Công việc của Giám Đốc Pháp Lý là gì?

Giám đốc pháp lý (Chief Legal Officer – CLO) là chức vị quản lý cấp cao đảm nhiệm những công việc liên quan đến vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Họ là một nhà lãnh đạo và là chuyên gia giúp công ty giảm thiểu rủi ro pháp lý. CLO tư vấn cho các cán bộ, các thành viên hội đồng quản trị về các vấn đề pháp lý và quy định chính nào mà công ty phải đối mặt, chẳng hạn như rủi ro kiện tụng. CLO được quản lý bởi giám đốc điều hành (CEO).

Mô tả công việc của Giám đốc pháp lý 

Tùy vào cấu trúc của từng doanh nghiệp mà nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc pháp lý sẽ có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung, một Giám đốc pháp lý sẽ đảm nhận các công việc sau: 

  • Điều hành và quản lý bộ phận pháp chế.
  • Cập nhật luật, quy định mới và phổ biến luật cho nhân sự trong doanh nghiệp.
  • Xây dựng và đưa ra các chiến lược về pháp luật.
  • Tư vấn, hỗ trợ giám đốc sản xuất trong việc đảm bảo phát triển và đưa sản phẩm mới ra thị trường không gặp bất kỳ vấn đề nào về pháp lý.
  • Đưa ra lời khuyên, cố vấn pháp luật cho ban điều hành và tham gia vào thương vụ, hợp đồng, thuế.
  • Đứng ra xử lý và tìm kiếm luật sư đại diện khi xảy ra trường hợp không may liên quan đến pháp luật có ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Soạn thảo hợp đồng và các văn bản do doanh nghiệp ban hành.

Giám Đốc Pháp Lý có mức lương bao nhiêu?

585 - 975 triệu /năm
Tổng lương
540 - 900 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
45 - 75 triệu
/năm

Lương bổ sung

585 - 975 triệu

/năm
585 M
975 M
390 M 1950 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Giám Đốc Pháp Lý

Tìm hiểu cách trở thành Giám Đốc Pháp Lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Giám Đốc Pháp Lý
585 - 975 triệu/năm
Giám Đốc Pháp Lý

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
9%
2 - 4
19%
5 - 7
26%
8+
46%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giám Đốc Pháp Lý?

Yêu cầu tuyển dụng Giám đốc pháp lý 

Khả năng lãnh đạo và độc lập

Với tư cách là CLO và lãnh đạo cao nhất trong công ty, bạn hướng dẫn các thành viên khác trong tổ chức. Bạn cần có khả năng tự nhiên để làm việc độc lập với sự giám sát tối thiểu.

Kỹ năng giao tiếp xuất sắc

Giao tiếp bằng lời nói tốt là điều cần thiết để thành công trong sự nghiệp luật sư, ngay cả khi bạn không tranh luận về các vụ án. Khả năng giao tiếp bằng văn bản xuất sắc cũng rất quan trọng trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật và viết email hoặc hướng dẫn cho đồng nghiệp. Ngữ pháp, chính tả và phong cách viết ngắn gọn có thể giúp bạn truyền tải thông điệp rõ ràng và chất lượng.

Kiến thức pháp luật rộng

Luật sư của công ty cần cập nhật các quy định tuân thủ quy định, các vấn đề đạo đức và các quyết định của tòa án. Hãy làm như vậy bằng cách hoàn thành chương trình giáo dục thường xuyên, tham gia các tổ chức nghề nghiệp và đăng ký nhận bản tin ngành.

Phân tích và phán đoán

Cố vấn của công ty có thể đọc, phân tích và xử lý lượng lớn thông tin. Bạn phải có khả năng phát hiện các mô hình và xu hướng trong các vấn đề hoặc vụ kiện pháp lý trong quá khứ, đánh giá các lựa chọn và đưa ra phán đoán đúng đắn. Bạn nên suy nghĩ bằng trực giác và sử dụng kinh nghiệm đã học được để đưa ra quyết định mới.

Kỹ năng đàm phán và giao tiếp giữa các cá nhân

Cố vấn của công ty phải có khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ bền chặt trong bộ phận pháp lý của tổ chức và trên toàn công ty. Vì vậy, bạn cần có kỹ năng đàm phán tốt về các vấn đề pháp lý và tài chính.

Kỹ năng khác

  • Nhận thức về hậu quả
  • Tư duy phản biện
  • Tổ chức
  • Giải quyết vấn đề
  • Nghiên cứu
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Quản lý thời gian
  • Trình độ Tiếng anh 

Lộ trình thăng tiến Giám đốc pháp lý 

Mức lương bình quân của Giám đốc pháp lý có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Nhân viên pháp lý

Hầu hết mọi người đều bắt đầu sự nghiệp của mình tại vị trí Nhân viên pháp lý. Nhiệm vụ chính của vị trí này là phụ trách các công việc hành chính trong văn phòng luật hoặc bộ phận pháp lý của các doanh nghiệp.  Để đảm nhận vị trí này bạn cần có bằng cử Cử nhân ngành Luật hoặc các ngành có liên quan. Nhà tuyển dụng thường ưu tiên tuyển dụng các ứng viên có thẻ Giám đốc pháp lý và các chứng chỉ tương tự. Nhân viên pháp lý sẽ phải dành thời gian vài tháng để tham gia các khóa đào tạo nhằm làm quen với các quy định, thủ tục, pháp luật liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực mà họ làm việc.

Chuyên viên pháp lý

Sau 3 – 5 năm làm việc bạn sẽ có đủ năng lực và kinh nghiệm cần thiết để thăng tiến lên vị trí Chuyên viên pháp lý.  Trách nhiệm của Chuyên viên pháp lý là phải đảm bảo hợp đồng và các văn bản pháp lý khác của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Họ cũng phải thu thập và xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp và ban hành các quy định, cơ chế hoạt động trong doanh nghiệp dựa trên các quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, họ còn phải đảm bảo nhân viên trong công ty được phổ biến đầy đủ các kiến thức pháp lý cần thiết và luôn dựa trên cơ sở pháp lý để thực hiện công việc. Có như vậy công ty mới có thể phát triển bền vững.

Trưởng phòng pháp lý

Đây là vị trí đứng đầu bộ phận pháp lý của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của từng công ty mà sẽ có cách gọi khác nhau. Tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, với bộ máy nhân sự phức tạp sẽ là Giám đốc pháp lý. Còn tại các công ty vừa và nhỏ sẽ là Trưởng phòng pháp lý, Trưởng ban pháp lý,…

Nếu muốn trở thành Trưởng phòng pháp lý, ngoài kiến thức và kinh nghiệm bạn còn phải sở hữu các kỹ năng và tố chất của một nhà lãnh đạo như: Kỹ năng điều phối công việc, tinh thần trách nhiệm cao…

Quản lý pháp chế

Nếu bạn có khả năng lãnh đạo và quản lý, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý pháp chế. Ở vị trí này, bạn sẽ có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động pháp chế của công ty. Bạn sẽ đảm bảo rằng các quy trình pháp chế được thực hiện đúng thời hạn và tuân thủ các quy định pháp luật. Bạn cũng có thể tham gia vào việc định hình chiến lược pháp chế của công ty và đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến pháp chế.

Giám đốc pháp lý 

Là chức vị quản lý cấp cao đảm nhiệm những công việc liên quan đến vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Họ cũng là người bảo vệ và đại diện cho doanh nghiệp trước những vấn đề pháp luật, để lên vị trí này ít nhất bạn cần có 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp chế

Tìm việc theo nghề nghiệp