Về việc tuyển dụng nhân sự theo vị trí tại các đơn vị Khối CNTT&NHS
Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV) Trân Trọng Thông Báo Tuyển Dụng Nhân Sự Theo Vị Trí Tại Các Đơn Vị Khối Công Nghệ Thông Tin & Ngân Hàng Số Như Sau
- Số lượng, vị trí tuyển dụng, mô tả công việc, yêu cầu đối với vị trí tuyển dụng: chi tiết theo phụ lục đính kèm Tải về .
- Quy trình tuyển dụng: Qua 02 vòng: sơ loại hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp. Trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu làm bài test (nghiệp vụ, tiếng Anh) để kiểm tra thêm năng lực của ứng viên.
- Quyền lợi:
- Được hưởng lương, thưởng và các cơ chế khuyến khích theo thỏa thuận và theo quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đặc biệt, đối với nhiều vị trí công nghệ thông tin khan hiếm, hàm lượng CNTT cao được hưởng mức thu nhập tăng thêm từ 10% -20% so với mức thu nhập theo quy định chung. Ngoài ra, còn có các chế độ đãi ngộ đặc thù khác ngoài lương, như: khuyến khích tham gia/thưởng dự án, cho vay phục vụ đời sống, hỗ trợ cước viễn thông,..
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động và cơ hội thăng tiến luôn thường trực.
- Được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ.
- Chế độ phúc lợi hấp dẫn:
- Thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm phúc lợi theo quy định của pháp luật: bảo hiểm xã hội, nghỉ phép, khám sức khỏe định kỳ hằng năm…
- Bên cạnh đó, BIDV luôn duy trì và phát triển các chế độ phúc lợi nội bộ khác đối với cán bộ nhân viên: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí, du lịch – nghỉ dưỡng – team building, các phúc lợi hiếu hỷ, tiền mừng sinh nhật…
- Yêu cầu về hồ sơ dự tuyển:
- Phiếu đăng ký dự tuyển có dán ảnh (Tải về ).
- File scan các văn bằng, chứng chỉ gốc: Bằng tốt nghiệp Thạc sỹ/Đại học, bảng điểm các năm học có xác nhận của trường; các chứng chỉ về thành tích học tập (nếu có); Chứng chỉ ngoại ngữ.
- File scan các giấy tờ chứng minh kinh nghiệm công tác: Hợp đồng lao động, Quyết định tuyển dụng, Quyết định phân công công tác, Quyết định xếp lương, sổ Bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ thay thế khác (nếu có); xác nhận của đơn vị đã công tác, các quyết định tham gia dự án, bản phân công công việc…
- File ảnh 4x6 của ứng viên.
Ví dụ: Ứng viên tên là Nguyễn Văn B ứng tuyển vị trí Chuyên viên Phát triển phần mềm tại Trung tâm Phát triển Ngân hàng số (mã NHS01). Ứng viên đặt tên file pdf là NHS01_Nguyễn Văn B.
- Thời gian, cách thức nộp hồ sơ:
- Thời gian: từ ngày 18/11/2024 đến khi BIDV thu đủ số lượng hồ sơ/tuyển dụng đủ số lượng theo nhu cầu.
- Cách thức nộp hồ sơ:
- LƯU Ý CHUNG:
- Mỗi thí sinh ngoài hệ thống chỉ nộp hồ sơ 01 lần tại trang https://tuyendung.bidv.com.vn/ hoặc https://topdev.vn/ , không nộp đồng thời vào cả 02 trang tuyển dụng.
- Mỗi thí sinh (gồm cả nội bộ và ngoài hệ thống) chỉ nộp hồ sơ vào 01 vị trí và vào 01 đơn vị.
- Thí sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của hồ sơ. Trường hợp BIDV phát hiện hồ sơ đăng ký của thí sinh không chính xác, trung thực, kết quả thi tuyển của thí sinh sẽ bị hủy bỏ.
- Hội đồng tuyển dụng chỉ liên lạc với các ứng viên đạt yêu cầu tại các vòng thi.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trân trọng thông báo./.
PHỤ LỤC: MÔ TẢ CÔNG VIỆC, TIÊU CHUẨN TUYỂN DỤNG ỨNG VIÊN NGOÀI HỆ THỐNG –
BAN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CORE BANKING
I. SỐ LƯỢNG, VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG:
Mã vị trí
Tên vị trí tuyển dụng
Số lượng tuyển dụng
Nguồn tuyển dụng
Mức lương
CBS01
Chuyên viên Phát triển ứng dụng
09
Ngoài hệ thống BIDV
Theo thỏa thuận
CBS02
Chuyên viên Phát triển Core Banking
06
Ngoài hệ thống BIDV
Theo thỏa thuận
CBS03
Chuyên viên Phát triển API và Tích hợp
09
Ngoài hệ thống BIDV
Theo thỏa thuận
CBS04
Chuyên viên Kiểm thử tự động (QC automation)
04
Ngoài hệ thống BIDV
Theo thỏa thuận
CBS05
Chuyên viên Thiết kế giao diện và trải nghiệm (UI/UX)
02
Ngoài hệ thống BIDV
Theo thỏa thuận
CBS06
Chuyên viên Quản trị dữ liệu
04
Trong/Ngoài hệ thống BIDV
Theo thỏa thuận
CBS07
Chuyên viên đảm bảo chất lượng (QA)
01
Trong/Ngoài hệ thống BIDV
Theo thỏa thuận
Tổng Cộng
35
Ii. Mô Tả Công Việc
- Chuyên viên Phát triển ứng dụng – Mã vị trí CBS01 (số lượng 09)
- Thực hiện lập trình, tham gia khảo sát, phân tích thiết kế các yêu cầu phát triển phần mềm trên các ứng dụng kênh tác nghiệp của BIDV.
- Cộng tác với các thành viên của nhóm nghiệp vụ, kỹ thuật khác, với các backend developers, designers nhằm xây dựng và tối ưu chức năng, tăng cường tính ổn định, hiệu năng, bảo mật của hệ thống.
- Xác định, thực hiện và chia sẻ các giải pháp kỹ thuật, xây dựng các tài liệu phát triển phần mềm theo quy trình.
- Nghiên cứu, đề xuất áp dụng và triển khai, tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo các giải pháp nhằm tối ưu hoạt động đối với các ứng dụng kênh tác nghiệp của Core Banking.
- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới áp dụng cho công tác lập trình phát triển ứng dụng, các xu thế công nghệ và nghiệp vụ liên quan đến các kênh giao dịch và tác nghiệp của các hệ thống Core Banking trên thị trường.
- Chuyên viên Phát triển Core Banking – Mã vị trí CBS02 (số lượng 06)
- Thực hiện các nhiệm vụ phát triển phần mềm trên Core Banking của BIDV: tham gia khảo sát, phân tích thiết kế, trực tiếp lập trình các functions / procedures / triggers trên CSDL của Core Banking nhằm xây dựng, cải tiến, bảo trì các tính năng và module của hệ thống Core Banking theo yêu cầu của BIDV.
- Xử lý các lỗi kỹ thuật, khắc phục sự cố liên quan đến hệ thống Core Banking kịp thời và hiệu quả
- Xây dựng các chức năng trong Corebanking nhằm tích hợp với các hệ thống bên ngoài core.
- Cộng tác với các thành viên của nhóm nghiệp vụ hoặc kỹ thuật khác nhằm tối ưu chức năng, tăng cường tính ổn định, hiệu năng, bảo mật của hệ thống.
- Đề xuất và phát triển các giải pháp công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống Core Banking.
- Tham gia vào các dự án nâng cấp hệ thống, cập nhật phiên bản mới và đảm bảo tính tương thích của hệ thống
- Tìm hiểu và áp dụng các công nghệ mới, xu hướng phát triển phần mềm để cải thiện hệ thống.
- Chuyên viên Phát triển API và Tích hợp – Mã vị trí CBS03 (số lượng 09)
- Phát triển các dịch vụ tích hợp, kiểm soát, chuẩn hóa và tối ưu các API phục vụ các hệ thống tích hợp. Tham gia đánh giá, khảo sát và đề xuất giải pháp cho các ứng dụng có yêu cầu tích hợp vào corebanking.
- Xây dựng và cung cấp các API tích hợp với các hệ thống back-end của cho các nhóm phát triển phần mềm, các đối tác hợp tác phát triển, các dự án.
- Đầu mối thực hiện nâng cấp, bảo trì hệ thống tác nghiệp tại quầy: đáp ứng các nghiệp vụ phát sinh trong thực tế, tối ưu hiệu năng và chủ động đề xuất/ thực hiện các giải pháp để mang tới trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
- Phối hợp cùng các nhóm BA-QC/các đơn vị nghiệp vụ để nghiên cứu, khảo sát các nhu cầu của khách hàng về dịch vụ kết nối, tích hợp qua các api để chủ động phát triển các dịch vụ mới.
- Tham gia nghiên cứu các kiến trúc, công nghệ mới liên quan đến việc phát triển dịch vụ, tư vấn cho lãnh đạo về xu hướng phát triển công nghệ liên quan đến các mô hình tích hợp…
- Cộng tác với các thành viên của nhóm nghiệp vụ hoặc kỹ thuật khác nhằm tối ưu chức năng, tăng cường tính ổn định, hiệu năng, bảo mật của hệ thống.
- Đề xuất và phát triển các giải pháp công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống Core Banking.
- Tham gia vào các dự án nâng cấp hệ thống, cập nhật phiên bản mới và đảm bảo tính tương thích của hệ thống
- Tìm hiểu và áp dụng các công nghệ mới, xu hướng phát triển phần mềm để cải thiện hệ thống.
- Chuyên viên Kiểm thử tự động (QC automation) – Mã vị trí CBS04 (số lượng 04)
- Thiết kế, phát triển, thường xuyên kiểm tra, bảo trì các kịch bản kiểm thử tự động (Automation Test Scripts) cho các dự án phần mềm, đảm bảo tính toàn vẹn và hiệu quả của kiểm thử.
- Làm việc với các công cụ kiểm thử tự động để thực hiện các kịch bản kiểm thử trên các môi trường khác nhau (Web, WinForm, API...).
- Thiết lập môi trường kiểm thử và tích hợp với hệ thống CI/CD, đảm bảo kiểm thử tự động được thực hiện liên tục và chính xác trong quá trình phát triển phần mềm.
- Phát triển framework kiểm thử tự động phù hợp với từng dự án, đồng thời tối ưu và mở rộng khả năng của framework để hỗ trợ các yêu cầu mới.
- Phối hợp cùng các nhóm liên quan để thực hiện performance testing.
- Đánh giá, phân tích kết quả kiểm thử từ hệ thống tự động, phát hiện lỗi, lập báo cáo và phối hợp với đội ngũ phát triển để khắc phục các vấn đề được phát hiện.
- Phối hợp với đội ngũ phát triển, các nhóm BA để hiểu rõ yêu cầu, tính năng và định hướng phát triển của sản phẩm, từ đó xây dựng kịch bản kiểm thử chính xác và toàn diện.
- Chuyên viên Thiết kế giao diện và trải nghiệm (UI/UX) – Mã vị trí CBS05 (số lượng 02)
- Dựa trên yêu cầu, mô tả của các nhóm nghiệp vụ, BA, thiết kế các bản phác thảo sơ bộ (wireframe) và nguyên mẫu (prototype) tương tác, minh họa các tính năng và giao diện của sản phẩm.
- Thiết kế các thành phần giao diện trực quan, bao gồm các yếu tố như màu sắc, font chữ, icon, bố cục... Đảm bảo giao diện thân thiện, nhất quán và phù hợp với nhận diện thương hiệu của BIDV.
- Phối hợp với các nhóm nghiệp vụ, BA nhằm thu thập thông tin về nhu cầu, thói quen và hành vi của người dùng thông qua các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn, phân tích dữ liệu, từ đó hiểu rõ để thiết kế đáp ứng đúng mục tiêu và yêu cầu.
- Xây dựng các luồng trải nghiệm (user flow) và hành trình người dùng (user journey), giúp tối ưu hóa sự tiện lợi và trải nghiệm tổng thể của người dùng khi tương tác với sản phẩm.
- Thực hiện kiểm thử với người dùng, thu thập phản hồi từ các bên liên quan và người dùng cuối để đánh giá hiệu quả của thiết kế. Điều chỉnh và tối ưu hóa thiết kế dựa trên dữ liệu và phản hồi thực tế.
- Cộng tác với nhóm phát triển, các nhóm BA&QC để đảm bảo sản phẩm cuối cùng phản ánh đúng ý tưởng thiết kế và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
- Theo dõi và áp dụng các xu hướng thiết kế UI/UX hiện đại để cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Chuyên viên Quản trị dữ liệu – Mã vị trí CBS06 (số lượng 04)
- Thực hiện công tác quản trị các hệ thống phần mềm ứng dụng tại Core Banking theo phạm vi được phân công.
- Đầu mối xây dựng, triển khai phần mềm ứng theo phạm vi được phân công.
- Đầu mối rà soát, quy hoạch, tối ưu hệ thống định kỳ hoặc đột xuất hệ thống ứng dụng được phân công.
- Tham gia công tác kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận các nội dung liên quan đến kỹ thuật đối với các bản cập nhật hệ thống, các thay đổi về tham số, dữ liệu.
- Hỗ trợ xử lý các yêu cầu kỹ thuật chuyển tiếp từ Chi nhánh/Ban/TT HSC.
- Tham gia công tác kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận các nội dung liên quan đến kỹ thuật đối với các bản cập nhật hệ thống, các thay đổi về tham số, dữ liệu.
- Thực hiện giám sát, phát hiện và cảnh báo sớm các lỗi phát sinh hoặc các vấn đề tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động của hệ thống Core Banking theo phân công dựa trên quy trình được cung cấp.
- Xây dựng các quy trình quản trị, vận hành, xử lý sự cố liên quan tới hệ thống phần mềm ứng dụng, xây dựng, triển khai các dự án, kế hoạch mua sắm liên quan tới Phần mềm ứng dụng, tham gia các dự án quan trọng của BIDV về CNTT;
- Chuyên viên Đảm bảo chất lượng (QA) - Mã vị trí CBS07 (số lượng 01)
- Xây dựng quy trình phát triển phù hợp với yêu cầu của từng dự án.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng, bao gồm: sổ tay chất lượng, quy định, quy trình hệ thống quản lý chất lượng, các quy trình - hướng dẫn công việc cụ thể, các biểu mẫu quản lý chất lượng …
- Giám sát, kiểm tra đội phát triển tuân thủ theo đúng quy trình phát triển
- Phát hiện các lỗi sai sót trong quy trình thực hiện, để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, phối hợp với các bên liên quan để tìm cách khắc phục
- Thực hiện tổng hợp, báo cáo tiến độ, chất lượng và các vướng mắc của các nhóm phát triển lên các Cấp quản lý/ Quản trị
- Tham gia đào tạo, hướng dẫn cho các cán bộ thực hiện theo đúng quy trình đã xây dựng
- Tham gia vào hoạt động cải tiến, điều chỉnh, thay đổi quy trình, cập nhật các tiêu chuẩn mới.
- Tham gia triển khai các Dự án Công nghệ thông tin
- Tham gia nghiên cứu khoa học, xây dựng các sáng kiến cải tiến.
- Tiêu chuẩn chung:
- Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam. Tuổi đời không quá 30 tuổi (đối với các vị trí CBS01, CBS02, CBS03), 35 tuổi (đối với vị trí CBS04, CBS05, CBS06, CBS07).
- Có sức khoẻ để đảm nhiệm công tác.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao.
- Có khả năng nghiên cứu, học hỏi công nghệ nhanh.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang chịu biện pháp giáo dục tại địa phương, đang chữa bệnh, cai nghiện…
- Tiêu chuẩn cụ thể:
- Tốt nghiệp Đại học trở lên, hệ chính quy (bao gồm đại học văn bằng 2, không bao gồm hình thức học liên thông lên đại học) tại các trường Đại học trong nước hoặc tốt nghiệp Đại học trở lên tại các trường Đại học nước ngoài, Đại học liên kết.
- Chuyên ngành:
Công nghệ thông tin, Điện tử Viễn thông, Toán-Tin, Hệ thống Thông tin, Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Khoa học máy tính, Tự động hóa, An toàn thông tin, Kỹ thuật phần mềm hoặc các chuyên nghành khác có đào tạo lập trình, kỹ thuật phần mềm.
(ii) Vị trí Chuyên viên Kiểm thử tự động (QC automation) : Yêu cầu tốt nghiệp các chuyên ngành sau:
Công nghệ thông tin, Điện tử Viễn thông, Toán-Tin, Hệ thống Thông tin, Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Khoa học máy tính, Tự động hóa, An toàn thông tin, Kỹ thuật phần mềm hoặc các chuyên ngành khác có đào tạo lập trình, kỹ thuật phần mềm, hoặc kiểm thử phần mềm.
(iii) Vị trí Chuyên viên Thiết kế giao diện và trải nghiệm : Yêu cầu tốt nghiệp các chuyên ngành sau:
Thiết kế, thiết kế đồ họa, thiết kế mỹ thuật công nghiệp, công nghệ đa phương tiện, truyền thông đa phương tiện hoặc các chuyên nghành khác có đào tạo thiết kế, truyền thông đa phương tiện.
(iv) Vị trí Chuyên viên Quản trị dữ liệu: Yêu cầu tốt nghiệp các chuyên ngành sau:
Công nghệ thông tin, Điện tử Viễn thông, Toán-Tin, Hệ thống Thông tin, Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Khoa học máy tính, Tự động hóa, An toàn thông tin, Kỹ thuật phần mềm hoặc các chuyên nghành khác có đào tạo lập trình, kỹ thuật phần mềm
(v) Vị trí Chuyên viên đảm bảo chất lượng (QA): Yêu cầu tốt nghiệp các chuyên ngành sau:
Công nghệ thông tin, Điện tử Viễn thông, Toán-Tin, Hệ thống Thông tin, Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm hoặc các chuyên nghành khác có đào tạo lập trình, kỹ thuật phần mềm.
2.2 Ngoại Ngữ
Ứng viên đạt 1 trong các chứng chỉ sau: TOEIC đạt 600/990, Toefl PBT/IPT đạt 500/677, Toefl CBT đạt 173/300, Toefl iBT đạt 61/120, Ielts đạt 5.5/9.0, Cambridge Exam đạt First (FCE), B2 Khung Châu Âu, 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. Chấp nhận ứng viên bổ sung chứng chỉ tiếng Anh trong thời gian 24 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
2.3. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm:
- Chuyên viên Phát triển ứng dụng
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc với Angular (phiên bản Angular 12 trở lên)
- Có kiến thức vững chắc về Java, HTML, CSS, TypeScript, JavaScript
- Có kinh nghiệm làm việc với Restful APIs, JSON và tích hợp với backend
- Có hiểu biết về Responsive Design và các kỹ thuật tối ưu hóa giao diện
- Có kinh nghiệm với các công cụ như Git, Figma,…
- Có kiến thức về UI/UX
- Có năng lực đào tạo và tự đào tạo, nghiên cứu, có đam mê, khám phá, học hỏi công nghệ mới. Sẵn sàng chuyển đổi công nghệ, ngôn ngữ mới.
- Có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm.
- Có tư duy logic tốt, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề.
- Liên tục nắm bắt các xu hướng và công nghệ mới.
- Có kinh nghiệm trong Môi trường phát triển Agile.
- Đã từng làm việc hoặc có hiểu biết về monorepos (nx) là một lợi thế.
- Có kinh nghiệm làm trên các cơ sở dữ liệu SQL (và/hoặc NoSQL), thực hiện thiết kế database, xây dựng các package, procedure, function.
- Có kinh nghiệm phát triển phần mềm trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, fintech.
- Có kinh nghiệm xây dựng ứng dụng chịu tải lớn.
- Chuyên viên Phát triển Core Banking
- Có kinh nghiệm làm trên các cơ sở dữ liệu SQL (và/hoặc NoSQL), thực hiện thiết kế database, xây dựng các package, procedure, function trong các CSDL.
- Có tư duy logic tốt, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề.
- Có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm.
- Có kiến thức về thuật toán xử lý dữ liệu để thực hiện phát triển các module xử lý dữ liệu trong CSDL của corebanking, tối ưu tốc độ xử lý.
- Có khả năng nghiên cứu, có đam mê, khám phá, học hỏi công nghệ mới. Sẵn sàng chuyển đổi công nghệ, ngôn ngữ mới.
- Có kinh nghiệm trong Môi trường phát triển Agile.
- Đã tham gia phát triển các module nghiệp vụ trong Corebanking của ngân hàng, hoặc trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, fintech.
- Có kinh nghiệm xây dựng các module online cho các bài toán với dữ liệu lớn.
- Có khả năng tự nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện các công việc một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
- Chuyên viên Phát triển API và Tích hợp
- Có kinh nghiệm về Java, Java EE.
- Có kinh nghiệm làm trên các cơ sở dữ liệu SQL (và/hoặc NoSQL), thực hiện thiết kế database, xây dựng các package, procedure, function.
- Kiến thức vững trong lập trình phần mềm.
- Kiến thức về Git/SVN và các phương pháp tốt nhất để hợp nhất, phân nhánh (được sử dụng cho Github hoặc Gitlab)
- Kiến thức về API.
- Có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm.
- Có tư duy logic tốt, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề.
- Liên tục nắm bắt các xu hướng và công nghệ mới.
- Có kinh nghiệm trong Môi trường phát triển Agile.
- Có hiểu biết và kinh nghiệm đối với các hệ thống sử dụng công nghệ IBM Websphere.
- Biết sử dụng các công cụ test tự động cho SIT.
- Đã tham gia phát triển các module nghiệp vụ trong Corebanking của ngân hàng, hoặc trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, fintech.
- Có kinh nghiệm tham gia xây dựng các hệ thống chịu tải lớn.
- Có kinh nghiệm làm việc với các database NoSQL là một lợi thế.
- Có khả năng tự nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện các công việc một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
- Chuyên viên Kiểm thử tự động (QC automation)
- Kinh nghiệm làm việc với các công cụ kiểm thử tự động như Selenium, JUnit, TestNG, Appium, Katalon, hoặc tương đương.
- Kiến thức về ngôn ngữ lập trình (Java, Python, JavaScript...) để phát triển và duy trì các kịch bản kiểm thử.
- Có hiểu biết về các công cụ kiểm thử hiệu năng (Jmeter, Load Runner…)
- Hiểu biết về quy trình phát triển phần mềm và các phương pháp kiểm thử (Agile, Scrum...).
- Kinh nghiệm thiết lập và quản lý môi trường CI/CD phục vụ cho kiểm thử tự động.
- Kỹ năng phân tích, phát hiện và báo cáo lỗi.
- Khả năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt với các bộ phận khác.
- Có hiểu biết về nghiệp vụ tài chính ngân hàng, có kinh nghiệm kiểm thử các phần mềm tại các ngân hàng hoặc các fintech, kiểm thử các hệ thống lớn.
- Có các chứng chỉ về kiểm thử tự động như: ISTQB Foundation/Agile/Advanced, ISTQB Test Automation Engineer, Selenium Certification…
- Chuyên viên Thiết kế giao diện và trải nghiệm
- Có kinh nghiệm làm việc với các công cụ thiết kế UI/UX như Photoshop, Figma, Sketch, Adobe XD, InVision… hoặc tương đương, hoàn thành các dự án thực tế trên Web, hoặc mobile.
- Có năng lực nghệ thuật và thẩm mỹ tốt.
- Có khả năng phân tích hành vi và nhu cầu người dùng để tối ưu hóa trải nghiệm.
- Có khả năng xây dựng wireframe, prototype và mockup một cách chi tiết và chính xác.
- Có hiểu biết về quá trình phát triển phần mềm và vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan.
- Có tư duy sáng tạo, cẩn thận, tỉ mỉ và chú ý đến chi tiết.
- Kỹ năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, giao tiếp tốt, có kỹ năng thuyết trình ý tưởng thiết kế.
- Ưu tiên các ứng viên có hiểu biết về nghiệp vụ tài chính ngân hàng, có kinh nghiệm thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng cho các sản phẩm của ngân hàng.
- Có hiểu biết về HTML, CSS và các công nghệ front-end là một lợi thế.
- Chuyên viên Quản trị dữ liệu
- Có kiến thức về các lĩnh vực xây dựng phần mềm ứng dụng, quản trị, kiểm tra nghiệm thu phần mềm
- Có hiểu biết tốt và kinh nghiệm triển khai thực tế với về các hệ Quản trị CSDL Oracle, SQL Server, DB2, Netezza, CSDL phi quan hệ…
- Có kinh nghiệm sử dụng và triển khai thực tế với các công cụ ETL: IBM DataStage.
- Có khả năng nghiên cứu, nắm bắt, đề xuất và áp dụng công nghệ, đề xuất các biện pháp nhằm tối ưu hoá hệ thống phần mềm ứng dụng được giao quản trị.
- Có kỹ năng và kiến thức để đào tạo, phân tích, giải quyết các sự cố xảy ra đối với ứng dụng.
- Có hiểu biết về nghiệp vụ ngân hàng và các hệ thống phần mềm của ngân hàng.
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm am hiểu về dữ liệu hệ thống ngân hàng lõi tại các Ngân hàng, có kinh nghiệm tham gia và triển khai các dự án liên quan đến dữ liệu.
- Chuyên viên Đảm bảo chất lượng (QA)
- Có kinh nghiệm ở vị trí tương đương, nắm vững và đã từng tham gia vào quá trình phát triển dự án phần mềm
- Có đam mê, có tố chất phù hợp với công việc quản lý quy trình phát triển phần mềm.
- Trung thực, cẩn thận, khả năng tương tác tốt với các cán bộ khác; tập trung cao độ trong công việc.
- Có kỹ năng làm việc nhóm, ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu công nghệ mới.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng xử lý tình huống và tư duy logic tốt (truyền đạt dễ hiểu, biết cách đưa ra vấn đề và làm rõ vấn đề/ giải pháp)
- Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm cần đáp ứng tất cả các yêu cầu sau: Tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm QA
- Ưu tiên:
- Có kiến thức và các quy trình quản lý chất lượng CMMI
- Am hiểu phương pháp Agile/Scrum
- Am hiểu/ có kinh nghiệm áp dụng phương pháp DevSecOps
- Am hiểu về quản trị, khai thác phần mềm Jira/Confluence
- Ưu tiên có hiểu biết về việc thực hiện các công việc liên quan đến phát triển/kiểm thử tự động phần mềm (automation testing) gồm: (i) Phát triển framework và đào tạo, (ii) Automation tester, (iii) Performance testing (load/stress…)
Công ty Cho thuê Tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST có trụ sở chính ở trung tâm của thủ đô Hà Nội và các chi nhánh tại 3 thành phố lớn nhất đất nước (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), là một công ty cho thuê tài chính hàng đầu, cung cấp các giải pháp tài chính chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.
BSL sở hữu nguồn lực tài chính đáng kể với sự hỗ trợ kiên định từ các cổ đông chiến lược, bao gồm hai ngân hàng nổi tiếng từ Việt Nam và Nhật Bản – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Sumitomo Mitsui Trust Bank, Limited (SuMi TRUST Bank).
BSL tự hào sở hữu mạng lưới rộng khắp với đội ngũ chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm trong cả thị trường tài chính Việt Nam, Nhật Bản và quốc tế. Điều này giúp BSL không ngừng nỗ lực sáng tạo, giới thiệu các dịch vụ linh hoạt và cạnh tranh.
Review Công Ty BIDV - SUMI TRUST
Con người và văn hóa rất tốt. Mọi người có xu hướng hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau. Việc thăng chức khá là khó đôi khi cần có quan hệ. (gl)
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Kỹ sư phần mềm là gì?
1. Kỹ sư phần mềm là gì?
Kỹ sư phần mềm là một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm, người đã được đào tạo và tích luỹ kiến thức về các ngôn ngữ lập trình, công cụ phát triển phần mềm, quy trình phát triển phần mềm, và các kỹ năng kỹ thuật liên quan. Công việc của kỹ sư phần mềm bao gồm thiết kế, xây dựng, kiểm thử, và duy trì các ứng dụng và hệ thống phần mềm. Họ phải làm việc cùng nhau với các nhóm khác nhau như nhóm thiết kế giao diện người dùng, quản lý dự án, và người dùng cuối để đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm hoạt động một cách hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Kỹ sư phần mềm cũng cần phải theo dõi và nắm vững các xu hướng và công nghệ mới để không ngừng phát triển và cải tiến sản phẩm của họ. Bên cạnh đó những công việc như Thực tập sinh Lập trình nhúng, Lập trình viên, Kĩ sư Lập trình Linux,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
2. Lương và mô tả công việc của kỹ sư phần mềm
2.1. Lương của kỹ sư phần mềm
Cấp bậc | Số năm kinh nghiệm | Mức lương ( VND/tháng) |
Software Engineer Intern (Thực tập sinh) | 0-1 năm | 2,000,000-5,000,000 |
Junior Software Engineer (Kỹ sư phần mềm cơ sở) |
1 - 2 năm | 8,000,000 - 12,000,000 |
Software Engineer (Kỹ sư phần mềm) |
3 - 5 năm | 20,000,000 - 80,000,000 |
Senior Software Engineer (Kỹ sư phần mềm cao cấp) |
> 5 năm | 40,000,000 - 100,000,000 |
Kỹ sư phần mềm có mức lương dao động từ 20.000.000 đến 80.000.000 đồng/tháng. Họ đảm nhận các vai trò quan trọng trong dự án, thiết kế và phát triển các hệ thống phần mềm phức tạp. Mức lương ở giai đoạn này có biên độ rộng do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực, kỹ năng, lĩnh vực công nghệ, và quy mô công ty.
2.2. Mô tả công việc của kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) là người chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, triển khai và duy trì phần mềm máy tính. Công việc của Kỹ sư phần mềm rất đa dạng và có thể bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
- Tìm hiểu và xác định nhu cầu khách hàng: Đây là nhiệm vụ quan trọng bởi sản phẩm phần mềm làm ra cuối cùng vẫn nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Một khi xác định chính xác nhu cầu người dùng, doanh nghiệp đã tìm ra cho mình “la bàn” hữu ích. Theo đó, kỹ sư phần mềm nhận nhiệm vụ khám phá những điều khách hàng thật sự cần, vấn đề họ mong muốn được giải quyết khi sử dụng sản phẩm... nhằm tìm hiểu nhu cầu sâu xa nhất của khách hàng đối với sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm thiết kế chương trình mới: Sau khi tìm hiểu và nắm rõ nhu cầu của khách hàng, người kỹ sư phần mềm sẽ bắt đầu vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng và sự sáng tạo của mình để lên ý tưởng thiết kế ra chương trình, hệ thống phần mềm tối ưu nhất. Mục tiêu là giải quyết được nhu cầu, phù hợp với nguồn lực hiện có của người dùng.
- Phối hợp, hướng dẫn lập trình viên tạo ra chương trình: Khi đã có trong tay bản kế hoạch hệ thống phần mềm, công việc tiếp theo của kỹ sư phầm mềm đó là phối hợp, hướng dẫn và giải thích cho lập trình viên về những yêu cầu mà người dùng mong muốn. Qua đó, phần mềm viết ra sẽ đi “đúng đích”, có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu người dùng hơn.
- Phụ trách kiểm tra và cài đặt chương trình cho khách hàng: Công việc của kỹ sư phần mềm lúc này là sẽ kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để xem có hay không gặp trục trặc và tiến hành cài đặt chương trình cho người dùng. Bên cạnh đó, họ còn đưa ra cách sử dụng, giải đáp các thắc mắc nhằm đảm bảo người dùng dễ dàng thao tác và sử dụng.
- Tham gia vào hoạt động bảo trì, nâng cấp hệ thống: Đặc điểm chung của các phần mềm thường đỏi hỏi phải nâng cấp, bảo trì để hoạt động trơn tru. Vì vậy theo định kỳ, các kỹ sư phần mềm sẽ theo dõi, kiểm tra, thực hiện nâng cấp hoặc khắc phục sự cố cho phần mềm khi cần thiết.
3. Kỹ sư phần mềm có khó học không?
Kỹ sư phần mềm cần trang bị những kiến thức liên quan đến các quy trình phát triển phần mềm chuyên nghiệp, nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm chất lượng cao. Những kỹ sư phần mềm có khả năng viết mã và lập trình máy tính để thay thế vai trò của con người trong việc điều khiển các thiết bị phần cứng, tự động hóa các quy trình công việc, cuộc sống. Công nghệ phần mềm giúp giải phóng con người khỏi những công việc đơn điệu và mất thời gian của lao động thủ công, đồng thời tăng cường hiệu quả công việc. Do đó, việc học để trở thành kỹ sư phần mềm sẽ tương đối khó, đòi hỏi sự tập trung, sáng tạo và nỗ lực, chăm chỉ trong quá trình học tập.
4. Kỹ sư phần mềm học ngành gì? Trường nào?
4.1. Kỹ sư phần mềm học ngành gì?
Nhu cầu về nhân lực kỹ sư phần mềm tại các doanh nghiệp hiện nay rất lớn. Nếu muốn theo đuổi cơ hội việc làm ngành học này, các bạn trẻ cần phải được đào tạo đại học ở những chuyên ngành Công nghệ phần mềm hoặc các lĩnh vực có liên quan khác. Ngoài ra, các bạn vẫn có thể kiếm được việc với tấm bằng cao đẳng hay thậm chí kinh nghiệm thực tế mà không cần bằng cấp. Dù vậy, mức lương và vị trí lập trình ở cấp thấp.
Chương trình đào tạo kỹ sư có khối lượng kiến thức gồm kiến thức đại cương và kiến thức chuyên môn. Người học sẽ được đào tạo các kiến thức chung về công nghệ thông tin và phần mềm. Kiến thức chuyên môn bao gồm lập trình, xây dựng và phát triển phần mềm. Ngoài ra còn học về kỹ năng vận dụng các công cụ để bảo trì phần mềm.
4.2. Kỹ sư phần mềm học trường nào?
Ngành kỹ sư phần mềm học trường nào? Các bạn trẻ có thể tham khảo các ngành học và môi trường đào tạo để lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng của bản thân. Dưới đây là một số trường đào tạo nghề Kỹ sư phần mềm tại Việt Nam mà bạn có thể cân nhắc:
- Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM (HCMUT)
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (UIT)
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (HUST)
- Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Thành phố Hà Nội (Hanoi University of Science and Technology - HUST)
- Trường Đại học FPT
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE)
- Trường Đại học Công nghệ Điện tử - Viễn thông (Hanoi University of Electronic and Telecommunications - Hanoi UEIT)
Ngoài ra, còn nhiều trường đại học và cao đẳng khác tại Việt Nam cũng có các chương trình đào tạo liên quan đến Kỹ sư phần mềm. Trước khi chọn trường và chương trình, bạn nên xem xét các yếu tố như độ uy tín của trường, cơ hội nghiên cứu và thực hành, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, và học phí để đưa ra quyết định phù hợp nhất với mục tiêu của mình.
5. Môi trường làm việc của kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm làm việc trong hầu hết các ngành bao gồm y tế, công nghiệp, ô tô, chính phủ và công nghệ. Họ thường làm việc trong môi trường hợp tác cùng với các nhà phát triển và các kỹ sư khác. Mặc dù họ sẽ thường xuyên gọi điện trong trường hợp có vấn đề phát sinh nhưng hầu hết họ làm việc theo số giờ tiêu chuẩn mỗi tuần. Nhiều kỹ sư phần mềm làm việc muộn và thậm chí cả cuối tuần.
Hầu hết các kỹ sư phần mềm làm việc trong môi trường văn phòng. Họ sẽ có thể ngồi trước máy tính trong thời gian dài để thực hiện hầu hết các nhiệm vụ của mình, một số kỹ sư hầu hết các ngày sẽ làm việc từ xa.
Kỹ sư phần mềm có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
177 - 300 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Kỹ sư phần mềm
Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư phần mềm, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư phần mềm?
Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư phần mềm
Yêu cầu tuyển dụng cho một vị trí Kỹ sư phần mềm thường bao gồm hai tiêu chí quan trọng sau đây: Kiến thức chuyên môn và Kỹ năng cơ bản. Dưới đây là mô tả chi tiết về cả hai:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Kiến thức về Lập trình: Kỹ sư phần mềm cần phải có kiến thức vững về một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình như Java, Python, C++, JavaScript, hoặc Ruby. Kỹ sư cũng cần nắm vững các thuật toán và cấu trúc dữ liệu cơ bản để giải quyết các vấn đề phức tạp.
- Kiến thức về Cơ sở dữ liệu: Hiểu biết về hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) như MySQL, PostgreSQL, MongoDB, Oracle là quan trọng đối với một Kỹ sư phần mềm. Họ cần biết cách thiết kế, tối ưu hóa và truy vấn cơ sở dữ liệu.
- Kiến thức về Công nghệ web: Nếu công việc liên quan đến phát triển web, thì kiến thức về HTML, CSS, và các framework như React, Angular, hoặc Vue.js sẽ rất quan trọng. Kỹ sư phần mềm cũng cần hiểu biết về kiểm thử phần mềm (software testing) để đảm bảo tính ổn định và chất lượng của ứng dụng.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng Lập trình và Debugging: Kỹ sư phần mềm phải là những người có khả năng viết mã code sạch sẽ, dễ đọc và khả năng sửa lỗi (debugging) để phục vụ cho công việc của họ.
- Quản lý Phiên bản (Version Control): Sử dụng các hệ thống quản lý phiên bản như Git để theo dõi và quản lý mã nguồn là một kỹ năng quan trọng đối với Kỹ sư phần mềm.
- Giải quyết vấn đề: Đối với lĩnh vực phần mềm, sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra mà bạn không biết trước được. vì vậy, khả năng phân tích vấn đề, tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả là một kỹ năng quan trọng của một Kỹ sư phần mềm.
- Làm việc nhóm: Kỹ sư phần mềm thường làm việc trong môi trường nhóm, nên khả năng làm việc và giao tiếp trong nhóm là điều vô cùng cần thiết.
- Kỹ năng giao tiếp: Là Kỹ sư phần mềm thì kỹ năng giao tiếp tốt cực kỳ quan trọng, họ không chỉ truyền đạt nội dung, các vấn đề cấp trên, đối tác, các bên liên quan mà còn phải hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới. Giao tiếp tốt là khả năng thuyết phục, kể chuyện, lắng nghe, giải thích,… đều khiến người nghe hiểu, có cảm nhận tốt.
- Chịu được áp lực công việc cao: Mỗi ngày Kỹ sư phần mềm phải giải quyết rất nhiều vấn đề về IT nên gặp áp lực là điều không thể tránh khỏi. Bạn vừa phải phối hợp với các bộ phận khác trong công việc vừa phải đảm bảo yếu tố thời gian và tính chính xác của các mã code. Vì vậy bạn phải thật cẩn thận, có trách nhiệm với công việc của mình và không được để xảy ra sai sót.
- Khả năng sáng tạo và tư duy logic: đây là tố chất quan trọng nhất của một Kỹ sư phần mềm. Để tạo ra một sản phẩm đạt yêu cầu bạn phải có thẩm mỹ tốt, khả năng thiết kế, và sắp xếp vấn đề một cách logic.
- Tự học hỏi nâng cao kiến thức: Xã hội hiện đang phát triển đến chóng mặt, có thể nói mỗi đất nước đều đang chạy đua để theo kịp nó. Là một Kỹ sư phần mềm bạn phải không ngừng học hỏi những kiến thức mới để bản thân không bị tụt lại so với những thay đổi chóng mặt trên thị trường hiện nay.
Các yêu cầu khác
- Kỹ năng làm việc trên máy tính, sử dụng các ứng dụng phần mềm hỗ trợ
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học
- Cẩn thận, tỉ mỹ, kỹ càng
- Ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến
Lộ trình nghề nghiệp của Kỹ sư phần mềm
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
0 - 1 năm | Thực tập sinh Kỹ sư phần mềm | 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng |
3 - 5 năm | Kỹ sư phần mềm | 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Kỹ sư phần mềm và các ngành liên quan:
- Thực tập sinh nhúng: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
- Thực tập sinh Android Developer: 3.000.000 – 6.000.000 đồng/tháng
- Lập trình viên: 12.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh Kỹ sư phần mềm
Mức lương: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm
Vị trí Thực tập sinh Kỹ sư phần mềm là một bước khởi đầu trong sự nghiệp của bạn. Trong giai đoạn này, bạn sẽ học và áp dụng kiến thức cơ bản về lập trình và phát triển phần mềm. Bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của những kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm và tham gia vào các dự án phần mềm.
>> Đánh giá: Thực tập sinh Kỹ sư phần mềm là vị trí dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực phần mềm và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức. Việc làm Thực tập sinh Kỹ sư phần mềm khá rộng mở với cơ hội nghề nghiệp cao.
2. Kỹ sư phần mềm
Mức lương: 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm kinh nghiệm
Sau khi hoàn thành giai đoạn thực tập, bạn có thể tiến lên vị trí Kỹ sư phần mềm. Trong vai trò này, bạn sẽ tiếp tục phát triển kỹ năng lập trình, hiểu rõ quy trình phát triển phần mềm và tham gia vào các dự án phần mềm. Bạn sẽ làm việc trong nhóm phát triển, tham gia vào việc thiết kế, triển khai và kiểm thử phần mềm. Khi có năng lực tốt, bạn cũng có thể đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong việc thiết kế kiến trúc phần mềm, quản lý dự án và tư vấn về giải pháp phần mềm.
>> Đánh giá: Kỹ sư phần mềm sẽ là vị trí đầu tiên sau khi các bạn được chấp nhận lên chính thức ở các công ty phần mềm. Vị trí này sẽ phụ trách đảm nhiệm các công việc liên quan đến lập trình cơ bản dưới sự phân công của lãnh đạo. Tỉ lệ cạnh tranh của việc làm Kỹ sư phần mềm này cũng khá cao khi nguồn nhân lực dồi dào.
5 bước giúp Kỹ sư phần mềm thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn
Để nổi bật và nâng cao thu nhập trong vai trò Kỹ sư phần mềm, điều quan trọng nhất là phải có kiến thức vững về các nguyên lý cơ bản của phần mềm và công nghệ thông tin. Việc tham gia vào các khóa học chuyên sâu, các khoá đào tạo trực tuyến hoặc offline, và cả các chứng chỉ quốc tế như CCNA (Cisco Certified Network Associate) hay CompTIA A+ sẽ giúp bạn củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, việc thực hành và áp dụng những kiến thức học được vào các dự án thực tế sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng kỹ năng mạnh mẽ để giải quyết các thách thức trong công việc hàng ngày.
Tích lũy kinh nghiệm và dự án thực tế
Để không chỉ là một Kỹ sư phần mềm thông thạo về lý thuyết mà còn được công nhận về khả năng làm việc thực tế, bạn nên tích lũy kinh nghiệm thông qua việc tham gia vào các dự án thực tế. Đây là cơ hội để áp dụng những kiến thức học được vào thực tiễn và trải nghiệm công việc như một nhân viên chính thức. Việc có kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý dự án, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm một cách hiệu quả hơn, từ đó tăng cường giá trị cá nhân và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.
Phát triển kỹ năng mềm và giao tiếp
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao thu nhập và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Khả năng giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp bạn truyền đạt ý tưởng và công việc một cách rõ ràng mà còn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và các nhà quản lý. Kỹ năng quản lý thời gian và khả năng làm việc nhóm cũng là những yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc và thu nhập cá nhân.
Tự phát triển và đề xuất các dự án sáng tạo
Một trong những cách để nổi bật và đạt được thu nhập cao hơn là tự mình phát triển và đề xuất các dự án lập trình. Các dự án này không chỉ giúp bạn thể hiện năng lực và sự sáng tạo mà còn tạo ra giá trị thực tiễn cho tổ chức. Việc đề xuất và triển khai các giải pháp mới, có tính ứng dụng cao sẽ thu hút sự chú ý của các nhà quản lý và có thể dẫn đến cơ hội được tuyển dụng vào vị trí công việc cao hơn và với mức thu nhập tốt hơn.
Đảm nhận thêm các công việc
Kỹ sư phần mềm có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Xem thêm:
Việc làm Nhân viên Kinh doanh phần mềm đang tuyển dụng