Mô tả Công việc
Vị trí Trưởng phòng Cấp cao Quản lý Dữ liệu Chủ (Master Data Management Senior Manager) chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách và quy trình quản lý dữ liệu chủ để đảm bảo đáp ứng nhanh nhu cầu vận hành sản xuất kinh doanh, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn dữ liệu liên quan. Vị trí này chịu trách nhiệm về việc cung cấp dịch vụ tạo, cập nhật và bất hoạt dữ liệu chủ đối với nhà cung cấp và vật tư (Vendor Master & Material Master) và một số dữ liệu chủ khác của tập đoàn. Vị trí này cũng sẽ chịu trách nhiệm dẫn dắt các hoạt động tích hợp dữ liệu chủ trong các dự án chuyển đổi số của tập đoàn và các ngành.
TRÁCH NHIỆM CHÍNH
- Là đối tác hỗ trợ quản lý dữ liệu cho các dự án liên quan đến nghiệp vụ dữ liệu chủ.
- Dẫn dắt việc thiết kế và cải tiến quy trình thực hiện các yêu cầu cập nhật dữ liệu chủ phức tạp, liên phòng ban.
- Dẫn dắt cải tiến liên tục nghiệp vụ quản lý dữ liệu chủ với phương pháp tiếp cận toàn diện để đưa ra giải pháp tổng thể bao gồm cả con người, quy trình và công nghệ.
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ với các phòng ban khác và đảm bảm mức độ dịch vụ đáp ứng nhu cầu vận hành sản xuất kinh doanh và mong đợi.
- Cung cấp các đào tạo về việc quản lý dữ liệu chủ để các phòng ban liên quan hiểu được tầm quan trọng của dữ liệu chủ và phối hợp vận hành hiệu quả.
- Cộng tác với các khối phòng ban chức năng liên quan để đảm bảo việc tài liệu hóa các quy trình, chính sách, phiếu thu thập thông tin, biểu mẫu luôn được cập nhật kịp thời và chính xác.
- Hỗ trợ việc giám sát, tuân thủ và thực thi đối với các hoạt động thiết lập và vận hành dữ liệu chủ.
- Dẫn dắt và phát triển đội ngũ
- Tham gia các dự án công việc liên quan khác
Yêu Cầu Công Việc
- Tốt nghiệp đại học
- Có kinh nghiệm kiểm soát các quy trình thủ tục nội bộ
- Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong công việc liên quan đến quản lý dữ liệu chủ
- Có kinh nghiệm quản lý dự án phức tạp liên quan đến dữ liệu
- Có kinh nghiệm làm việc trong việc cung cấp dịch vụ liên quan đến dữ liệu và chứng từ sổ sách
- Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý
- Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm phân tích và thực thi các yêu cầu từ các đơn vị kinh doanh để đảm bảo dữ liệu chủ chính xác và đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn dữ liệu, hiểu rõ và quản lý được ảnh hưởng của dữ liệu chủ đối với tổ chức.
Địa điểm làm việc
Thông tin khác
- Bằng cấp: Đại học
- Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
- Lương: Cạnh tranh
Thành lập năm 2003, GREENFEED là tập đoàn tích hợp toàn chuỗi thực phẩm sạch FEED – FARM – FOOD với sứ mệnh xây dựng các thương hiệu chất lượng, đáng tin cậy và không ngừng kiến tạo giá trị bền vững cho khách hàng và xã hội
Chính sách bảo hiểm
- Được tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế/bảo hiểm thất nghiệp theo quy định nhà nước.
- Được tham gia bảo hiểm tai nạn và sức khoẻ.
- Bảo hiểm 24h/24h
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm
Lịch sử thành lập
- Năm 2003, Thành lập Công ty TNHH GreenFeed và thành lập nhà máy thức ăn chăn nuôi đầu tiên tại KCN Lê Minh Xuân
- Giai đoạn 2004 - 2005, Ra mắt sản phẩm thức ăn chăn nuôi đầu tiên mang thương hiệu GreenFeed, ra mắt tinh heo Omega
- Giai đoạn 2005 - 2008, Xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Long An, Hưng Yên, Bình Định, Cambodia, Đồng Nai, Hà Nam, Myanmar và Vĩnh Long
- Năm 2009, Chuyển đổi sang Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam
- Giai đoạn 2012 - 2016, Xây dựng và vận hành trại heo giống hạt nhân cụ kỵ, ông bà tại Đắk Nông và trại heo ông bà tại Bình Thuận và Hưng Yên
- Giai đoạn 2018 - 2019, Vận hành nhà máy giết mổ, chế biến thực phẩm DnF và cung cấp ra thị trường các sản phẩm thịt mát dưới thương hiệu G Kitchen
- Năm 2020, Công bố nhận diện thương hiệu mới - GreenFeed; với tầm nhìn trở thành thương hiệu hàng đầu trong toàn chuỗi thực phẩm trong và ngoài nước
- Năm 2021, Ra mắt thương hiệu thực phẩm thứ 3: WYN. Mở rộng quy mô kinh doanh các ngành. Triển khai các Dự án đa dạng hóa ngành nghề.
Mission
- Xây dựng các thương hiệu chất lượng, đáng tin cậy và không ngừng kiến tạo giá trị bền vững cho khách hàng và xã hội.
Review CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM
Môi trường công ty thân thiện, lãnh đạo gần gũi
Công việc kéo dài vì hình thức, hệ thống CNTT kém và thái độ HR hống hách
Công ty tích cực tham gia hoạt động cộng đồng và có chính sách phúc lợi rõ ràng
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Quản trị dữ liệu là gì?
Quản trị dữ liệu hay còn gọi là Database Administrator (DBA) là một chuyên gia chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của họ là đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy. Điều này bao gồm việc thiết lập cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất, sao lưu dữ liệu định kỳ, và đảm bảo rằng dữ liệu được bảo vệ khỏi các rủi ro bảo mật. Bên cạnh đó, những vị trí như Chuyên viên quản trị rủi ro, System Admin cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Quản trị dữ liệu
Thiết lập và duy trì cơ sở dữ liệu
DBA thường tham gia vào việc thiết lập cơ sở dữ liệu từ đầu bằng cách lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) phù hợp với nhu cầu của tổ chức. Sau đó, họ phải duy trì cơ sở dữ liệu này bằng cách thêm, sửa đổi và xóa dữ liệu cũng như cấu hình cơ sở dữ liệu để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.
Bảo mật dữ liệu
DBA phải đảm bảo rằng dữ liệu của tổ chức được bảo vệ an toàn khỏi truy cập trái phép. Họ thực hiện việc cấu hình quyền truy cập, mã hóa dữ liệu, và thực hiện các biện pháp bảo mật khác để ngăn chặn các mối đe dọa tiềm ẩn.
Sao lưu và phục hồi dữ liệu
Bởi quản trị các thông tin có liên quan đến vấn đề quyền truy cập người dùng hệ thống cơ sở dữ liệu đó và đảm bảo được tính bảo mật một cách tiết đối đối với hệ thống cơ sở dữ liệu.Để có thể đảm bảo được tính an toàn cho hệ thống cơ sở dữ liệu vừa mới thực hiện như trên thì việc sao chép và lưu giữ lại thông tin của hệ thống cơ sở dữ liệu là điều vô cùng cần thiết để phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Tối ưu hóa hiệu suất
DBA thường thực hiện tối ưu hóa cơ sở dữ liệu để đảm bảo rằng các truy vấn dữ liệu chạy nhanh và không gây tắc nghẽn. Đảm bảo trong quá trình thực hiện các công việc quản trị cơ sở dữ liệu trên các cơ sở dữ liệu được hoạt động một cách hiệu quả và đạt hiệu suất cao. Điều này bao gồm cấu hình hệ thống, chỉ mục dữ liệu, và tối ưu hóa truy vấn SQL.
Quản trị dữ liệu có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
174 - 287 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản trị dữ liệu
Tìm hiểu cách trở thành Quản trị dữ liệu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản trị dữ liệu?
Yêu cầu tuyển dụng của Quản trị dữ liệu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản trị dữ liệu cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp và chuyên ngành: Để trở thành một Quản trị dữ liệu, bạn cần tốt nghiệp chuyên ngành như khoa học máy tính, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông,.. tại các trường đào tạo, cao đẳng, đại học trở lên. Có nền tảng kiến thức và nắm chắc các công việc có liên quan đến hệ thống mạng trong việc quản trị cơ sở dữ liệu.
-
Chứng chỉ và bằng cấp: Các chứng chỉ chuyên nghiệp như Oracle Certified Professional (OCP), Microsoft Certified: Azure Intern Database Administrator.
-
Hiểu biết về hiệu suất: Có kiến thức về tối ưu hóa hiệu suất cơ sở dữ liệu, sửa lỗi và giám sát hoạt động để đảm bảo dự án hoạt động một cách hiệu quả.
-
Sao lưu và khôi phục dữ liệu: Có khả năng thực hiện sao lưu định kỳ và khôi phục dữ liệu trong trường hợp sự cố.
-
Hiểu biết về cơ sở dữ liệu phân tán: Nếu cần thiết, kiến thức về cơ sở dữ liệu phân tán và những thách thức liên quan đến nó.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng phân tích dữ liệu không chỉ là về việc hiểu và xử lý dữ liệu, mà còn liên quan đến khả năng biểu diễn và truyền đạt thông tin từ dữ liệu một cách hiệu quả và hấp dẫn, đặc biệt khi đối tượng là những người không có kiến thức sâu về dữ liệu. Việc viết báo cáo, thuyết trình và giải thích kết quả phân tích một cách rõ ràng, mạch lạc và hấp dẫn là một yếu tố quyết định cho sự thành công trong việc truyền đạt ý nghĩa từ dữ liệu.
-
Kỹ năng đánh giá và kiểm tra: Một trong những kỹ năng Quản trị dữ liệu cần có là kỹ năng đánh giá và kiểm tra. Một chuyên gia Quản trị dữ liệu đáng tin cậy không chỉ tập trung vào việc tạo ra kết quả phân tích, mà còn đặt sự chú trọng đến việc đánh giá và kiểm tra tính chính xác của chúng. Sự kỹ lưỡng và khả năng đối chiếu giữa dữ liệu gốc và kết quả phân tích là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình này.
-
Kỹ năng phản biện và thuyết phục tốt: Trong môi trường chuyên nghiệp, kỹ năng phân tích dữ liệu không chỉ liên quan đến việc xử lý dữ liệu mà còn đòi hỏi khả năng phản biện và thuyết phục người khác về những phân tích và kết quả mà bạn đưa ra. Việc đặt câu hỏi mạch lạc, phân tích sâu và trình bày lý do tại sao những thông tin đó có ý nghĩa và ảnh hưởng đối với tổ chức giúp thúc đẩy sự hiểu biết và quyết định.
Yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm: Ưu tiên những người có kinh nghiệm từ năm 1 trở nên. Biết sử dụng toán học, các công cụ thống kê và các kỹ thuật hỗ trợ bởi máy tính cho mục đích dự báo, phân tích và hiển thị dữ liệu. Có kiến thức cơ bản về xếp hàng, làm mịn, kinh tế lượng, phân tích cụm và các phương pháp phân tích thống kê khác.
Lộ trình thăng tiến của Quản trị dữ liệu
Lộ trình thăng tiến của Quản trị dữ liệu có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu
Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Intern Database Administrator (Thực tập sinh quản trị cơ sở dữ liệu) là một vị trí thực tập trong lĩnh vực quản trị cơ sở dữ liệu. Người làm công việc này thường là sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong ngành công nghệ thông tin hoặc hệ thống thông tin và đang tìm hiểu về quản trị cơ sở dữ liệu.
>> Đánh giá: Trong lĩnh vực khoa học dữ liệu,Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu là một trong những vị trí được đánh giá tương đối phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng. Theo đó, vai trò Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu đó là hỗ trợ thực hiện các phân tích, đánh giá dữ liệu quan trọng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Là công việc thu hút rất nhiều ứng viên trẻ mới ra trường bởi mức lương hấp dẫn và lộ trình phát triển rộng mở.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh DBA lương cao
2. Quản trị dữ liệu
Mức lương: 7 - 12 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Quản trị dữ liệu chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của họ là đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy. Điều này bao gồm việc thiết lập cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất, sao lưu dữ liệu định kỳ, và đảm bảo rằng dữ liệu được bảo vệ khỏi các rủi ro bảo mật.
>> Đánh giá: Để trở thành một quản trị cơ sở dữ liệu bạn phải đáp ứng được các yêu cầu rất khắt khe về mặt kiến thức như việc sử dụng và kiến thức sử dụng về phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu như Oracle và các phần mềm quản trị khác, kiến thức về phần mềm để có thể hoàn thành công việc thật tốt.
>> Xem thêm: Việc làm Quản trị dữ liệu lương cao
3. Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh
Mức lương: 10 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh là những chuyên viên có khả năng chuyển đổi hình ảnh sang dạng kỹ thuật số và thực hiện các thao tác cần thiết để nhận được một số kết quả nhất định. Công việc của những nhân viên này là rất quan trọng trong việc tạo ra những hình ảnh đẹp và chất lượng cao cho công việc thiết kế, marketing, quảng cáo hay hoạt hình
>> Đánh giá: Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và chỉnh sửa những hình ảnh tuyệt vời. Với sự am hiểu sâu sắc về phần mềm Photoshop và kỹ năng xử lý dữ liệu, họ có khả năng tạo ra những hình ảnh đẹp và ấn tượng. Công việc này không chỉ mang lại niềm vui trên công việc mà còn là cơ hội để phát triển tài năng sáng tạo của bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh đang tuyển dụng
4. Trưởng phòng phân tích dữ liệu
Mức lương: 20 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Trưởng phòng phân tích dữ liệu là công việc tập trung vào việc thu thập, khai thác và xử lý bộ dữ liệu để đưa ra quan sát, nhận định, báo cáo về một vấn đề cụ thể. Mục đích của một báo cáo phân tích dữ liệu là để giúp lãnh đạo nắm được tình hình thực tế và để tham mưu đưa ra quyết định đúng đắn.
>> Đánh giá: Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành phân tích dữ liệu đang ngày càng tăng, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng phân tích tốt. Sự thiếu hụt về nhân lực trong ngành này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà là hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dù Trưởng phòng phân tích dữ liệu là một trong những ngành khát nhân lực nhất hiện nay nhưng hiện tại vẫn còn trống rất nhiều vị trí đo kỹ năng chưa đủ đáp ứng. Đây chính là cơ hội cho bạn.
>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng phân tích dữ liệu đang tuyển dụng
5 bước giúp Quản trị dữ liệu thăng tiến nhanh trong trong công việc
Học thêm kiến thức và kỹ năng
Đảm bảo bạn luôn cập nhật kiến thức về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) phổ biến như Oracle, MySQL, SQL Server, PostgreSQL, MongoDB và các công nghệ liên quan. Nắm vững ngôn ngữ truy vấn SQL và các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu. Thi các chứng chỉ chuyên nghiệp như Oracle Certified Professional (OCP), Microsoft Certified: Azure Database Administrator hoặc AWS Certified Database - Specialty có thể giúp bạn thể hiện năng lực của mình và tạo dựng danh tiếng trong ngành.
Tư duy phân tích dữ liệu
Kỹ năng tư duy phân tích dữ liệu là khả năng suy luận logic và hiểu rõ sâu sắc về dữ liệu. Bạn cần biết cách đặt câu hỏi phù hợp, đặt giả thuyết và tìm kiếm thông tin ẩn sau dữ liệu để đưa ra những kết luận ý nghĩa. Định hình cho bạn cách tư duy trong việc xác định mô hình phân tích, đặt giả thuyết và điều tra dữ liệu để tìm ra những thông tin ẩn sau số liệu. Khả năng này giúp bạn hiểu rõ hơn về dữ liệu và đưa ra những quyết định có cơ sở.
Hiểu về ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay
Việc nắm vững ít nhất một ngôn ngữ lập trình không chỉ giúp bạn tạo ra các ứng dụng tùy chỉnh để xử lý dữ liệu mà còn giúp bạn hiểu cách dữ liệu được tổ chức và lưu trữ trong môi trường kỹ thuật. Python thường được ưa chuộng trong lĩnh vực này do cú pháp dễ đọc và cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ.
Thành thạo Excel và ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu
Sử dụng thành thạo Microsoft Excel là một trong những kỹ năng cần thiết để có thể quản trị dữ liệu một cách hiệu quả. Excel là chương trình bảng tính được hàng triệu người trên thế giới sử dụng để lưu trữ, chia sẻ thông tin, thực hiện các phép toán, thống kê cũng như tạo báo cáo, biểu đồ trực quan. Đối với các Quản trị dữ liệu thì đây là công cụ không thể thiếu trong quá trình làm việc.
Yêu thích làm việc với con số và máy tính
Quản trị dữ liệu là người làm việc trực tiếp với dữ liệu, thường xuyên phải tiếp xúc với con số khô khan nên đòi hỏi bạn cũng cần có một chút niềm đam mê để gắn bó với nghề.Đặc biệt phải luôn đặt tính bảo mật của dữ liệu lên làm đầu. Bởi toàn bộ dữ liệu thu thập được đều có tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp nên yêu cầu tính bảo mật rất cao.
Đọc thêm: