Mô tả công việc
Chuẩn bị số liệu, thông tin liên quan đến kinh doanh ngành hàng và khách hàng phục vụ việc xây dựng kế hoạch của toàn Liên hiệp, đơn vị
Thực hiện các báo cáo, khai thác dữ liệu và cung cấp số liệu theo phân công
Chuẩn bị số liệu, phục vụ việc giao ban
Thực hiện việc theo dõi tổng hợp, kiểm tra, đánh giá các tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh, các chỉ đạo trong các hội nghị, giao ban, Liên hiệp theo phân công
Yêu cầu công việc
Tốt nghiệp Đại học khối ngành kinh doanh và quản lý
Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc liên quan
Am hiểu về lĩnh vực phân phối, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh (Hiện đại và truyền thống).
Nắm bắt nhanh xu hướng tiêu dùng, dự báo được tiềm năng phát triển doanh số, khách hàng và nhận diện các rủi ro trong kinh doanh
Khả năng quản lý, tổng hợp, xử lý và phân tích dữ liệu kinh doanh
Am hiểu các mô hình bán lẻ hiện đại môn
Quyền lợi
Chế độ bảo hiểm, Du Lịch, Phụ cấp, Đồng phục, Chế độ thưởng, Chăm sóc sức khỏe, Đào tạo, Tăng lương, Công tác phí, Nghỉ phép năm, CLB thể thao
Cập nhật gần nhất lúc: 2024-06-18 23:30:03
Công ty Liên hiệp HTX Thương Mại thành phố Hồ Chí Minh, còn được gọi tắt là Saigon Co.op, được thành lập vào ngày 12/5/1989 theo Quyết định của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ với các thương hiệu nổi tiếng như Co.opmart, Co.opXtra và Co.op Food. Hiện nay, Saigon Co.op đã phát triển thành một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam, có hàng trăm cửa hàng và siêu thị trên toàn quốc. Công ty cũng tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong hệ thống HTX Việt Nam
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng các chế độ bảo hiểm : BHXH, BHYT, BHTN
- Bảo hiểm tai nạn 24/2
Các hoạt động ngoại khóa
- Chế độ nghỉ mát và du lịch, team building hàng năm
- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dành cho CBNV
- Các chương trình chăm lo cho con em CBCNV: Vui Tết thiếu nhi, Đêm hội trăng rằm, trao tặng học bổng, khen thưởng con CBCNV có thành tích học tập tốt,
Lịch sử thành lập
- Năm 1989, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op
- Năm 1992-1997, Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước.
- Năm 1996, ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart là Co.opmart Cống Quỳnh
- Năm 1998, ghi dấu ấn một chặng đường phát triển mới của Saigon Co.op. Tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ
- Năm 2002, thành lập Co.opmart Cần Thơ - Siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời
- Năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op - SCID. Thành lập Công ty Cổ phần Thành Công - SC IMEX. Tham gia thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam - VDA
- Năm 2008, ra mắt chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.opFood
- Năm 2010, phát triển mô hình bán lẻ trực tuyến qua truyền hình HTV Co.op
- Năm 2012, co.opmart thay đổi Bộ nhận diện Thương hiệu mới.
- Năm 2013, khai trương Đại siêu thị Co.opXtraplus tại Thủ Đức, TPHCM
- Năm 2014, khai trương TTTM SenseCity
- Năm 2015, khai trương Đại siêu thị Co.opXtra Tân Phong
- Năm 2016, hệ thống Co.opmart có 82 siêu thị bao gồm 32 Co.opmart ở TPHCM và 50 Co.opmart
- Năm 2017, Saigon Co.op và cty SCID chính thức đưa Sense Market - là chợ truyền thống kết hợp hiện đại đi vào hoạt động phục vụ nhu cầu mua sắm và giải trí của khách hàng trong và ngoài nước.
- Năm 2018, Ra mắt mô hình cửa hàng tiện lợi 24h - Cheers. Đây là thành quả sau nhiều năm hợp tác của Saigon Co.op (Việt Nam) và NTUC FairPrice (Singapore). Saigon Co.op đạt 100 siêu thị trên cả nước, hơn 600 điểm bán với hơn 1 triệu lượt khách hàng đến tham quan và mua sắm mỗi ngày.
Mission
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng mục tiêu.
- Luôn đem lại cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng thêm
- Luôn đem lại cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng thêm
Review SAIGON CO.OP
Thưởng cũng cắt giảm luôn, hầu như không có thưởng nên các bác nào dự định hay có ý định vào đây thì nên cân nhắc.(rv)
Nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát. Đồng nghiệp chan hoà, vui vẻ
Nơi làm việc khá thoải mái, chỉ căng thẳng mỗi khi sắp xếp và kiểm tra hạng sử dụng của hàng hóa
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Data Analyst là gì?
Data Analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu, làm nhiệm vụ thu thập, chọn lọc, xử lý và phân tích dữ liệu, từ đó báo cáo được thực trạng của một vấn đề nhất định và đề xuất ra phương án xử lý tối ưu. Làm nhiệm vụ thu thập và giải thích ý nghĩa ẩn chứa bên trong dữ liệu để giải quyết một vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó, những vị trí như Data science, Data Engineer cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Data Analyst
Làm sạch dữ liệu (Data cleaning)
Ngoài việc được nâng cao về kỹ năng thu thập dữ liệu, Data Analyst còn phải nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu để xác định các dữ liệu lỗi hoặc thiếu sót, và có khả năng sử dụng các công cụ làm sạch dữ liệu. Sau khi thu thập dữ liệu, Data Analyst cần làm sạch dữ liệu để đảm bảo dữ liệu chính xác và sẵn sàng cho việc phân tích.
Phân tích và xử lý dữ liệu
Sau bước thu thập dữ liệu, Data Analyst sẽ tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu. Vì dữ liệu thu thập về đang ở dạng thô, sẽ bảo gồm cả những dữ liệu không cần thiết. Quá trình xử lý dữ liệu sẽ cần đến các công cụ thống kê như SQL, SPSS, STATA. Kết quả sẽ cho ra con số thống kê cho từng câu hỏi.
Thiết kế báo cáo
Quá trình thiết kế báo cáo đòi hỏi Data Analyst phải vận dụng kỹ năng tư duy và visualize để chuyển đổi dữ liệu từ dạng số thành các biểu đồ trực quan. Chuyên viên có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Bi Tool, Excel để cải thiện năng suất khi làm báo cáo. Một báo cáo hoàn chỉnh phải có visual trực quan, dễ hiểu để các phòng ban khác có thể dựa vào đó để làm cơ sở cho các quyết định.
Tư vấn cho doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất xong bài báo cáo, nhân viên Data Analyst cần báo cáo lại cho doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo nhìn ra thực trạng và vấn đề một cách rõ ràng. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra những hướng đi đúng đắn trong hiện tại và tương lai.
Thực hiện những công việc được phân công
Trong trường hợp bài báo cáo chưa đạt đủ tiêu chuẩn hoặc chưa đủ dữ liệu để có thể đưa ra quyết định hiệu quả, lúc này Data Analyst sẽ thực hiện thêm các công việc khác theo chỉ định của cấp trên.
Data Analyst có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
169 - 254 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Data Analyst
Tìm hiểu cách trở thành Data Analyst, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Data Analyst?
Yêu cầu tuyển dụng của Data Analyst
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Data Analyst cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp và chuyên ngành: Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành về Toán, Công nghệ thông tin hay Kinh tế, Tài chính, Khoa học máy tính hoặc các chuyên ngành khác có liên quan. Có kinh nghiệm trong phân tích dữ liệu hoặc vai trò liên quan
-
Kiến thức về data: Ứng viên nên có hiểu biết về cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ truy vấn SQL, có kiến thức về lập trình và xử lý dữ liệu, đặc biệt là sử dụng Python, có hiểu biết cơ bản về các khái niệm toán học và thống kê liên quan đến phân tích dữ liệu.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng phân tích logic: Với cùng một lượng dữ liệu giống nhau, người có tư duy logic, sắp xếp tốt sẽ dễ dàng tìm ra ý nghĩa, insight ẩn sau đó.
-
Kỹ năng thiết kế báo cáo: Việc của Data Analyst là trình bày kết quả và phương án tới các phòng ban, nên đòi hỏi người làm phân tích dữ liệu cũng cần có kỹ năng trình bày, visualize để bản báo cáo trở nên trực quan và dễ hiểu nhất.
-
Kỹ năng lập trình: Kỹ năng lập trình là kỹ năng cần thiết để Data Analyst có thể xử lý dữ liệu một cách hiệu quả. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến cho Data Analyst bao gồm: Python, R, SQL,... Bạn cần có khả năng sử dụng các ngôn ngữ lập trình này để thu thập dữ liệu (Data collection), làm sạch dữ liệu (Data cleaning), phân tích dữ liệu (Data modeling) và triển khai các mô hình phân tích dữ liệu.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Data Analyst thường phải giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến dữ liệu. Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là rất quan trọng. Bạn cần có khả năng suy nghĩ logic, xử lý công việc tỉ mỉ, phân tích thông tin và đưa ra các giải pháp tối ưu dựa trên những thông tin (data) có được.
Yêu cầu khác
-
Sử dụng thành tạo các công cụ phân tích: Data Analyst cần có kiến thức về các kỹ thuật phân tích dữ liệu và khả năng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu. Sau khi dữ liệu được làm sạch, Data Analyst cần sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để phân tích dữ liệu. Các công cụ phân tích dữ liệu phổ biến bao gồm: Python, R, SQL, Tableau, Power BI,... và những công cụ phân tích dữ liệu khác tuỳ vào mục đích phân tích dữ liệu.
Lộ trình thăng tiến của Data Analyst
Lộ trình thăng tiến của Data Analyst có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Data Analyst Intern
Mức lương: 3 - 6 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm
Data analyst Intern là những nhân sự học việc tại bộ phận IT tùy theo sự sắp xếp của mỗi công ty. Họ chưa được gọi là nhân viên chính thức của doanh nghiệp, có nhiệm vụ hỗ trợ nhân viên Data analyst chính thức. Thông qua đó, thực tập sinh sẽ tích lũy thêm kiến thức về chuyên môn và kỹ năng làm việc thực tế mà không chắc trường lớp đã dạy.
>> Đánh giá: Dù chưa được xem là nhân viên chính thức của doanh nghiệp nhưng Data Analyst Intern bước đầu được tiếp xúc với các công việc cần thiết để trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu. Họ sẽ tích lũy kiến thức chuyên môn và cả kinh nghiệm thực tế thông qua việc hỗ trợ nhân viên Data Analyst chính thức.
>> Đọc thêm: Việc làm Data Analyst Intern đang tuyển dụng
2. Data Analyst
Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Data Analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu, làm nhiệm vụ thu thập, chọn lọc, xử lý và phân tích dữ liệu, từ đó báo cáo được thực trạng của một vấn đề nhất định và đề xuất ra phương án xử lý tối ưu. Làm nhiệm vụ thu thập và giải thích ý nghĩa ẩn chứa bên trong dữ liệu để giải quyết một vấn đề cụ thể.
>> Đánh giá: Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành phân tích dữ liệu đang ngày càng tăng, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng phân tích tốt. Sự thiếu hụt về nhân lực trong ngành này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà là hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dù data analyst là một trong những ngành khát nhân lực nhất hiện nay nhưng hiện tại vẫn còn trống rất nhiều vị trí đo kỹ năng chưa đủ đáp ứng. Đây chính là cơ hội cho bạn.
>> Đọc thêm: Việc làm Data Analyst đang tuyển dụng
3. Senior Data Analyst
Mức lương: 20 - 35 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 8 năm
Senior Data Analyst là một vị trí công việc cao cấp trong lĩnh vực phân tích dữ liệu. Người nắm giữ vị trí này thường có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về phân tích dữ liệu và khai thác thông tin từ dữ liệu. Họ sẽ sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để hiểu dữ liệu, tìm ra thông tin hữu ích và xu hướng.
>> Đánh giá: Khi bạn có kinh nghiệm với tư cách là một Senior Data Analyst, bạn có thể có cơ hội để thăng tiến sự nghiệp của mình theo một vài hướng khác nhau. Tùy thuộc vào mục tiêu và sở thích của mình, bạn có thể tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học dữ liệu, quản lý, tư vấn hoặc với nhiều vai trò dữ liệu chuyên biệt hơn.
>> Đọc thêm: Việc làm Senior Data Analyst đang tuyển dụng
5 bước giúp Data Analyst thăng tiến nhanh trong trong công việc
Thể hiện lòng tận tâm và chuyên nghiệp
Làm việc trong các doanh nghiệp đòi hỏi sự tận tâm và chuyên nghiệp. Hãy đảm bảo bạn luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong giao tiếp, đảm bảo bí mật thông tin đối tác và tuân thủ các quy định của doanh nghiệp
Dành nhiều thời gian quan sát trước khi hành động
Kỹ năng quan sát cũng là một kỹ năng quan trọng đối với nhiều Data Analyst dự án nghiên cứu. Bạn cần quan sát đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu họ qua hành vi, thói quen thực tế để có thể dễ dàng đưa ra các phân tích, kết luận cho báo cáo của mình.
Tính kiên trì, tỉ mỉ
Để có thể trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu, bạn cần phải rèn luyện cho mình khả năng cẩn trọng trong từng dòng code được viết ra, vì đôi khi chỉ sai lệch một dấu cách nhỏ cũng có thế khiến câu lệnh viết ra bị sai so với mục đích ban đầu. Hơn thế nữa, kĩ năng tập trung cao độ khi phân tích các con số cũng đóng vai trò quan trọng không kém vì một chút lơ đãng cũng có thế khiến bạn có thể làm lại từ đầu.
Là người biết “kể” những con số đằng sau dữ liệu
Những con số một mình nó không thể giúp cho người khác hiểu được những điều quan trọng đằng sau. Người làm Data Analyst cần phải phân tích kỹ và thấu hiểu số liệu để giải thích, trình bày những phát hiện để thuyết phục bộ phận quản lý.
Yêu thích làm việc với con số và máy tính
Data Analyst là người làm việc trực tiếp với dữ liệu, thường xuyên phải tiếp xúc với con số khô khan nên đòi hỏi bạn cũng cần có một chút niềm đam mê để gắn bó với nghề.Đặc biệt phải luôn đặt tính bảo mật của dữ liệu lên làm đầu. Bởi toàn bộ dữ liệu thu thập được đều có tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp nên yêu cầu tính bảo mật rất cao.
Đọc thêm: