839 việc làm
Trên 15 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
16 - 17 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 4 ngày trước
Thỏa thuận
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng 5 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 9 ngày trước
Thỏa thuận
Kiên Giang
Đăng 11 ngày trước
20 - 30 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 13 ngày trước
Công ty CP DAT VIET VAC GROUP HOLDINGS
L&D Manager
DatVietVAC Group Holdings
3.2
Thỏa thuận
Đăng 18 ngày trước
Thỏa thuận
Kiên Giang
Đăng 19 ngày trước
Công Ty TNHH Đầu Tư Công Nghệ Và Dịch Vụ Sconnect Việt Nam
Trưởng Bộ Phận Quản Lý Đào Tạo
Công Nghệ Và Dịch Vụ Sconnect
2.8
Tới 20 triệu
Đăng 21 ngày trước
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 24 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 26 ngày trước
10 - 20 triệu
Bình Dương
Đăng 27 ngày trước
CÔNG TY TNHH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN SÀI GÒN SHERATON
Chief Concierge
SHERATON Việt Nam
4.4
Thỏa thuận
Đăng 27 ngày trước
InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort - Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Syrena Phú Quốc
Training Officer/ Nhân Viên Đào Tạo
InterContinental Phu Quoc Long Beach Resort
Thỏa thuận
Kiên Giang
Đăng 3 ngày trước
Công TY TNHH Du Thuyền Bhaya
Chuyên Viên Đào Tạo
Du Thuyền Bhaya
8 - 12 triệu
Đăng 4 ngày trước
BellSystem24 Việt Nam
[H3] Chuyên Viên Đào Tạo Sale
BellSystem24 Việt Nam
3.7
Tới 20 triệu
Đăng 5 ngày trước
BellSystem24 Việt Nam
[I1] CHUYÊN VIÊN ĐÀO TẠO
BellSystem24 Việt Nam
3.7
11 - 15 triệu
Hà Nội
Đăng 5 ngày trước
8 - 12 triệu
Đăng 5 ngày trước
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Dược Phẩm Starmed
Chuyên viên đào tạo kiến thức sản phẩm
Tập Đoàn Dược Phẩm Starmed
10 - 15 triệu
Hà Nội
Đăng 6 ngày trước
Công Ty TNHH Giáo Dục - Đào Tạo Duy Khang
Phó Phòng Đào Tạo Trung Tâm Anh Ngữ
Giáo Dục - Đào Tạo Duy Khang
15 - 18 triệu
Đăng 7 ngày trước
Công ty TNHH Khánh Phong Plastics
Chuyên Viên Đào Tạo
Khánh Phong Plastics
15 - 20 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 10 ngày trước
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc Tế VINACOM Việt Nam
Trưởng phòng Đào tạo tiếng Nhật - Hết hạn
VINACOM Việt Nam
7 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 11
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 11
Thông tin cơ bản
Mức lương: Trên 15 triệu
Chức vụ: Trưởng phòng
Ngày đăng tuyển: 16/01/2024
Hạn nộp hồ sơ: 29/02/2024
Hình thức: Toàn thời gian cố định
Kinh nghiệm: Trên 5 năm
Số lượng: 3
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Lô HH3, Ngõ 89 đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

  • Xây dựng kế hoạch đào tạo bao gồm các nội dung đào tạo, đối tượng đào tạo, thời gian đào tạo, kinh phí đào tạo.
  • Tổ chức triển khai các chương trình đào tạo theo kế hoạch kiêm giảng dạy tiếng Nhật và giáo dục định hướng.
  • Giám sát, đánh giá quá trình đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo đạt được mục tiêu đề ra.
  • Quản lý nhân sự phòng Đào tạo bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật,... đảm bảo đội ngũ nhân viên phòng đào tạo có đủ năng lực và chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  • Phối hợp với các phòng ban liên quan để đảm bảo các chương trình đào tạo được triển khai hiệu quả.
  • Tổ chức các sự kiện, hoạt động ngoại khóa cho CBNV, HV của Phòng đào tạo.
  • Phối hợp với các phòng ban liên quan tổ chức thi tuyển hoặc Khách đến thăm Trung tâm và gặp mặt học viên.
  • Tham gia nghiên cứu, phát triển các chương trình đào tạo mới, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu, chỉ đạo của Trưởng bộ phận và Ban Giám đốc.

YÊU CẦU

Kinh nghiệm

Hơn 5 năm kinh nghiệm

Bằng cấp

Đại học trở lên

Giới tính

Không yêu cầu
  • Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo, giáo dục, quản lý,...
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đào tạo, giảng dạy,...

-     Trình độ ngoại ngữ tiếng Nhật: N2 trở lên; thành thạo các kỹ năng tiếng Nhật (nghe, nói, đọc, viết).

  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Ngoại hình, diện mạo: Trang phục gọn gàng, giao tiếp lưu loát, nói to, rõ ràng.
  • Am hiểu văn hóa làm việc của người Nhật Bản.
  • Yêu thích công việc quản lý và giảng dạy tiếng Nhật, giáo dục định hướng.
  • Có năng lực quản lý, lãnh đạo, tổ chức, điều hành.
  • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề tốt.
  • Có tinh thần trách nhiệm, năng động, nhiệt tình, cẩn thận.
  • Chủ động trong công việc cá nhân cũng như công việc tập thể.
  • Có khả năng sắp xếp làm việc ngoài giờ hành chính.
  • Những yêu cầu ưu tiên, bổ trợ khác nếu có: hiểu biết về chương trình đào tạo kỹ năng đặc định.
  • Ưu tiên ứng viên muốn làm việc gắn bó, lâu dài, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. 

QUYỀN LỢI

  • Mức lương từ 15 triệu trở lên (tùy theo năng lực).
  • Chế độ Bảo hiểm được thực thực hiện đầy đủ theo quy định của Pháp luật.
  • Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định pháp luật, các chế độ chính sách, quyền lợi khác của Công ty: phụ cấp ăn trưa, thưởng ngày lễ, tết...
  • Thời gian làm việc: Làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và 02 ngày thứ 7 trong tháng. 

HỒ SƠ BAO GỒM

- Đơn xin việc.
- Sơ yếu lý lịch.
- Hộ khẩu, chứng minh nhân dân và giấy khám sức khoẻ.
- Các bằng cấp có liên quan.

Khu vực
Báo cáo

Công việc của Trưởng phòng Đào tạo là gì?

Trưởng phòng đào tạo (Training Manager hoặc Head of Training) là người tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo, tập huấn trong một tổ chức, doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, họ sẽ lãnh đạo một nhóm tập huấn viên hoặc chính bản thân họ sẽ thực hiện việc đào tạo.

Mô tả công việc của trưởng phòng đào tạo

Dưới đây là tổng hợp các công việc mà Trưởng phòng đào tạo cần xoay vần trong suốt quãng đường sự nghiệp của mình:

Xây dựng các chương trình đào tạo mới

Thông qua việc phân tích nghề nghiệp, hướng phát triển nghề nghiệp, đánh giá năng lực nhân viên hiện tại, thảo luận với các quản lý trực tiếp, nhân viên và giám đốc, trưởng phòng đào tạo sẽ nhận định và phát triển các chương trình đào tạo mới. Chương trình đào tạo có thể là phát triển kỹ năng mới hoặc nâng cao những kỹ năng cũ, bổ sung kiến thức, các công nghệ mới có thể áp dụng vào công việc,... tùy theo nhu cầu.

Trưởng phòng đào tạo có nhiệm vụ tìm hiểu và cập nhật các phương pháp đào tạo mới để nâng cao hiệu quả đào tạo. Họ cũng sẽ lên trước lịch đào tạo trong năm cho doanh nghiệp, bao gồm sắp xếp thời gian, thông báo nhân sự và chuẩn bị ngân sách.

Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo

Trưởng phòng đào tạo có nhiệm vụ tổ chức tập huấn đào tạo nhân viên mới và nhân viên cũ để nâng cao năng lực nghiệp vụ.

Trưởng phòng đào tạo cũng sẽ là người xây dựng hoặc tổ chức xây dựng các công cụ dành cho đào tạo như tài liệu tập huấn, các bài phát biểu, bài kiểm tra đầu vào đầu ra đối với nhân viên. Đối với những tài liệu tập huấn được cung cấp bởi các bên thứ ba, trưởng phòng đào tạo sẽ rà soát để tìm ra các điểm chưa phù hợp cần sửa.

Khi tổ chức các chương trình đào tạo, trưởng phòng đào tạo cũng sẽ quan tâm tới các vấn đề hậu cần kỹ thuật như các trang thiết bị dùng cho tập huấn. Các công tác chuẩn bị khác như nơi tổ chức tập huấn (có thể là ngay tại doanh nghiệp hoặc tại một địa điểm bên ngoài), phương tiện đi lại, đồ dùng hậu cầu khác có thể không phải do trưởng phòng đào tạo chuẩn bị nhưng sẽ là người duyệt thông qua.

Trưởng phòng đào tạo có thể là người trực tiếp đào tạo, quản lý những tập huấn viên của bộ phận hoặc tìm kiếm những tập huấn viên phù hợp từ bên ngoài.

Ngoài ra, vị trí này còn có trách nhiệm thảo luận với các lãnh đạo để tìm ra các vấn đề trong đào tạo, các vấn đề cấu trúc và các điểm cần thay đổi cho phù hợp với từng bộ phận.

Phát triển các công cụ theo dõi đánh giá

Đối với vai trò đảm bảo năng lực của nhân viên, trưởng phòng đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng công cụ để thực hiện đánh giá nhân viên trong quá trình làm việc (trước và sau khi diễn ra tập huấn). Từ những kết quả đánh giá này, họ có thể nhận định được những thiếu sót cần bổ sung hay lên ý tưởng cho những chương trình đào tạo tiếp theo.

Ngoài đánh giá con người, họ cũng đánh giá chương trình đào tạo (trong và sau khi diễn ra). Thêm nữa, họ sẽ thu thập ý kiến từ nhân viên để tổng hợp phản hồi về chương trình. Từ những đánh giá này, họ có thể tìm ra những vấn đề còn tồn tại (về nội dung tập huấn, cách thức tổ chức tập huấn) để sửa chữa hoặc phát triển những chương trình tốt hơn trong tương lai.

Quản lý chi phí đào tạo

Trưởng phòng đào tạo sẽ quản lý các chi phí sử dụng cho chương trình đào tạo, như chi phí thuê địa điểm tập huấn, chi phí trả cho tập huấn viên, chi phí trả cho người tham gia tập huấn, chi phí trang thiết bị, chi phí chuẩn bị tài liệu các các công tác hậu cần cho tập huấn,... Họ sẽ lên ngân sách chi tiết đảm bảo đủ cho chương trình đào tạo đồng thời tiết kiệm chi phí nhất có thể và giảm thiểu việc phát sinh những chi phí không cần thiết.

Tuyển dụng nhân lực cho phòng đào tạo

Trưởng phòng tuyển dụng sẽ tham gia cùng bộ phận nhân sự trong quá trình tuyển dụng nhân sự mới cho bộ phận đào tạo. Họ trực tiếp lọc hồ sơ, phỏng vấn, và lựa chọn ứng viên.

Ngoài ra, trong những trường hợp cần tìm nhân sự ngắn hạn tham gia vào các chương trình đào tạo hoặc phục vụ hậu cần, trưởng phòng đào tạo cũng sẽ là người đánh giá mức độ phù hợp về kiến thức, kỹ năng của tập huấn viên đối với môi trường và nhân sự của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ khác

Ngoài các nhiệm vụ chính và cốt yếu trên, trưởng phòng đào tạo có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác như tham gia đào tạo liên kết với đối tác, hoặc các nhiệm vụ mà họ thấy cần thiết hoặc được cấp trên giao.

Trưởng phòng Đào tạo có mức lương bao nhiêu?

195 - 325 triệu /năm
Tổng lương
180 - 300 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
15 - 25 triệu
/năm

Lương bổ sung

195 - 325 triệu

/năm
195 M
325 M
130 M 455 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trưởng phòng Đào tạo

Tìm hiểu cách trở thành Trưởng phòng Đào tạo, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Trưởng phòng Đào tạo
195 - 325 triệu/năm
Trưởng phòng Đào tạo

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
11%
2 - 4
42%
5 - 7
32%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng phòng Đào tạo?

Yêu cầu tuyển dụng trưởng phòng đào tạo

Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm

Sở hữu bằng cử nhân Chuyên ngành Quản trị nhân sự, Quản lý đào tạo, Tâm lý học, Tâm lý học hành vi,… 

Có 3 năm kinh nghiệm trở lên tại vị trí Chuyên viên đào tạo hoặc các vị trí tương đương như Trợ lý Trưởng phòng đào tạo, Trưởng phòng Nhân sự và Đào tạo, Trưởng phòng Tuyển dụng và Đào tạo,…

Yêu cầu về kỹ năng

Kỹ năng tư duy phản biện: Đây là kỹ năng quan trọng của một Trưởng phòng đào tạo, vì họ phải đánh giá chương trình, tài liệu, lớp học, trả lời các câu hỏi của học viên.  

Kỹ năng ra quyết định: Người quản lý phải đưa ra quyết định về các chương trình đào tạo tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Để làm được điều này họ phải cân nhắc, xem xét kỹ những phương pháp, tài liệu để chọn ra giải pháp đúng đắn nhất.

Kỹ năng giao tiếp: Là trưởng phòng đào tạo thì kỹ năng giao tiếp tốt cực kỳ quan trọng, họ không chỉ truyền đạt nội dung, các vấn đề cấp trên, đối tác, các bên liên quan mà còn phải hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới. Giao tiếp tốt là khả năng thuyết phục, kể chuyện, lắng nghe, giải thích,… đều khiến người nghe hiểu, có cảm nhận tốt.

Kỹ năng lãnh đạo: Tất nhiên người quản lý nào cũng phải rèn luyện tố chất này, từ vị trí Trưởng phòng, giám đốc đến chủ tịch. Chỉ khi người lãnh đạo biết cách quản lý, điều hành nhân viên thì các công việc mới được sắp xếp hiệu quả, đem lại hiệu suất cao cho doanh nghiệp.

Lộ trình thăng tiến của trưởng phòng đào tạo

Mức lương bình quân của Trưởng phòng đào tạo có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Thực tập sinh

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh. Ngày trước, các doanh nghiệp thường để sinh viên hoặc trường đào tạo chủ động liên hệ doanh nghiệp để lấy suất thực tập. Còn ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.

Nhiệm vụ chính mà thực tập sinh được giao phó là hỗ trợ các phòng, ban chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề bề nổi, đơn giản. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ không giao cho bạn công việc chuyên môn đâu vì đó còn là bí mật kinh doanh và uy tín của tổ chức nữa. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một thực tập sinh đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng

Từ 2 - 4 năm: Nhân viên đào tạo

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 4 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí nhân viên đào tạo. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.

Từ 4 - 8 năm: Chuyên viên đào tạo

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí chuyên viên đào tạo, sau khi tích được 4 - 8 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn sẽ tăng cường đào tạo nhóm nhân viên và đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng. Bạn sẽ giám sát hoạt động hàng ngày của phòng dịch vụ khách hàng, định hướng và đào tạo nhân viên, giải quyết các vấn đề phát sinh và tăng cường mối quan hệ với nhân viên.

Từ 8 - 10 năm: Trưởng phòng đào tạo

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí trưởng phòng đào tạo. Vai trò của trưởng phòng đào tạo là đào tạo nhóm nhân viên, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của doanh nghiệp, cùng với việc đào tạo nhóm nhân viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

Từ 10 trở lên: Giám đốc đào tạo

Sau khoảng thời gian này, bạn có thể tiến lên vị trí giám đốc đào tạo. Với vai trò này, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm đào tạo nhân viên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm quản lý nhân viên, định hướng chiến lược, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và đạt các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Vị trí này liên quan đến việc đưa ra quyết định chiến lược, giám sát nhiều chi nhánh và bộ phận, và đóng góp vào sự phát triển và thành công tổng thể của doanh nghiệp.

Tìm việc theo nghề nghiệp