mạnh mẽ để trình bày ý kiến, chiến lược và kế hoạch kinh doanh trước công chúng. Họ phải biết cách truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, thuyết phục và hấp dẫn để tạo sự quan tâm và ủng hộ.
- Kỹ năng viết: Phó giám đốc kinh doanh cần có khả năng viết tốt để chuẩn bị báo cáo, tài liệu và các văn bản chuyên ngành khác. Việc viết chính xác và súc tích là quan trọng để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
- Kỹ năng ngôn ngữ: Phó giám đốc kinh doanh cần có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và chính xác. Đặc biệt, khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo là một lợi thế, đặc biệt khi làm việc trong môi trường quốc tế hoặc với khách hàng quốc tế.
Các yêu cầu khác
- Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Phó giám đốc kinh doanh từ 3 - 4 năm và thực hiện thành công được nhiều dự án lớn
- Có khả năng làm việc các thiết bị công nghệ các quy trình làm việc của Kinh doanh
- Biết sử dụng công cụ quản lý thời gian công việc, tính toán kinh doanh để làm việc một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi khi làm việc
- Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng được tiến độ công việc.
Lộ trình nghề nghiệp của Phó giám đốc kinh doanh
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Kinh doanh | 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng |
2 - 4 năm | Nhân viên kinh doanh | 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
5 - 7 năm | Quản lý kinh doanh | 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng |
7 - 8 năm | Phó phòng kinh doanh/Trưởng phòng kinh doanh | 14.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
8 - 10 năm | Phó giám đốc/giám đốc kinh doanh | 20.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Phó giám đốc kinh doanh và các ngành liên quan:
- Giám đốc điều hành: 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
- Phó giám đốc: 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh kinh doanh
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh kinh doanh là giai đoạn bắt đầu của sự nghiệp trong lĩnh vực sale. Thực tập sinh sale thường có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn này, thực tập viên cần phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.
>> Đánh giá: Thực tập sinh kinh doanh là việc làm mà nhiều sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Mục tiêu chính của thực tập sinh là học hỏi, trải nghiệm thực tế và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Nhân viên kinh doanh
Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm
Sau khi hoàn thành thực tập, thực tập sinh kinh doanh có thể thăng chức lên vị trí Nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm tiếp cận khách hàng, xây dựng mối quan hệ và thực hiện các hoạt động bán hàng. Họ cần phát triển kỹ năng đàm phán, thuyết phục và quản lý mối quan hệ khách hàng.
>> Đánh giá: Công việc Nhân viên kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
3. Quản lý kinh doanh
Mức lương: 10 - 15 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 4 - 7 năm
Khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Nhân viên kinh doanh, người ta có thể thăng chức lên vị trí Quản lý kinh doanh. Quản lý kinh doanh có trách nhiệm quản lý các khách hàng, tư vấn và đề xuất giải pháp bán hàng. Họ cần phát triển kỹ năng phân tích thị trường, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.
>> Đánh giá: Công việc Quản lý kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Quản lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm quản lý lịch trình, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng, và thực hiện các công việc hành chính liên quan. Mục tiêu của vị trí này là giúp bộ phận kinh doanh hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu doanh số.
4. Phó phòng và Trưởng phòng kinh doanh
Mức lương: 14 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 7 - 8 năm
Sau khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Trợ lý kinh doanh, bạn có thể tiến đến vị trí Phó/Trưởng phòng kinh doanh. Phó/Trưởng nhóm kinh doanh chính là người đứng đầu của một nhóm nhỏ gồm các nhân viên kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm quản lý, lên kế hoạch, chịu trách nhiệm doanh số bán hàng và dẫn dắt thành viên trong nhóm thực hiện mục tiêu này.
>> Đánh giá: Công việc của Phó phòng hay trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ giúp định hướng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời xây dựng một đội ngũ bán hàng mạnh mẽ và hiệu quả.
>> Xem thêm: Việc làm Phó phòng Kinh doanh đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng Kinh doanh mới nhất
5. Phó giám đốc và giám đốc kinh doanh
Mức lương: 20 - 50 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Từ 8 - 10 năm kinh nghiệm hoặc cao hơn
Vị trí Phó Giám đốc và Giám đốc kinh doanh là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh với yêu cầu cao cả về kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng. Họ là những người đưa ra chiến lược và đề xuất kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Cả hai vị trí Phó Giám đốc Kinh doanh và Giám đốc Kinh doanh đều đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi Phó Giám đốc Kinh doanh hỗ trợ và giám sát các hoạt động hàng ngày, Giám đốc Kinh doanh lại chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và định hướng dài hạn cho công ty. Cả hai vị trí đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, phân tích, và chiến lược xuất sắc, cùng với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Phó Giám đốc Kinh doanh hiện nay
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Giám đốc Kinh doanh mới nhất
5 bước giúp Phó giám đốc kinh doanh thăng tiến nhanh trong trong công việc
Trau dồi kiến thức chuyên môn
Phó giám đốc kinh doanh là người đảm nhận công việc điều hành bộ phận kinh doanh, vì vậy cần hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp của mình đang kinh doanh. Những thông tin quan trọng như đặc điểm, lợi ích và điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh sẽ tạo ra lợi thế bán hàng. Cùng với đó, Phó giám đốc kinh doanh có thể tham gia các khóa học, hội thảo đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh để cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng chuyên môn.
Đạt năng suất công việc cao
Năng suất công việc thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số (KPI) mà Phó giám đốc kinh doanh cần đạt được. Cùng với đó, Phó giám đốc kinh doanh cũng có thể chủ động đưa ra các ý tưởng mới nhằm cải tiến quy trình làm việc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc.
Phát kiển các kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp cũng là điều vô cùng quan trọng. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ giúp Phó giám đốc kinh doanh ký kết được nhiều hợp đồng hơn và đạt được doanh số cao.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ
Khi Phó giám đốc kinh doanh có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Các mối quan hệ nhiêu lúc sẽ là chìa khóa cứu cánh cho các chỉ tiêu doanh số. Xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt cũng mở ra nhiều cơ hội trên con đường thăng tiến của Phó giám đốc kinh doanh.
Đảm nhận thêm các công việc
Phó giám đốc kinh doanh có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Phó Giám đốc với mức lương hấp dẫn
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc điều hành mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc vận hành đang tuyển dụng