Hỗ trợ phân tích, đánh giá ảnh hưởng yêu cầu của nghiệp vụ cho mảng nghiệp vụ Phê Duyệt Tín Dụng, bao gồm nhưng không giới hạn trong hệ thống Phê duyệt tín dụng cho KHCN, Phê Duyệt Tín Dụng cho KHDN, hệ thống Truy vấn Lịch Sử Tín Dụng, và các hệ thống liên quan.
Chủ động cung cấp các giải pháp, khảo sát, thu thập, phân tích các yêu cầu của các đơn vị liên quan đến mảng nghiệp vụ. Xây dựng tài liệu chi tiết phục vụ triển khai kiểm thử các giải pháp; xây dựng các quy trình, báo cáo, biểu đồ để đơn vị nghiệp vụ hiểu đúng các quy tắc nghiệp vụ cũng như vận hành liên quan đến mảng nghiệp vụ này.
Xây dựng các tài liệu chi tiết, bao gồm: tàiliệu liệu đánh giá thay đổi, kịch bản kiểm thử, hướng dẫn sử dụng cho các yêucầu phát triển của mảng nghiệp vụ này
Quản lý nhà cung cấp, giám sát chất lượng dịchvụ của các đối tác/ nhà cung cấp mảng nghiệp vụ này và chịu trách nhiệm đốivới các dịch vụ được cung cấp đó
Chịu trách nhiệm kiểm thử các thay đổi và/hoặcphối hợp với các mảng liên quan để xử lý sự cố, vấn đề liên quan đến Khách hàngtrong mảng nghiệp vụ này trong thời gian phù hợp, giảm thiểu tối đa ảnh hưởngđến các hoạt động kinh doanh
Chịu trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ QADomain xây dựng test case, script test cho PT/ AT
Chủ động đề xuất cải tiến, thay đổi về hệ thống,quy trình nghiệp vụ liên quan đến mảng nghiệp vụ này
Hỗ trợ phân tích, đánh giá ảnh hưởng yêu cầu của nghiệp vụ cho mảng nghiệp vụ Phê Duyệt Tín Dụng, bao gồm nhưng không giới hạn trong hệ thống Phê duyệt tín dụng cho KHCN, Phê Duyệt Tín Dụng cho KHDN, hệ thống Truy vấn Lịch Sử Tín Dụng, và các hệ thống liên quan.
Chủ động cung cấp các giải pháp, khảo sát, thu thập, phân tích các yêu cầu của các đơn vị liên quan đến mảng nghiệp vụ. Xây dựng tài liệu chi tiết phục vụ triển khai kiểm thử các giải pháp; xây dựng các quy trình, báo cáo, biểu đồ để đơn vị nghiệp vụ hiểu đúng các quy tắc nghiệp vụ cũng như vận hành liên quan đến mảng nghiệp vụ này.
Xây dựng các tài liệu chi tiết, bao gồm: tàiliệu liệu đánh giá thay đổi, kịch bản kiểm thử, hướng dẫn sử dụng cho các yêucầu phát triển của mảng nghiệp vụ này
Quản lý nhà cung cấp, giám sát chất lượng dịchvụ của các đối tác/ nhà cung cấp mảng nghiệp vụ này và chịu trách nhiệm đốivới các dịch vụ được cung cấp đó
Chịu trách nhiệm kiểm thử các thay đổi và/hoặcphối hợp với các mảng liên quan để xử lý sự cố, vấn đề liên quan đến Khách hàngtrong mảng nghiệp vụ này trong thời gian phù hợp, giảm thiểu tối đa ảnh hưởngđến các hoạt động kinh doanh
Chịu trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ QADomain xây dựng test case, script test cho PT/ AT
Chủ động đề xuất cải tiến, thay đổi về hệ thống,quy trình nghiệp vụ liên quan đến mảng nghiệp vụ nàyYêu Cầu Công Việc
1. Trình độ Học vấn
Bằng Cử nhân trở lên trong lĩnh vực Khoa học Máy tính, Tài chính hoặc các ngành tương đương
2. Các Kinh nghiệm liên quan
Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm thử phát triển phần mềm (API, Web ...)/Có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và các lĩnh vực tương tự.
Kiến thức vững chắc và khả năng kiểm thử phần mềm và cơ sở dữ liệu, sử dụng thành thạo các môi trường kiểm thử
Kinh nghiệm trong việc lập tài liệu các sản phẩm theo định nghĩa của QA
3. Kiến thức chuyên môn có liên quan
Kinh nghiệm kiểm thử trên IBM Integration Bus, REST/SOAP.
Kinh nghiệm sử dụng công cụ SOAPUI để kiểm thử dịch vụ web và hiệu năng.
Kiến thức vững chắc về quy trình phát triển phần mềm, kiểm thử liên tục (ví dụ: CMMI, Agile).
Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm kiểm thử hệ thống quy mô lớn với tích hợp phức tạp.
4. Các Kỹ Năng/ Skills
Khả năng giao tiếp tốt (Giỏi giao tiếp)
Tư duy logic
Cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm, tư duy thấu hiểu
Năng lực nắm bắt ngành, ứng dụng các công trình khoa học
5. Các năng lực khác/ others
Chủ động, trách nhiệm, ngăn nắp, có khả năng làm việc độc lập và chú ý đến chi tiết.
Có khả năng làm việc độc lập với cường độ công việc cao, phối hợp nhóm tốt.
Cẩn thận, trách nhiệm, tự giác và bảo mật dữ liệu ngân hàng.
QUYỀN LỢI
Mức thu nhập hấp dẫn và cạnh tranh trong ngành Ngân hàng và Dịch vụ tài chính:
Lương thỏa thuận phù hợp theo năng lực;
Lương tháng 13 + Thưởng thành tích cuối năm;
Phụ cấp (ăn trưa, xăng xe, điện thoại, độc hại, thâm niên, ...);
Incentive theo hiệu quả làm việc;
Thưởng thúc đẩy theo Tháng/Quý/Năm, ...
Đảm bảo các quyền lợi theo quy định của Pháp luật và Ngân hàng VPBank:
BHXH, BHYT, BHTN theo quy định;
Khám sức khỏe định kỳ hàng năm;
Bảo hiểm sức khỏe VPBank Care (BH tai nạn 24/7, BH sức khỏe AON, BH người thân);
14 ngày nghỉ phép năm có hưởng lương, nghỉ chế độ có hưởng lương;
Nghỉ vào các dịp Lễ/Tết theo quy định, nhận quà từ VPBank & Công ty;
Du lịch thường niên;
Tài khoản VPBank Staff, miễn phí dịch vụ ngân hàng;
Vay gắn kết với lãi suất ưu đãi cho CBNV có hiệu quả làm việc xuất sắc; ...
Môi trường làm việc năng động, cơ hội thăng tiến: đánh giá hiệu quả làm việc 2 lần/năm, điều chỉnh lương định kỳ 1 lần/năm, điều chỉnh lương ngoại lệ cho CBNV hoàn thành xuất sắc công việc;
Các khoá đào tạo kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức chuyên ngành: đào tạo tân tuyển, đào tạo chuyên đề nội bộ, Công ty hỗ trợ chi phí cho các khoá ngắn hạn bên ngoài;
Tham gia các hoạt động Văn Thể Mỹ của Công ty và Ngân hàng: Hội thao VPBank (bóng đá, cầu lông, cờ vua, ...); Cuộc thi Sing & Dance, Thi Trạng Nguyên; các chuyến đi tình nguyện, ....Chế độ bảo hiểm
Du Lịch
Phụ cấp
Đồng phục
Chế độ thưởng
Tăng lương
Nghỉ phép năm
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Sau 28 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 233 chi nhánh/phòng giao dịch với đội ngũ gần 25.000 cán bộ nhân viên tại thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2021. Hết năm 2020, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 39.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của VPBank năm 2020 đạt mức 13.019 tỷ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch và tăng 26,1% so với năm 2019, xếp thứ 4 trong các ngân hàng tại Việt Nam. Năm 2023 VPBank đạt lợi nhuận đạt 24.000 tỷ đồng.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng BHXH, BHYT, BHTN theo Luật lao động
- Được hưởng Bảo hiểm VPBank care
Các hoạt động ngoại khóa
- Team Building
- Du lịch hàng năm
- Câu lạc bộ: thiện nguyện, nhiếp ảnh VP Zòm…
Lịch sử thành lập
- Ngày 12/08/1993, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập.
- Hết năm 2019, tổng thu nhập hoạt động đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt mức cao nhất trong lịch sử 10.324 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2018.
- Ngày 19/1/2021, VPBank 5 năm liên tiếp nằm trong top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
- Ngày 27/1/2021, củng cố nền tảng, sẵn sàng sức bật cho 2022
- Ngày 17/2/2022, giá trị thương hiệu VPBank đạt gần 900 triệu USD, tăng 38 bậc trong BXH 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu
- Ngày 4/4/2022, VPBank tái định vị thương hiệu, tuyến bố sứ mệnh mới “Vì một Việt Nam thịnh vượng”
- Ngày 20/4/2022 VPBank trên đà bứt phá, tăng trưởng mạnh về quy mô và lợi nhuận trong quý 1
- Ngày 1/5/2022, VPBank và SMBC ký MoU về hợp tác kinh doanh trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Việt Nam
Mission
Tiên phong đổi mới, nâng tầm chất lượng dịch vụ tài chính vượt trội cho khách hàng và đối tác, phát triển hiệu quả mang lại các giá trị thịnh vượng bền vững cho cổ đông, cộng đồng và xã hội.
Review VPBANK
Ot có trả lương theo quy định. Ot không quá nhiều.
Môi trường làm việc năng động, nhiều hoạt động nội bộ (ID)
Môi trường làm việc có nhiều cơ hội phát triển(IT)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Tester là gì?
Tester là người kiểm thử phần mềm, chịu trách nhiệm phát triển chất lượng và triển khai phần mềm. Họ tham gia vào việc thực hiện các thử nghiệm tự động và thủ công để đảm bảo phần mềm do lập trình viên viết phù hợp với mục đích sử dụng. Một số nhiệm vụ bao gồm phân tích phần mềm và hệ thống, giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa sự cố phần mềm. Bên cạnh đó, những vị trí như Pentester, Automation Tester cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Có nhiều loại Tester trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, mỗi loại tập trung vào các khía cạnh khác nhau của quá trình kiểm thử để đảm bảo chất lượng phần mềm từ nhiều góc độ khác nhau. Có 3 loại tester (Types of Testers) phổ biến bao gồm:
- Manual Testers
- Automation Testers
- Quality Assurance (QA) Engineers
4 kiểu Test thường gặp với nghề Testers - 4 Types of Testers
1. Functional Testing (Kiểm thử chức năng)
Functional Testing có thể bao gồm nhiều hình thức kiểm thử khác nhau, như: Unit Testing (Kiểm thử đơn vị), Integration Testing (Kiểm thử tích hợp), System Testing (Kiểm thử hệ thống) và một vài hình thức kiểm thử khác nữa.
Kiểm thử chức năng có thể được hiểu là một bài test xem phần mềm có thực hiện đúng chức năng hay không và được thực hiện trong mọi mức kiểm thử.
2. Non-functional Testing (Kiểm thử phi chức năng)
Kiểm thử phi chức năng giống kiểm thử chức năng ở chỗ cả hai đều xuất hiện trong mọi mức độ kiểm thử.
Nếu như Functional Testing hướng tới việc test toàn thể chức năng hoặc một chức năng cụ thể thì Non-functional Testing được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: “Phần mềm có hoạt động tốt không?”. Kiểm thử phi chức năng chú trọng nhiều hơn vào những khía cạnh khác của phần mềm, như là độ bảo mật và khả năng tải của phần mềm đó, ví dụ như bao nhiêu người có thể đăng nhập cùng 1 lúc.
3. Structural Testing (Kiểm thử cấu trúc)
Kiểm thử cấu trúc thường được coi là một loại white box testing. Quá trình này tập trung vào việc kiểm thử những gì đang diễn ra ở bên trong phần mềm hơn là về chức năng của phần mềm đó.
4. Change-related Testing (Kiểm thử thay đổi)
Mục đích của kiểm thử thay đổi là để kiểm tra xem phần mềm có vận hành trơn tru sau những lần sửa lỗi hay không.
Học ngành gì để trở thành Tester?
Nghề Tester yêu cầu một nền tảng vững chắc từ các ngành liên quan đến CNTT hoặc Kỹ thuật phần mềm sẽ là một lợi thế lớn. Để trở thành Tester chuyên nghiệp bạn có thể theo học các ngành học như Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, An toàn thông tin... Tuy nhiên, bạn cũng có thể học các khóa học ngắn hạn và chứng chỉ để phát triển kỹ năng và kiến thức chuyên môn của mình.
Dù chọn ngành học nào Tester cũng cần nắm chắc các khái niệm và kỹ thuật liên quan đến phần mềm và hệ thống máy tính. Các môn học trong CNTT, như lập trình, cấu trúc dữ liệu, và cơ sở dữ liệu, giúp Tester hiểu cách phần mềm hoạt động. Điều này rất quan trọng khi kiểm tra các chức năng, xác định lỗi và dự đoán các khu vực có thể xảy ra vấn đề. Kiến thức CNTT giúp Tester hiểu được sản phẩm từ góc độ kỹ thuật, làm cho quá trình kiểm thử trở nên hiệu quả và chính xác hơn. Với nền tảng này, Tester không chỉ phát hiện được lỗi mà còn đề xuất các giải pháp và hỗ trợ tối ưu hóa phần mềm.
Ngoài các chương trình đào tạo đại học, bạn cũng có thể học các khóa ngắn hạn hoặc chứng chỉ về kiểm thử phần mềm. Một số chứng chỉ phổ biến bao gồm:
- ISTQB (International Software Testing Qualifications Board): Đây là chứng chỉ phổ biến trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm với nhiều cấp độ từ cơ bản đến nâng cao.
- Chứng chỉ kiểm thử tự động: Như Selenium, Appium, JMeter, giúp bạn phát triển kỹ năng kiểm thử tự động và kiểm thử hiệu năng.
- Các khóa học trực tuyến: Các nền tảng học tập online như Coursera, Udemy, hoặc LinkedIn Learning có rất nhiều khóa học về kiểm thử (Software Testing Course) từ cơ bản đến nâng cao.
Tại sao Tester thường là nữ giới? - Nghề Tester phù hợp với ai
Nghề Tester không có giới hạn về giới tính nhưng trong ngành học về Công nghệ thông tin thì nữ giới thường có xu hướng làm Tester nhiều hơn. Tại sao tester nữ thường chiếm đa số trong đội ngũ kiểm thử phần mềm? là một câu hỏi nhiều người quan tâm. 3 lý do thường giải thích cho Tester thường là nữ bao gồm: Khả năng chú ý đến chi tiết cao, gia tăng cơ hội việc làm cho phụ nữ trong ngành CNTT và sự linh hoạt về thời gian. Lý do thứ nhất, Công việc Tester đòi hỏi tính tỉ mỉ, khả năng chú ý đến chi tiết, và khả năng phát hiện những lỗi nhỏ nhất, đặc biệt khi kiểm tra giao diện người dùng hoặc trải nghiệm người dùng. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường có xu hướng chú trọng đến chi tiết, điều này rất hữu ích trong việc phát hiện lỗi phần mềm.
Một lý do khác, Ngành công nghệ nói chung hiện nay đang cần nhiều phụ nữ hơn để đảm bảo sự đa dạng. Kiểm thử phần mềm là một trong những vai trò cho phép nhiều phụ nữ tham gia vào ngành công nghệ mà không đòi hỏi kỹ năng lập trình chuyên sâu, giúp tăng cơ hội cho phụ nữ tham gia vào môi trường công nghệ cao. Cùng với đó, vai trò Tester trong nhiều công ty có thể linh hoạt về thời gian, hỗ trợ cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Điều này có thể là yếu tố thu hút phụ nữ, đặc biệt là những ai cần linh hoạt để chăm sóc gia đình nhưng vẫn muốn phát triển nghề nghiệp.
Mặc dù nhiều lý do trên có thể ảnh hưởng, nhưng nghề Tester không phải là công việc dành riêng cho nữ giới. Nam giới cũng có thể và thường xuyên làm Tester, và yếu tố quan trọng nhất vẫn là kỹ năng, sự tập trung và sự yêu thích công việc. Nhìn chung, người phù hợp với công việc Tester là người có khả năng phân tích, tỉ mỉ, cẩn thận, và luôn hướng đến việc cải thiện chất lượng sản phẩm. Tester cần không chỉ có kỹ năng kỹ thuật mà còn cần các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, và tư duy từ góc độ người dùng. Điều này giúp họ không chỉ phát hiện lỗi mà còn đóng góp vào việc tạo ra những sản phẩm phần mềm chất lượng và hiệu quả.
Tester có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
135 - 224 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Tester
Tìm hiểu cách trở thành Tester, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Tester?
Yêu cầu tuyển dụng của Tester
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Tester cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Trình độ chuyên môn: Đa số các công ty đang tuyển dụng tester đều yêu cầu ứng viên tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng trở lên, chủ yếu trong các ngành như Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Phần mềm, Khoa học công nghệ, Mạng máy tính & Truyền thông Dữ liệu, Kỹ thuật Máy tính,...
-
Kiến thức kiểm thử phần mềm: Hiểu biết về các phương pháp kiểm thử phần mềm, bao gồm kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống và kiểm thử chấp nhận. Có kiến thức về các kỹ thuật kiểm thử như kiểm thử tự động, kiểm thử bằng tay, kiểm thử kiểm tra (regression testing), kiểm thử phi chức năng (non-functional testing) như kiểm thử hiệu năng, kiểm thử bảo mật.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng soạn thảo báo cáo lỗi: Khi phát hiện ra một lỗi trong phần mềm, không chỉ việc nhận biết lỗi là quan trọng mà cách báo cáo lỗi cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Một báo cáo lỗi tốt sẽ giúp nhóm phát triển nắm bắt và sửa lỗi nhanh chóng, tăng cường sự giao tiếp và hợp tác giữa tester và nhóm phát triển.
-
Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp các Tester dễ dàng kết nối với các thành viên khác, nhất là Developer. Công việc của một Tester có thể hiểu là cầu nối giữa nhà phát triển phần mềm và người sử dụng phần mềm, trong đó, Developer đảm nhiệm hoàn thiện phần mềm và Tester sẽ giúp khách hàng an tâm hơn về sản phẩm.
-
Kỹ năng phân tích: Đây là kỹ năng mà hầu hết người đi làm cần trang bị cho bản thân. Một Tester có kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn có thể chia nhỏ một hệ thống phần mềm phức tạp thành các đơn vị nhỏ hơn để hiểu rõ hơn về từng yếu tố riêng lẻ, điều đó sẽ giúp ban nâng cao cả hiệu quả lẫn hiệu suất công việc để đat kết quả tối đa.
Yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm: Bên cạnh bằng cấp, cũng sẽ có rất nhiều doanh nghiệp quan trọng kỹ năng và kiến thức của bạn. Đặc biệt, kinh nghiệm làm việc liên quan đến kiểm thử phần mềm 1 năm sẽ giúp ứng viên nổi bật và được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng, nhất là trong thời đại cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động hiện nay.
Lộ trình thăng tiến của Tester
Lộ trình thăng tiến của Tester có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Intern Tester
Mức lương: 3 - 4 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Intern Tester là vị trí dành cho những người mới bắt đầu hoặc đang trong quá trình làm quen với lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Intern Tester thường được tham gia vào các dự án thực tế dưới sự hướng dẫn và giám sát của Tester có kinh nghiệm để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết.
>> Đánh giá: Tester đang là một nghề hot tại Việt Nam hiện nay được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Hiện nay ở Việt Nam nghề Tester có cơ hội làm việc rất cao nhất là đối với các Intern Tester có sự nhạy bén, đam mê sáng tạo.
>> Xem thêm: Việc làm của Intern Tester mới cập nhật
2. Tester
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 4 năm
Tester là người kiểm thử phần mềm, chịu trách nhiệm phát triển chất lượng và triển khai phần mềm. Họ tham gia vào việc thực hiện các thử nghiệm tự động và thủ công để đảm bảo phần mềm do lập trình viên viết phù hợp với mục đích sử dụng. Một số nhiệm vụ bao gồm phân tích phần mềm và hệ thống, giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa sự cố phần mềm.
>> Đánh giá: Chúng ta có thể thấy ngành công nghệ đang phát triển chóng mặt những năm gần đây. Điều này kéo theo số lượng tuyển dụng nhân viên Tester tăng theo cấp số nhân nhằm đáp ứng nhu cầu ra mắt ứng dụng phần mềm. Để xử lý những quy trình nghiêm ngặt trong việc kiểm tra phần mềm, đồng thời tuân thủ khối lượng công việc ngày càng lớn thì AI đã trở thành công cụ hỗ trợ thiết yếu của Tester.
>> Xem thêm: Tuyển dụng Tester mới nhất
3. Automation Tester
Mức lương: 15 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm
Automation Tester được gọi là Nhân viên kiểm thử tự động hóa. Họ làm công việc kiểm thử bằng cách sử dụng các tập lệnh kiểm tra tự động. Trong suốt hành trình sự nghiệp của mình,Automation Tester sẽ thiết kế, viết, bảo trì và thực thi các tập lệnh đó. Mục tiêu là giảm thiểu lỗi (bug) và có thể công bố sản phẩm đúng thời hạn.
>> Đánh giá: Trong những năm trở lại đây, Automation Tester là một vị trí tương đối hot trong các công ty từ những vị trí chuyên sâu về phát triển tool/library/framework tới những bạn có khả năng viết script dựa trên công cụ kiểm thử tự động. Có thể nói, đây là vị trí xu hướng của ngành Tester.
>> Xem thêm: Việc làm Automation Tester lương cao
5 bước giúp Tester thăng tiến nhanh trong trong công việc
Học thêm các bằng cấp
Để tăng cơ hội nghề nghiệp cũng như mức thu nhập ngành Tester bạn cần nâng cấp giá trị bản thân bằng cách học, lấy chứng chỉ, chứng nhận như ISTQB, CSTE, CMST, CTFLCP-SAT,v.vv…, đây chắc chắn sẽ là vũ khí lợi hại giúp bạn thành công trên con đường sự nghiệp về sau.
Nâng cao trình độ chuyên môn
Nâng cao trình độ chuyên môn như kiến thức về cơ sở dữ liệu, công cụ quản lý kiểm thử, kiến thức về ngôn ngữ lập trình,v.vv… sẽ giúp bạn thực hiện công việc hiệu quả, đảm bảo chất lượng và tối ưu hóa quy trình. Bằng việc đọc sách, bài viết về kiểm thử, tham gia vào các khoá đào tạo chuyên nghiệp, tham khảo kinh nghiệm từ chuyên gia hoặc tham gia nhiều dự án, bạn có thể cải thiện trình độ chuyên môn của mình.
Cập nhật công nghệ liên tục
Kiểm thử phần mềm là ngành nghề không ngừng thay đổi, cập nhật công nghệ, trình độ chuyên môn liên tục. Vì vậy bạn cần liên tục học hỏi để kịp thời nắm bắt các xu hướng, phương pháp kiểm tử tối tân, tiết kiệm thời·gian để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Học hỏi cải thiện kỹ năng mềm
Học hỏi và cải thiện kỹ năng mềm giúp bạn trở thành một Tester có giá trị hơn. Các kỹ năng mềm có thể kể đến ở đây gồm: giao tiếp, phân tích, tổ chức quản lý,v.vv…Luôn tỉ mỉ trong mọi khâu kiểm thử để đảm bảo rằng bạn không bỏ sót bất kỳ lỗi nào. Điều này cũng giúp bạn đảm bảo được chất lượng công việc và chất lượng phần mềm trước khi tới tay khách hàng
Nâng cao trình độ ngoại ngữ
Học thêm các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn,v.vv…giúp các Tester mở rộng cơ hội nghề nghiệp, quan hệ, đồng thời cải thiện hiệu suất làm việc và tạo ra một sự khác biệt trong sự nghiệp của họ. Tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân thông qua việc tham gia vào các dự án thực tế giúp bạn cải thiện hiệu suất làm việc.
Đọc thêm: