Mô tả công việc
Giải đáp thắc mắc về các thủ tục, chính sách cho nhân viên
Xây dựng, tìm kiếm ứng viên và quản lý kế hoạch tuyển dụng , đào tạo nhân sự. Thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Quản lý hồ sơ nhân viên trong toàn doanh nghiệp
Đề xuất, giám sát khi có những chiến lược tuyển dụng nhân sự mới.
Khảo sát tiền lương trong thị trường lao động nhằm so sánh và biết được mức độ cạnh tranh
Giám sát và truyền đạt cho nhân viên theo quy định của luật lao động.
Giám sát thực hiện chấm công, trả lương và xử lý những vấn đề liên quan như: bảo hiểm, thuế thu nhập….
Định hướng và đào tạo nguồn nhân lực kịp thời
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc
Yêu cầu công việc
Có kiến thức về Luật Lao động, bảo hiểm và những quy định liên quan
Hiểu rõ thị trường lao động và có mối quan hệ với nhà cung cấp nhân sự.
Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản trị Nhân sự.
Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, giao tiếp và thuyết trình tốt.
Có kinh nghiệm triển khai các chiến lược nhân sự ngắn và dài hạn.
Có khả năng giải quyết vấn đề nội bộ, làm việc 1- 1 hiệu quả.
Quyền lợi
Công ty công bằng, trân trọng nhân sự với cơ hội thăng tiến cao
Chế độ phúc lợi đầy đủ theo luật định
Lương cứng khởi điểm từ 25 triệu- 30 triệu. Doanh thu KPI tương xứng năng lực
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-11-17 17:40:03
Nha Khoa Việt Smile được xây dựng và phát triển hướng đến mô hình trung tâm nha khoa kỹ thuật cao chuyên sâu với các dịch vụ mũi nhọn như dán sứ veneer, chỉnh nha, bọc răng sứ, cấy ghép implant, điều trị cười hở lợi, nhổ răng khôn, điều trị. Để thực hiện được sứ mệnh đó, Nha khoa Việt Smile hiểu rằng Chúng tôi phải tập trung đầu tư vào con người và hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại.
Nha khoa Việt Smile hiểu rằng, sự phát triển và thành công phải xuất phát từ hiệu quả điều trị, sự hài lòng của khách hàng. Do đó, đội ngũ bác sĩ chất lượng chuyên môn cao, đào tạo chuyên sâu theo phân khoa luôn được chú trọng phát triển số 1 tại Việt Smile. Bác sĩ tại Nha khoa Việt Smile không chỉ được đào tạo chính quy khoa Răng – Hàm – Mặt mà còn thường xuyên tham gia các hội thảo khoa học, các khóa học nâng cao chuyên môn để không ngừng cập nhật kiến thức và công nghệ mới để áp dụng vào điều trị.
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Trưởng phòng nhân sự là gì?
Trưởng phòng nhân sự tên tiếng Anh HR Manager/ Human Resource Manager, là người đứng đầu bộ phận nhân sự (hoặc hành chính nhân sự) trong công ty, thường đứng sau Giám đốc nhân sự, thực hiện công việc tại văn phòng, giám sát các việc hành chính nhân sự. Chịu trách nhiệm về tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, quản lý tiền lương, trợ cấp và các phúc lợi về sự an toàn và sức khỏe cho toàn bộ nhân viên. Bên cạnh đó, những vị trí như Phó phòng nhân sự, Trưởng phòng hành chính nhân sự cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Trưởng phòng nhân sự
Quản lý các văn kiện, hồ sơ và giấy tờ
Tiếp nhận công văn, các đơn thư, giấy tờ đề nghị, các văn bản hoặc tài liệu được chuyển đến doanh nghiệp, giải quyết các văn bản trong phạm vi quyền hạn của mình, lưu trữ các văn bản này vào kho dữ liệu của doanh nghiệp. Theo dõi, quản lý các hoạt động liên quan đến duy trì văn hóa của doanh nghiệp
Quản lý các tài sản, thiết bị chung của doanh nghiệp
Theo dõi, quản lý, bàn giao, nhận bàn giao các thiết bị, máy móc thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đến các bộ phận hoặc nhân sự liên quan. Thực hiện theo dõi lịch bảo trì, đổi mới máy móc, thiết bị. Trong trường hợp thiết bị, máy móc bị hư hỏng cần thay mới, bộ phận hành chính nhân sự sẽ làm đề xuất để được mua mới máy móc hoặc thiết bị đó.
Lập kế hoạch chuẩn bị nguồn lực
Đưa ra dự báo nhu cầu tuyển dụng hàng năm, lập kế hoạch chuẩn bị nguồn lực. Bên cạnh đó, thực hiện phối hợp với các phòng ban tuyển chọn ứng viên phù hợp rồi trình lên giám đốc phê duyệt. Tư vấn, tham mưu cho các chi nhánh trưởng bộ phận khác về quy trình tuyển dụng, hướng dẫn áp dụng chính sách của công ty. Kiểm soát quản lý hồ sơ nhân viên.
Tư vấn chiến lược nhân sự cho phòng/ban, CEO và BOD
Đây là nhiệm vụ tương đối mới, đặc biệt trong thời kỳ công nghệ số. Trưởng phòng nhân không chỉ quanh quẩn ở khu vực hậu trường, mà trực tiếp cùng với các phòng ban khác và BOD/CEO tham gia vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.
Trưởng phòng nhân sự có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
260 - 325 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Trưởng phòng nhân sự
Tìm hiểu cách trở thành Trưởng phòng nhân sự, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng phòng nhân sự?
Yêu cầu tuyển dụng của Trưởng phòng nhân sự
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Trưởng phòng nhân sự cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Tốt nghiệp tốt nghiệp chuyên ngành quản lý nhân sự (HRM). Bạn có thể học thêm các chương trình đại học khác như cử nhân kinh doanh hoặc cử nhân nghệ thuật (BA) cũng là một lợi thế. Cân nhắc lấy chứng chỉ chuyên môn về nhân sự, chẳng hạn như Chứng chỉ Chuyên viên Nhân sự (CHRP) để chứng minh chuyên môn và cam kết của bạn với lĩnh vực này.
-
Kiến thức về quản trị nhân lực: Đối với một Trưởng phòng nhân sự thì việc sở hữu kiến thức chuyên môn về ngành nghề của mình là điều tiên quyết. Dựa vào nền tảng chuyên môn vững vàng, bạn sẽ nắm được các vấn đề liên quan đến công việc như: quy trình tuyển dụng, chọn lọc ứng viên, thống kê dữ liệu,...
-
Kiến thức về tuyển dụng: Kiến thức về tuyển dụng sẽ bao gồm kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc ứng viên. Sở hữu kiến thức này, tin tuyển dụng của công ty bạn sẽ tiếp cận được ứng viên một cách nhanh và đông đảo nhất. Bạn cũng có thể xác định được đâu là ứng viên tiềm năng, phù hợp cho sự phát triển lớn mạnh của công ty và xây dựng kế hoạch để "chiêu mộ" những nhân tài này.
-
Kiến thức về đào tạo nhân sự: Ngoài công việc tuyển dụng và quản trị, bộ phận nhân sự còn đảm nhiệm vai trò phổ biến thông tin và đào tạo nhân viên mới. Bạn sẽ chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng chuyên môn cho nhân viên đang làm việc tại công ty. Việc sở hữu kiến thức đào tạo sẽ giúp bạn xử lý đầu việc này nhanh chóng và hiệu quả.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng quản lý và duy trì nguồn nhân lực: Trưởng phòng nhân sự là người đánh giá hiệu quả của nhân viên, từ đó đưa ra các quyết định khen thưởng, trả công. Ngoài ra, họ cũng phối hợp với các trưởng phòng ban khác để ra quyết định đề bạt, luôn chuyển, thôi việc… Họ còn thực hiện chức năng hướng dẫn, tư vấn cho các bộ phận khác về chính sách nhân sự của công ty và giữ nhiệm vụ đôn đốc các bộ phận khác thực hiện.
-
Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe: Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe sẽ giúp bạn trở thành những “chuyên gia tâm lý” không chỉ hiểu rõ tính chất của từng vị trí công việc trong công ty mà còn có thể đưa ra những lời khuyên, tháo gỡ vấn đề tâm lý cho nhân viên. Ngoài ra, việc giao tiếp khéo léo còn giúp bạn hòa giải các cuộc cãi vã trong công ty, gắn kết mọi người.
-
Kỹ năng thuyết phục, đàm phán: Kỹ năng này sẽ tạo thuận lợi cho bạn khi thương lượng với các bộ phận cán bộ, công nhân viên trong công ty, doanh nghiệp về các chế độ lương, thưởng cũng như các chế độ phúc lợi xã hội khác. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có khả năng trong việc hòa giải các xung đột, tranh chấp,… giữa các bộ phận nhân viên.
Các yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng, và ứng viên thường được yêu cầu có ít nhất 2 - 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hành chính hoặc nhân sự. Kinh nghiệm này giúp họ hiểu rõ về quy trình hoạt động hàng ngày, khả năng giải quyết vấn đề và tương tác với ứng viên một cách linh hoạt. Tóm lại, để trở thành Trưởng phòng nhân sự, ứng viên cần sở hữu trình độ học vấn cao, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hành chính nhân sự và các kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, và làm việc nhóm xuất sắc.
-
Tham gia khóa học đào tạo nhân sự cao cấp
Nhằm được quy trình phân tích nhu cầu đào tạo (TNA) chuẩn phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp và phương pháp lập, quản lý ngân sách đào tạo. Hiểu và vận dụng phương pháp xây dựng hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả với các phương pháp RACI, xây dựng hệ thống quy trình, xây dựng chức năng nhiệm vụ, ROJD,...
Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng nhân sự
Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng nhân sự có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Quản lý nhân sự
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Quản lý nhân sự là người tư vấn cho các bộ phận khác về vấn đề nhân lực trong doanh nghiệp: về nhân viên nghỉ việc, các chế độ lương thưởng, bổ sung nhân sự…Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho doanh nghiệp: tuyển dụng, bổ sung nhân sự, chương trình lương thưởng, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội…
>> Đánh giá: Người làm quản lý nhân sự cần có sự tinh nhạy, linh hoạt vì đây là lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người, mà mỗi cá nhân là một cá thể khác nhau. Do đó, bạn cần có năng lực quản lý tốt để đảm bảo đủ số lượng nhân viên và kiểm soát tiến độ làm việc của họ sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
>> Đọc thêm: Việc làm Quản lý nhân sự mới nhất
2. Phó phòng nhân sự
Mức lương: 20 - 28 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Phó phòng nhân sự là người đứng đầu phòng hoặc chức vụ tương đương của bộ phận nhân sự. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các hoạt động của công ty bằng cách liên kết giữa “hành chính” và “nhân sự” có nhiệm vụ lên kế hoạch, quản lý các hoạt động nội bộ của công ty, giám sát quá trình làm việc của nhân viên, hỗ trợ về các chính sách và lương thưởng cho nhân viên.
>> Đánh giá: Công việc của Phó phòng nhân sự đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, họ cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
>> Đọc thêm: Việc làm Phó phòng nhân sự đang tuyển dụng
3. Trưởng phòng nhân sự
Mức lương: 25 - 35 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Trưởng phòng nhân sự là người đứng đầu bộ phận nhân sự (hoặc hành chính nhân sự) trong công ty, thực hiện công việc tại văn phòng, giám sát các việc hành chính nhân sự. Chịu trách nhiệm về tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, quản lý tiền lương, trợ cấp và các phúc lợi về sự an toàn và sức khỏe cho toàn bộ nhân viên.
>> Đánh giá: Hiện nay, thị trường tuyển dụng ở Việt Nam là rất lớn. Cùng với đó là mức thu nhập của Trưởng phòng nhân sự cao nên vị trí này rất đáng để nhiều ứng viên thử sức. Việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.
>> Đọc thêm: Việc làm Trưởng phòng nhân sự đang tuyển dụng
4. Giám đốc nhân sự
Mức lương: 45 - 53 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm
Giám đốc nhân sự là người điều hành các hoạt động nhân sự, quản trị nguồn nhân lực và văn hoá của một tổ chức. Giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tổ chức có đủ nhân lực chất lượng để đáp ứng yêu cầu công việc, quản lý quy trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, quản lý chế độ và chính sách nhân sự.
>> Đánh giá: Công việc của Giám đốc nhân sự đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Giám đốc nhân sự giỏi sẽ giúp xác định mục tiêu, chiến lược và xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của phòng nhân sự.
>> Đọc thêm: Việc làm Giám đốc nhân sự tuyển dụng
5 bước giúp Trưởng phòng nhân sự thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn
Học thêm bằng cấp bằng cấp tham gia các chương trình đào tạo nâng cao như cử nhân, thạc sĩ hoặc các khóa học chuyên ngành liên quan đến quản lý nhân sự. Đăng ký các khóa học và thi lấy chứng chỉ quốc tế có uy tín như chứng chỉ SHRM-CP dành cho những người có công việc bao gồm các nhiệm vụ nhân sự chung hoặc những người muốn làm việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự dành cho các chuyên gia nhân sự có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự chiến lược hoặc những người đã có chứng chỉ SHRM-CP ít nhất ba năm.
Chủ động nâng cao hiệu quả công việc
Nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc, đừng mãi làm một công việc với chừng đó thời gian. Mỗi ngày, hãy nghĩ ra những phương cách mới để thu ngắn thời gian làm việc mà vẫn đảm bảo được hiệu quả tối đa. Khi ấy, bạn sẽ có thêm thời gian và dũng khí để bước ra khỏi vùng an toàn và nhận thêm những đầu việc khác.
Có sự tìm hiểu trong nhiều lĩnh vực
Để nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng nhân sự và dự báo được thị trường nhân sự, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần có sự hiểu biết rộng về các kiến thức kinh tế, xã hội, chính trị,... Ngoài ra, bạn cũng nên có sự am hiểu nhất định về các kiến thức về luật pháp liên quan đến bảo hiểm lao động, chi trả tiền lương, thuế,… Bởi trong quá trình đào tạo nhân viên, bạn có thể tư vấn, giải đáp cho họ khi họ có vướng mắc. Chính sự hiểu biết sâu rộng sẽ tạo ra sự khác biệt giữa bạn và Trưởng phòng nhân sự khác, điều này giúp sự nghiệp của bạn thăng tiến nhanh hơn.
Kiến thức tâm lý, đọc vị người đối diện
Kiến thức tâm lý, đọc vị người đối diện sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tuyển dụng, phỏng vấn các ứng viên. Bởi lẽ, dựa vào những đánh giá đó, bạn sẽ xác định được đây có phải là người phù hợp với các tiêu chí của doanh nghiệp mình đề ra hay không. Không những vậy, kiến thức này còn giúp bộ phận nhân sự tìm ra và giải quyết những sai phạm của nhân viên. Chỉ cần một vài câu trắc nghiệm tâm lý, người có khả năng đọc vị sẽ nhận ra ai là người vi phạm trong công ty và giúp doanh nghiệp thanh tẩy những nhân viên không còn phù hợp.
Môi trường thúc đẩy phát huy năng lực
Các công ty có chính sách đãi ngộ nhân sự hấp dẫn, có chế độ khen thưởng rõ ràng với các chuyên viên tư vấn đạt được hiệu suất cao, tổ chức nhiều khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thời gian làm việc linh hoạt, v.vv.. giúp các chuyên viên tư vấn phát huy hết tiềm năng của mình trong công việc từ đó giúp nhân viên làm việc có hiệu quả.
Đọc thêm: