223 việc làm
Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát
TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH NGUYÊN VẬT LIỆU/ MATERIAL PLANNING MANAGER
Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát
4.7
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 2 ngày trước
Công ty TNHH Cơ Điện Lạnh EEP Việt Nam
Nhân Viên Kế Hoạch - Hết hạn
Cơ Điện Lạnh EEP Việt Nam
8 - 12 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Action Composites Hightech Industries
MATERIAL PLANNING SPECALIST - Hết hạn
Action Composites Hightech Industries
4.1
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
20 - 30 triệu
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
Action Composites Hightech Industries
SUPPLY CHAIN MATERIAL PLANNER - Hết hạn
Action Composites Hightech Industries
4.1
Thỏa thuận
Đồng Nai
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
20 - 28 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank
Card Business Planning and Management - Hết hạn
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank
3.8
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
20 - 23 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
18 - 23 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
1 - 3 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
9 - 10 triệu
Bình Dương
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
18 - 25 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
15 - 25 triệu
Long An
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
12 - 15 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NHẬT MINH BAKERY
NHÂN VIÊN KẾ HOẠCH ĐƠN HÀNG - Hết hạn
SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NHẬT MINH BAKERY
9 - 12 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát
TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH NGUYÊN VẬT LIỆU/ MATERIAL PLANNING MANAGER
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Quản lý
Ngày đăng tuyển: 26/12/2024
Hạn nộp hồ sơ: 26/01/2025
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: 5 - 20 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Bình Dương

Phúc lợi

  • Laptop
  • Chế độ bảo hiểm
  • Du Lịch
  • Phụ cấp
  • Xe đưa đón
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Đào tạo
  • Tăng lương
  • Phụ cấp thâm niên
  • Nghỉ phép năm

Mô tả Công việc

1. Đáp ứng đầy đủ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, cung ứng hàng hóa đúng số lượng, chất lượng, kịp thời cho sản xuất với tổng chi phí (TCO) thấp nhất

- Đánh giá TCO của nguyên vật liệu, bao gồm chi phí mua sắm, vận chuyển, lưu kho, chất lượng và hao hụt.

- Làm việc với bộ phận mua hàng để đàm phán các điều kiện hợp đồng tối ưu

- Tìm kiếm và phát triển các giải pháp thay thế hoặc nhà cung cấp mới nhằm giảm chi phí và tăng giá trị tổng thể

- Thực hiện phân tích chi phí-lợi ích để hỗ trợ các quyết định mua hàng và lưu trữ

2. Quản lý MRP (Material Requirements Planning) đảm bảo hiệu lực, hiệu quả theo khung quản trị được phê duyệt

- Xây dựng, duy trì, và tối ưu hệ thống MRP để lập kế hoạch nguyên vật liệu chính xác và kịp thời.
- Đảm bảo tất cả các thông tin đầu vào MRP (như BOM, lead time, mức tồn kho an toàn) được cập nhật chính xác
- Phân tích và xử lý các kết quả MRP để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa nguyên vật liệu.
- Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch nguyên vật liệu theo thay đổi của nhu cầu sản xuất và tình trạng nguồn cung.

3. Cải tiến hệ thống MRP và các chỉ số đo lường hiệu quả chuõi cung ứng nguyên vật liệu

- Đảm bảo mức tồn kho tối ưu, vừa đáp ứng sản xuất vừa giảm thiểu chi phí lưu kho và nguy cơ hàng tồn quá hạn.

- Kiểm soát và giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu thông qua cải thiện quy trình quản lý tồn kho

- Cập nhật dữ liệu kiểm kê định kỳ, đối chiếu số liệu tồn kho với dữ liệu hệ thống để ngăn ngừa sai lệch.

- Theo dõi các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) như độ chính xác của MRP, mức độ đáp ứng PR/PO, và tỷ lệ lỗi giao hàng

- Phân tích các nguyên nhân gốc rễ của các sai lệch và thực hiện các hành động khắc phục

- Báo cáo định kỳ về hiệu quả kế hoạch NVL và đưa ra đề xuất cải thiện

4. Hợp tác và điều phối liên phòng ban, triển khai quy trình S&OP đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh và phát triển sản phẩm mới.

- Kết nối Production Planning – Sản Xuất – Mua Hàng... để tổng hợp các tài liệu, số liệu cần chuẩn bị cho cuộc họp S&OP

- Báo cáo các trường hợp mất cân đối giữa tồn kho NVL và nhu cầu sản xuất, phân tích các nguyên nhân, giải pháp và chi phí cho các nguồn lực bổ sung nhằm đáp ứng tối đa kế hoạch sản xuất.

- Triển khai lập kế hoạch mua NVL cho các sản phẩm mới, bao bì mới, các chương trình khuyến mãi theo nhu cầu kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm từ khi có ý tưởng của R&D cho đến khi NVL được thay thế.

Yêu Cầu Công Việc

Tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ các chuyên ngành kinh tế, kĩ thuật hoặc chuỗi cung ứng

Thành thạo tiếng Anh (Nghe, nói, đọc, viết)

Ít nhất 05 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương hoặc vị trí có liên quan 

Kĩ năng hoạch định 

Kĩ năng tổ chức và điều phối công việc 

Địa điểm làm việc

Bình Dương
219 Đại Lộ Bình Dương, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Độ tuổi: Không giới hạn tuổi
  • Lương: Cạnh tranh
Khu vực
Báo cáo

Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát
Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát Xem trang công ty
Quy mô:
Trên 10.000 nhân viên
Địa điểm:
219 Đại Lộ Bình Dương

Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tân Hiệp Phát đã trở thành tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam và cạnh tranh ngang tầm với các tập đoàn nước giải khát Quốc tế tại Việt Nam. 

Tân Hiệp Phát tự hào là đơn vị tiên phong giới thiệu ra thị trường ngành hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe với các nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng yêu thích như: Nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà sữa Macchiato Không Độ,  Nước tăng lực Number 1 Chanh, Dâu, nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa đậu nành Number 1 Soya, sữa đậu xanh Number 1 Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active, trà Ô Long Không Độ Linh Chi, Trà Bí đao collagen…

Với hoài bão “Trở thành tập đoàn hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm”, Tân Hiệp Phát đã không ngừng đầu tư phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, và tự hào là một trong những đơn vị trong nước sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới như dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền công nghệ châu Âu, Nhật Bản…

Chính sách bảo hiểm 

  • Được đóng đầy đủ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn theo quy định Nhà nước 
  • Được tham gia Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe cá nhân 

Các hoạt động ngoại khóa 

  • Du lịch hằng năm 
  • Teambuilding gắn kết 
  • Party kỷ niệm ngày thành lập, sinh nhật, tiệc cuối năm …. 

Lịch sử thành lập 

  • Năm 1994, tiền thân của công ty là Phân xưởng nước giải khát Bến Thành chuyên sản xuất nước ngọt, nước giải khát có ga, hương vị bia. 
  • Năm 1995, mở rộng thêm xưởng sản xuất sữa đậu nành dạng chai 220ml. 
  • Năm 1996, công ty mở rộng dây chuyền và tung ra thị trường sản phẩm bia tươi Flash.
  • Năm 1999, Xưởng nước giải khát Bến Thành đổi tên thành Nhà máy nước giải khát Bến Thành, sản xuất các mặt hàng sữa đậu nành, bia chai, bia hơi, bia tươi Flash.
  • Năm 2000, Bia Bến Thành là đơn vị ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận ISO 9001- 2000, do cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) chứng nhận vào ngày 23/3/2000.
  • Năm 2001, công ty cho xây dựng Nhà máy sản xuất và Văn phòng tại xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
  • Trong những năm sau đó, công ty tung ra thị trường các sản phẩm Nước tăng lực Number 1, Bia tươi đóng chai Laser, Sữa đậu nành Number 1, Nước tinh khiết Number 1, Bia Gold Bến Thành...
  • Tháng 9/2015, Tân Hiệp Phát đổi tên thành Number 1, chính thức bổ nhiệm ông Roland Ruiz vào vị trí Phó Tổng Giám đốc dịch vụ tổ chức và quản trị doanh nghiệp.

Mission

Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thỏa mãn nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn trong kinh doanh.


Review Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát

4.7
3 review

16/10/2024
Nhân viên tại Bình Dương

Tân Hiệp Phát là tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam. Có môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng đông

17/10/2024
Nhân viên tại Bình Dương

Công ty lớn, có thương hiệu, môi trường làm việc vui vẻ (ID)

17/10/2024
Nhân viên tại Bình Dương

Thanh toán lương đúng hẹn, có nhiều chương trình thích hợp, phát triển nhân tài (ID)

Công việc của Trưởng Phòng Kế Hoạch là gì?

Trưởng phòng kế hoạch (Planning Manager)  là người đứng đầu phòng kế hoạch, có trách nhiệm nghiên cứu các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty để từ đó lên kế hoạch chiến lược phù hợp để thực hiện các mục tiêu đó. Họ cũng cần nghiên cứu thị trường và phân tích các xu hướng mới trong ngành nghề kinh doanh. Lên kế hoạch và thực hiện chúng là những nhiệm vụ tối quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó gắn liền với chiến lược kinh doanh và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Bởi vậy, vai trò của Trưởng phòng Kế hoạch đối với công ty là vô cùng to lớn. 

Công việc chính của các trưởng phòng kế hoạch

Trưởng phòng kế hoạch thường hoạt động chính tại các công ty, cơ quan, doanh nghiệp trong giờ làm việc hành chính theo lịch làm việc được chỉ định trước. Ngoài ra, đối với những trưởng phòng kế hoạch làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp khác nhau, thời gian làm việc cũng khác nhau. Tùy vào môi trường làm việc cụ thể mà trách nhiệm cụ thể của một trưởng phòng kế hoạch sẽ khác nhau. 

Là người quản lý, đứng đầu bộ phận phòng ban nên Trưởng phòng kế hoạch phải bao gồm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ chuyên môn đến quản lý nhân viên, các sự việc phát sinh, thực hiện báo cáo với cấp trên, làm việc với khách hàng. Cụ thể bao gồm:

Quản lý và lập kế hoạch sản xuất

Trưởng phòng Kế hoạch chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm cho công ty, đảm bảo các chỉ tiêu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Quản lý và theo dõi việc thực hiện các dự án để đạt được mục tiêu đề ra.

Đánh giá thị trường và tham mưu chiến lược

Phân tích tình hình thị trường, đánh giá sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty, và dự báo các xu hướng sắp tới. Đóng vai trò cố vấn cho ban giám đốc về chiến lược kế hoạch, lựa chọn khách hàng, và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Quản lý nội bộ và phối hợp phòng ban

Phân bổ công việc cho nhân viên cấp dưới, kiểm tra, đôn đốc các bộ phận đảm bảo tiến độ công việc. Phối hợp với các phòng ban để thực hiện tốt mục tiêu và kế hoạch. Ngoài ra, Trưởng phòng Kế hoạch còn xử lý khiếu nại của khách hàng và đào tạo phát triển nhân viên.

Báo cáo và quản lý ngân sách

Chuẩn bị các báo cáo về tiến độ sản xuất, hoạt động của công ty và đưa ra các khuyến nghị cải tiến. Tham gia quản lý ngân sách, theo dõi chi tiêu, đồng thời báo cáo định kỳ cho ban giám đốc về tình hình thực hiện kế hoạch.

Trưởng Phòng Kế Hoạch có mức lương bao nhiêu?

260 - 390 triệu /năm
Tổng lương
240 - 360 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
20 - 30 triệu
/năm

Lương bổ sung

260 - 390 triệu

/năm
260 M
390 M
104 M 910 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trưởng Phòng Kế Hoạch

Tìm hiểu cách trở thành Trưởng Phòng Kế Hoạch, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nhân viên kế hoạch
130 - 195 triệu/năm
Trưởng Phòng Kế Hoạch
260 - 390 triệu/năm
Trưởng Phòng Kế Hoạch

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
6%
2 - 4
47%
5 - 7
33%
8+
14%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng Phòng Kế Hoạch?

Yêu cầu của tuyển dụng đối với trưởng phòng kế hoạch

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn:

  • Yêu cầu trình độ học vấn: Muốn trở thành nhân viên phòng kế hoạch, ứng viên cần phải có bằng cấp về các lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế, thương mại, ngoại thương… hoặc những ngành liên quan. Tốt nghiệp Đại học chính quy trở lên hoặc tương đương đối với các chuyên ngành: Kinh tế, Kỹ thuật, Quản trị.
  • Yêu cầu chuyên môn: Khi tuyển dụng vị trí trưởng phòng, các công ty thường yêu cầu kiến thức chuyên môn như khả năng phân tích dữ liệu và lập kế hoạch chiến lược, cùng với kiến thức vững về quản lý dự án và kỹ năng sử dụng các công cụ phân tích và báo cáo. Ứng viên cần có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch và theo dõi tiến độ dự án, cũng như khả năng làm việc hiệu quả với các bộ phận khác trong tổ chức.

Yêu cầu kỹ năng

  • Kỹ năng tổ chức: Trưởng phòng kế hoạch phải hoạch định tất cả những nhiệm vụ liên quan quan đến kế hoạch đặt ra như đầu mũ công việc, thời gian hoàn thành, chi phí, nhận sự… Do vậy, kỹ năng tổ chức tốt sẽ giúp Nhân viên kế hoạch có thể phân công và quản lý công việc một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Phòng kế hoạch có thể cùng lúc phải thực hiện nhiều dự án khác nhau với khối lượng công việc lớn. Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp Trưởng phòng kế hoạch hoạch định những nhiệm vụ ưu tiên, bám sát được kế hoạch đặt ra và tránh bỏ sót công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt: Trưởng phòng kế hoạch phải thường xuyên trình bày kế hoạch dự án trước lãnh đạo và nhân viên nhiều phòng, ban khác. Vì vậy, kỹ năng thuyết trình sẽ là nền tảng để trưởng phòng kế hoạch trình bày công việc một cách dễ hiểu, sáng tạo. Đồng thời, giao tiếp tốt sẽ giúp họ có thể dễ dàng trao đổi về công việc và kết nối thành viên để hoàn thành dự án kịp thời.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Việc sử dụng thành thạo các phần mềm hệ thống quản lý nhân sự, quản lý chi phí, nguyên vật liệu… sẽ giúp họ lên kế hoạch và quản lý công việc một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng giải quyết tình huống: Trong quá trình thực hiện kế hoạch chắc chắn sẽ có những sự cố phát sinh, do vậy kỹ năng giải quyết tình huống sẽ giúp ứng viên có sự nhạy bén và bản lĩnh để thay đổi hoặc điều chỉnh phương án thực hiện kế hoạch một cách kịp thời.
  • Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm, ứng dụng cơ bản trong tin học văn phòng: Đã là một trưởng kế hoạch hay nói đúng hơn thì là một nhân viên hoạt động trong văn phòng thì việc nắm chắc các kĩ năng tin học văn phòng và sử dụng thành thạo máy tính là điều cần có; bởi trong quá trình quản lý dự án các bản kế hoạch thì chắc chắn việc sử dụng đến máy tính và phần mềm, ứng dụng tin học là ở mức độ thường xuyên.

Các yêu cầu khác

  • Kinh nghiệm

Hiểu biết về công việc của nhân viên kế hoạch là nền tảng quan trọng để đảm bảo hoạt động chính xác và hiệu quả. Để trở thành trưởng phòng kế hoạch, bạn cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý kế hoạch sản xuất, điều này giúp bạn tránh khó khăn và sai phạm trong việc quản lý dự án và phát triển kế hoạch doanh nghiệp.

  • Về thái độ

Thái độ làm việc là yếu tố quan trọng trong thị trường lao động, không chỉ với Nhân viên kế hoạch. Cần có tính kỷ luật, trung thực, chăm chỉ, chịu được áp lực, và khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm với tinh thần trách nhiệm cao.

Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng kế hoạch

Số năm kinh nghiệm  Vị trí công việc  Mức lương 

0 - 1 năm

Thực tập sinh kế hoạch 2.000.000 - 5.000.000 đồng/ tháng

1 - 3 năm 

Nhân viên kế hoạch  8.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng 
3 - 5 năm  Chuyên viên kế hoạch  10.000.000 - 30.000.000 đồng/ tháng 
5 -7 năm  Trưởng phòng kế hoạch 15.000.000 - 45.000.000 đồng/ tháng 
Trên 7 năm Giám đốc kế hoạch  20.000.000 - 60.000.000 đồng/ tháng 

Mức lương bình quân của Trưởng phòng kế hoạch có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Nếu định hướng của bạn sẽ trở thành một trưởng phòng kế hoạch tương lai, bạn phải cần nắm vững các kiến thức Branding, vậy bạn phải nắm vững những gì? Trở thành một chuyên gia trong tất cả các kiến thức thì khá khó nhưng mình đã tổng hợp một số kiến thức mà các bạn cần biết và nâng cao như sau:

1. Thực tập sinh kế hoạch

Mức lương: 2 - 5 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm

Thực tập sinh kế hoạch là giai đoạn bắt đầu của sự nghiệp. Thực tập sinh kế hoạch hỗ trợ trong việc lập và triển khai kế hoạch dự án, theo dõi tiến độ và phân tích dữ liệu. Vị trí này yêu cầu kỹ năng tổ chức, phân tích và làm việc nhóm, đồng thời cần tinh thần trách nhiệm cao và khả năng học hỏi nhanh.

>> Đánh giá: Vị trí thực tập sinh kế hoạch mang lại cơ hội thực hành kỹ năng lập kế hoạch, phân tích và quản lý dự án trong môi trường thực tế. Thực tập sinh có thể tích lũy kinh nghiệm quý giá, mở rộng mạng lưới kết nối nghề nghiệp và nâng cao khả năng làm việc nhóm.

2. Nhân viên kế hoạch

Mức lương: 8 - 20 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm

Nhân viên kế hoạch sẽ thực hiện các báo cáo, thống kê tổng hợp tiến độ sản xuất, tình trạng vận hành của dự án cho các bậc quản lý. Chi tiết công việc sẽ gồm: Lập báo cáo chi tiết về các sự cố đã xảy ra liên quan trực tiếp đến kế hoạch dự án. Tham gia xây dựng, đề xuất các cách khắc phục vấn đề phát sinh.

>> Đánh giá: Vị trí nhân viên kế hoạch yêu cầu khả năng phát triển kỹ năng quản lý dự án, phân tích dữ liệu và ra quyết định chiến lược. Công việc này cũng cung cấp cơ hội làm việc với các bộ phận khác và học hỏi từ những chuyên gia trong lĩnh vực, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp lâu dài.

3. Chuyên viên kế hoạch

Mức lương: 10 - 30 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm

Chuyên viên kế hoạch - Planning Specialist – là người đảm nhận nhiệm vụ đề xuất, xây dựng trình tự triển khai các bước trong một dự án, trong đó hội đủ mọi yếu tố giúp cho các bước được hoàn thành đúng kế hoạch, đạt tiêu chuẩn chuẩn và tiết kiệm nguồn lực nhất. 

>> Đánh giá: Chuyên viên kế hoạch yêu cầu kỹ năng phân tích và tổ chức mạnh mẽ, cùng khả năng lập kế hoạch chi tiết và quản lý dự án hiệu quả. Vị trí này cần sự nhạy bén trong việc dự đoán xu hướng và khả năng làm việc độc lập cũng như phối hợp với các bộ phận khác.

4. Trưởng phòng kế hoạch

Mức lương: 15 - 45 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm

Trưởng phòng kế hoạch là người có trách nhiệm nghiên cứu các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp, từ đó lến kế hoạch chiến lược phù hợp để thực hiện các mục tiêu đó. Họ cũng chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường và phân tích các xu hướng mới trong ngành nghề kinh doanh.

>> Đánh giá: Trưởng phòng kế hoạch cần có khả năng lãnh đạo, lập chiến lược và quản lý dự án hiệu quả. Vị trí này yêu cầu kinh nghiệm trong quản lý đội ngũ, kỹ năng phân tích dữ liệu, và khả năng đưa ra quyết định chiến lược trong môi trường áp lực cao.

5. Giám đốc kế hoạch

Mức lương: 20 - 60 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 7 năm

Giám đốc kế hoạch tiếng anh là Director of Planning Coordination (DPC) còn được gọi là giám đốc điều phối kế hoạch. Công việc chính của các giám đốc kế hoạch là giám sát các hoạt động chính của phòng kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu được giao.

>> Đánh giá: Giám đốc kế hoạch cần có khả năng lãnh đạo xuất sắc, kỹ năng phân tích chiến lược và kinh nghiệm trong việc phát triển và triển khai các kế hoạch dài hạn. Vị trí này yêu cầu tư duy chiến lược, quản lý đội nhóm hiệu quả và khả năng ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Lưu ý rằng thời gian kinh nghiệm chỉ là một tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Bên cạnh đó, việc thăng tiến trong nghề còn phụ thuộc vào khả năng cá nhân, kỹ năng lãnh đạo và thành tích làm việc.

5 bước giúp Trưởng phòng kế hoạch thăng tiến nhanh trong công việc

Xây dựng kỹ năng chuyên môn vững vàng

Nhân viên kế hoạch nên tập trung vào việc phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu, lập kế hoạch chiến lược và quản lý dự án. Việc cập nhật kiến thức mới và xu hướng trong ngành sẽ giúp họ đáp ứng yêu cầu công việc hiệu quả hơn và mở rộng cơ hội thăng tiến.

Phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý

Để thăng tiến nhanh, nhân viên kế hoạch cần phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội nhóm và giao tiếp hiệu quả. Tham gia các khóa đào tạo hoặc chứng chỉ quản lý sẽ giúp nâng cao khả năng dẫn dắt và quản lý dự án.

Thiết lập mối quan hệ mạng lưới (Networking)

Xây dựng và duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp với các đồng nghiệp, đối tác và khách hàng có thể tạo ra cơ hội mới và hỗ trợ trong quá trình thăng tiến. Tham gia các sự kiện ngành và hội thảo cũng là cách tốt để mở rộng mạng lưới.

Chủ động đưa ra sáng kiến và giải pháp

Nhân viên kế hoạch nên chủ động đề xuất các sáng kiến cải tiến quy trình làm việc và giải pháp cho các vấn đề phát sinh. Sự chủ động và sáng tạo trong công việc không chỉ thể hiện khả năng làm việc độc lập mà còn cho thấy giá trị đóng góp của họ đối với tổ chức.

Tìm kiếm phản hồi và đánh giá hiệu suất

Liên tục yêu cầu phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp về hiệu suất công việc để xác định các điểm cần cải thiện. Việc thường xuyên tự đánh giá và nhận xét từ người khác sẽ giúp nhân viên kế hoạch nhận diện được những điểm mạnh và yếu của mình, từ đó điều chỉnh và nâng cao hiệu quả công việc.

Đọc thêm:

Việc làm nhân viên kế hoạch mới cập nhật 

Việc làm trưởng phòng kế hoạch

Việc làm nhân viên kế hoạch sản xuất đang tuyển dụng

Việc làm nhân viên kế hoạch & phân tích tài chính 

Tìm việc theo nghề nghiệp